Quiz: TOP 40 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI MÔN LỊCH SỬ ĐỀ 11 NĂM 2025 (CÓ ĐÁP ÁN) | THPTQG
Câu hỏi trắc nghiệm
Cuối thế kỉ XIX, lực lượng tham gia chủ yếu cuộc khởi nghĩa Yên Thế: Nông dân
Một trong những nhân tố giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: tinh thần tự lực tự cường của các nước Tây Âu
Sự ra đời của tổ chức là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa (từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX) là: Tổ chức Thương mại Thế giới
Chiến thắng Ấp Bắc (1963) của quân dân miền Nam Việt Nam đã làm bước đầu phá sản một trong những chiến thuật của đế quốc Mĩ: Thiết xa vận
Trong nửa sau thế kỉ XX, quốc gia đã vươn lên trở thành một trong bốn “con rồng” của nền kinh tế châu Á: Xingapo
Hiệp định đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương: Giơnevơ (1954)
Năm 1950, quân dân Việt Nam đã chủ tiến công quân Pháp ở địa điểm: Đường số 4
Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, kinh tế miền Nam Việt Nam trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng: Tư bản chủ nghĩa
Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai 1919-1925, nhân dân Việt Nam có hoạt động: Đòi nhà cầm quyền trả tự do cho Phan Bội Châu
Tháng 2-1945, nguyên thủ các quốc gia Anh, Mĩ và Liên Xô đã có hoạt động: Tham dự Hội nghị Ianta
Trong phong trào giải phóng dân tộc (1939-1945), nhân dân Việt Nam tập trung thực hiện nhiệm vụ: Đấu tranh giành độc lập dân tộc
Đường lối đối ngoại của Liên Xô trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989): Duy trì hòa bình, an ninh thế giới
Trong quá trình thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã có hành động: Mở các cuộc phản công chiến lược
Định ước Henxinki (1975) có sự tham gia kí kết giữa Mĩ, Canađa và các nước: châu Âu
Trong những năm 1919 - 1923, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động: Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những quốc gia ở châu Phi đấu tranh chống thực dân Anh là: Ai Cập
Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, lực lượng đế quốc đã thay thế thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam: Mĩ
Ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là: dựa vào Nhật để đánh Pháp
Chiến dịch nằm trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: Huế - Đà Nẵng
Năm 1951, quốc gia kí Hiệp ước hoà bình Xan Phranxicô với Mĩ để chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh: Nhật Bản
Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm 1945-1946: Đấu tranh chống nội phản
Kết quả đạt được của nhân dân Việt Nam trong phong trào cách mạng 1930- 1931: Thành lập được chính quyền Xô viết
Sự kiện lịch sử thế giới đã ảnh hưởng đến sự tiếp nhận khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam những năm 1919-1930: Cách mạng tháng Mười Nga thành công
Nội dung có trong kế hoạch Rơve (1949) của thực dân Pháp ở Việt Nam: Thiết lập hành lang Đông - Tây
Nội dung nào sau đây là kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945): Các nước phát xít sụp đổ hoàn toàn
Điều kiện thuận lợi của nhân dân khu vực Mĩ latinh trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa
Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh: Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cách mạng Việt Nam tiếp thu luồng tư tưởng vô sản dựa trên cơ sở: Sự chuyển biến của các giai cấp
Tác động của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (1972) đến cách mạng Việt Nam: Góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ
Chính sách đối ngoại của Mĩ trong những năm 1945-1991 đạt được kết quả: Góp phần chia cắt bán đảo Triều Tiên
Bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ (1936-1939) được Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945): Huy động tổ chức quần chúng nhân dân tiến hành biểu tình thị uy giành chính quyền
Điểm khác biệt của hoạt động xây dựng hậu phương kháng chiến của nhân dân Việt Nam (1951-1953) với xây dựng căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám (1945): Xây dựng tiềm lực cho của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
Nhận xét đúng về thực tiễn 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc (1945-1975) ở Việt Nam: Kết hợp linh hoạt giữa phòng ngự và tiến công, nhất là tư tưởng tiến công
Phong trào giải phóng dân tộc (1939-1945) ở Việt Nam và phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc (những năm 90 của thế kỉ XX) ở Nam Phi có điểm khác biệt: Sử dụng phương thức chiến tranh du kích cục bộ
Nội dung thể hiện tính chất dân tộc của phong trào dân chủ (1936-1939) ở Việt Nam: Nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc, chống phong kiến
Điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930): Cách thức truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào Việt Nam
Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1960 và giai đoạn 1930-1931 có điểm tương đồng: Quần chúng nhân dân làm rung chuyển trận địa của chủ nghĩa đế quốc ở nông thôn
Thực tiễn phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925 ở Việt Nam cho thấy: bộ phận tiểu tư sản trí thức là lực lượng nòng cốt, đi đầu
Điểm tương đồng giữa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975): Là cuộc đấu tranh toàn diện chống các thế lực ngoại xâm
20 năm đầu thế kỉ XX, những chương trình khai thác thuộc địa ở Đông Dương của thực dân Pháp đều có tác động đến kinh tế - xã hội Việt Nam: Cơ cấu xã hội từng bước thay đổi, phân hoá giai cấp diễn ra