Quiz: Top 10 câu hỏi trắc nghiệm Chương 1 môn Tư duy phản biện (có đáp án) | Đại học Văn Lang
Câu hỏi trắc nghiệm
Tư duy phản biện là:
1. khả năng hiểu rõ và tập trung vào vấn đề chính đang được xem xét,
2. dùng các góc nhìn khác nhau để tiếp cận và phân tích vấn đề,
3. dùng các tiêu chuẩn khách quan để đánh giá vấn đề và các góc nhìn một cách có trách nhiệm với mục tiêu đi tìm sự thật, cải thiện chất lượng tư duy, và giải pháp.
Phản biện là phải chỉ ra hạn chế thiếu sót của người khác, là sai
Cơ sở đánh giá vấn đề của người có tư duy phản biện là: Ý tưởng; Đánh giá bằng các tiêu chuẩn khách quan; Lập luận; Minh chứng
Biểu hiện của người có tư duy phản biện:
1. Nêu ra những câu hỏi và những vấn đề thiết thực sống còn, phát biểu chúng một cách rõ ràng và chính xác
2. Tập hợp và đánh giá những thông tin có liên quan, sử dụng những ý niệm trừu tượng để lý giải chúng một cách hiệu quả
3. Đi đến những kết luận và giải pháp có lý lẽ, kiểm nghiệm chúng bằng những tiêu chí và chuẩn mực thích hợp
4. Tư duy một cách cởi mở bên trong những hệ thống tư tưởng khác nhau, nhìn nhận và đánh giá (nếu cần) những giả định, hàm ý và những hệ luận thực hành của chúng
5.Truyền thông một cách có hiệu quả cho người khác nhằm đưa ra những giải pháp cho những vấn đề phức hợp.
Tư duy là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà trước đó ta chưa biết.
Mục tiêu của người phê phán, chê bai là cải thiện chất lượng tư duy, nhưng họ thiếu tinh thần hợp tác, khó cùng phát triển. Là sai
Điền vào chổ trống (chọn đáp án có sẵn trong ô trống): Những lưu ý của tư duy phản biện
• Phản biện bản thân trước khi phản biện người khác
• Hãy tập trung vào ưu điểm trước khi nhìn vào hạn chế
• Khiêm tốn vì mình có thể sai.
• Phản biện ý tưởng, sự kiện, logic, kết luận chứ không miệt thị, tấn công cá nhân.
Người thiếu tư duy phản biện thường:
1. Không tập trung vào vấn đề chính;
2. Chỉ nhìn sự vật ở một góc nhìn hạn hẹp và cho là tuyệt đối đúng
3. Đánh giá vấn đề cảm tính, không có tiêu chuẩn rõ ràng
Những điểm mà người phê bình, chê bai chú ý là những điểm yếu, lỗi lầm để phê bình