Quiz: Top 68 câu hỏi trắc nghiệm Chương 2 Cung cầu và giá cả thị trường môn Kinh tế vi mô(có đáp án) | Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi trắc nghiệm
Với những điều kiện khác không đổi, khi giá cả hang hóa, dịch vụ tăng lên thì lượng cầu sẽ: Giảm xuống
Trong điều kiện giá cả không đổi, đường cầu dịch chuyển là do tác động của các nhân tố: Thu nhập dân cư; Sở thích, thị hiếu; Giá cả sản phẩm thay thế.
Nhu cầu lắp đặt điện thoại thay đổi trong trường hợp sau đây là do: Thu nhập công chúng tăng lên
Đường cầu theo giá của mặt hàng gas dịch chuyển sang phải là do: Giá dầu hỏa tăng mạnh
Khi giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng lên trong những điều kiện khác không đổi thì lượng cung của hàng hóa và dịch vụ sẽ: Tăng lên
Trong mùa vụ 94 – 95 lượng mía đường cung ứng thay đổi trong trường hợp sau đây là: Do lũ lụt cuối năm 94
Đường cung theo giá của mặt hàng nước ngọt pepsi dịch chuyển sang trái là do: Chính phủ quyết định tăng thuế cho mỗi sản phẩm
Câu sai trong những câu sau là: Với mức giá mặt hàng vải không đổi, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên sẽ làm đường cầu mặt hàng này dịch chuyển sang trái
Câu đúng trong các câu sau là: Bếp gas và gas là hai mặt hàng bổ sung cho nhau
Hệ số co dãn cầu theo giá của mặt hàng xi măng: Ed = - 0,7 nghĩa là: Giá giảm 10% lượng cầu tăng 7%
Hệ số co giãn cầu theo giá mặt hàng máy lạnh là – 2 nghĩa là: Giá tăng 10% lượng cầu giảm 20%
Giá sản phẩm A tăng lên dẫn đến phần chi tiêu cho sản phẩm A tăng lên. Sản phẩm A có hệ số co dãn: |ED| < 1
Khi thu nhập tăng lên dẫn đến lượng cầu của sản phăm Y tăng lên, trong những điều kiện khác không đổi. Sản phẩm Y thuộc nhóm hàng: Bình thường
Khi thu nhập tăng lên 20% dẫn đến khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng lên 10%, trong những điều kiện khác không đổi. Sản phẩm X thuộc nhóm hàng: Thiết yếu
Nếu hai sản phẩm A và B là 2 sản phẩm bổ sung thì hệ số co dãn chéo có EAB < 0
Mặt hàng A là hàng thông thường, đường cầu theo giá của A dốc xuống về phía tay phải
Độ co dãn cầu theo giá đo lường: Độ nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi của giá cả
Khi một hàng hóa co độ co dãn cầu theo giá là đơn vị, khoản chi tiêu của người tiêu dùng không thay đổi khi giá cả hàng hóa giảm
Khi cầu theo giá hàng hóa co dãn ít, khoản chi tiêu của người tiêu dùng tăng khi giá tăng
Do nhiều người từ tỉnh nhập cư vào TP. Hồ Chí Minh, kết quả là đường cầu mặt hàng gạo ở TP. Hồ Chí Minh dịch chuyển sang phải
Hàng hóa có độ co dãn của cầu theo thu nhập thấp nhưng dương là: Bảo hiểm y tế
Khi chính phủ đánh thuế theo sản lượng đối với mặt hàng X phần lớn tiền thuế là người tiêu thụ chịu. Vậy mặt hàng X có tính chất co dãn cầu theo giá: Co dãn ít
Cầu mặt hàng Y theo giá là co dãn nhiều. Khi chính phủ đánh thuế theo sản lượng: Phần lớn tiền thuế do nhà sản xuất chịu
Độ co dãn của cầu theo giá được xác định theo công thức (?Q/?P) x (P/Q)
Hai mặt hàng A và B có hệ số co dãn chéo là dương. Vậy hai hàng hóa đó là: Hàng thay thế
Trong trường hợp cầu co dãn ít, khi giá cả giảm sẽ làm tổng doanh thu của xí nghiệp giảm xuống
Hệ số co dãn cung theo giá của ximăng là 1,5. Vậy có nghĩa là: Giá tăng 10% lượng cung tăng 15%
Trong điều kiện giá cả không đổi, do chính phủ giảm thuế đã làm lượng cung của thép tăng lên, lúc đó đường cung của thép dịch chuyển sang phải
Khi giá cả của mặt hàng X tăng từ 5 lên 8, lượng cầu giảm từ 100 xuống 80. như vậy cầu của X là: Co dãn ít
Sản phẩm thuộc nhóm: Hàng xa xí phẩm
2 sản phẩm X và Y có mối quan hệ bổ sung
Giả sử lượng cầu thị trường của hàng X được cho bởi hàm số: Q = 120 -2P. Nếu giá của X = 10, hệ số co dãn của cầu theo giá là: – 0,2
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm A: P = - Q/2 + 50. Tại mức giá P = 15, cầu có tính chất co dãn ít
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm B: P = - (1/2)Q + 60. Ở mức giá nào, cầu của X sẽ hoàn toàn không co dãn P = 0
Thị trường chợ đen xuất hiện khi: Chính phủ ấn định mức giá tối đa
Giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường P = 30 Q = 20
Nếu giá sản phẩm trên thị trường là 20 đồng/SP chính phủ đánh thuế 5đ/SP, giá trên thị trường là 23 đồng/SP. Vậy: Cầu co dãn ít so với cung
Khi thu nhập giảm, các yếu tố khác không đổi, giá cả và số lượng cân bằng trên thị trường sẽ: Giá thấp hơn và lượng cân bằng nhỏ hơn
Tác động thay thế sẽ làm cầu hàng A: Không có câu nào đúng
Người tiêu dùng được hưởng lợi ích nhiều hơn từ khoản trợ cấp của chính phủ trong trường hợp: Cầu co dãn ít hơn so với cung
Thông thường, khi chính phủ định mức giá tối đa sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa trên thị trường
Hàm số cầu thị trường của sản phẩm Z như sau P = (-1/2)Q + 40. Với mức giá P = 30, để tăng tổng doanh thu, xí nghiệp sẽ quyết định: Giảm giá
Nếu chính phủ ấn định mức giá P = 18 đồng/SP và cam kết mua hết số lượng sản phẩm dư thừa. Vậy số tiền chính phủ cần bỏ ra: 162
Những hệ số nào là hệ số co dãn cầu theo giá của X, Y, Z: – 2; - 0,6; -3
Khi chính phủ kiểm soát giá cả của hàng hóa làm cho giá hàng hóa cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường. Chỉ có một số người bán có thể tìm được người mua sản phẩm của mình
Nếu chính phủ quy định thuế là 2 đồng/SP, thì giá cả và sản lượng cân bằng mới: P = 47/3 Q = 26/3
Yếu tố không phải là yếu tố quyết định lượng cung là: Mức thu nhập
Giá cả mặt hàng bột giặt là 5.000 đồng/kg. Khi chính phủ đánh thuế 500 đồng/kg, giá trên thị trường là 5.500 đồng/kg. Vậy tính chất co dãn cầu theo giá của hàng bột giặt không co dãn hoàn toàn
Khi chính phủ áp dụng mức giá sàn (giá tối thiểu) thông thường trên thị trường sẽ có tình trạng: Dư thừa hàng hóa
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá cả các yếu tố sản xuất tăng lên, thì giá cả và số lượng cân bằng trên thị trường sẽ thay đổi như sau: Giá tăng lên và sản lượng cân bằng giảm xuống
Lượng cung nông sản trên thị trường là 40. Vậy mức giá cân bằng trên thị trường là: P = 20
Tại điểm cân bằng có hệ số co dãn cầu theo giá: ED = - 2
Hàm số cầu thị trường có dạng P = - Q + 120
Khi giá hàng Y: PY = 4 lượng cầu hàng X: QX = 10 và khi PY = 6 thì QX = 12 với các yếu tố khác không đổi. Vậy X và Y có mối quan hệ thay thế
Thị trường sản phẩm Z đang cân bằng ở mức giá P = 15, Q = 20. Tại điểm cân bằng có hệ số co dãn cầu theo giá ED = - 1/2. Vậy hàm số cầu thị trường của sản phẩm Z sẽ là: P = - (3 /2)Q + 45
Sự kiểm soát giá cả của chính phủ làm cho giá xăng giảm thấp hơn giá cân bằng: Sẽ làm thặng dư tiêu dùng tăng.
Thị trường địa phương có 10.000 người đàn ông và 10.000 người đàn bà. Nếu như họ định giá là 6 thì 25.000 chai dầu gội đầu được mua
Tại mức giá cân bằng thặng dư của người tiêu dùng là 18.000
Hãng General Motors ước lượng cầu thị trường nội địa về xe mới nhất là Q = 30.000 – 0,5P, cầu xuất khẩu QX = 25.000 – 0,5P. Tổng cầu thị trường sẽ là một: Đường thẳng có độ dốc: - 1
Hệ số co dãn chéo có ý nghĩa thực tế là dùng để: Xác định phạm vi ranh giới của một ngành sản xuất
Thị trường của một loại hàng hóa đang cân bằng với mức giá P = 80, Q = 40. Tại điểm cân bằng có hệ số co dãn của cung ES = 2. Vậy hàm số cung có dạng: P = Q + 40
Hệ số co dãn cầu theo thu nhập có ý nghĩa thực tiễn là: Dự đoán lượng cầu hàng hóa thay đổi bao nhiêu khi thu nhập của công chúng thay đổi 1%.
Khi chính phủ đánh thuế 10 đồng/SP. Điểm cân bằng mới có mức giá và lượng: Không có câu nào đúng
Khi chính phủ quy định giá tối đa đối với mặt hàng A, sẽ dẫn đến tình trạng: Sự rời bỏ của các xí nghiệp trong ngành A
Nếu với mức giá cân bằng P = 18 thì hàm số cung có dạng P = Q + 5
Việc chính phủ quy định mức giá mua tối thiểu cao hơn giá thị trường chính là biện pháp trợ cấp đầu ra
Biện pháp trợ cấp chính phủ cho người sản xuất có tác dụng dịch chuyển đường cung sang phải
Hiên tượng không làm dịch chuyển đường cầu là: Sự thay đổi giá cả của bản thân mặt hàng đó