Quiz: Top 56 câu hỏi trắc nghiệm Chương 4 Lý thuyết sản xuất - Chi phí sản xuất môn Kinh tế vi mô(có đáp án) | Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi trắc nghiệm
Năng suất biên (sản phẩm biên) MP của mỗi một yếu tố sản xuất biến đổi đó là: Số lượng sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi
Năng suất trung bình của một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi đó là: Số lượng sản phẩm bình quân được tạo ra bởi 1 đơn vị yếu tố sản xuất đó.
Định luật năng suất biên giảm dần gồm có 3 giai đọan. Đặc điểm năng suất biên giảm dần và dương nằm ở giai đoạn 2
Đường đẳng lượng diễn tả: Những phối hợp khác nhau giữa 2 yếu tố sản xuất cùng tạo ra mức sản lượng như nhau.
Đặc điểm của các đường đẳng lượng: Dốc xuống về phía tay phải; Không cắt nhau; Mặt lồi hướng về gốc tọa độ
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) thể hiện: Độ dốc của đường đẳng lượng
Một đường đẳng phí cho thấy: Những phối hợp giữa các yếu tố sản xuất mà với chi phí sản xuất nhất định xí nghiệp có thể thực hiện được.
Hệ số góc của đường đẳng phí chính là: Tỷ số giá cả của 2 yếu tố sản xuất.
Giả sử năng suất trung bình của 5 công nhân là 10. Nếu năng suất biên của công nhân thứ 6 là 12. Lúc đó: Năng suất trung bình đang tăng
Giả sử tại mức đầu vào hiện tại, xí nghiệp tính được MRTS là 3 (với vốn biểu diễn trên trục tung và lao động biểu diễn trên trục hoành): Năng suất biên của lao động = 3 lần năng suất biên của vốn.
Nếu đường đẳng lượng là một đường thẳng thì: Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên không đổi.
Khi có sự kết hợp tối ưu của 2 yếu tố sản xuất. Tại đó: Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên bằng tỷ số giá cả của 2 yếu tố sản xuất; Hệ số gốc của đường đẳng phí và đường đẳng lượng bằng nhau
Một hàm số thể hiện số sản phẩm tối đa mà xí nghiệp sản xuất ra trong mỗi đơn vị thời gian tương ứng với mỗi cách kết hợp các yếu tố sản xuất được gọi là: Một hàm số sản xuất
Khi năng suất trung bình giảm, năng suất biên sẽ: Vượt qua năng suất trung bình
Nếu tất cả các yếu tố sản xuất khác cố định về số lượng. Tổng sản lượng tăng thêm do sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi gọi là: Năng suất biên
Mức sản lượng tối ưu ứng với một quy mô sản xuất có hiệu quả là quy mô sản xuất tại đó: AC min
Khi chi phí trung bình tăng dần theo sản lượng thì: Chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình
Trong ngắn hạn xí nghiệp có thể thay đổi sản lượng bằng cách: Thay đổi yếu tố sản xuất biến đổi
Trong dài hạn để sản xuất một sản phẩm có chi phí thấp nhất, các xí nghiệp sẽ thiết lập: Quy mô sản xuất tối ưu tiếp xúc với đường LAC tại điểm cực tiểu của hai đường.
Đường LAC là: Tập hợp những điểm có chi phí trung bình thấp nhất có thể có ở mọi mức sản lượng khi xí nghiệp thay đổi quy mô sản xuất theo ý muốn.
Chi phí biên được định nghĩa: Chi phí bỏ ra thêm khi xí nghiệp tiêu dùng thêm một đơn vị sản phẩm
Quy mô sản xuất tối ưu là quy mô: Có điểm cực tiểu của đường SAC và LAC trùng nhau
Giá của yếu tố sản xuất B và chi phí sản xuất cho 1 sản phẩm là: PB = 60, C = 0,5
Hàm tổng chi phí ngắn hạn của một công ty được cho bởi phương trình: TC = 190 + 53Q. Trong đó Q và TC được tính 10.000 đơn vị. Vậy tổng chi phí cố định là: TFC = 190
Với hàm tổng chi phí trong ngắn hạn: TC = 190 + 53Q (Q và TC được tính 10.000 đơn vị). Nếu công ty sản xuất 100.000 đơn vị sản phẩm thì chi phí trung bình biến đổi và chi phí trung bình cho một sản phẩm: AVC = 53 , AC = 72
Một nhà sản xuất cần 2 yếu tố sản xuất K và L để sản xuất sản phẩm X. Hàm sản xuất cho bởi Q = 2K(L – 2). Vậy năng suất biên của K và L: MPK = 2L – 4 , MPL = 2K
Phương án sử dụng các yếu tố tối ưu: K = 12; L = 26
Với hàm sản xuất có dạng: Q = (K – 2)L. Nếu phương án sử dụng các yếu tố sản xuất tối ưu: K = 22, L = 10. Lúc đó tổng sản lượng tối đa sẽ là: Q = 200
Để lắp vào vị trí trống trên dây truyền sản xuất, bạn sẽ: Quan tâm đến năng suất biên hơn là năng suất trung bình; Dừng ngay việc thuê thêm công nhân nếu tổng sản lượng giảm
Nếu hàm sản xuất có dạng Q = 0,5K.L. Khi gia tăng các yếu tố đầu vào K và L cùng tỷ lệ thì: Năng suất tăng theo quy mô
Khi giá các yếu tố sản xuất đồng loạt tăng lên, sẽ làm: Dịch chuyển các đường chi phí trung bình lên trên
Đường mở rộng sản xuất là: Tập hợp các tiếp điểm giữa đường đẳng lượng và đường đẳng phí khi giá của 1 yếu tố sản xuất thay đổi
Hàm sản xuất Q = K2L là hàm sản xuất có: Năng suất (lợi tức) tăng dần theo quy mô
Chi phí sản xuất của một xí nghiệp TC = 76 đồng, giá yếu tố sản xuất A: PA = 8đ/đơn vị, giá yếu tố sản xuất B: PB = 4đ/đơn vị. Năng suất biên của 2 yếu tố sản xuất A và B trong giai đọan 2 như sau:
YTSXA (ĐVVT) | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
MPA (ĐVSP) | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 |
YTSXB (ĐVVT) | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
MPB (ĐVSP) | 5 | 4 | 3 | 2 | 1 |
Phối hợp tối ưu của 2 yếu tố sản xuất A và B để có chi phí sản xuất cho một sản phẩm thấp nhất.
Phối hợp tối ưu của 2 yếu tố sản xuất A và B để có chi phí sản xuất cho một sản phẩm thấp nhất là A = 6, B = 7
Đường đẳng phí có dạng: ; 500100L250K;
Trong ngắn hạn, khi sản lượng càng lớn loại chi phí nào sau đây càng nhỏ: Chi phí trung bình cố định
Đồ thị biểu diễn các đường đẳng lượng sau đây phản ánh: Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên không đổi; Lao động và vốn có thể hoàn toàn thay thế cho nhau
Chi phí trung bình để sản xuất 100 sản phẩm là 0,05 đồng/sản phẩm. Chi phí biến đối với tất cả sản phẩm A được sản xuất là 0,10 đồng. đối với 100 sản phẩm A, chi phí trung bình là: Tăng dần
Hàm tổng chi phí của một xí nghiệp sản xuất là: TC = (1/10)Q2 + 400Q + 3000.000 Vậy hàm chi phí trung bình AC là: AC = (1/10)Q + 400 + 3000.000/Q
Vậy hàm chi phí biên sẽ là: Không có câu nào đúng
Khi ta có định mức sản lượng của một hàm sản xuất và cho số lượng vốn và lao động thay đổi thì đường cong biểu diễn được gọi là: Đường đẳng lượng
Tổng chi phí sản xuất sản phẩm B là: TC = 400 +2Q + Q2. Vậy đường tổng chi phí biến đổi sẽ là: Q2 + 2Q
Tại mức sản lượng Q1 chi phí cố định trung bình giảm dần
Giả sử hàm chi phí biến đổi trung bình (AVC) được cho như sau: AVC = (1/10)Q + TVC 400. Vậy hàm tổng chi phí biến đổi: TVC = (1/10)Q
Tại điểm C trên đường tổng sản phẩm, có năng suất biên bằng 0
Giả sử năng suất biên của lao động là 3 và năng suất biên của vốn là 5. Nếu xí nghiệp tăng thêm 1 đơn vị lao động, nhưng muốn không thay đổi sản luợng đầu ra xí nghiệp nên: Sử dụng ít hơn 0,6 đơn vị vốn
Với hàm tổng chi phí sản xuất: TC = (1/10)Q2 + 400Q + 3.000.000. Nếu Q = 6.000 SP. Vậy chi phí biến đổi trung bình sẽ là: AVC = 1.000
Hàm số tổng chi phí sản xuất: TC = (1/2)Q2 + 200Q + 20.000. Ở mức sản lượng Q = 300 SP. Chi phí biên sẽ là MC = 500
Với hàm chi phí trung bình AC = Q + 4 + (4/Q) với mức sản lượng Q = 8, chi phí cố định trung bình là: AFC = 0,5
Đường chi phí biên (MC) đi qua điểm cực tiểu của đường chi phí trung bình (AC). Lúc đó: AC’ = 0
Trong ngắn hạn với mức sản lượng cần sản xuất, khi đã thiết lập quy mô sản xuất để có chi phí trung bình thấp nhất, tại mức sản lượng này sẽ có 2 đường chi phí cắt nhau và bằng nhau SAC và SMC
Số liệu về sản lượng và chi phí sản xuất trong ngắn hạn được cho như sau: Mức sản lượng nào được gọi là mức sản lượng tối ưu:
Q | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
TC | 25 | 35 | 41 | 45 | 47 | 49 | 52 | 57 | 65 | 79 | 100 |
Mức sản lượng nào được gọi là mức sản lượng tối ưu: Q = 8
Tại mức sản lượng thứ 10 của một xí nghiệp sản xuất có chi phí cố định trung bình là 2,5. Vậy tại mức sản lượng thứ 5 có chi phí cố định trung bình (AFC) là: AFC = 5
Số liệu về sản lượng và chi phí sản xuất trong ngắn hạn như sau:
Q | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
TC | 700 | 800 | 860 | 900 | 920 | 940 | 970 | 1020 | 1100 | 1260 | 1500 |
Ở mức sản lượng nào có chi phí biến đổi trung bình thấp nhất
Ở mức sản lượng Q = 8 có chi phí biến đổi trung bình thấp nhất
Vậy tại mức sản lượng thứ 10 chi phí cố định trung bình (AFC) sẽ là: AFC = 16
Sản lượng tối đa đạt được là: 202,5