Quiz: Top 120 câu hỏi trắc nghiệm môn Ho Chi Minh's Ideology (có đáp án) | Đại học Văn Lang
Câu hỏi trắc nghiệm
Hồ Chí Minh vào Đảng Xã Hội Pháp vào năm 1919
Hồ Chí Minh đã tham dự cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên vào tháng 5-1908.
Hồ Chí Minh dạy học ở trường Dục Thanh từ 9/1910 đến 2/1911.
Cụ Nguyễn Sinh sắc, thân phụ Hồ Chí Minh có thời kỳ làm tri huyện thuộc tỉnh Bình Định.
Luật sư Francis Henry Loseby là người có công lớn giúp Nguyễn Ái Quốc thoát ra khỏi nhà tù của thực dân Anh ở Hồng Kông (1931 - 1933)
Cống hiến lý luận lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh là về cách mạng giải phóng dân tộc.
Tại Pác Bó (1941), Hồ Chí Minh dịch ra tiếng Việt cuốn sách Lịch sử Đảng Cộng sản (b) Nga để làm tài liệu huấn luyện cán bộ
Tư tưởng về cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh hình thành cơ bản trong thời kỳ 1920 - 1930.
Tác phẩm Đường cách mệnh của Hồ Chí Minh được xuất bản vào năm 1927
Trong thời gian ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã làm những công việc: Phụ bếp, cào tuyết, thợ ảnh, làm bánh, đốt lò, bán báo.
Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi vào năm 1917
Hồ Chí Minh ra nước ngoài tìm đường cứu nước vào ngày 5-6-1911, tại Bến cảng Nhà Rồng.
Quốc tế Cộng sản thành lập vào 3-1919.
Tháng 12-1944, Hồ Chí Minh triệu tập một số cán bộ về Pác Bó (Cao Bằng) để phổ biến chủ trương thành lập "Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân". Võ Nguyên Giáp là người đã được Hồ Chí Minh chỉ định đảm nhiệm công tác này
Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Hồ Chí Minh xuất bản vào năm 1925
Bản “Di chúc” của Hồ Chí Minh bắt đầu được viết vào 10/5/1965.
Hồ Chí Minh đã vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng trong thời kỳ 1930 - 1941.
Tư tưởng Hồ Chí Minh phát triển và hoàn thiện vào thời kì 1945 - 1969.
Hồ Chí Minh đã cùng với những người yêu nước Việt Nam ở Pa-ri gửi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” đến Hội nghị Véc-xây đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận và thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam vào năm 1919
Hồ Chí Minh đặt chân lên nước Pháp năm 1911 tại bến cảng Mác-xây.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là: Độc lập gắn với quyền dân tộc tự quyết và sự tự do, hạnh phúc của nhân dân; Độc lập gắn với hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; Độc lập trên tất cả các mặt.
Hồ Chí Minh nói tới sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.
Chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” được ghi nhận trong văn kiện Chánh cương vắn tắt của Đảng của Hồ Chí Minh
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Theo Hồ Chí Minh, biện pháp để tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: Biện pháp cơ bản, quyết định, lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem của dân, tài dân, sức dân, làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làm chính; Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam - Bắc khác nhau trong phạm vi một quốc gia.
Xã hội có chế độ dân chủ là đặc trưng về mặt chính trị của xã hội xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh chủ trương đứng trên lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân để giải phóng dân tộc
Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 được Hồ Chí Minh nhận xét trong tác phẩm “Đường cách mệnh” (1927): “Tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”
Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc bằng bạo lực cách mạng.
“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” nói lên quan điểm: Độc lập dân tộc gắn liền với hòa bình, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
“Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội”
Hồ Chí Minh xem chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc là "kẻ địch rất nguy hiểm" trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là: Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc; Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
Quan điểm: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” được Hồ Chí Minh suy ra từ tuyên ngôn độc lập của Mỹ, năm 1776.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là: Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Tư tưởng "Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân" là nói đến chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội trong đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh xem thói quen và truyền thống lạc hậu là "kẻ địch to" trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: Hồ Chí Minh coi nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng.
“Sản xuất mà không tiết kiệm thì khác nào gió vào nhà trống”
Trong vận dụng kinh nghiệm thực tiễn thế giới vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã yêu cầu phải chống khuynh hướng "Giáo điều" và "xét lại".
Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là: Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; Cách mạng vô sản Nga (1917) và Quốc tế Cộng sản thành lập (3-1919); Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (Chủ nghĩa đế quốc).
Luận điểm này được trích trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh thành lập “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức” năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Luận điểm “Công nông là gốc cách mệnh, còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ…chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi” được nêu trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927) của Hồ Chí Minh
Người thầy giáo đầu tiên của Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Sắc.
Hồ Chí Minh đã thành lập "Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng" năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển cách mạng thế giới là: Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng các nước thuộc địa; Phản ánh khát vọng thời đại; Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả.
Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Tam dân là phù hợp với điều kiện thực tế nước ta.
Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giải phóng và phát triển dân tộc là: Là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam; Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của CM Việt Nam; Giúp chúng ta nhận thức đúng những vấn đề lớn có liên quan đến độc lập dân tộc, phát triển xã hội và bảo đảm quyền con người.
Trong những tiền đề tư tưởng – lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, tiền đề quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh là Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của học thuyết của Khổng Tử là đề cao sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.
Nhận định sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm Di chúc (1969): “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”
Cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917 được Hồ Chí Minh đánh giá là “ảnh hưởng đến Việt Nam như tiếng sấm vang trong đêm tối”
“Mang nặng cốt cách phong kiến” là nhận xét của Hồ Chí Minh về chủ trương cứu nước của Hoàng Hoa Thám.
Tính chất, đặc điểm của đại từ “Nó” trong câu sau được Hồ Chí Minh dùng để chỉ chủ nghĩa đế quốc: “Nó dùng những người vô sản da trắng để chinh phục những người vô sản các thuộc địa. Sau đó nó lại tung những người vô sản ở một thuộc địa này đi đánh những người vô sản ở một thuộc địa khác. Sau hết, nó dựa vào những người vô sản ở các thuộc địa để thống trị những người vô sản da trắng”:
Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại: Những mặt tích cực của Nho giáo; Tinh thần bác ái của chúa Giêsu; Tư tưởng vị tha của Phật giáo.
“Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
Chọn đáp án đúng nhất: Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời đã đáp ứng yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam.
Khi bị chính quyền thực dân Anh bắt giam ở nhà tù Hồng Kông (1931), Hồ Chí Minh đang mang “bí danh” là Tống Văn Sơ.
Lô-gích phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
“Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt”
Lần đầu tiên ở nước ta, Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu vào ngày 06-01-1946.
Theo Hồ Chí Minh, để thực hiện được dân chủ trong xã hội, trước tiên cần thực hiện dân chủ trong tổ chức Dân chủ trong Đảng.
“Cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại.”
Nhà nước do dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là: Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, nuôi dưỡng.
Để xây dựng Nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả, Hồ Chí Minh chủ trương: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài; Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng; Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước.
Tư tưởng về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, được Hồ Chí Minh vận dụng, phát triển trong quá trình sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam là tư tưởng của Lênin
Theo Hồ Chí Minh, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta thể hiện ở: Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo; Nhà nước lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức và hoạt động; Hoạt động của nhà nước theo phương hướng tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
“Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”
Mục địch của tổng tuyển cử trong cả nước theo chế độ phổ thông đầu phiếu năm 1946 là: Để nhà nước ta có cơ sở pháp lý vững chắc trong quan hệ với quân Đồng Minh; Để có mối quan hệ quốc tế bình đẳng về mặt nhà nước; Để có thể thiết lập một cơ chế quyền lực hợp pháp theo thông lệ quốc tế.
“Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nghĩa là những người thợ thuyền, dân cày và lao động trí óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân”
“Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.” Câu trên được Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm Di chúc (1969).
Để bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện “3 chống” , đó là tham ô, lãng phí, quan liêu.
Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong hoạt động của Đảng phải là việc làm thường xuyên, như “mỗi ngày phải rửa mặt”.
Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta bầu ra Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín
“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là Chủ nghĩa Lênin”.
Theo Hồ Chí Minh, trong xây dựng Đảng về chính trị, vấn đề “cốt tử” là xây dựng đường lối chính trị.
Quan điểm sau đây được trích trong văn bản Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1959: “Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”
"Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng".
Trong câu nói của Hồ Chí Minh: “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.”
Theo Hồ Chí Minh, mẫu số chung để quy tụ các tầng lớp, giai cấp, đảng phái, tôn giáo, dân tộc vào trong Mặt trận dân tộc thống nhất là độc lập, tự do của dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một trong những nguyên tắc đoàn kết quốc tế là đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình.
Câu sau đây được Hồ Chí Minh nói trong văn kiện Di chúc: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ, cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”
Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận Dân tộc thống nhất phải dựa trên cơ sở đảm bảo lợi lích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
Để tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh cách mạng, cần coi trọng nhân tố tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính.
Theo Hồ Chí Minh động lực đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Di chúc toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”
Theo Hồ Chí Minh, khi muốn tăng cường đoàn kết quốc tế các đảng cộng sản phải chống: Chủ nghĩa vị kỷ dân tộc; Chủ nghĩa cơ hội; Chủ nghĩa sôvanh.
Câu nói dưới đây của Hồ Chí Minh được viết trong Thư gửi đồng bào Nam bộ, năm 1946: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn hay dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta”?
Hồ Chí Minh đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội khi đoàn kết giữa cách mạng Việt Nam với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
Theo Hồ Chí Minh, bản chất của các đoàn thể, tổ chức quần chúng nhân dân là tổ chức của Dân
Luận điểm: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệng thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả” được trích từ tác phẩm Đường cách mệnh của Hồ Chí Minh
Lực lượng nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là công nhân, nông dân và lao động trí óc.
Theo Hồ Chí Minh, một điều kiện để có thể tập hợp, đoàn kết rộng rãi được mọi lực lượng trong nước là phải có lòng khoan dung, độ lượng.
Hồ Chí Minh đánh giá: Nhân dân ta đã đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để làm nên thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, sức mạnh dân tộc bao gồm: Chủ nghĩa yêu nước; Tinh thần đoàn kết; Ý thức tự lực, tự cường.
“Cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Câu nói sau của Hồ Chí Minh là về nguyên tắc tự lực, tự cường trong tư tưởng đoàn kết quốc tế: “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn”
Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết quốc tế có vai trò quan trọng đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Theo Hồ Chí Minh, CẦN nghĩa là lao động cần cù, siêng năng, có kế hoạch, có sự sáng tạo và có năng suất cao.
“Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”.
Theo Hồ Chí Minh, LIÊM là: Không tham tiền tài, không tham sung sướng; Không tham địa vị; Không ham người tâng bốc mình.
Theo Hồ Chí Minh, muốn đánh thắng kẻ địch bên ngoài thì trước hết phải đánh thắng kẻ địch bên trong đó là chủ nghĩa cá nhân.
Nghị quyết số 18.65 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), đã ghi nhận Hồ Chí Minh danh hiệu “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.
“Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước Phải hiếu với dân, với đồng bào".
Hồ Chí Minh trình bày khái niệm "văn hóa" vào tháng 8 năm 1943.
Quan điểm: "Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau" được Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm Di chúc (1965-1969).
Câu nói “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” của Hồ Chí Minh thể hiện tầm quan trọng của nguyên tắc xây dựng nêu gương về đạo đức.
“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Luận điểm trên đây của Hồ Chí Minh trong tác phẩm Sửa đối lối làm việc (1947).
Quan điểm: “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau” của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức chí công vô tư.
Theo Hồ Chí Minh, tinh thần quốc tế trong sáng được hiểu là: Tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức; Tinh thần đoàn kết với tất cả những người tiến bộ trên thế giới; Tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản.
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức mới phải được tiến hành: Phù hợp với từng môi trường khác nhau; Phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp; Phù hợp với từng lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp.
Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Hồ Chí Minh nêu 6 nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong đó, ở vấn đề thứ tư, Người đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội thể hiện bằng tấm gương sống, hành động và chiến đấu cho lý tưởng XHCN thành hiện thực; Thể hiện bằng giá trị đạo đức cao đẹp, phẩm chất của những người cộng sản ưu tú.
Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng là “phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”. Đó là thái độ của người cách mạng đối với Thiện - Ác trong lòng mỗi người
Hồ Chí Minh xem xét CHÍNH ở ba mặt: Mình đối với mình, đối với người, đối với công việc
Theo Hồ Chí Minh, muốn cho chữ CẦN có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc
Hồ Chí Minh xác định đạo đức là gốc, nền tảng của người cách mạng
Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh đến vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng khi khẳng định: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.