Quiz: Top 38 câu hỏi trắc nghiệm Điều dưỡng cơ bản Block 17 Thông tiểu, rửa dạ dày môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (có đáp án) | Đại học Văn Lang
Câu hỏi trắc nghiệm
Trước khi tiến hành thủ thuật đặt sonde tiểu người điều dưỡng phải rửa tay theo qui trình rửa tay thường qui. Là sai
Mục đích của sonde tiểu là nhằm chẩn đoán hay điều trị bệnh ở bàng quang và hệ tiết niệu. Là đúng
Chỉ định đặt sonde tiểu trong trường hợp giập rách niệu đạo và chấn thương tiền liệt tuyến. Là sai
Trước khi tiến hành thụt tháo phải đặt bệnh nhân nằm nghiêng bên trái, đầu gối bên phải co lại, trường hợp bệnh nhân bị liệt thì cho nằm ngữa. Là đúng
Sau khi thụt tháo xong, dặn bệnh nhân cố gắng nhịn đi cầu trong vòng 20 phút. Là sai
Thông tiểu được chỉ định trong các trường hợp bí tiểu.
Chiều dài niệu đạo nữ khoảng: chiều dài ống sond đưa vào niệu đạo nữ 4 -5 cm
Để lấy mẫu nước tiểu vô khuẩn, cần phải đặt xông tiểu để lấy nước tiểu trực tiếp từ bàng quang.
Chỉ định KHÔNG PHẢI là chỉ định của đặt sonde tiểu là: Nhiểm khuẩn niệu đạo.
Thụt tháo được chỉ định trong trường hợp: Trước khi phẫu thuật đại tràng; Để chụp khung đại tràng có cản quang; Khi soi trực tràng.
Lượng nước dùng để thụt tháo ở người lớn tuỳ theo chỉ định của bác sỹ, thường từ 750- 1000ml.
Khoảng cách giữa bốc đựng nước và mặt giường trong thụt tháo là 50- 80cm.
Khi nói về thụt tháo chi tiết SAI là: Khi thụt tháo, bốc treo càng cao thì nước vào càng nhiều và vào sâu trong ruột; Khi đưa canul vào hậu môn để thụt tháo bảo bệnh nhân nín thở để giảm đau.
Chống chỉ định thụt tháo trong những trường hợp: Bệnh thương hàn; Viêm ruột.
(A) Sau khi cho nước chảy vào đại tràng xong, dặn bệnh nhân cố gắng nhịn đi cầu trong khoảng10 phút. VÌ (B) Để nước có thể làm mềm, lỏng những cục phân và làm thành ruột nở rộng.
A, B đúng; A và B liên quan nhân quả.
Tư thế của bệnh nhân khi thụt tháo, nằm nghiêng bên trái, đầu gối bên phải co lại
Tư thế bệnh nhân khi đặt sonde tiểu thường là nằm ngữa, 2 chân co, đùi hơi giạng
Lượng nước bơm vào ngành phụ của sonde Foley trong trường hợp đặt sonde tiểu lưu sonde là 5 - 10 ml
(A) Khi tiến hành đặt sonde tiểu phải báo cho bệnh nhân biết rằng họ sẽ có cảm giác muốn tiểu trong suốt quá trình đặt sonde tiểu và sau đó một thời gian ngắn. VÌ VẬY (B) Phải trải một tấm nylon dưới mông bệnh nhân.
A, B đúng; A và B không liên quan nhân quả.
Sau khi đặt xông dạ dày cần ghi nhận và báo cáo những vấn đề:
1. Phản ứng của bệnh nhân đối với thủ thuật.
2. Đặc điểm của dịch dạ dày, giá trị pH.
3. Thời gian làm thủ thuật, loại ống xông.
4. Ống được kẹp hay đang nối với dụng cụ dẫn lưu.
Khi đặt ống xông dạ dày, bệnh nhân thường thở bằng miệng, để giảm tổi thiếu sự mất nước qua đường miệng nên chăm sóc miệng thường xuyên, mỗi 2 giờ/ lần.
Mục đích của rửa dạ dày:
3. Loại bỏ độc chất đường tiêu hoá trong trường hợp ngộ độc cấp đường uống.
4. Lấy dịch dạ dày để xét nghiệm độc chất giúp cho chẩn đoán nguyên nhân.
(A) Trước khi đặt xông dạ dày để rửa dạ dày trong trường hợp ngộ độc cấp đường uống nên tiến hành đặt nội khí quản VÌ (B) Bệnh nhân lú lẩn, hôn mê dễ hít dịch xúc rửa dạ dày vào phổi.
A đúng, B đúng; A, B liên quan nhân quả.
Khi rửa dạ dày trong trường hợp ngộ độc cấp, thể tích dịch mỗi lần đưa vào dạ dày khoảng 200-400 ml (10 ml/kg ở trẻ em)
Mục đích của đặt sonde dạ dày, NGOẠI TRỪ điều trị xuất huyết dạ dày ồ ạt.
Cách đo khoảng cách đặt ống sonde khi đặt sonde dạ dày từ cánh mũi đến dái tai rồi đến mũi ức
Khi đặt sonde dạ dày (giai đoạn đưa ống sonde qua lổ thực quản) để đầu bệnh nhân ở tư thế gấp cổ.
Các phương pháp dùng để kiểm tra ống sonde dạ dày đã được đặt vào dạ dày chưa:
1. Kiểm tra độ pH trong dịch dạ dày.
2. Đưa ống sonde vào chậu nước và quan sát xem có khí thoát ra không.
3. Bơm hơi qua ống xông dạ dày đống thời nghe bằng ống nghe.
4. Nếu ống sonde có nòng thì phương pháp tốt nhất là chụp X-quang.
Chống chỉ định hút dịch dạ dày là phình tĩnh mạch thực quản.
Yếu tố an toàn đầu tiên cần nhớ trước khi nối máy hút vào ống sonde dạ dày để hút là kiểm tra chức năng máy hút.
Loại ống sonde dạ dày dùng để rửa dạ dày trong trường hợp ngộ độc là: Ống sonde Faucher ở người lớn hoặc ống Levin ở trẻ em.
Tư thế bệnh nhân khi rửa dạ dày: Đầu thấp 200, nghiêng trái hoặc ngồi nếu bệnh nhân tỉnh.
(A) Trong rửa dạ dày, mất thăng bằng nước và điện giải là biến chứng thường gặp hơn ở trẻ em và người già. VÌ (B) Khả năng thăng bằng nước và điện giải kém hơn ở trẻ em và người già.
A đúng, B đúng; A, B liên quan nhân quả.
Khi đặt sonde dạ dày, dịch hút ra từ ống sonde có độ PH acid thì chắc chắn ống sonde đã vào dạ dày. Là đúng
Trẻ em uống nhầm dầu hoả thì luôn luôn có chỉ định rửa dạ dày. Là sai
Dịch để rửa dạ dày tốt nhất là nước muối sinh lý. Là sai
Một bà mẹ bồng đứa trẻ 5 tuổi vào trạm y tế vì trẻ uống nhầm thuốc trừ sâu phospho hữu cơ. Trạm trưởng nên đánh giá ngay các dấu hiệu sống, tiến hành các sơ cứu ban đầu nếu có thể, rồi chuyển ngay trẻ đến tuyến cao hơn.
Những YẾU TỐ giúp hạn chế biến chứng khi đặt xông dạ dày là người thực hiện có kinh nghiệm, bệnh nhân hợp tác tốt