Quiz: Top 20 câu hỏi trắc nghiệm Bài 8 Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới môn Giáo Dục Quốc Phòng (có đáp án) | Đại học Văn Lang
Câu hỏi trắc nghiệm
Phương thức xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là duy trì, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội trên biển và vùng ven biển; sẵn sàng ngăn chặn đẩy lùi đánh bại các hành động xâm lấn của kẻ thù để bảo vệ biển đảo.
Lực lượng nào làm nòng cốt trong quản lý, bảo vệ biển, đảo là Hải Quân Nhân Dân Việt Nam.
Vùng nội thuỷ của lãnh thổ quốc gia là vùng nước nằm ở phía trong của đường cơ sở.
Vùng lãnh hải của quốc gia là vùng biển tiếp giáp phía ngoài vùng nội thủy có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4450 km
Tàu thuyền của các quốc gia được phép đi lại không gây hại trong vùng lãnh hải của VN
Quyền chủ quyền của quốc gia đối với vùng nội thủy là thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền.
Hiện nay huyện đảo Hoàng Sa thuộc quyền quản lý hành chính của thành phố Đà Nẵng
Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3260 km
Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà
Một trong những giải pháp xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta hiện nay là tăng cường tiềm lực xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng - văn hóa, khoa học và giáo dục.
Một trong những nội dung chủ yếu của bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, trật tự an toàn xã hội và văn hóa trên biển và vùng ven biển của nước ta là ngăn chặn kịp thời người và phương tiện xâm nhập đất liền để tiến hành các hoạt động phá hoại, gây rối, làm gián điệp, truyền bá văn hoá đồi truỵ và thực hiện các hành vi tội phạm khác.
Luật Biên giới quốc gia của Việt Nam năm 2003 chỉ ra xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
Biên giới quốc gia của Việt Nam được xác định bằng hệ thống các mốc quốc giới trên thực địa, các tọa độ trên hải đồ và thể hiện bằng mặt phẳng thẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam.
Biên giới quốc gia được cấu thành bởi bộ phận biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất.
Biên giới quốc gia trong lòng đất được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
Tác dụng của đường biên giới quốc gia trên biển là phân định lãnh thổ trên biển giữa các quốc gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau.
Biên giới quốc gia trên không chưa có quốc gia nào quy định độ cao cụ thể
Để xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Mọi công dân Việt Nam phải có nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biên giới thông qua đàm phán hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.