Quiz: Top 20 câu hỏi trắc nghiệm Buổi 3 môn Lịch sử đảng (có đáp án) | Đại học Văn Lang
Câu hỏi trắc nghiệm
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản vào tháng 2/1930 đã thông qua những văn kiện: Chánh cương vắn tắt; Sách lược vắn tắt; Điều lệ vắn tắt và Chương trình vắn tắt
Sau Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập do Trịnh Đình Cửu đứng đầu
Nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định sự bùng nổ và phát triển của cao trào cách mạng Việt Nam năm 1930 là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Quyết nghị chấp nhận Đông Dương Cộng sản liên đoàn là một bộ phận của Đảng Cộng sản Việt Nam vào 24/2/1930
Văn kiện của Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu là: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Hội nghị thành lập Đảng thông qua (2/1930)
Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản diễn ra trong vòng nửa cuối năm 1929 đã khẳng định cách mạng Việt Nam đã có bước phát triển về chất, phù hợp với yêu cầu lịch sử
Trước tình hình các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, bài xích, không tránh khỏi phân tán về lực lượng và thiếu thống nhất về tổ chức trên cả nước, đặt ra yêu cầu cho cách mạng Việt Nam là: Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất
Sự kiện được Nguyễn Ái Quốc đánh giá: “giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng” là Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1930)
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là: Dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
Tôn chỉ mục đích của Đảng cộng sản Việt Nam là: Tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản, đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản
Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản vào đầu năm 1930 do sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc
Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 10/1930
Văn kiện của Đảng nhấn mạnh “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền” là: Luận cương chính trị tháng (10/1930)
Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) đã xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa Marx–Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam từ 1919 - 1929.
Từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản đã họp ở Cửu Long-Hương Cảng (Trung Quốc).
Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng.
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản (6/1 đến 7/2/1930) thể hiện: Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chấm dứt thời kì bế tắc về đường lối hoạt động và giai cấp lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam.
Nguyện vọng của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1936 - 1939 là cải cách dân chủ