Quiz: TOP 75 câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế vi mô Chương 3 ( có đáp án) | Đại học Thăng Long
Câu hỏi trắc nghiệm
Điều nào sau đây là đúng trong dài hạn đối với doanh nghiệp: Không tồn tại chi phí cố định; Tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi; Qui mô sản xuất của doanh nghiệp thay đổi.
Một doanh nghiệp đang sử dụng 3 yếu tố đầu vào là lao động (L), tư bản (K) và tài nguyên (N). Doanh nghiệp này được cho là đã thay đổi được qui mô sản xuất khi: Thay đổi được L, K và N.
Tính kinh tế không đổi theo qui mô có nghĩa là khi sản lượng tăng lên thì: Chi phí trung bình dài hạn không đổi
Hãng có tính kinh tế theo qui mô có nghĩa là một sự gia tăng trong sản xuất (sản lượng tăng lên ) dẫn đến: Sự giảm xuống của chi phí trung bình dài hạn
Một doanh nghiệp đang có tính phi kinh tế theo qui mô tức là khi đó trong dài hạn: MC > AC
Một doanh nghiệp đang có tính kinh tế theo qui mô thì độ co giãn của chi phí theo sản lượng EC sẽ: Nhỏ hơn 1
Đường chi phí trung bình dài hạn LAC có dạng hình chữ U do: Năng suất tăng dần theo qui mô, sau đó giảm dần theo qui mô
Phi Hiệu quả đổi theo qui mô: Làm cho đường chi phí trung bình dài hạn dốc lên
Quá trình sản xuất có hiệu quả không đổi theo qui mô thì: Đường LAC là đường nằm ngang và trùng với đường LMC
Nếu tổng chi phí của việc sản xuất 10 đơn vị sản phẩm là 100 đơn vị tiền tệ, và chi phí cận biên của đơn vị sản phẩm thứ 11 là 8 đơn vị tiền tệ, thì doanh nghiệp này đang có tính: Kinh tế theo quy mô.
Giả định một nhà máy sản xuất kẹo có thể tăng gấp 3 sản lượng nhờ tăng gấp đôi các yếu tố sản xuất. Đây là ví dụ về: Hiệu quả tăng dần theo qui mô
Khi hãng tăng lượng đầu vào từ (2K,2L) lên (4K,4L) thì sản lượng đầu ra tăng từ 20 lên 45. Hàm sản xuất của hãng cho biết: Hiệu quả tăng dần theo qui mô (hiệu quả theo qui mô)
Nếu tất cả các yếu tố đầu vào tăng 10% và sản lượng đầu ra tăng nhỏ hơn 10%. Đây phải là trường hợp: Phi kinh tế theo qui mô
Trong các hàm sản xuất sau đây hàm sản xuất nào thể hiện tình trạng hiệu quả theo qui mô: Q = aK2 + bL2
Hàm sản xuất của doanh nghiệp có dạng Q = căn bậc hai của (L + 5K) .Trong dài hạn, nếu chủ doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào gấp đôi thì sản lượng Q sẽ: Tăng lên ít hơn 2 lần
Cho hàm sản xuất Q= K1/2 L1/2 . Đây là hàm sản xuất có:
Doanh thu biên là: Tổng doanh thu tăng thêm khi sản xuất và bán ra thêm một đơn vị sản phẩm; Sự gia tăng của tổng doanh thu chia cho sự gia tăng của sản lượng
Điều nào sau đây đúng khi nói về lợi nhuận kinh tế: Lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn lợi nhuận kế toán và có lợi nhuận kinh tế chắc chắn có lợi nhuận kế toán
Điều nào dưới đây đúng với cả độc quyền bán, cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo: Tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng có MR = MC
Khi một doanh nghiệp đạt đến mức sản lượng mà tại đó lợi nhuận cận biên bằng 0 thì doanh nghiệp này đang có: Tổng lợi nhuận đạt giá trị lớn nhất.
Doanh nghiệp đang sản xuất ở mức sản lượng có MR > MC thì mức sản lượng này: Nhỏ hơn mức sản lượng tối đa lợi nhuận.
Doanh nghiệp đang sản xuất ở mức sản lượng có doanh thu biên lớn hơn chi phí biên (hay lợi nhuận biên là một số dương). Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp nên: Tăng sản lượng
Đối với doanh nghiệp, khi tăng sản lượng tổng lợi nhuận bị giảm, cho biết: Doanh thu biên nhỏ hơn chi phí biên
Một doanh nghiệp đang sản xuất ở mức sản lượng có MR < MC (hay lợi nhuận biên là một số âm), để tăng lợi nhuận DN này nên: Giảm sản lượng
(Nhiều đáp án đúng) Trong các công thức sau đây, hãy chọn các công thức đúng: Lợi nhuận kế toán = doanh thu – chi phí kế toán; Lợi nhuận kế toán = Doanh thu – chi phí hiện; Lợi nhuận kinh tế = doanh thu – (chi phí hiện + chi phí Ẩn); Lợi nhuận kinh tế = lợi nhuận kế toán – Chi phí Ẩn; Chi phí kinh tế = chi phí hiện + chi phí Ẩn <thông cảm, web chỉ cho tick 1 đáp án đúng hoy ;-; >
Điều nào dưới đây không phải là đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Sản phẩm khác nhau và có những cản trở đáng kế đối với việc gia nhập ngành
Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra trong một thị trường có nhiều hãng, các hãng bán: Sản phẩm giống hệt nhau
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp là người: Chấp nhận giá thị trường
Nếu một hãng đối diện với đường cầu hoàn toàn co giãn đối với sản phẩm của nó (đường cầu là đường nằm ngang) thì: Doanh thu cận biên bằng với giá sản phẩm
Một DN cạnh tranh hoàn hảo không có khả năng tác động đến giá đối mặt với một: Đường cầu hoàn toàn co giãn và đường cầu nằm ngang
Một hãng cạnh tranh hoàn hảo chấp nhận giá là hãng: Phải giảm giá nếu muốn bán nhiều hơn
Điều nào sau đây đúng với 1 doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Một hãng cạnh tranh sẽ kiếm được lợi nhuận kinh tế khi MR > AC; Doanh nghiệp cạnh tranh có đường cung chính là một phần đường MC
Khi doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tăng sản lượng bán ra thì tổng doanh thu sẽ: Tăng
Đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh hoản hảo có đặc điểm: Là đường nằm ngang tại giá thị trường và đồng thời là đường doanh thu biên, doanh thu trung bình
Đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là đường nằm ngang tại mức giá thị trường, bởi vì: DN có thể bán bất kỳ sản lượng nào tại mức giá thị trường; DN không có sức mạnh thị trường; DN là người chấp nhận giá bán của thị trường
Đối với doanh nghiệp cạnh tranh, khi sản lượng thay đổi 1 đơn vị thì tổng doanh thu thay đổi một lượng bằng: Giá bán
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo chọn mức sản lượng tại đó: Doanh thu biên bằng chi phí biên và Chi phí biên bằng giá thị trường
Trong điều kiện nào dưới đây, một hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ kiếm được lợi nhuận kinh tế: P > ATC và MR > AC
Nếu một hãng cạnh tranh hoàn hảo đang thu được lợi nhuận, khi đó hãng đang sản xuất tại mức sản lượng sao cho: Chi phí cận biên lớn hơn tổng chi phí trung bình
Khi giá bằng chi phí trung bình, doanh nghiệp đang ở tình trạng: Lợi nhuận = 0
Nếu giá lớn hơn chi phí biến đổi trung bình, 1 doanh nghiệp cạnh tranh thực hiện tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất mức sản lượng, mà tại đó: MR = MC và MC = AR
Nếu giá nhỏ hơn chi phí biến đổi trung bình, 1 doanh nghiệp cạnh tranh thực hiện tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất mức sản lượng, mà tại đó: Tất cả đều sai
Điều nào dưới đây không phải là một trong những quyết định mà một hãng cạnh tranh hoàn hảo phải đưa ra: Nên đặt giá nào cho sản phẩm
Một hãng cạnh tranh hoàn hảo quyết định sản lượng tối ưu khi: Chi phí cận biên bằng giá bán và giá bán lớn hơn chi chi phí biến đổi bình quân tối thiểu
Nếu doanh thu biên của một hãng cạnh tranh hoàn hảo nhỏ hơn chi phí cận biên (nhỏ hơn giá bán) thì DN: Nên giảm sản lượng để tăng lợi nhuận
Nếu giá bán của một hãng cạnh tranh hoàn hảo lớn hơn chi phí biên, để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp nên: Nên tăng sản lượng
Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh là: Phần đường MC từ AVCmin trở lên
Đường cung dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh là: Phần đường MC từ ACmin trở lên
Nếu một hãng cạnh tranh đang sản xuất một mức sản lượng tại đó giá bằng tổng chi phí trung bình, thì hãng: Đang trong tình trạng hòa vốn; Lợi nhuận kinh tế bằng 0
Nếu một hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn có thể bù đắp được chi phí biến đổi và một phần chi phí cố định thì nó đang hoạt động tại phần đường chi phí cận biên mà: Nằm giữa điểm đóng cửa và điểm hòa vốn
Một hãng cạnh tranh nên đóng cửa sản xuất nếu giá: Nhỏ hơn chi phí biến đổi trung bình tối thiểu
Một hãng cạnh tranh sẽ đóng cửa tạm thời nếu tổng doanh thu không bù đắp được: Chi phí biến đổi
Một hãng đóng cửa không sản xuất đơn vị sản phẩm nào sẽ chịu thua lỗ bằng: Chi phí cố định
Thua lỗ lớn nhất một hãng cạnh tranh hoàn hảo có thể chịu trong ngắn hạn là: Tổng chi phí cố định của hãng
Điểm đóng cửa sản xuất xảy ra ở điểm: Chi phí biến đổi trung bình tối thiểu
Điểm hòa vốn xảy ra ở mức sản lượng tại đó: Tổng chi phí trung bình tối thiểu
Khi giá bán nhỏ hơn chi phí trung bình, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo nên: Các khả năng trên đều có thể xảy ra
Giả sử một hãng đang cân nhắc liệu có nên đóng cửa hay không để tối thiểu hóa thua lỗ. Nếu giá bằng chi phí biến đổi trung bình của sản xuất thì: Tổng doanh thu bằng tổng chi phí biến đổi và thua lỗ bằng tổng chi phí cố định
Trong ngắn hạn, doanh nghiệp cạnh tranh nên tiếp tục sản xuất khi: Giá lớn hơn AVCmin nhưng nhỏ hơn ACmin; TR lớn hơn VC nhưng nhỏ hơn TC; Phần thua lỗ nhỏ hơn chi phí cố định
Trong ngắn hạn, doanh nghiệp cạnh tranh phải đóng cửa sản xuất khi: Giá nhỏ hơn chi phí biến đổi trung bình tối thiểu; Tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí biến đổi; Phần thua lỗ lớn hơn chi phí cố định
Trong ngắn hạn, khi doanh nghiệp cạnh tranh trong tình trạng TR < VC thì DN trong tình trạng gì? - Bị lỗ và nên đóng cửa sản xuất tạm thời
Một doanh nghiệp cạnh tranh có AVCmin < P < ACmin thì DN cạnh tranh đang trong tình trạng: Bị thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục sản xuất
Một doanh nghiệp cạnh tranh có VC < TR < TC thì DN cạnh tranh đang trong tình trạng: Bị thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục sản xuất
Phát biểu nào sau đây đúng trong một ngành cạnh tranh hoàn hảo? - Các doanh nghiệp (DN) mới tự do gia nhập ngành và các DN hiện có có thể rời bỏ ngành một cách dễ dàng.
Trong dài hạn, DN trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ rời bỏ ngành nếu: Giá không đủ để bù đắp tổng chi phí sản xuất bình quân tối thiểu.
Điều nào dưới đây không xảy ra trong dài hạn khi các DN trong ngành tạo ra lợi nhuận: Lợi nhuận giảm
Trên thị trường có tự do gia nhập và rời bỏ thị trường, trong dài hạn lợi nhuận kinh tế sẽ: Bằng 0
Trong dài hạn lợi nhuận kinh tế của DNCT có xu hướng giảm dần đến 0 vì: Có sự gia nhập của các doanh nghiệp mới
Cân bằng dài hạn của DN trong thị trường cạnh tranh không thể tồn tại nếu: Tồn tại lợi nhuận kinh tế dương
Trên thị trường có tự do gia nhập và rời bỏ thị trường, trong dài hạn, giá sẽ: Bằng chi phí trung bình nhỏ nhất
Điều kiện cân bằng dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là: P= LACmin = SACmin; LMC = SMC = MR = P; Quy mô sản xuất của doanh nghiệp là qui mô sản xuất ứng với ACmin (còn gọi là quy mô tối thiểu hóa chi phí hay qui mô hiệu quả); Quy mô sản xuất của DN là quy mô có tính kinh tế không đổi theo qui mô
Lỗ tối đa mà doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thể chịu trong dài hạn là: Không
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo nếu các doanh nghiệp mới gia nhập làm cho lượng cầu yếu tố sản xuất tăng nhưng giá các yếu tố sản xuất không đổi thì đường cung dài hạn của thị trường cạnh tranh sẽ: Là đường nằm ngang
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cung thị trường trong dài hạn của ngành có chi phí giảm dần theo qui mô có dạng: Là đường thẳng dốc xuống từ trái qua phải
Đường cung thị trường dài hạn của một ngành cạnh tranh hoàn hảo có dạng dốc xuống về bên phải, do: Khi ngành mở rộng qui mô sản xuất thì giá các yếu tố đầu vào giảm