Quiz: Top 60 câu hỏi trắc nghiệm môn Kế toán quản trị 1 (có đáp án) | Đại học Phenika
Câu hỏi trắc nghiệm
Bất cứ một tổ chức nào cũng có mục tiêu
Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận
Tối đa hoá lợi nhuận và tối đa hoá thu nhập cho chủ sở hữu là mục tiêu chính của doanh nghiệp
Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Các hoạt động doanh nghiệp bao gồm: Hoạt động kinh doanh; Hoạt động đầu tư; Hoạt động tài chính
Kế toán quản trị không thể thiếu đối với doanh nghiệp là nền kinh tế thị trường mà đặc trưng là tính cạnh tranh
Thông tin của kế toán quản trị cung cấp chủ yếu cho đối tượng bên trong doanh nghiệp
Thông tin của kế toán tài chính chủ yếu cung cấp cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp
Thông tin của kế toán quản trị cung cấp cho đối tượng bên trong doanh nghiệp để ra quyết định quản trị
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được tiến hành theo các chương trình định hướng trong các kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm và kế hoạch tác nghiệp để hoạt động đạt mục tiêu, đó là chức năng hoạch định
Những nguyên tắc đạo đức trong bao quát của IMA (Hiệp hội kế toán viên quản trị Hoa kỳ) bao gồm: trung thực, thẳng thắn, khách quan và trách nhiệm
Những nguyên nhân chính có thể làm cho các thông tin do kế toán quản trị cung cấp bị sai sự thật là: Sự ảnh hưởng của yếu tố vật chất và quyền lực; Sự thiếu hiểu biết, trình độ hạn chế của người làm kế toán quản trị; Do kinh nghiệm xử lý các vấn đề của nhà quản trị
Người làm kế toán quản trị không bắt buộc phải tuân theo những nguyên tắc và yêu cầu như kế toán tài chính do thông tin của kế toán quản trị không đòi hỏi chính xác tuyệt đối.
Vai trò của kế toán quản trị phục vụ chức năng ra quyết định là thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin liên quan đến các phương án kinh doanh giúp nhà quản trị lựa chọn phương án tối ưu nhất
Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán quản trị chủ yếu là nhà quản trị bên trong doanh nghiệp
Đặc điểm và yêu cầu thông tin cung cấp cho kế toán quản trị là: Hướng về tương lai, theo yêu cầu của nhà quản trị, đòi hỏi tính kịp thời cao
Vai trò của kế toán quản trị ở cấp độ quản trị cấp cao là dựa trên những thông tin đã được tổng hợp từ các nghiệp vụ, sự kiện đã xảy ra để đưa ra các quyết định trong ngắn hạn và dài hạn
Khi khối lượng hoạt động tăng làm tăng chi phí khả biến
Chi phí bao hàm cả 2 yếu tố khả biến và bất biến còn gọi là chi phí hỗn hợp
Kế toán quản trị chỉ quan tâm đến những chi phí nào thích hợp và sẽ bỏ qua các chi phí không thích hợp trong quá trình tính toán
Chi phí cơ hội là lợi ích bị bỏ qua khi quyết định lựa chọn giữa các phương án
Lợi ích cao nhất của một trong các dự án bị bỏ qua trở thành chi phí cơ hội của dự án được chọn
Chi phí cơ hội không được (hoặc chưa từng được) phản ánh trong sổ sách của kế toán tài chính
Chi phí chìm là những chi phí: Không được đề cập đến mà cần phải loại ra khi tính toán hiệu quả kinh tế của những dự án trong tương lai; Không thích hợp với việc xem xét để ra quyết định quản trị
Chi phí không thích hợp là những chi phí trong tương lai không có sự khác nhau giữa các phương án, chi phí chìm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: Chi phí cấu thành sản phẩm; Không bao gồm nguyên vật liệu gián tiếp hay nhiên liệu; Chi phí được tính thẳng vào đối tượng sử dụng
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là biểu hiện bằng tiền của những nguyên liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm và những loại nguyên vật liệu có tác dụng phụ trợ:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí
Câu đúng nhất: Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích theo lương và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất
Chi phí sản xuất chung trong các doanh nghiệp sản xuất là: Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng sản xuất
Sự kết hợp giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được gọi chung là chi phí ban đầu
Theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả hoạt động kinh doanh, chi phí được phân thành: chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ
Chi phí sản phẩm được chuyển sang kỳ sau là: sản phẩm đang còn tồn kho chờ bán
Chi phí thời kỳ được tính toàn bộ thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Một công nhân hiện đang có mức lương 6tr/năm quyết định nghỉ làm để đi học, thì ngoài tiền học phí mà anh ta phải đóng khi đi học mỗi năm, người công nhân này còn phải chịu phát sinh một khoản chi phí 12tr. Chi phí cơ hội trong trường hợp này là: 6.000.000
Cách phân loại chi phí chỉ ra chi phí gắn liền với mức độ hoạt động (số sản phẩm sản xuất ra, số km đi được, số h máy sử dụng…) là: phân loại theo cách ứng xử của chi phí
Chi phí hoa hồng bán hàng thuộc loại chi phí bán hàng
Đặc điểm của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo phương pháp trực tiếp thì định phí sản xuất chung được xem như chi phí: Chi phí thời kỳ; Chi phí sản xuất; Chi phí ngoài sản xuất
Biến phí được trình bày bằng phương trình Y = ax + b
Chi phí cấp bậc là chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động nhiều
Số dư đảm phí: Là phần còn lại sau khi lấy doanh thu trang trải cho biến phí; Trước tiên phải trang trải định phí, sau đó là hình thành nên lãi trước thuế và lãi vay; Không đủ trang trải định phí, doanh nghiệp sẽ bị lỗ
Trường hợp giá bán và biến phí không đổi là: SDĐP tăng = Sản lượng tiêu thụ tăng x SDĐP đơn vị
Nếu định phí đã được bù đắp: SDĐP tăng = Lợi nhuận tăng
Tỷ lệ số dư đảm phí bằng: tổng SDĐP chia cho tổng doanh thu; SDĐP đơn vị chia cho giá bán đơn vị
Trường hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm, sản phẩm có tỷ lệ SDĐP cao hơn sẽ tạo ra SDĐP lớn hơn, nên quyết định sản xuất sản phẩm đó vì sẽ giúp tăng lợi nhuận
Với một điều kiện như nhau, khi cùng tăng một lượng doanh thu, nếu sản phẩm hay dây chuyền sản xuất nào có tỉ lệ SDĐP cao thì lợi nhuận sẽ tăng cao hơn
Tỷ lệ SDĐP của sản phẩm X lớn hơn Tỷ lệ SDĐP của sản phẩm Y, cho nên muốn tăng doanh thu để có lợi nhuận tăng nhanh thì nên tăng doanh thu sản phẩm X
Sản phẩm X có tỷ lệ SDĐP là 50%, nếu tăng doanh thu 20.000.000 đ trong trường hợp: giá bán và biến phí không đổi, Định phí đã được bù đắp. Thì sản phẩm X làm cho lợi nhuận tăng: 10.000.000 đ
Biến phí có tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ SDĐP cao, nếu doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng nhanh và ngược lại
Biến phí có tỷ trọng lớn thì tỷ lệ SDĐP thấp, nếu doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng chậm và ngược lại
Đòn bẩy kinh doanh lớn thì tỷ lệ định phí cao
Đòn bẩy kinh doanh nhỏ thì tỷ lệ định phí thấp
Công ty có đòn bẩy kinh doanh cao thì lợi nhuận rất nhạy với sự thay đổi của doanh thu
Nếu định phí của một sản phẩm giảm và biến phí đơn vị giảm thì sẽ khiến cho số dư đảm phí tăng, điểm hoà vốn giảm
Trong phạm vi phù hợp, khi mức tiêu thụ đã vượt qua điểm hoà vốn, nếu số dư đảm phí tăng, lợi tức hoạt động kinh doanh tăng bằng đúng mức tăng của doanh thu so với doanh thu hoà vốn
Chiến lược khả thi nhất để giảm điểm hoà vốn là giảm định phí và tăng SDĐP
Mục đích của việc phân tích mối quan hệ Chi phí-Khối lượng-Lợi nhuận là: Qua đó xem xét được mối quan hệ giữa giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu hàng bán, biến phí, định phí và lợi nhuận; Khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp và là cơ sở để đưa ra các quyết định; Giúp sinh viên nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành biến phí và định phí
Số dư đảm phí và số lượng sản phẩm tiêu thụ có mối quan hệ: Nếu số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng một lượng, thì số dư đảm phí tăng thêm một lượng bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng thêm nhân với số dư đảm phí đơn vị; Nếu số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm một lượng, thì số dư đảm phí giảm xuống một lượng bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm xuống nhân với số dư đảm phí đơn vị
Nhược điểm khi sử dụng số dư đảm phí để thấy được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận là: Không giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát toàn doanh nghiệp khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm; Làm cho nhà quản trị dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định
Phép phân tích mối quan hệ C – V – P sẽ không còn đúng nữa nếu mối quan hệ biến động của chi phí, sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận được giả định là quan hệ tuyến tính trong phạm vi xem xét