Quiz: TOP 25 câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế vi mô Chương 6 ( có đáp án) | Đại học Thăng Long
Câu hỏi trắc nghiệm
Cầu lao động của doanh nghiệp: Hoạt động tuân theo quy luật cung cầu
Cầu lao động được gọi là: Cầu thứ phát (cầu phái sinh, cầu dẫn xuất hay cầu gián tiếp)
Đường cầu lao động của doanh nghiệp cho biết: Mối quan hệ giữa mức tiền lương và số lao động được thuê; Khi tiền lương cao, số lao động được thuê sẽ thấp và ngược lại; Dốc xuống về bên phải theo quy luật cầu
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo phải quyết định điều nào sau đây: Số lượng sản phẩm cần sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận; Số lượng lao động cần thuê để tối đa hóa lợi nhuận
Giá trị sản phẩm cận biên của lao động là: Doanh thu mà một người lao động thuê thêm đóng góp cho doanh nghiệp
Một DN sẽ có giá trị sản phẩm cận biên của lao động là: Số lượng sản phẩm mà người lao động mới đóng góp cho doanh nghiệp nhân với giá thị trường của sản phẩm; Sản phẩm cận biên của lao động nhân với giá bán sản phẩm
Đường cầu lao động của một doanh nghiệp cạnh tranh là: Đường giá trị sản phẩm cận biên của lao động
Đối với doanh nghiệp, Lợi nhuận biên khi thuê thêm một lao động bằng: Doanh thu mà người lao động thuê thêm đóng góp cho doanh nghiệp trừ đi tiền lương trả cho người lao động đó
Khi thuê lao động, hãng theo đuổi mục tiêu: Tối đa hóa lợi nhuận
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cạnh tranh sẽ thuê lao động khi: Doanh thu sản phẩm biên của lao động bằng mức tiền lương mà doanh nghiệp bỏ ra để thuê thêm số đơn vị lao động; Giá trị sản phẩm cận biên của lao động bằng với mức tiền lương mà doanh nghiệp bỏ ra để thuê thêm số đơn vị lao động
Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cạnh tranh sẽ thuê lao động khi: Giá trị sản phẩm cận biên của lao động = tiền lương
Một DNCT có giá trị sản phẩm cận biên của lao động lớn hơn tiền lương (VMPL>W), để tối đa hóa lợi nhuận DN sẽ: Thuê thêm lao động
Một doanh nghiệp cạnh tranh khi tăng thuê lao động thì lợi nhuận bị giảm, có nghĩa là: VMPL < W
Yếu tố nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu lao động của thị trường: Giá sản phẩm; Công nghệ; Cung về các nhân tố sản xuất khác
Giả định đường cầu sản phẩm không đổi, khi giá sản phẩm giảm xuống: Đường giá trị sản phẩm cận biên của lao động đối với doanh nghiệp sẽ dịch chuyển sang bên trái
Nếu giá sản phẩm giảm (các yếu tố khác không đổi) một DNCT sẽ thuê: Ít lao động hơn làm cho đường cầu lao động của DN dịch chuyển sang trái
Khi tiền lương tăng, cung lao động giảm là do: Hiệu ứng thu nhập
Khi tiền lương tăng, cung lao động tăng là do: Hiệu ứng thay thế
Khi tiền lương tăng lên, ảnh hưởng thay thế sẽ làm cho hộ gia đình: Tăng số giờ lao động và giảm số giờ nghỉ ngơi
Đường cung lao động cá nhân: Là đường cong ban đầu dốc lên rồi vòng về phía sau
Đường Cung lao động của thị trường dịch chuyển là do yếu tố nào: Thị hiếu hay thái độ đối với lao động; Cơ hội việc làm; Sự di cư và nhập cư
Thị trường lao động của một ngành có sự nhập cư của người lao động mới tăng thêm, sẽ làm cho: Đường cung lao động của ngành này dịch chuyển sang phải
Giả sử chính phủ Việt Nam áp dụng thành công chính sách thu hút Việt kiều có trình độ về công nghệ thông tin về nước, thì: Đường cung lao động của ngành công nghệ thông tin Việt Nam sẽ dịch chuyển sang bên phải
Khi Giả sản phẩm X trên thị trường tăng (các yếu tố khác không đổi) thì: Đường cầu lao động của thị trường này dịch chuyển sang phải
Điều nào sau đây là đúng: Đường cầu về đất đai chính là đường giá trị sản phẩm cận biên của đất đai; Đường cầu về tư bản chính là đường giá trị sản phẩm cận biên của tư bản; Để tối đa hóa lợi nhuận, DNCT sẽ thuê thêm đất đai khi giá trị sản phẩm cận biên của đất đai bằng giá thuê đất; Để tối đa hóa lợi nhuận, DNCT sẽ thuê tư bản khi giá trị sản phẩm cận biên của tư bản bằng giá thuê tư bản