Quiz: Top 15 câu hỏi trắc nghiệm Chương 2.1 môn Tư duy phản biện (có đáp án) | Đại học Văn Lang
Câu hỏi trắc nghiệm
Lập luận là một ý kiến được củng cố và chứng minh bằng lý lẽ và/hoặc bằng chứng. Trong phạm vi của tranh biện, lập luận chính là lý do vì sao ủng hộ hoặc phản đối ý kiến đó (Tiếng Anh là argumentation)
Người ta thường nói một “Lập luận” bao gồm: Luận điểm, luận cứ và/hoặc luận chứng
Kết cấu cơ bản của “Suy luận” bao gồm: tiền đề và kết luận
Câu chính xác nhất là: Suy luận là hình thức cụ thể của lập luận
Một suy luận đúng đắn khi tiền đề phải đúng; Và quá trình lập luận phải tuân theo các quy tắc, quy luật logic
Câu được cho là một lập luận là: A là một sinh viên nghiêm túc vì lúc nào cũng đi học đúng giờ, không vắng học buổi nào và hoàn thành tất cả các bài tập về nhà
Tiền đề bao gồm các phán đoán riêng, trong khi đó kết luận là phán đoán chung. Cấu trúc này là của suy luận quy nạp
Tiền đề là phán đoán chung, trong khi đó kết luận là các phán đoán riêng. Cấu trúc này là của suy luận diễn dịch
“Suy diễn” là tên gọi thông dụng của suy luận diễn dịch
Phép suy luận quy nạp mà kết luận chung được rút ra chỉ dựa vào một số trường hợp cụ thể được xét đến là suy luận quy nạp không hoàn toàn
Phép suy luận trong đó kết luận tổng quát được rút ra trên cơ sở đã khảo sát tất cả các trường hợp riêng là suy luận quy nạp hoàn toàn
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính cụ thể hóa: Lập luận → Suy luận → Suy luận quy nạp → Suy luận hoàn toàn
“Tam đoạn luận” và “tam đoạn luận rút gọn” là hai hình thức cụ thể của suy luận diễn dịch gián tiếp
“Phép chuyển hóa” và “Phép đảo ngược” là 2 phép thông dụng của suy luận diễn dịch trực tiếp
Do diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, tất cả sinh viên ĐH Văn Lang đều học phải học trực tuyến (e-Learning) từ ngày 22/02/2021 đến ngày 08/03/2021. Chúng ta là sinh viên K26 của ĐH Văn Lang. Vây chúng ta đều phải học trực tuyến (e-Learning) từ 22/2 đến 08/03. Câu trên là “Suy luận diễn dịch gián tiếp”