Quiz: Top 14 câu hỏi trắc nghiệm Chương 5 môn Kinh tế chính trị Mác -Lênin (có đáp án) | Đại học Văn Lang
Câu hỏi trắc nghiệm
Quan niệm không đúng về kinh tế thị trường là: Kinh tế thị trường là sản phẩm của Chủ nghĩa tư bản
Định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường thực chất là hướng tới hệ giá trị toàn diện gồm cả dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để đạt được hệ giá trị toàn diện gồm cả dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh thì cần vai trò điều tiết của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ ở Việt Nam là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Khẳng định đúng về kinh tế thị trường là: Kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao.
Một trong những mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
Cơ sở sâu xa cho việc hình thành sở hữu là xuất phát từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Xét về nội dung pháp lý, sở hữu chỉ mang giá trị về mặt hình thức khi không xét tới nội dung kinh tế
Thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Thành phần kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập tự chủ ở nước ta là: Kinh tế nhà nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế tư nhân.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quan hệ phân phối bị chi phối bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
Phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối theo phúc lợi phản ánh định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường
Vấn đề được xem là nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là: Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường; Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế; Hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội.