Quiz: Top 40 câu hỏi trắc nghiệm Chương 2 môn Lịch sử đảng (có đáp án) | Đại học Văn Lang
Câu hỏi trắc nghiệm
Sự kiện mở đầu cho sự hoà hoãn giữa Việt Nam và Pháp sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là: Việt Nam và Pháp ký kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).
Phong trào mà Đảng đã vận động nhân dân thực hiện để chống nạn mù chữ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là bình dân học vụ.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, để gạt mũi nhọn tấn công của kẻ thù, Đảng đã tuyên bố tự giải tán vào ngày 25/11/1945 và lập ra Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin để tiếp tục công khai tuyên truyền đường lối của Đảng
Nội dung KHÔNG PHẢI là sự nhân nhượng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân đội và tay sai của Tưởng sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là: Cho Tàu kiểm soát đường sắt Vân Nam.
Phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là đánh chắc, tiến chắc.
Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm giải quyết nạn đói sau Cách mạng Tháng Tám 1945 là tăng gia sản xuất!
“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!”.
Đường lối kháng chiến chống Pháp “toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế” đề ra trong văn kiện: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946); Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh (8/1947); Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).
Để ghi nhận tinh thần chiến đấu quả cảm của nhân dân Nam Bộ sau ngày 23/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ phong tặng danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc” cho đồng bào miền Nam
Những câu thơ sau nói đến chiến thắng lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954): "Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm/ mưa dầm, cơm vắt/ Máu trộn bùn non/ Gan không núng, chí không mòn!"
Trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiến hành cuộc nghi binh chiến lược tại Đường 9 Khe Sanh (Quảng Trị).
Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị Paris từ năm 1969 đến năm 1973 là Nguyễn Thị Bình.
Tại kỳ họp đặc biệt của Quốc hội khóa III (9/1969) đã bầu Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Chiến thắng Núi Thành (5/1965) đã khẳng định Quân Giải phóng miền Nam dám đánh và đánh thắng giặc Mỹ xâm lược
Từ thắng lợi của phong trào Đồng Khởi (1960), tổ chức chính trị đã ra đời ở miền Nam nhằm tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh chống đế quốc, tay sai là Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14 của Đảng (1/1968) đã đưa ra chủ trương: Tổng công kích – tổng khởi nghĩa vào tất cả các đô thị, dinh lũy của Mỹ - ngụy trên toàn miền Nam.
Ba thứ giặc được Hồ Chí Minh xác định trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (3/9/1945) là giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
Trong Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, Đảng đưa ra chủ trương độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế để đấu tranh với quân Tưởng
Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh phong quân hàm Đại tướng vào 20/1/1948.
Ngô Đình Diệm đã tuyên bố: “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17”
Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947 là: Làm phá sản kế họach “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc địch chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Sắc lệnh số 17/SL (8/9/1945) thành lập Nha Bình dân học vụ nhằm chăm lo công cuộc chống nạn mù chữ.
Ngày 23/9/1945, nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến với tinh thần “Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ”.
Khó khăn đe dọa trực tiếp đến nền độc lập của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là: Các thế lực đế quốc và phản động bao vây, chống phá.
Khó khăn đe dọa trực tiếp đến nền độc lập của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là: Các thế lực đế quốc và phản động bao vây, chống phá.
Mục tiêu chính của Mỹ khi thực hiện cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai (1972) là: Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Hội nghị Paris.
Chiến thắng Phước Long là cơ sở quan trọng để Đảng khẳng định: Khả năng quay lại của Mỹ không còn nữa; Thế và lực của quân đội Sài Gòn đã suy yếu rõ rệt; Khả năng tiến hành giải phóng Miền Nam có thể thực hiện với nhịp độ nhanh hơn, mạnh hơn.
Ý phản ánh KHÔNG ĐÚNG về khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là: Nhân dân từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước.
Tính chất của cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 - 1954 là dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1/1959) của Đảng mở đường cho sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi ở miền Nam đầu năm 1960
Đại hội III của Đảng (9/1960) xác định nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Hội nghị Trung ương lần thứ 16 của Đảng (4/1959) chỉ rõ: Ba nguyên tắc cần quán triệt trong suốt quá trình xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ.
Công cụ đắc lực nhất của đế quốc Mỹ khi tiến hành chính sách thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam là: Chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa II của Đảng (7/1954) đã chỉ rõ Đế quốc Mỹ đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương
“Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi đường phố là một mặt trận” thể hiện rõ nhất nội dung kháng chiến toàn dân trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng
Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với “Việt Nam hoá chiến tranh” là: Quân đội Việt Nam Cộng hòa là lực lượng chủ lực.
Nội dung của Hiệp định Paris năm 1973 có ý nghĩa nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam là: Mỹ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Mục đích chính của Đảng khi quyết định mở Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh trong năm 1968 là thực hiện một cuộc nghi binh chiến lược.
Mục đích chính của Đảng khi mở Chiến dịch Hòa Bình (12/1951) và Chiến dịch Tây Bắc Thu Đông (1952) là: Nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một phần vùng Tây Bắc, phá âm mưu lập “Xứ Thái tự trị” của thực dân Pháp.
Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) ở miền Bắc phải chuyển hướng vào năm 1965 vì phải đối phó với chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.