Quiz: TOP 112 câu hỏi trắc nghiệm môn Luật kinh tế (có đáp án) | Học viện Ngân Hàng
Câu hỏi trắc nghiệm
Một quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Kinh tế được điều chỉnh bằng phương pháp: quyền uy hoặc bình đẳng.
Phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh tế là: phương pháp bình đẳng và phương pháp quyền uy.
Chủ thể của Luật Kinh tế là: chủ thể kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các chủ thể khác của Luật Kinh tế.
Quan hệ xã hội không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Kinh tế là: quan hệ xã hội giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
Quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Kinh tế là: quan hệ xã hội giữa các chủ thể kinh doanh; quan hệ xã hội trong nội bộ của chủ thể kinh doanh; quan hệ xã hội giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với chủ thể kinh doanh.
Công ty hợp danh là tổ chức: có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân là tổ chức: không có tư cách pháp nhân.
Hội đồng thành viên của công ty hợp danh gồm: tất cả các thành viên của công ty hợp danh.
Thành viên của công ty là: cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có số lượng thành viên là: không vượt quá 50 thành viên.
Chủ sở hữu của doanh nghiêp tư nhân là: một cá nhân.
Công ty hợp danh phải có số lượng thành viên là: tối thiểu là 2 thành viên hợp danh.
Công ty cổ phần: có tối thiểu 3 cổ đông
Các thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải là: cá nhân và liên đới chịu trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty.
Doanh nghiệp tư nhân: không được quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Công ty trách nhiệm hữu hạn: không được quyền phát hành trái phiếu
Công ty cổ phần: được quyền phát hành tất cả các loại chứng khoán
Thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn phải ưu tiên chuyển quyền sở hữu phần vốn góp của mình cho các thành viên khác của công ty.
Cổ đông trong công ty cổ phần: được tự do chuyển quyền sở hữu phần cổ phần của mình cho người khác theo quy định của pháp luật.
Công ty trách nhiệm hữu hạn phải có Ban kiểm soát là: công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp nhà nước hoặc là công ty con của doanh nghiệp nhà nước.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có 51% vốn thuộc sở hữu của nhà nước có cơ cấu tổ chức quản lý gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Ban kiểm soát.
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu bao gồm: Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Cuộc họp Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (chủ sở hữu là tổ chức) được tiến hành khi có: ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự.
Chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (chủ sở hữu là tổ chức) do: chủ sở hữu công ty bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầu.
Số lượng thành viên của Hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (chủ sở hữu là tổ chức) là: có từ 3 đến 7 thành viên.
Các loại hình doanh nghiệp được quyền phát hành trái phiếu là: công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: có quyền thay đổi vốn điều lệ.
Số cổ phần tối thiểu thuộc sở hữu của một cổ đông sáng lập là: một cổ phần phổ thông.
Cổ phần ưu đãi của công ty cổ phần gồm: Cổ phần ưu đã biểu quyết, Cổ phần ưu đãi cổ tức, Cổ phần ưu đã hoàn lại; Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ của công ty và pháp luật về chứng khoán quy định.
Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền: tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thời điểm nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần (nghị quyết không bị Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ) có hiệu lực là: kể từ ngày nghị quyết đó được thông qua hoặc từ thời điểm hiệu lực ghi tại nghị quyết đó.
Chủ thể được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty cổ phần là: tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập.
Tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua: ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán.
Mỗi cá nhân chỉ có quyền: thành lập một doanh nghiệp tư nhân và không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh.
Chủ thể không bắt buộc phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp là: chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân khi thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Khẳng định đúng là: hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
Người có quyền đại diện cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng là: người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền.
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là: bằng lời nói, bằng văn bản, hoặc bằng hành vi cụ thể.
Để một hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực pháp luật thì phải đáp ứng các điều kiện là: chủ thể; đại diện; mục đích và nội dung; nguyên tắc giao kết và hình thức.
Quyền sở hữu hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua được tính: từ thời điểm giao hàng nếu không có thỏa thuận khác.
Nghĩa vụ của bên bán trong quan hệ mua bán hàng hóa là: giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì, đúng thời hạn, địa điểm theo thỏa thuận trong hợp đồng, có nghĩa vụ giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Các hình thức trách nhiệm pháp lý trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa là: buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng.
Cầm cố tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng là: việc trao động sản thuộc tài sản riêng của mình cho người cùng quan hệ hợp đồng để làm tin và bảo đảm bằng tài sản trong trường hợp vi phạm hợp đồng đã ký.
Hình thức trách nhiệm pháp lý buộc thực hiện đúng hợp đồng là: bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
Hình thức trách nhiệm pháp lý phạt vi phạm là: bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định hoặc trả bằng hiện vật do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận.
Mức phạt tối đa trong xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại là: 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm
Thế chấp tài sản để đảm bảo hợp đồng là: việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng và không chuyển giao tài sản đó cho bên kia (bên nhận chế chấp).
Một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, theo đó một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là biện pháp: cầm cố tài sản.
Một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, theo đó một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá khác trong một thời gian để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là biện pháp: đặt cọc.
Căn cứ áp dụng hình thức trách nhiệm pháp lý bồi thường thiệt hại gồm: có thiệt hại thực tế; có hành vi vi phạm; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế; có lỗi của bên vi phạm.
Hình thức trách nhiệm pháp lý phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng khi: có hành vi vi phạm, có thỏa thuận phạt, có lỗi của bên vi phạm.
Tranh chấp trong kinh doanh là: những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh
Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh được pháp luật công nhận gồm: thương lượng, hòa giải, tòa án, trọng tài thương mại.
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh: không chịu sự ràng buộc của bất kỳ nguyên tắc pháp lý hay những quy định mang tính khuôn mẫu nào của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp.
Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp trong kinh doanh: với tư cách là bên thứ ba độc lập, thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài, kết quả giải quyết tranh chấp có giá trị pháp lý.
Tranh chấp trong kinh doanh được giải quyết bằng phương thức Trọng tài thương mại khi: Phải có thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại.
Câu không chính xác về trọng tài thương mại là: các bên được quyền kháng cáo, kháng nghị phán quyết trọng tài.
Câu không đúng về trọng tài thương mại là: giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại được tiến hành công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Khi các bên đã đạt được thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp thì Hội đồng trọng tài sẽ: Lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên và hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.
Câu không đúng là: toà án ra quyết định huỷ phán quyết trọng tài khi thỏa thuận trọng tài được lập sau khi vụ tranh chấp xảy ra.
Tòa án có thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài là: Toà án nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài
Tranh chấp trong kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện là: tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Chủ thể có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm: đương sự, người đại diện hợp pháp của các đương sự.
Chủ thể có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Toà án là: Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp.
Khi xem xét quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm có quyền: giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; đình chỉ giải quyết vụ án; Đình chỉ xét xử phúc thẩm hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Liên quan đến bản chất của các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, nhận xét đúng là: Tòa án giải quyết tranh chấp trong kinh doanh nhân danh quyền lực tư pháp nhà nước,trong khi đó Trọng tài thương mại nhân danh ý chí, nguyện vọng của các bên để giải quyết tranh chấp.
Nguyên tắc hai cấp xét xử của tòa án được hiểu là việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh được tiến hành ở hai cấp là: sơ thẩm và phúc thẩm.
Trong trường hợp bên phải thi hành quyết định trọng tài không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành quyết định trọng tài muốn cưỡng chế thi hành quyết định trọng tài thì làm đơn gửi đến: cơ quan thi hành án dân sự.
Liên quan đến giải quyết tranh chấp trong kinh doanh theo lãnh thổ, nhận xét đúng là: Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp trong kinh doanh khi đúng thẩm quyền theo lãnh thổ, còn trong tố tụng trọng tài không đặt vấn đề thẩm quyền theo lãnh thổ.
Vai trò của Tòa án đối với giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh theo phương thức Trọng tài thương mại: hỗ trợ quá trình tố tụng trọng tài.
Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài thương mại là: 02 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại
Nhận định đúng là: trọng tài thương mại là tổ chức phi chính phủ.
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là: doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Chủ nợ của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán gồm: chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm.
Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp là: chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là: người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Khi Tòa án phát hiện doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì: có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết phá sản là: Tòa án nhân dân cấp Huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh.
Quyết định không mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho: Người nộp đơn, doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Thẩm quyền kháng nghị quyết định mở thủ tục phá sản là: Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản là: tiếp tục hoạt động kinh doanh nhưng chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Hoạt động của doanh nghiệp bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản là: cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản.
Thứ tự phân chia tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là: Chi phí phá sản; Khoản nợ lương; Chi phí phục hồi hoạt động kinh doanh; Thuế
Trong trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: Không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Thời hạn doanh nghiệp phải lập báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là: Sáu tháng một lần
Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ là: có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm; quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơnyêu cầu mở thủ tục phá sản tham gia Hội nghị chủ nợ.
Thời hạn kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết phá sản xem xét lại Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ: năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (chủ sở hữu là tổ chức) do: Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê.
Luật Thương mại hiện hành quy định hàng hóa bao gồm: Gồm tất cả các loại động sản và những vật gắn liền với đất đai.
Việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình và không chuyển giao tài sản đó cho người cùng quan hệ hợp đồng để đảm bảo bằng tài sản trong trường hợp vi phạm hợp đồng đã ký là biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng: Thế chấp
Các trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý là: Gặp sự kiện bất khả kháng mà các bên không lường trước được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa hạn chế thiệt hại; Do thực hiện lệnh khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Hành vi vi phạm của một bên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi vi phạm của bên kia.
Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng mua bán hàng hóa là: Nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật; Không đảm bảo tư cách của chủ thể của quan hệ hợp đồng; Người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo.
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh: Các bên tự bàn bạc, thỏa thuận để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh mà không có sự tham gia của bên thứ 3
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp.
Thỏa thuận trọng tài thương mại hợp lệ có tác dụng: ràng buộc các bên tranh chấp với nhau, vụ tranh chấp xảy ra chỉ thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại.
Câu không đúng về phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng tòa án là: Tòa án giải quyết tranh chấp trên cơ sở ý chí, nguyện vọng của các bên.
Hội đồng trọng tài là: cơ quan giải quyết tranh chấp trong tố tụng trọng tài, bao gồm một hoặc nhiều trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên.
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc, Tòa án có thẩm quyền chỉ định trọng tài viên là tòa án được các bên lựa chọn.
Câu không đúng là: trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu có bên không đồng ý với phán quyết trọng tài thì có quyền kháng cáo, kháng nghị.
DNTN A có trụ sở tại Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội khởi kiện Công ty Cổ phần B tại Tràng An, Bình Lục, Hà Nam về việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp là: TAND tỉnh Hà Nam
DNTN A có trụ sở tại Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội khởi kiện Công ty Cổ phần B tại Tràng An, Bình Lục, Hà Nam về chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý, Hà Nam. Tòa Án có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp là: TAND thành phố Phủ Lý
DNTN A có trụ sở tại Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội khởi kiện Công ty Cổ phần B tại Tràng An, Bình Lục, Hà Nam về chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Tòa Án có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp là: TAND tỉnh Hà Nam
Tòa Án có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp giữa các thành viên trong Công ty Cổ phần B tại Tràng An, Bình Lục, Hà Nam về việc chia Công ty là: TAND tỉnh Hà Nam
Thụ lý vụ án được hiểu là: Việc Tòa án có thẩm quyền chấp nhận đơn của người khởi kiện và ghi vào sổ thụ lý vụ án để giải quyết.
Tòa án chỉ tiếp nhận đơn khởi kiện khi: Chủ thể khởi kiện có năng lực khởi kiện; Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; Vụ việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
Các giai đoạn của tố tụng dân sự bao gồm: Khởi kiện vụ án dân sự; xét xử sơ thẩm; xét xử phúc thẩm; thi hành án dân sự; giám đốc thẩm và tái thẩm.
Các cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án dân sự là: Công dân, các chủ thể kinh doanh.
Quyết định của tòa án khi hoà giải không thành đối với các tranh chấp trong kinh doanh là: Đưa vụ án ra xét xử
Đương sự trong vụ án dân sự là: Cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Điều kiện để vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục rút gọn là: Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ; Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng; Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Nhận định đúng là: Trọng tài thương mại là tổ chức phi chính phủ
Tòa án gửi Nghị quyết Hội nghị chủ nợ cho: Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; Người có quyền tham giam Hội nghị chủ nợ; Người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ.