Quiz: Top 105 câu hỏi trắc nghiệm môn Tư tưởng HCM (có đáp án) | Đại học Văn Lang
Câu hỏi trắc nghiệm
Đại hội II (1951) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch”?
Tại Đại hội lần thứ V (1982), Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Đảng phải đặc biệt coi trọng việc tổ chức học tập một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng”.
Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) khẳng định: “Muốn đổi mới tư duy, Đảng phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” lần đầu tiên được Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra tại Đại hội VII (1991).
Tại Đại hội lần thứ VII (1991), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta”.
Tại Đại hội lần thứ VII (1991), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc.
Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam” lần đầu tiên được Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra tại Đại hội IX (2001).
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh “là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” là tại Đại hội XI (2011).
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh phải “kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam” tại Đại hội XII (2016).
Nghị quyết số 24C/18.65 về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh của UNESCO đã ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam”.
Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.
Đối tượng nghiên cứu của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh là nghiên cứu hệ thống quan điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh.
Phương pháp luận trong việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” trong văn kiện lần thứ XI (2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam không bao gồm những vấn đề có liên quan đến cách mạng thế giới, tài sản tinh thần cho cách mạng thế giới.
Những năm đầu thế kỷ XX, giai cấp công nhân Việt Nam chịu ba tầng áp bức là thực dân, tư bản, phong kiến.
Với chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, xã hội Việt Nam đã xuất hiện các mâu thuẫn mới, đó là giữa giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp tư sản, giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc Pháp.
Hồ Chí Minh đánh giá giai cấp công nhân trong xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ XX là “dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân”
Cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917 được Hồ Chí Minh đánh giá là “ảnh hưởng đến Việt Nam như tiếng sấm vang trong đêm tối”
Tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng của Hồ Chí Minh hình thành trước 1911.
Hồ Chí Minh khảo nghiệm và tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc trong thời kỳ 1911 - 1920
Hồ Chí Minh đã vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng trong thời kỳ 1930 - 1941
Thời kỳ phát triển và hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh là 1945 - 1969
Hồ Chí Minh ra nước ngoài tìm đường cứu nước vào tháng 6/1911.
Hồ Chí Minh gia nhập Đảng Xã hội Pháp vào năm 1919.
Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin vào năm 1920.
Hồ Chí Minh ủng hộ phái tả trong Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế III và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời là người đảng viên cộng sản đầu tiên của Việt Nam năm 1920.
Hồ Chí Minh thành lập “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức” vào năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc).
“Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Hồ Chí Minh nói câu ấy khi đang ở Paris, Pháp.
Sau những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã trở về Việt Nam vào ngày 28/01/1941, tại Cao Bằng.
Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giải phóng và phát triển dân tộc: Là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam; Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam; Giúp chúng ta nhận thức đúng những vấn đề lớn có liên quan đến độc lập dân tộc, phát triển xã hội và bảo đảm quyền con người.
Đại từ “Nó” trong câu sau được Hồ Chí Minh dùng để chỉ chủ nghĩa đế quốc: “Nó dùng những người vô sản da trắng để chinh phục những người vô sản các thuộc địa. Sau đó nó lại tung những người vô sản ở một thuộc địa này đi đánh những người vô sản ở một thuộc địa khác. Sau hết, nó dựa vào những người vô sản ở các thuộc địa để thống trị những người vô sản da trắng”?
Luận điểm “Công nông là gốc cách mệnh, còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ… chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi” được nêu trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927) của Hồ Chí Minh
Các bài giảng của Hồ Chí Minh tại các lớp huấn luyện cán bộ được Bộ tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành tác phẩm Đường cách mệnh (1927).
Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của học thuyết của Khổng Tử là đề cao sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.
Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn là phù hợp với điều kiện thực tế nước ta.
Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Mác là phương pháp làm việc biện chứng.
Truyền thống tốt đẹp của quê hương, gia đình không phải là nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Khi bị chính quyền thực dân Anh bắt giam ở nhà tù Hồng Kông (1931), Hồ Chí Minh đang mang “bí danh” Tống Văn Sơ.
Từ tháng 10/1934 đến hết năm 1935, khi học ở Trường Quốc tế Lênin, Hồ Chí Minh lấy tên là Lin.
Luật sư Francis Henry Loseby là người có công lớn giúp Hồ Chí Minh thoát ra khỏi nhà tù của thực dân Anh ở Hồng Kông (1931 - 1933)
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là: Độc lập gắn với quyền dân tộc tự quyết và sự tự do, hạnh phúc của nhân dân; Độc lập gắn với hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; Độc lập trên tất cả các mặt.
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc
Theo Hồ Chí Minh, lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc.
Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh xác định công nhân, nông dân là gốc của cách mạng
Theo Hồ Chí Minh, động lực lớn của đất nước là chủ nghĩa yêu nước chân chính.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: Hồ Chí Minh coi nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng.
“Toàn quốc đồng bào hãy ứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” (năm 1967), Hồ Chí Minh nhận định: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”.
Trong thời đại mới, theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
Theo Hồ Chí Minh, điều kiện tiên quyết để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội là độc lập dân tộc.
Hồ Chí Minh chủ trương đứng trên lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân để giải phóng dân tộc
Chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” được ghi nhận trong văn kiện Chánh cương vắn tắt của Đảng của Hồ Chí Minh
Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở các nước thuộc địa vì: Giải phóng dân tộc là tiền đề để giải phóng giai cấp; Mâu thuẫn giữa dân tộc và đế quốc gay gắt hơn mâu thuẫn giữa các giai cấp với nhau; Trong giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.
Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội là độc lập cho dân tộc; tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy” là ở Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám (1941).
Đáp án đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh: Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Quan điểm của Hồ Chí Minh: Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi. Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi; Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông; Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước.
Theo Hồ Chí Minh, động lực quyết định nhất của chủ nghĩa xã hội là con người.
Đặc điểm to nhất khi Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Lô-gíc phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Trong vận dụng kinh nghiệm thực tiễn thế giới vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã yêu cầu phải chống khuynh hướng "giáo điều" và "xét lại".
“Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì” nói lên quan điểm: Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do và hạnh phúc của nhân dân.
Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ấn định phạt tội đưa và nhận hối lộ từ 5 đến 20 năm tù
Lần đầu tiên ở nước ta, Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu vào ngày 06/01/1946.
Quan điểm sau đây được trích trong văn bản Lời nói đầu của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1959): “Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”
Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến.
Thuật ngữ “Đảng cầm quyền” được Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm Di chúc.
Quan điểm sau đây được trích trong văn bản Điều 1 - Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946): “Tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
Tổ chức thanh niên mà Hồ Chí Minh chủ trương thành lập vào năm 1925 có tên gọi chính thức trong điều lệ của tổ chức này là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Theo Hồ Chí Minh, công tác gốc của Đảng là công tác cán bộ.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức: Đường lối, chủ trương; Công tác kiểm tra; Qua các tổ chức Đảng, đảng viên trong bộ máy Nhà nước.
Mục đích của tổng tuyển cử trong cả nước theo chế độ phổ thông đầu phiếu năm 1946 là: Để nhà nước ta có cơ sở pháp lý vững chắc trong quan hệ với quân Đồng Minh; Để có mối quan hệ quốc tế bình đẳng về mặt nhà nước; Để có thể thiết lập một cơ chế quyền lực hợp pháp theo thông lệ quốc tế.
Phương án đúng nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là: Có sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc.
Đây là nguyên tắc mà Hồ Chí Minh cho là nguyên tắc lãnh đạo, có thể xem xét toàn diện mọi mặt, tránh ỷ lại, phát huy tính chủ động: Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Theo Hồ Chí Minh, khi lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân thì người đảng viên phải hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng.
Để bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện “3 chống”, đó là tham ô, lãng phí, quan liêu.
Theo Hồ Chí Minh, tổ chức chi bộ là “hạt nhân”, quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng, là môi trường tu dưỡng, rèn luyện và cũng là nơi giám sát đảng viên
Theo Hồ Chí Minh, việc gốc để xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh là huấn luyện cán bộ.
Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng.
Điểm đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là kết hợp nhuần nhuyễn cả pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong hoạt động của Đảng phải là việc làm thường xuyên, như “mỗi ngày phải rửa mặt”.
Lực lượng nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là công nhân, nông dân và lao động trí óc.
Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận Dân tộc thống nhất phải dựa trên cơ sở đảm bảo lợi lích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, một nguyên tắc hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất là hiệp thương dân chủ.
Theo Hồ Chí Minh, mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh của công nhân, nông dân, lao động trí óc.
Câu nói sau của Hồ Chí Minh là về nguyên tắc tự lực, tự cường trong tư tưởng đoàn kết quốc tế: “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn”
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, lực lượng đoàn kết quốc tế có vai trò quan trọng nhất là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Theo Hồ Chí Minh, mẫu số chung để quy tụ các tầng lớp, giai cấp, đảng phái, tôn giáo, dân tộc vào trong Mặt trận dân tộc thống nhất là độc lập, tự do của dân tộc.
Yếu tố không nằm trong Mặt trận Dân tộc thống nhất là Nhà nước.
“Cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Câu sau đây được trích trong văn kiện Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đọc tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969): “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra HỒ CHỦ TỊCH, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”
“Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”
“Có khó nhọc thì mình nên đi trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; làm việc gì mình cũng nghĩ đến lợi ích chung trước và lợi ích riêng sau”
Hồ Chí Minh nói: “Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo. Nhưng quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa”.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tính dân tộc của nền văn hóa được thể hiện: Giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Phát triển những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho phù hợp với điều kiện lịch sử của đất nước.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tính khoa học của nền văn hóa được thể hiện: Tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại; Đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ; Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
“Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi”.
“Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”?
Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhiệm vụ của văn hóa: “Văn hóa phải gắn liền với lao động sản xuất. Văn hóa xa đời sống, xa lao động là văn hóa suông. Nhiệm vụ của người cán bộ văn hóa là phải dùng văn hóa để tuyên truyền cho việc cần kiệm xây dựng nước nhà”.
Theo Hồ Chí Minh, muốn cho chữ CẦN có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc.
Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh đến vấn đề nội dung của đạo đức cách mạng khi khẳng định: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”
Luận điểm được Hồ Chí Minh nói về chức năng của văn hóa là văn hóa phải nâng cao dân trí.
Theo Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm và chi phối các phẩm chất khác là trung với nước, hiếu với dân.