Quiz: TOP 40 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI MÔN LỊCH SỬ ĐỀ 15 NĂM 2025 (CÓ ĐÁP ÁN) | THPTQG
Câu hỏi trắc nghiệm
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) ở Việt Nam có sự tham gia của lực lượng: Văn thân, sĩ phu
Những năm 40 của thế kỉ XX, quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật của loài người: Mĩ
Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại: Khoa học gắn liền với kĩ thuật
Tình hình miền Nam Việt Nam ngay sau khi kí Hiệp định Giơnevơ (1954): Mĩ thay chân Pháp dựng chính quyền tay sai
Năm 2003, quốc gia đầu tiên ở châu Á có tàu cùng con người bay vào vũ trụ là: Trung Quốc
Chiến thắng quân sự của quân dân Việt Nam đã làm kế hoạch quân sự Nava của thực dân Pháp bị đảo lộn: Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954)
Sau ngày 2 - 9 - 1945, thế lực có mặt ở Việt Nam với tư cách quân Đồng minh giải giáp phát xít Nhật: Anh
Lĩnh vực được chọn là trọng tâm trong đường lối đổi mới (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam: Kinh tế
Trong thời kì 1919-1930, một trong những tổ chức là tiền thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam: Đông Dương Cộng sản đảng
Năm 1945, hội nghị quốc tế đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc: Xan Phranxixcô
Ngày 22 - 12 - 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ở Việt Nam theo sự chỉ đạo của: Nguyễn Ái Quốc
Năm 1957, quốc gia phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của nhân loại: Liên Xô
Lực lượng tham chiến trong chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968) của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam: Quân Hàn Quốc
Một trong những xu thế chính của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc: Các quốc gia điều chỉnh chiến lược tập trung phát triển kinh tế
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929) của thực dân Pháp tại Việt Nam, ngân hàng nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế: Đông Dương
Năm 1952, quốc gia ở châu Phi giành được độc lập: Libi
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (tháng 9-1960) đã thông qua văn kiện: Báo cáo chính trị
Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh ở Việt Nam đầu thế kỉ XX: Nâng cao dân trí, dân quyền
Ngày 30 - 4 - 1975, lá cờ cách mạng tung bay ở địa điểm báo hiệu sự toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mĩ: Dinh Độc Lập
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã khôi phục kinh tế nhờ vào sự viện trợ của quốc gia: Mĩ
Ngày 23 - 11 - 1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước thay thế cho tiền trước đây của Pháp là: Đông Dương
Các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930-1931) đã thực hiện chính sách chính trị: Thành lập toà án nhân dân
Phản ánh đúng tình hình nước Nga trước khi thực hiện Chính sách kinh tế mới (1921): Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng
Nội dung không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1945-1954): Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) bùng nổ ở Thái Bình Dương khi: quân Nhật bất ngờ tấn công căn cứ hải quân của Mĩ ở Trân Châu cảng
Tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Góp phần làm xói mòn trật tự thế giới hai cực Ianta
Nhiệm vụ nhân dân Việt Nam chưa thực hiện trong phong trào dân chủ 1936-1939: Giành độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất
Trong thời kì 1919-1929, về cơ bản kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu vì nguyên nhân: Phương thức sản xuất phong kiến vẫn tiếp tục được duy trì
Sự kiện được đánh giá là sai lầm về chiến lược của Nguyễn Văn Thiệu trong cục diện chiến trường miền Nam năm 1975: Cho rút quân khỏi Tây Nguyên về giữ Duyên hải Nam Trung bộ
Năm 1951, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ vì nguyên nhân: Nhật Bản không có quân đội thường trực
Phong trào cách mạng (1930 -1931), phong trào dân chủ (1936-1939) và phong trào giải phóng dân tộc (1939-1945) ở Việt Nam thực tế đều cho thấy quá trình: phân hóa và cô lập kẻ thù
Điểm tương đồng về phương hướng tiến công trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953-1954) và chiến dịch Tây Nguyên (1975) của quân dân Việt Nam: Đánh vào vị trí quan trọng mà kẻ đich sơ hở
Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) và cuộc kháng chiến chống Pháp (1945- 1954) đều góp phần thực hiện nhiệm vụ: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước
Cách mạng ở Ănggôla (1975) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) có điểm tương đồng: Thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc và quyền sống con người
Các Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm 1936, tháng 11 năm 1939, tháng 5 năm 1941 và tháng 3 năm 1945 có điểm tương đồng: Xác định kẻ thù trực tiếp, trước mắt, nguy hiểm nhất của cách mạng
Điểm mới của phong trào dân tộc dân chủ (1919-1930) so với phong trào yêu nước (cuối thế kỉ XIX) ở Việt Nam: Yêu nước gắn liền với xây dựng chế độ mới
So với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân (1975), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) ở miền Nam Việt Nam có điểm khác: Diễn ra đồng loạt trên toàn miền Nam, trọng tâm là ở đô thị
Nhận xét đúng về các tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam (1925- 1930): Có quá trình phân hoá, chuyển hoá, đấu tranh chống tư tưởng cục bộ trong thống nhất
Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) có điểm khác biệt so với phong trào dân tộc, dân chủ (1919-1930) ở Việt Nam: Thực hiện nhiệm vụ xây dựng chế độ dân chủ nhân dân
Thực tiễn các phong trào yêu nước Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930 đã khẳng định: sự chuyển biến mạnh mẽ về khuynh hướng cứu nước của dân tộc