Quiz: Top 101 câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế vĩ mô (có đáp án) | Đại học Văn Lang
Câu hỏi trắc nghiệm
Kinh tế học là việc nghiên cứu cách xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm của mình.
Khái niệm cung cầu không thể lý giải được bằng đường giới hạn khả năng sản xuất
Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển ra ngoài khi có một sự tiến bộ về công nghệ sản xuất.
Có khoảng 100% các nền kinh tế trên thế giới trải qua tình trạng khan hiếm
Cụm từ "không có bữa ăn trưa nào miễn phí" có nghĩa là mọi người phải đối mặt với sự đánh đổi.
Khi một xã hội không thể sản xuất tất cả các hàng hoá và dịch vụ mà mình muốn có, người ta nói rằng nền kinh tế đang trải qua sự khan hiếm.
Đối với xã hội, một hàng hóa không phải là khan hiếm nếu tất cả các thành viên của xã hội có thể có tất cả những gì mà họ muốn.
Câu KHÔNG minh hoạ cho khái niệm về “chi phí cơ hội”: Minh đi làm và nhận được mức lương 15 triệu mỗi tháng
Giá tiêu trên thị trường tăng 10%, dẫn đến mức cầu về tiêu trên thị trường giảm 5% với những điều kiện khác không đổi. Vấn đề này thuộc về kinh tế vi mô, thực chứng
"Bàn tay vô hình" chỉ đạo hoạt động kinh tế thông qua giá cả.
Quy luật cầu chỉ ra rằng: nếu các yếu tố khác không đổi thì giữa lượng cầu hàng hóa với giá của nó có mối quan hệ nghịch biến
Nhà nước quy định giá trần (giá tối đa) đối với 1 hàng hóa khi có sự thay đổi làm cho giá cân bằng trên thị trường tăng cao.
Người ta khám phá ra rằng việc giảm giá tour đi du lịch làm tăng tổng doanh thu của các công ty du lịch. Khi đó, co giãn của cầu theo giá của tour đi du lịch là co giãn nhiều: | Ed | > 1
QS=QD ⇔ 30+2P = 180- 3P => P= 30 => Q=90
Sự tiến bộ trong công nghệ sản xuất sẽ dẫn đến chi phí giảm và cung tăng.
Cầu về vàng sẽ tăng nếu người mua kỳ vọng giá vàng sẽ tăng trong tương lai
Khi cầu ít co giãn theo giá sẽ tạo nên đường cầu dốc nhiều
Nhà nước qui định giá sàn (giá tối thiểu) đối với 1 hàng hóa nhằm bảo vệ lợi ích cho người sản xuất
Một công nghệ mới làm cho chi phí sản xuất của một hàng hóa giảm xuống. Cầu của hàng hóa đó không đổi.
Giả sử khi thu nhập tăng, đường cầu của việc đi khám sức khỏe dịch chuyển sang phải. Trong trường hợp này, chúng ta biết việc đi khám sức khỏe là hàng bình thường.
Khi cầu co giãn theo giá nhiều sẽ tạo nên đường cầu ít dốc
Câu thể hiện tốt nhất cho quy luật cầu: Khi giá của một sản phẩm giảm, người mua sẽ mua nhiều sản phẩm đó hơn.
Lúa mỳ là nguyên liệu chính để sản xuất bột mỳ. Nếu giá của lúa mỳ giảm, chúng ta có thể kì vọng cung của bột mỳ sẽ tăng.
Câu đúng: Phản ứng của người tiêu dùng dễ dàng và nhanh chóng hơn nhà sản xuất trước sự biến động của giá cả trên thị trường.
Lượng tiêu thụ của một hàng hoá trên thị trường (QD) không phụ thuộc giá các yếu tố đầu vào (Pi)
Sự di chuyển dọc đường cung cho thấy khi giá hàng hóa tăng lượng cung tăng.
Người tiêu dùng và người sản xuất chịu thuế bằng nhau khi cầu và cung có độ co giãn bằng nhau.
Giữ nguyên các yếu tố phi giá cả của cung, khi giá cả thay đổi sẽ dẫn đến sự trượt dọc theo đường cung
Đường ngân sách được định nghĩa là tập hợp các phối hợp giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua với giá sản phẩm cho trước và thu nhập không thay đổi.
Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng mà giá sản phẩm X và Y không thay đổi, khi đó đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải.
Để tối đa hóa hữu dụng với thu nhập cho trước. Người tiêu dùng phân phối các sản phẩm theo nguyên tắc hữu dụng biên trên một đơn vị tiền tệ của các sản phẩm bằng nhau: MUx /Px = MUy/Py = MUz /Pz =...
Độ dốc của đường đẳng ích là tỷ lệ thay thế biên
Sự thoả mãn mà một người cảm nhận được từ tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ gọi là hữu dụng
Đường đẳng ích sẽ dịch chuyển sang phải khi lượng tiêu dùng một hàng hóa tăng (các yếu tố khác không đổi)
Để đạt hữu dụng tối đa, người tiêu dùng lựa chọn giỏ hàng hóa là tiếp điểm của đường đẳng ích và đường ngân sách.
Độ dốc của đường đẳng ích phản ánh tỷ lệ thay thế giữa 2 hàng hóa.
Tổng hữu dụng của Linh sẽ tối đa khi cô ấy phân bổ số tiền dùng để mua hai hàng hoá nào đó sao cho hữu dụng biên trên mỗi đơn vị tiền của mỗi sản phẩm phải bằng nhau
Giới hạn của người tiêu dùng thể hiện ở thu nhập và giá cả hàng hóa
Khi tổng hữu dụng giảm, hữu dụng biên có giá trị âm và giảm dần.
Điểm phối hợp tối ưu (đạt TUmax) giữa 2 sản phẩm X và Y là tiếp điểm của đường đẳng ích và đường ngân sách.
Giả sử hàng hóa X được tiêu dùng miễn phí, thì người tiêu dùng sẽ tiêu thụ số lượng mà hữu dụng biên của hàng hóa X bằng zero
Hữu dụng biên (MU) đo lường mức thỏa mãn tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm, trong khi các yếu tố khác không đổi.
Giả sử người tiêu dùng dành hết tiền lương để mua hai hàng hoá X và Y. Nếu giá hàng hoá X và Y đều tăng lên gấp 3, đồng thời tiền lương của người tiêu dùng cũng tăng lên gấp 3, thì đường ngân sách của người tiêu dùng sẽ không thay đổi.
Câu sai: Đường đẳng ích luôn có độ dốc bằng tỷ số giá cả của 2 loại hàng hóa.
Giả sử năng suất trung bình (AP) của 6 công nhân là 15. Nếu năng suất biên (MP) của người công nhân thứ 7 là 20, thể hiện năng suất trung bình đang tăng.
Khi năng suất biên của lao động (MPL) BẰNG năng suất trung bình của lao động (APL) thì năng suất trung bình đạt cực đại
Năng suất biên (MP) của một yếu tố sản xuất (YTSX) biến đổi là sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm 1 đơn vị YTSX biến đổi, các YTSX còn lại giữ nguyên.
Năng suất trung bình (AP) của một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi đó là số lượng sản phẩm bình quân được tạo ra bởi 1 đơn vị yếu tố đó.
Khi giá cả các yếu tố sản xuất (YTSX) đồng loạt tăng lên, sẽ làm dịch chuyển đường chi phí trung bình AC lên trên
Khi nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng, có nghĩa là vẫn tồn tại một tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp.
Vấn đề kinh tế vĩ mô mà cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ là thất nghiệp
Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng cao nhất của một quốc gia mà không đưa nền kinh tế vào tình trạng lạm phát cao.
Phát biểu không đúng: Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng thực cao nhất mà một quốc gia đạt được.
Khi sản lượng thực tế (Y) nhỏ hơn sản lương tiềm năng (Yp), thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế (U) sẽ lớn hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un).
Trong mô hình Tổng cung – Tổng cầu (AS – AD), tiền lương danh nghĩa tăng lên, giá nguyên liệu tăng lên trong ngắn hạn sẽ dẫn đến mức giá chung tăng và sản lượng giảm
Sản lượng cân bằng là mức sản lượng cân bằng tổng cung tổng cầu.
Đường tổng cung dài hạn (LAS) dịch chuyển diễn ra trong thời gian dài hạn.
Khi nói rằng nền kinh tế đang toàn dụng, có công ăn việc làm đầy đủ, có nghĩa là nền kinh tế chỉ tồn tại thất nghiệp tự nhiên.
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu về nền kinh tế như là một tổng thể.
Một quốc gia sẽ rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế khi sản lượng quốc qia giảm liên tục trong 2 quý
Những yếu tố có ảnh hưởng đến tổng cung dài hạn (LAS) là đổi mới công nghệ
Khi nói rằng nền kinh tế đang toàn dụng, có công ăn việc làm đầy đủ, có nghĩa là nền kinh tế chỉ tồn tại thất nghiệp tự nhiên.
Đường tổng cung dài hạn (LAS) sẽ có dạng là đường thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng.
Phát biểu đúng là: Sản lượng thực dao động quanh sản lượng tiềm năng.
Các vấn đề chủ yếu của kinh tế vĩ mô là tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát
Định luật OKUN thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa sản lượng thực tế và tỷ lệ thất nghiệp thực tế
Chỉ tiêu nhỏ nhất trong những chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia là thu nhập khả dụng (DI hay Yd)
GDP danh nghĩa năm 2020 là 20 tỷ USD; năm 2021 là 25,3 tỷ USD. Hệ số giảm phát năm 2020 là 100; năm 2021 là 115. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021 là 10%.
Tổng giá trị bằng tiền của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ của một quốc gia trong một năm được gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Theo phương pháp chi tiêu, GDP là tổng giá trị của tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu ròng
Chỉ tiêu không đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng là tỷ lệ thất nghiệp
Tổng sản phẩm quốc nội được tính bằng cách cộng toàn bộ các yếu tố chi phí trên lãnh thổ một quốc gia trong một thời kỳ nhất định:
GNP theo giá sản xuất bằng GNP theo giá thị trường trừ đi thuế gián thu
Tổng sản phẩm quốc gia là chỉ tiêu phản ánh giá trị của toàn bộ sản phẩm cuối cùng và dịch vụ do công dân một nước sản xuất ra trong một năm.
Chỉ tiêu đo lường tốt nhất sự gia tăng trong của cải vật chất của một nền kinh tế là đầu tư ròng.
Tính các chỉ tiêu giá trị sản lượng thực bằng cách lấy chỉ tiêu danh nghĩa chia cho chỉ số giá
Chỉ tiêu đo lường toàn bộ thu nhập do công dân của một nước làm ra trong một năm được gọi là tổng thu nhập quốc gia (GNI).
Tiết kiệm cá nhân là thu nhập khả dụng còn lại sau khi đã tiêu dùng cá nhân.
Sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng khác nhau ở mục đích sử dụng.
Thuế thừa kế tài sản không phải là thuế gián thu trong kinh doanh
Chính phủ chi xây dựng trường học không phải là chi chuyển nhượng
GNP là chỉ tiêu sản lượng quốc gia được tính theo quan điểm sở hữu.
Yếu tố không phải tính chất của GDP thực là tính theo giá hiện hành
Khuynh hướng tiêu dùng biên (Cm hay MPC) cho biết phần tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị.
Câu phản ánh chính xác nhất khái niệm ‘Nợ công’: Tất cả các khoản nợ của chính phủ và nợ được bảo lãnh bởi chính phủ.
Cán cân ngân sách (B) cân bằng khi tổng thu ngân sách bằng tổng chi ngân sách.
Các thành phần của tổng cầu (AD) gồm: Tiêu dùng (C), đầu tư tư nhân (I), chi tiêu của chính phủ (G), xuất khẩu ròng (NX)
Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó tổng cung dự kiến bằng tổng cầu dự kiến.
Với số nhân của tổng cầu k = 3, khi tổng cầu tự định giảm 20 tỷ $ thì sản lượng sẽ giảm 60 tỷ $
Cán cân thương mại (NX) bị thâm hụt khi giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng hóa xuất khẩu.
Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả và ổn định nền kinh tế.
Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao, để giảm lạm phát, chính phủ nên thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp
Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao, chính phủ nên thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp để giảm lạm phát bằng cách giảm chi ngân sách và tăng thuế.
Nếu chi tiêu của chính phủ nhỏ hơn tổng thuế thu được thì ngân sách chính phủ thặng dư.
Tiêu dùng có mối quan hệ đồng biến với thu nhập khả dụng.
Chi chuyển nhượng (Tr) gồm các khoản chi trợ cấp thất nghiệp.
Các công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và hoạt động thị trường mở.
Ngân sách chính phủ (B) thặng dư khi tổng thu ngân sách lớn hơn tổng chi ngân sách.
Cắt giảm các khoản chi ngân sách của chính phủ là một trong những biện pháp để hạn chế lạm phát.
Cán cân thương mại (NX) cân bằng khi giá trị hàng hóa xuất khẩu và giá trị hàng hóa nhập khẩu bằng nhau
Ngân sách chính phủ (B) bị thâm hụt khi tổng thu ngân sách nhỏ hơn tổng chi ngân sách.