Quiz: Top 69 câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử đảng (có đáp án) | Đại học Văn Lang
Câu hỏi trắc nghiệm
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức nêu ra là từ năm 1991.
Thân phụ Nguyễn Sinh Sắc làm lễ “vào làng” cho Sinh Cung với tên mới là Nguyễn Tất Thành vào năm 1901
Quốc tế Cộng sản thành lập tháng 3-1919.
Cuối tháng 7-1945, tại lán Nà Nưa (Nà Lừa), Võ Nguyên Giáp là người được Hồ Chí Minh trực tiếp truyền đạt chỉ thị sau: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho được độc lập”.
Lý luận về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh được thể hiện chủ yếu trong thời kỳ 1945 – 1969
Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Ái Quốc ở lớp nghiên cứu sinh do Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa mở vào năm 1937 là đề tài “Cách mạng ruộng đất ở Đông Nam Á”.
Hồ Chí Minh đã vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng trong thời kỳ 1930 - 1941.
Bản chất của chủ nghĩa đế quốc “là một con đỉa có một vòi cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”. Luận điểm này được trích trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) của Hồ Chí Minh
Tháng 12-1944, Hồ Chí Minh triệu tập một số cán bộ về Pác Bó (Cao Bằng) để phổ biến chủ trương thành lập "Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân". Người đã được Hồ Chí Minh chỉ định đảm nhiệm công tác này là Võ Nguyên Giáp.
Tư tưởng về cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh hình thành cơ bản trong thời kỳ 1920 - 1930.
Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của học thuyết của Khổng Tử là đề cao sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.
Từ tháng 10/1934 đến hết năm 1935, khi học ở trường Quốc tế Lênin, Hồ Chí Minh lấy tên là Lin.
Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Trong những tiền đề tư tưởng – lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, tiền đề quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh là Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Hồ Chí Minh xem "kẻ địch to" trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là thói quen và truyền thống lạc hậu.
“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” nói lên quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc là độc lập dân tộc gắn liền với hòa bình, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
“Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào” nói lên quan điểm độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để.
Hồ Chí Minh xem "kẻ địch rất nguy hiểm" trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là Chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc.
Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là: Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc; Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
Trong thời đại mới, theo Hồ Chí Minh cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là: Độc lập gắn với hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; Độc lập gắn với quyền dân tộc tự quyết và sự tự do, hạnh phúc của nhân dân; Độc lập trên tất cả các mặt.
Theo Hồ Chí Minh, động lực lớn của đất nước là chủ nghĩa yêu nước chân chính.
Chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” được ghi nhận trong văn kiện Chánh cương vắn tắt của Đảng của Hồ Chí Minh
“Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.” Câu trên được Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm Di chúc (1969).
Theo Hồ Chí Minh, để việc thực thi pháp luật có hiệu quả thì cần chú trọng đến vấn đề nâng cao dân trí.
Theo Hồ Chí Minh, nền tảng cơ bản nhất quyết định sự lãnh đạo tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam là Đảng đáp ứng nhu cầu tất yếu của xã hội Việt Nam
Theo Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa hoạt động của Đảng với Hiến pháp và pháp luật là Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận Dân tộc thống nhất là tổ chức của các tầng lớp nhân dân.
Hồ Chí Minh đã giương cao ngọn cờ hòa bình trong công lý khi đoàn kết giữa cách mạng Việt Nam với các lực lượng tiến bộ trên thế giới
Theo Hồ Chí Minh, các đảng cộng sản khi muốn tăng cường đoàn kết quốc tế phải chống: Chủ nghĩa sôvanh; Chủ nghĩa vị kỷ dân tộc; Chủ nghĩa cơ hội.
Câu trả lời đúng nhất với tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là: Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược
Lực lượng nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là giai tầng công nhân, nông dân và lao động trí óc.
Luận điểm của Hồ Chí Minh là: Lao động tất cả các nước, đoàn kết lại.
Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận Dân tộc thống nhất phải dựa trên cơ sở đảm bảo lợi lích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
Một điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải có niềm tin vào nhân dân
Theo Hồ Chí Minh, mẫu số chung để quy tụ các tầng lớp, giai cấp, đảng phái, tôn giáo, dân tộc vào trong Mặt trận dân tộc thống nhất là độc lập, tự do của dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh, một điều kiện để có thể tập hợp, đoàn kết rộng rãi được mọi lực lượng trong nước là phải có lòng khoan dung, độ lượng.
Hồ Chí Minh đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội khi đoàn kết giữa cách mạng Việt Nam với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
Hồ Chí Minh đánh giá: Nhân dân ta đã đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để làm nên thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Hồ Chí Minh đánh giá: Nhân dân ta đã đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để làm nên thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Trong xây dựng các giá trị, chuẩn mực đạo đức mới và chống các biểu hiện, hành vi vô đạo đức, theo Hồ Chí Minh, cần phải lấy XÂY làm trọng tâm.
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là: Mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí…
Quan điểm không phải của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới là nói ít làm nhiều.
Câu nói của Hồ Chí Minh là: "Quan sơn muôn dặm một nhà, Bốn phương vô sản đều là anh em!"; "Lọ là thân thích ruột rà, Công nông thế giới đều là anh em"; "Quan sơn muôn dặm một nhà, Vì trong bốn biển đều là anh em".
Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người tốt, những cán bộ tốt.
“Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”.
Quan điểm xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc được Hồ Chí Minh nêu ra vào năm 1960
Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội thể hiện trước hết ở yếu tố: Thể hiện bằng giá trị đạo đức cao đẹp, phẩm chất của những người cộng sản ưu tú; Thể hiện bằng tấm gương sống, hành động và chiến đấu cho lý tưởng XHCN thành hiện thực.
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân đưa đến hệ quả: mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm.
Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh đến vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng khi khẳng định: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”
Hồ Chí Minh xem xét CHÍNH ở ba mặt: Mình đối với mình, đối với người, đối với công việc
Trong Thư gửi thanh niên (1965), Hồ Chí Minh viết: “Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng, trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng ánh thắng”.
Câu nói của Hồ Chí Minh là: Kẻ tham lam là có tội với nước, với dân
Câu nói: "Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng" là của Lý Tự Trọng.
Vì lợi ích chung, không vì tư lợi, không chút thiên vị, phải công tâm, luôn đặt lợi ích của Đảng, nhân dân và dân tộc lên trên hết là thể hiện phẩm chất chí công vô tư theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Theo Hồ Chí Minh, muốn cho chữ CẦN có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc
Định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh đã khắc phục được quan niệm phiến diện: Đồng nhất văn hóa với văn học nghệ thuật; Đồng nhất văn hóa với học vấn; Coi văn hóa là hiện tượng thuần túy tinh thần.
Hồ Chí Minh xem con người là mục tiêu của cách mạng và mục tiêu này được Người cụ thể hóa trong 3 giai đoạn cách mạng (giải phóng dân tộc - xây dựng chế độ dân chủ mới - tiến lên chủ nghĩa xã hội).
Quan điểm: "Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau" được Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm Di chúc (1965-1969).
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức mới phải được tiến hành: Phù hợp với từng lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp; Phù hợp với từng môi trường khác nhau; Phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp.
Nội dung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh gồm: Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ quốc; Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng; Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
Định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh đã khắc phục được quan niệm phiến diện: Đồng nhất văn hóa với văn học nghệ thuật; Coi văn hóa là hiện tượng thuần túy tinh thần; Đồng nhất văn hóa với học vấn.
Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người tốt, những cán bộ tốt.
Theo Hồ Chí Minh, tinh thần quốc tế trong sáng được hiểu là: Tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản; Tinh thần đoàn kết với tất cả những người tiến bộ trên thế giới; Tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức.
Hồ Chí Minh xác định đạo đức là gốc của người cách mạng, vì: Đạo đức cách mạng là sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội; Có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang; Đạo đức cách mạng là thước đo lòng cao thượng của con người.
Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh đến vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng khi khẳng định: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
“Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”
“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là Chủ nghĩa Lênin”.