Quiz: TOP 178 câu trắc nghiệm lịch sử Đảng (có đáp án) | Học viện tài chính
Câu hỏi trắc nghiệm
Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về chính sách cai trị của thực dân Pháp: Thực hiện khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái ở nước ta
Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa Dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai của chúng
Những giai cấp bị trị ở Việt Nam dưới chế độ thuộc địa của đế quốc Pháp gồm: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ
Tên chính thức của tổ chức được đặt tại Đại hội lần thứ nhất ở Quảng Châu (tháng 6-1925) là: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Tổ chức cộng sản nào ra đời đầu tiên ở Việt Nam: Đông Dương cộng sản Đảng
Đông Dương Cộng sản Đảng liên đoàn được ra đời từ tổ chức tiền thân: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua: 4 Văn kiện
Nội dung nào sau đây nằm trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập
Văn kiện nào của Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Hội nghị thành lập Đảng thông qua
Văn kiện nào của Đảng nhấn mạnh "vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền": Luận cương chính trị tháng 10-1930
Luận cương Chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo ra đời vào thời gian: Tháng 10-1930
Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương (1932) vạch ra nhiệm vụ đấu tranh trước mắt là: Đòi quyền dân sinh
Ai là người viết tác phẩm "Tự chỉ trích": Nguyễn Văn Cừ
Bạn hãy cho biết tên gọi của các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh: Cứu quốc
Tháng 9/1940 thực dân Pháp đầu hàng và cấu kết với kẻ thù nào để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương: Quân phiệt Nhật
Ngày 9/3/1945 diễn ra sự kiện gì ở Đông Dương: Nhật đảo chính lật đổ Pháp
Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập khi: 22-12-1944
Quốc dân Đại hội Tân trào họp tháng 8-1945 ở huyện: Sơn Dương (Tuyên Quang)
Những thuận lợi căn bản của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám – 1945: Cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ, hệ thống chính quyền cách mạng nhân dân được thiết lập, nhân dân có quyết tâm bảo vệ chế độ mới
Phong trào mà Đảng đã vận động nhân dân chống nạn mù chữ diễn ra sau cách mạng tháng Tám -1945: Bình dân học vụ
Đảng đã phát động phong trào gì để ủng hộ nhân lực cho Nam Bộ kháng chiến chống Pháp từ ngày 26-9-1945: Nam tiến
Điểm khác nhau nổi bật giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10-1930 là: Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng
Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương 10/1930 do ai chủ trì: Trần Phú
Ai là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương: Trần Phú
Quân đội phát xít Nhật vào xâm lược Việt Nam vào tháng, năm: 9- 1940
Nguyễn Ái Quốc về nước qua cột mốc 108 vào ngày tháng năm : 28/1/1941
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 5/1941 họp ở đâu? Do ai chủ trì: Cao Bằng, Nguyễn Ái Quốc
Ai trực tiếp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ: Võ Nguyên Giáp
Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" ra đời khi: 12/3/1945
Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào "Phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói" đã diễn ra mạnh mẽ ở đâu: Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Ai là người lấy thân mình chèn pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ: Tô Vĩnh Diện
Những khó khăn, thách thức đối với Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám -1945: Các thế lực đế quốc, phản động bao vây, chống phá, kinh tế kiệt quệ và nạn đói hoành hành, hơn 90% dân số không biết chữ
Kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam ngay sau Cách mạng 8- 1945: Thực dân Pháp xâm lược
Chỉ thị kháng chiến kiến quốc ra đời ngày, tháng, năm: 25/11/1946
Ai là người lấy thân mình lập lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ: Phan Đình Giót
Chỉ thị kháng chiến, kiến quốc đã đề ra khẩu hiệu: Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt nhiệm vụ nào lên hàng đầu: Giải phóng dân tộc
Sự kiện mở đầu cho sự hoà hoãn giữa Việt Nam và Pháp: Ký kết hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 giữa Việt Nam với Pháp
Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết ở: Trùng Khánh
Ai đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946): Hồ Chí Minh
Phương châm chiến lược của cuộc kháng chiến chống Pháp là: Toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính
Tác giả của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là: Trường Chinh
Chiến thắng nào đã căn bản đánh bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp: Việt Bắc - Thu đông
Ngày 11/6/1948 Nguyễn Ái Quốc đã ra lời kêu gọi: Lời kêu gọi thi đua ái quốc
Đảng ta đã tuyên bố ra hoạt động công khai tại Đại hội: Đại hội II
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần II, Đảng quyết định đổi tên thành Đảng Lao Động Việt Nam
Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc được đảng Lao Động Việt Nam xác định tại Đại hội II: Công nhân, nông dân, lao động trí thức
Điều lệ mới của Đảng Lao Động đã xác định Đảng đại diện cho quyền lợi của: Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam
Một số hạn chế trong chính sách ruộng đất của Đảng ta từ 1953- 1954:
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong 56 ngày
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài: 9 năm
Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) đã thông qua Nghị quyết về Đường lối cách mạng miền Nam: Hội nghị lần thứ 15 (tháng 1/1959)
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm: Đêm ngày 19-12-1946
Tác giả tác phẩm “Dân vận” là của: Hồ Chí Minh
Bản “Ðề cương về văn hóa Việt Nam” ra đời năm: Năm 1943
Ai là người bắn cháy máy bay B52 của đế quốc Mỹ: Phạm Tuân
Chiến dịch nào quân đội Việt Nam bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Hiệp định Giơnevơ ký kết vào thời gian nào: 21-7-1954
Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập vào thời gian: 22-12-1944
Quân ta vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội ngày: 10-10-1954
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (1951) của Đảng được tổ chức tại: Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang
Đại hội toàn quốc lần thứ II (1951) của Đảng đã thông qua văn kiện : Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam
Để giải quyết nạn đói, biện pháp trước mắt nào được Đảng và chính phủ đề ra: Kêu gọi tinh thần lá lành đùm lá rách, phát động phong trào “hũ gạo cứu đói”, ngăn cấm đầu cơ tích trữ gạo
Nguyên tắc của nền văn hóa mới trong kháng chiến chống thực dân Pháp được Đảng đề ra: Đại chúng hóa, Dân tộc hóa, Khoa học hóa
Hiệp định Giơnevơ quy định giới tuyến quân sự tạm thời giữa Việt Nam và Pháp tại: Vĩ tuyến 17
“Trước kia ta phải lừa địch ra mà đánh. Nay địch tự ra cho ta đánh” là câu nói của Bác về chiến dịch: Chiến dịch Hòa Bình 51
Đại hội lần II của Đảng (2/1951) đã quyết định: Tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một đảng riêng
Phong trào phụ nữ “ba đảm đang” ra đời khi: Năm 1965
Lực lượng Thanh niên miền Bắc đã có phong trào gì để chống Mỹ cứu nước: Phong trào “Ba sẵn sàng”
Đại hội III khẳng định: muốn cải biến tình trạng lạc hậu của nước ta không có con đường nào khác ngoài con đường: Công nghiệp hóa XHCN
Đảng Cộng sản Việt Nam xác định tại Đại hội III (9/1960) công nghiệp hóa XHCN là nhiệm vụ: Trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Đại hội III xác định mục tiêu cơ bản của CNH XHCN là: Xây dựng nền kinh tế cân đối và hiện đại, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH
Chỉ thị 100 CT/TW của ban Bí thư Trung ương Đảng (1-1981) đưa ra chủ trương nào sau đây: Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp
Trong các nguồn lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đến năm 2020, Đại hội VIII của Đảng đã xác định nguồn lực nào là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững: Con người
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Việt Nam sử dụng chính thức vào thời gian: Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành trung ương khóa VII (1991)
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được đổi tên thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào thời gian: Năm 1976
Bắt đầu từ Đại hội nào Đảng CSVN khẳng định: “Việt Nam muốn là bạn với các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”: Đại hội VII
Đại hội XII năm 2016 của Đảng xác định vai trò của kinh tế tư nhân là: Là một động lực quan trọng của nền kinh tế
Thuật ngữ “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được sử dụng lần đầu tiên tại Đại hội nào của Đảng: Đại hội IX
Cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam thời kỳ trước đổi mới : Cơ chế kế hoạch, tập trung , quan liêu, bao cấp
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm: 7/11/2006
Kinh tế thị trường là sản phẩm của: Thành tựu phát triển chung của nhân loại
Trong những đặc điểm chủ yếu sau đây của kinh tế thị trường, đặc điểm nào nói đến chủ trương “Doanh nghiệp phải tự chịu lỗ, lãi”: Các chủ thể kinh tế phải có tính độc lập.
Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa lần đầu tiên xuất hiện ở: Nghị quyết Trung ương 7 khóa VII (1/1994)
Nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới là: Khoa học và công nghệ
Đại hội mấy cho phép đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Đại hội VIII (1996)
Luật nào được Quốc hội khóa VIII thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/1988: Luật Đầu tư nước ngoài
Nghị quyết 26-NQ/TW/2008 về chính sách tam nông đề cập đến nội dung: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Đại hội V của Đảng (3/1982) coi nội dung chính của CNH trong chặng đường đầu tiên là: Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu
Một trong những quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đại hội XII của Đảng khẳng định: Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt,...........là động lực để phát triển đất nước: Văn hóa
Đặc trưng của công nghiệp hóa thời kỳ trước Đổi mới là:
Chủ yếu dựa vào lợi thế lao động, tài nguyên, đất đai, nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước, phân bố nguồn lực bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu trong một nền kinh tế phi thị trường
Một trong những sai lầm của công nghiệp hóa thời kỳ trước Đổi mới là: Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội
Công nghiệp hóa thời kỳ trước Đổi mới còn nhiều hạn chế xuất phát từ nguyên nhân khách quan là: Công nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn, chiến tranh kéo dài vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người sức của cho công nghiệp hóa
Đại hội VI của Đảng (12/1986) cụ thể hóa nội dung của công nghiệp hóa là: Thực hiện cho được 3 chương trình mục tiêu về: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa lần đầu tiên được Đảng ta nêu ra trong hội nghị: Hội nghị Trung ương 7 khóa VII năm 1994
Nhìn lại đất nước ta sau 10 năm đổi mới, Đại hội VIII của Đảng (6/1996) nhận định: Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội
Chọn phương án đúng nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là: Đại đoàn kết toàn dân tộc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Một trong những quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đại hội XII (2016) của Đảng khẳng định; Khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực của CNH, HĐH
Một trong những quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đại hội XII (2016) của Đảng khẳng định: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta được chính thức nêu ra ở Đại hội nào của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đại hội IX
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định kinh tế thị trường nói chung và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có đặc điểm chung cơ bản nhất là gì: ABC
Ở Việt Nam, tiến hành xây dựng kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vào thời gian: Năm 1986
Đại hội XIII xác định: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có mấy thành phần kinh tế: 4 Gồm: ktnn, kttn, kt tập thể, kt có vốn đầu tư nước ngoài
Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm những thành tố: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định khoa học kĩ thuật có vị trí như thế nào trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội: Then chốt
Trong Cương lĩnh được Đại hội VII (1991) thông qua, nền văn hóa Việt Nam có những đặc trưng: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Giai đoạn 1986-1996, đường lối đối ngoại của Việt Nam là: Đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ quốc tế
Đại hội nào của Đảng xác định: “Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, khoa học - kỹ thuật, tư tưởng văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt”: Đại hội IV (1976)
Ba nội dung quan trọng của cải cách: Giá cả, tiền lương, tiền tệ (giá – lương – tiền) được đề cập tại: Nghị quyết Trung ương 8 khóa V (1985)
Quan điểm: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội và coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển” lần đầu tiên được Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra tại: Đại hội lần thứ VIII (1996)
Đại hội nào cho phép Đảng viên được làm kinh tế tư nhân: Đại hội X (2006)
Đại hội III của Đảng họp tại Hà Nội vào: 5-10/9/1960
Đường lối Công nghiệp hóa đất nước được hình thành từ: Đại hội III của Đảng (9/1960)