Quiz: TOP 45 câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế vi mô Chương 5 ( có đáp án) | Đại học Thăng Long
Câu hỏi trắc nghiệm
Đặc điểm cơ bản của thị trường cạnh tranh độc quyền là: Mỗi doanh nghiệp chỉ có khả năng hạn chế ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm của mình; Có nhiều doanh nghệp sản xuất ra những sản phẩm có thể dễ thay thế cho nhau
Đặc điểm nào dưới đây không phải của thị trường cạnh tranh độc quyền: Sản phẩm của các hãng trong ngành là giống hệt nhau
Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền: Có sự tự do gia nhập và rời bỏ ngành
Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn là: Sản xuất tại MR = MC và dựa vào đường cầu để xác định giá bán
Đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền: Là đường cầu dốc xuống từ trái sang phải
Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có: Giá luôn lớn hơn chi phí cận biên
Trong dài hạn, khi lợi nhuận kinh tế dương trong một ngành cạnh tranh độc quyền: Các hãng mới sẽ gia nhập ngành và cầu đối với sản phẩm của các hãng cũ trong ngành sẽ giảm
Trong dài hạn, tất cả các hãng trong ngành cạnh tranh độc quyền thu được: Lợi nhuận kinh tế bằng 0
Trong dài hạn, hãng cạnh tranh độc quyền sẽ sản xuất một mức sản lượng tại đó giá bằng: Tổng chi phí bình quân
Trong dài hạn, hãng cạnh tranh độc quyền sẽ: Sản xuất sản lượng ít hơn mức ứng với ACmin
Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, tại điểm cân bằng dài hạn có: Doanh nghiệp đang sản xuất với quy mô thấp hơn mức tối ưu của xã hội; Mỗi doanh nghiệp đều tối đa hóa lợi nhuận nhưng chỉ hòa vốn (lợi nhuận kinh tế bằng 0); Sẽ không có thêm sự gia nhập ngành hoặc rời bỏ ngành nào nữa
Trong dài hạn, doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền sẽ sản xuất tại sản lượng có: Chi phí trung bình LAC chưa đạt cực tiểu
Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, lợi nhuận kinh tế trong dài hạn có xu hướng tiến tới bằng 0 vì: Thiếu các rào cản thị trường
Điều nào sau đây đúng về trạng thái cân bằng dài hạn trong thị trường cạnh tranh độc quyền: Lợi nhuận kinh tế bằng 0; Giá bán bằng chi phí trung bình; Doanh nghiệp đang sản xuất với qui mô nhỏ hơn qui mô hiệu quả của xã hội; Giá bán lớn hơn chi phí cận biên
Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, giá cân bằng dài hạn: Bằng chi phí trung bình dài hạn và Lớn hơn chi phí biên dài hạn
Điều nào sau đây đúng với thị trường cạnh tranh độc quyền: Doanh nghiệp đặt Giá bán lớn hơn chi phí biên; Các doanh nghiệp có chút ít sức mạnh thị trường vì vậy gây ra khoản mất không; Trong ngắn hạn doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có thể thu được lợi nhuận, có thể hòa vốn hoặc có thể thua lỗ; Trong dài hạn, tại mức sản lượng tối ưu của DN chi phí bình quân chưa đạt giá trị tối thiểu
Một điểm khác biệt giữa cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền là: Trong cạnh tranh độc quyền, sản phẩm giữa các hãng có chút ít sự khác biệt; Các hãng trong ngành cạnh tranh độc quyền có chút ít sức mạnh thị trường
Điều nào sau đây là điểm khác biệt giữa cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo: Các doanh nghiệp cạnh tranh là người chấp nhận giá còn các doanh nghiệp trong cạnh tranh độc quyền có thể tác động tới giá nhưng không nhiều; Trong ngắn hạn các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền tối đa hóa lợi nhuận tại chi phí biên bằng với doanh thu biên còn trong cạnh tranh hoàn hảo tại giá bằng chi phí biên; Trong dài hạn, cạnh tranh hoàn hảo sản xuất tại quy mô hiệu quả của xã hội và chi phí bình quân là thấp nhất còn cạnh tranh độc quyền sản xuất thấp hơn mức hiệu quả của xã hội và chi phí bình quân chưa đạt giá trị thấp nhất; Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường, còn doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có chút ít sức mạnh thị trường
Điểm giống nhau giữa thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh độc quyền là: Không có rào cản trong việc gia nhập thị trường; Trạng thái cân bằng dài hạn khi Lợi nhuận kinh tế bằng 0
Công suất dư thừa của các hãng cạnh tranh độc quyền được mô tả bởi thực tế là: Các hãng sản xuất mức sản lượng nhỏ hơn mức sản lượng có chi phí trung bình tối thiểu (mức sản lượng tại qui mô hiệu quả)
Hãng cạnh tranh độc quyền: Luôn sản xuất với công suất thừa vì không khai thác hết tính kinh tế của qui mô
Hãng cạnh tranh độc quyền gây ra phần mất không vì: Bán sản phẩm với giá lớn hơn chi phí cận biên và sản xuất mức sản lượng thấp hơn mức xã hội mong muốn
Quảng cáo là thuộc tính gắn liền với thị trường nào? - Cạnh tranh độc quyền
Sự gia nhập của DN mới vào thị trường gây ra ảnh hưởng ngoại hiện: Cả hai ảnh hưởng trên
Điểm giống nhau giữa doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền và doanh nghiệp độc quyền là: Mức sản lượng tối ưu đối với doanh nghiệp nhỏ hơn mức tối ưu của xã hội; Doanh nghiệp có sức mạnh thị trường và đều gây ra khoản mất không; Mức sản lượng tối ưu tại chi phí biên bằng doanh thu biên; Giá bán lớn hơn chi phí biên
Hãng độc quyền tập đoàn (độc quyền nhóm) có: Cản trở xâm nhập đáng kể
Ngành nào dưới đây là ví dụ điển hình về độc quyền nhóm: Ngành sản xuất ô tô
Đặc điểm nào dưới đây là của độc quyền nhóm: Các hãng tương đối lớn so với quy mô của thị trường; Các hãng sản xuất các sản phẩm khác biệt hoặc giống nhau
Trong mô hình Cournot về độc quyền nhóm: Hai hãng sản xuất sản phẩm giống nhau; Chi phí của các hãng giống nhau; Hai hãng ra quyết định về mức sản lượng mình sẽ sản xuất cùng một lúc.
Trong mô hình Cournot về độc quyền tập đoàn, điều nào sau đây là sai: Hai hãng sản xuất sản phẩm khác nhau; Quyết định sản lượng của các hãng được đưa ra vào các thời điểm khác nhau
Trong mô hình Cournot về độc quyền tập đoàn: Các hãng ra quyết định về mức sản lượng của mình cùng một lúc; Khi lựa chọn sản lượng của mình, mỗi hãng đều coi sản lượng của đối thủ là cố định; Tổng sản lượng của thị trường ở cân bằng Cournot lớn hơn sản lượng cân bằng cấu kết
Cân bằng Cournot xảy ra: Khi Các hãng ra quyết định cùng một lúc và mỗi hãng đều phải tính đến hành động của các hãng kia; Cân bằng Cournot xảy ra tại Giao điểm của hai đường phản ứng
Các doanh nghiệp độc quyền nhóm hợp tác công khai hình thành nên một tổ chức hoạt động theo phương thúc của một doanh nghiệp: Độc quyền hoàn toàn
So với trường hợp không cấu kết thì Khi các DN độc quyền nhóm cấu kết công khai với nhau: Sản lượng sản xuất sẽ giảm, giá bán sẽ tăng và lợi nhuận sẽ tăng
So với trường hợp cấu kết thì Khi các DN độc quyền nhóm không cấu kết với nhau: Sản lượng sản xuất sẽ tăng, giá bán sẽ giảm và lợi nhuận sẽ giảm
Trong mô hình Cournot, Khi các DN trong thị trường độc quyền nhóm không cấu kết với nhau thì: Mỗi doanh nghiệp sẽ hành động theo nguyên tắc tối đa lợi ích cho chính mình song mức lợi nhuận thu được không lớn bằng mức lợi nhuận có được khi cấu kết
Trong mô hình Stackelberg về độc quyền tập đoàn: Một hãng ra quyết định về mức sản lượng sản xuất của mình trước.
Trong mô hình Stackelberg, điều nào sau đây đúng: Người đi trước ra quyết định về sản lượng của mình, cho rằng mức sản lượng đó không bị ảnh hưởng của mức sản lượng của đối thủ, nhưng lại có ảnh hưởng đến sản lượng của đối thủ
Trạng thái cân bằng Stackelberg xảy ra khi: Một hãng ra quyết định sản lượng trước dựa vào phản ứng của các hãng kia
Khi 2 hãng ra quyết định sản lượng một cách đồng thời có tính đến phản ứng của hãng kia thì hai hãng đang quyết định theo mô hình: Cournot
Khi một hãng đưa ra quyết định sản lượng trước rồi hãng kia đưa ra sau thì 2 hãng đang quyết định theo mô hình: Stackelberg
Trong mô hình Cournot, cân bằng Cournot cho biết mức sản lượng của mỗi hãng được xác định thông qua hành vi: Các hãng không cấu kết với nhau và mỗi hãng phải xem xét hàng động của hãng kia
Khi sản phẩm của các doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm có sự phân biệt nhau (khác nhau) thì các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh với nhau bằng: Giá cả
Trong trường hợp các hãng trong thị trường độc quyền nhóm cạnh tranh với nhau bằng giá thì điều nào sau đây đúng: Sản phẩm của các hãng có sự khác nhau; Mỗi hãng xác định giá của mình trên cơ sở tính đến phản ứng của các đối thủ cạnh tranh; Các doanh nghiệp cũng có thể cấu kết hoặc không cấu kết với nhau; Các quyết định sản xuất của các hãng được đưa ra cũng dựa trên mô hình Cournot
Một điểm khác biệt giữa độc quyền tập đoàn và cạnh tranh độc quyền là: Ngành độc quyền tập đoàn có ít hãng hơn so với cạnh tranh độc quyền