Quiz: Top 85 câu hỏi trắc nghiệm Chương V Thị trường cạnh tranh hoàn hảo môn Kinh tế vi mô (có đáp án) | Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi trắc nghiệm
Doanh thu cận biên bằng giá đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo và là doanh thu mà hãng nhận được từ bán thêm một đơn vị hàng hóa
Một hãng sẽ gia nhập thị trường khi giá thị trường lớn hơn chi phí trung bình tối thiểu của hãng.
Đường cầu của một hãng cạnh tranh hoàn hảo có dạng là một đường nằm ngang.
Trong ngành cạnh tranh hoàn hảo, khi lợi nhuận dài hạn giảm xuống bằng 0, điều này hàm ý: Doanh thu vừa đủ để bù đắp tất cả chi phí, bao gồm cả chi phí cơ hội của tư bản tài chính đã đầu tư.
Trong mô hình cạnh tranh hoàn hảo, một hãng đặt giá cao hơn mức giá thị trường thì hãng sẽ mất tất cả khách hàng của mình.
Khi giá lớn hơn mức chi phí biến đổi trung bình tối thiểu và nhỏ hơn chi phí bình quân tối thiểu, hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ tiếp tục sản xuất để tối thiểu hóa lỗ.
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hãng sẽ không nên đóng cửa sản xuất khi giá cao hơn mức tối thiểu của đường chi phí biến đổi trung bình.
Đường cung dài hạn của ngành có hiệu suất không đổi theo quy mô là một đường nằm ngang.
Thặng dư sản xuất của hãng cạnh tranh hoàn hảo là chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí biến đổi của hãng.
Nếu hãng tự do cạnh tranh phải bán sản phẩm của mình ở mức giá thị trường, bất kể giá thị trường đó là bao nhiêu, và muốn thu được lợi nhuận cực đại thì nó phải thực hiện chính sách: Cố gắng sản xuất và bán mức sản lượng ở đó chi phí cận biên và bằng giá thị trường.
Điểm đóng cửa sản xuất trong ngắn hạn là điểm mà ở đó chi phí biến đổi trung bình nhỏ nhất bằng giá thị trường.
Trong một ngành có chi phí tăng, đường cung dài hạn của ngành là đường dốc lên.
Điều không phải đặc trưng của cạnh tranh hoàn hảo là: Các sản phẩm không đồng nhất.
Hãng cạnh tranh hoàn hảo có tổng chi phí bình quân là ATC = 3Q (triệu USD/sản phẩm). Với mức giá thị trường là 36 triệu USD, lợi nhuận tối đa của hãng là 108 triệu USD.
Một hãng cạnh tranh hoàn hảo sản xuất trong ngắn hạn có hàm tổng chi phí: TC = 2Q2+ 4Q+ 40. Với mức giá thị trường P = 24 triệu đồng thì lợi nhuận tối đa của hãng là 10 triệu đồng.
Một hãng cạnh tranh hoàn hảo sản xuất trong ngắn hạn có hàm tổng chi phí TC = Q2 + Q +64. Sản lượng và mức giá hòa vốn của hãng tương ứng là 8 và 17.
Thị trường cạnh tranh hoàn toàn có 200 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có hàm chi phí ngắn hạn TC= 10q2 +10q +4500. Vậy hàm cung ngắn hạn của thị trường là P=Q/10+10
Đường cầu của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là: Đường dốc xuống về phía phải
Đường cầu nằm ngang của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo hàm ý rằng: Doanh nghiệp có thể bán toàn bộ sản lượng muốn bán theo giá thị trường
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không ai quyết định giá
Những đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là tự do gia nhập ngành
Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là: Nhánh bên trái của đường MC
Trong dài hạn, lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có xu hướng giảm dần, vì: Chi phí sản xuất có xu hướng tăng lên
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi doanh nghiệp và ngành đều đạt cân bằng dài hạn thì lợi nhuận kinh tế của mỗi doanh nghiệp trong ngành bằng 0
Trong dài hạn, đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là phần đường MC nằm trên điểm cực tiểu đường AC
Trong ngắn hạn, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tham gia vào ngành khi lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0
Trong ngắn hạn, một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đạt được lợi nhuận tối đa khi sản xuất sản lượng với TR lớn hơn TC
Khi giá thị trường nhỏ hơn chi phí biên, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo cần tăng sản lượng bán
Khi doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất ở mức sản lượng tối ưu thì doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cực đại
DN trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản xuất mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận khi giá bán nhỏ hơn doanh thu biên
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá bán hàng hóa luôn luôn là doanh thu biên
Khi giá thị trường lớn hơn chi phí biên, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo cần tăng sản lượng
Giả sử một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất sản lượng Q= 1000 v, tại đó, MC= 15 USD, ATC=11 USD, giá bán mỗi đơn vị sản lượng là P=12 USD. Vậy lợi nhuận của doanh nghiệp là: – 200 USD
Giả sử một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất sản lượng Q= 1000 v, tại đó, MC= 15 USD, ATC= 11 USD, giá bán mỗi đơn vị sản lượng là P=12 USD. Ở mức sản lượng Q= 999 v, tổng chi phí bằng 10.995 USD
Giả sử một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất sản lượng Q= 1000 v, tại đó, MC= 15 USD, ATC=11 USD, giá bán mỗi đơn vị sản lượng là P=12 USD. Ở mức sản lượng Q= 999 v , lợi nhuận sẽ là 997 USD
Giả sử một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất sản lượng Q= 1000 v, tại đó, MC= 15USD, ATC= 11USD, giá bán mỗi đơn vị sản lượng là P=12USD. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp nên tăng sản lượng
Khi giá bán nhỏ hơn chi phí biến đổi trung bình cực tiểu, thì doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn tiếp tục hoạt động khi doanh thu trung bình lớn hơn chi phí biên
Khi tổng doanh thu nhỏ hơn tổng biến phí, một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ đóng cửa sản xuất
Khi giá là P3, để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp canh tranh hoàn hảo sản xuất mức sản lượng Q4
Khi giá là P2, nếu doanh nghiệp sản xuất sản lượng Q1 thì doanh nghiệp lõ vì P2 < ATC tại mức sản lượng Q1
Khi giá thị trường là P4, để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất mức sản lượng Q3
Khi giá bán là P2, lợi nhuận của doanh nghiệp bằng 0
Khi doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có lợi nhuận thì những doanh nghiệp mới gia nhập ngành không cần trợ cấp của chính phủ
Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, khi có thêm những DN mới gia nhập thị trường làm cho đường cung thị trường trong ngắn hạn dịch chuyển sang phải
Sự gia nhập thị trường của những doanh nghiệp mới sẽ làm cho cung tăng và giá bán giảm
Nếu một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tăng sản lượng bán ra lên 3 lần thì tổng doanh thu sẽ tăng đúng 3 lần
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp đạt tối đa hóa lợi nhuận khi doanh thu biên ngang bằng với chi phí biên và giá thị trường
Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo chính là nhánh đường MC với PAVC
Trong thị trường có tự do gia nhập và rời bỏ ngành, trong dài hạn, giá sẽ bằng 0
Trong thị trường có tự do gia nhập và rời bỏ ngành, trong dài hạn, giá sẽ bằng chi phí trung bình thấp nhất
Đường cung dài hạn của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là đường thẳng: Nằm ngang song song với trục hoành; Dốc lên; Dốc xuống
Đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là co dãn hoàn toàn
Mức sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận là 50
Lợi nhuận trên 1 đơn vị sản phẩm là 4
Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp là 200
Nếu giá trên thị trường là P=3, lỗ trên đơn vị sản phẩm này là 2,5
Tổng lỗ của doanh nghiệp là 100
Tại điểm hòa vốn, giá và vốn theo thứ tự là 5,5 và 45
Tại điểm đóng cửa, giá và vốn theo thứ tự là 2 và 35
Nếu giá nhỏ hơn 2, mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là 0
Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là nhánh MC với ≥ 2
Một doanh nghiệp đang hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có sản lượng 250, chi phí biến đổi trung bình 2,4 USD, chi phí biên 2 USD. Doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất với mức sản lượng 250
Đường cung dài hạn của một ngành cạnh tranh hoàn hảo có dạng dốc xuống về bên phải, do khi ngành mở rộng quy mô sản xuất thì giá các yếu tố đầu vào giảm
Đối với một doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, quyết định ngoài khả năng của doanh nghiệp là tăng giá bán
Khi một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất ở mức sản lượng mà ACmin thì lợi nhuận KT bằng 0
Dựa vào dữ liệu của bảng sau, hãy xác định phương trình đường cung thị trường:
Doanh nghiệp 1 | Doanh nghiệp 2 | Doanh nghiệp 3 | Doanh nghiệp 4 | |
MC1 | 5 | 5 | 5 | 5 |
Q1 | 10 | 14 | 9 | 7 |
MC2 | 8 | 8 | 8 | 8 |
Q2 | 14 | 18 | 13 | 12 |
Dựa vào dữ liệu của bảng sau, phương trình đường cung thị trường là: P= -12,1 + (3/17)Q
Khi hãng cạnh tranh hoàn hảo đạt được lợi nhuận tối đa thì: Độ dốc của đường TR bằng độ dốc của đường TC; MC = MR; Chênh lệch giữa TR và TC là cực đại
Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ đóng trong ngắn hạn nếu: VC > TR
Khi giá các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tăng làm chi phí biên tăng, nếu giá sản phẩm cố định, nếu theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng
Điểm cân bằng trong dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là điểm đó tại LACmin
Cơ sở để các nhà quản lí thiết lập quy mô sản xuất phù hợp cho doanh nghiệp là đường LAC
Đường cung ngắn hạn của 1 doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là phần đường MC kẻ từ điểm cực tiểu của AVC
Đường cung dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là đường chi phí cận biên dài hạn kẻ từ điểm cực tiểu của đường chi phí bình quân dài hạn
Khi một yếu tố đầu vào của một ngành cạnh tranh bị đánh thuế sẽ dẫn đến giảm cung và tăng giá đầu ra
Một hãng cạnh tranh hoàn hảo đang sản xuất ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận thì cả chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm của hãng đều tăng, để tiếp tục tối đa hóa lợi nhuận, hãng nên giảm sản lượng
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là một phần đường chi phí biên (MC) từ phía trên điểm cực tiểu của đường AVC
Đường tổng doanh thu của một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có dạng đường thẳng dốc lên
Đường cung thị trường trong dài hạn luôn co giãn nhiều hơn đường cung thị trường trong ngắn hạn
Nếu tất cả các doanh nghiệp trong một thị trường có cơ cấu chi phí giống hệt nhau và nếu đầu vào được sử dụng trong việc sản xuất hàng hóa trong thị trường đó luôn có sẵn, đường cung thị trường trong dài hạn cho hàng đó hoàn toàn co dãn
Nếu đường cung thị trường trong dài hạn của một hàng hóa hoàn toàn co giãn, trong dài hạn sự gia tăng của cầu sẽ làm sự gia tăng số lượng doanh nghiệp trên thị trường nhưng không làm tăng giá của hàng hóa
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nếu các doanh nghiệp mới gia nhập làm cho lượng cầu yếu tố sản xuất tăng nhưng giá các yếu tố sản xuất không đổi thì đường cung dài hạn của ngành sẽ nằm ngang
Trong ngắn hạn của thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi giá của yếu tố sản xuất biến đổi tăng lên, sản lượng của doanh nghiệp sẽ giảm
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí: TC=Q2 +300Q +100.000, nếu giá thị trường là 1100 thì thặng dư sản xuất của doanh nghiệp là 160.000
Đường cung của ngành cạnh tranh hoàn toàn trong dài hạn co giãn nhiều hơn trong ngắn hạn là do các xí nghiệp trong ngành tăng giảm sản lượng bằng cách thay đổi số lượng các yếu tố sản xuất
Một doanh nghiệp trong thị trường hoàn hảo có hàm tổng chi phí dài hạn: LTC= Q2 +100, mức sản lượng cân bằng dài hạn của doanh nghiệp là 10