Quiz: Top 98 câu hỏi trắc nghiệm Phần 7 môn Kinh tế vi mô (có đáp án) | Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi trắc nghiệm
Tài khoản vốn đo lường là: Chênh lệch giữa luồng vốn từ nước ngoài chảy vào và luồng vốn chảy ra.
Tài khoản kết toán chính thức đo lường là: Sự thay đổi dự trữ ngoại tệ của quốc gia.
Một nước có thâm hụt thương mại khi: Giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu nhỏ hơn giá trị hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu.
Một nước có thặng dư thương mại khi: Giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu.
Thay đổi dự trữ chính thức của một nước bằng: Giá trị của cán cân thanh toán.
Giá trị xuất khẩu được ghi trong cán cân thanh toán: Là một khoản mục Có
Giá trị nhập khẩu được ghi trong cán cân thanh toán: Là một khoản mục Nợ.
Khoản tiền mà chính phủ Việt Nam vay nước ngoài được ghi trong cán cân thanh toán: Là một khoản mục Có
Khoản tiền mà các NHTM Việt Nam gửi ở nước ngoài được ghi trong cán cân thanh toán với tư cách: Là một khoản mục Nợ.
Giao dịch được ghi là một khoản mục Có trong cán cân thanh toán của Việt Nam: Không có khoản mục nào.
699 giao dịch được ghi là một khoản mục Nợ trong cán cân thanh toán của Việt Nam là: Một người dân trong nước đi du lịch ở nước ngoài và tiêu 3000 USD; Một người dân Việt Nam mua trái phiếu do chính phủ Mỹ phát hành; Một doanh nghiệp trong nước trả lãi trái phiếu cho một công dân ở nước ngoài.
Giả sử tài khoản vãng lai của một nước có thâm hụt 300 triệu USD, trong khi đó tài khoản vốn có thặng dư 700 triệu USD. Khi đó, cán cân thanh toán của quốc gia đó có: Thặng dư 400 triệu USD.
Giả sử tài khoản vãng lai của một nước có thặng dư 300 triệu USD, trong khi đó tài khoản vốn có thâm hụt 700 triệu USD. Khi đó, cán cân thanh toán của quốc gia đó có: Thâm hụt 400 triệu USD.
Những khoản tiền mà Việt kiều gửi về cho người thân của họ ở Việt Nam sẽ làm: Giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam.
Những khoản tiền mà các tổ chức quốc tế viện trợ cho Việt Nam sẽ làm: Giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam.
Tiền lãi mà Việt Nam phải trả cho các tổ chức tài chính quốc tế sẽ làm: Tăng thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam.
Điều không làm giảm thâm hụt tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán của Việt Nam là: Chính phủ Việt Nam bán trái phiếu ra nước ngoài.
Cán cân thanh toán bao gồm 3 tài khoản chính là: Tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và tài khoản tài trợ chính thức.
Cán cân thương mại là: Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ.
Cán cân tài khoản vốn đo lường là: Chênh lệch giữa luồng vốn chảy vào một quốc gia và chảy ra khỏi quốc gia đó.
Tỉ giá hối đoái danh nghĩa là tỉ lệ: Trao đổi giữa tiền của hai nước.
Nếu tỉ giá hối đoái danh nghĩa tăng từ 15.500 đồng Việt Nam/USD lên 16.000 đồng Việt Nam/USD, thì đồng Việt Nam giảm giá trên thị trường ngoại hối.
Nếu tỉ giá hối đoái danh nghĩa giữa đồng Bảng Anh và USD Mỹ là 0,5 Bảng/USD thì 1 Bảng có thể đổi được 2 USD.
Giả sử tỉ giá hối đoái giữa đồng VND và đồng USD là 16100 VND bằng 1 USD. Nếu một chiếc ô tô được bán với giá 20000 USD, thì giá của nó tính theo đồng VND sẽ là: 322 triệu.
Đồng nội tệ giảm giá thực tế hàm ý là: Giá hàng ngoại tính bằng nội tệ tăng một cách tương đối so với giá hàng sản xuất trong nước.
Trong điều kiện vốn tự do chu chuyển , cán cân thanh toán của một nước chịu ảnh hưởng bởi: Tình hình tăng trưởng trong nước và ở nước ngoài; Sự thay đổi tỉ giá hối đoái thực tế; Sự thay đổi lãi suất tương đối giữa trong nước và quốc tế.
Giả sử cán cân tài khoản vãng lai (CA) và cán cân tài khoản vốn (KA) của một nước lần lượt được thể hiện qua các phương trình CA = 500 – 0,1Y và KA bằng -200. Tại mức thu nhập quốc dân là 3000 thì cán cân thanh toán của nước đó: Cân bằng.
Giả sử cán cân tài khoản vãng lai (CA) và cán cân tài khoản vốn (KA) của một nước lần lượt được thể hiện qua các phương trình CA = 500 – 0,1Y và KA bằng 300. Tại mức thu nhập quốc dân là 3000 thì cán cân thanh toán của nước đó: Thặng dư 500
Yếu tố sẽ làm tăng cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam là: Kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh.
Yếu tố sẽ làm tăng cầu về nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới bên ngoài là: GDP thực tế của Việt Nam tăng.
Lượng cầu về nhập khẩu của một quốc gia phụ thuộc vào: GDP của quốc gia đó; Xu hướng nhập khẩu cận biên; Tỉ giá hối đoái.
Lượng cầu về nhập khẩu của một quốc gia không phụ thuộc vào: Tăng trưởng kinh tế ở nước ngoài.
Nhân tố không ảnh hưởng đến cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam là: GDP thực tế của Việt Nam.
Nhân tố ảnh hưởng đến cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam là: Tăng trưởng kinh tế ở nước ngoài; Tỉ giá hối đoái; Giá tương đối của hàng hóa sản xuất ở Việt Nam so với giá của hàng hoá tương tự sản xuất ở nước ngoài.
Các nhà kinh tế thường giả thiết rằng xuất khẩu ròng với tư cách là một thành tố trong tổng cầu về hàng Việt Nam: Giảm khi thu nhập của Việt Nam tăng.
Các nhà kinh tế thường giả thiết rằng xuất khẩu ròng với tư cách là một thành tố trong tổng cầu về hàng Việt Nam: Tăng khi thu nhập của Việt Nam giảm.
Các nhà kinh tế thường giả thiết rằng xuất khẩu ròng với tư cách là một thành tố trong tổng cầu về hàng Việt Nam sẽ: Tăng khi thu nhập của Việt Nam giảm; Tăng khi thu nhập ở nước ngoài tăng.
Lượng cầu về nhập khẩu của một quốc gia phụ thuộc vào: GDP của quốc gia đó; Xu hướng nhập khẩu cận biên; Tỉ giá hối đoái.
Nếu giá USD Mỹ (USD) tính bằng số đồng Việt Nam (VND) trên thị trường Hà Nội thấp hơn so với thị trường Tp. Hồ Chí Minh, các nhà đầu cơ sẽ có xu hướng: Mua USD ở Hà Nội và bán ở Tp.HCM.
Nếu giá USD Mỹ (USD) tính bằng số đồng Việt Nam (VND) trên thị trường Hà Nội cao hơn so với thị trường Tp. Hồ Chí Minh, các nhà đầu cơ sẽ có xu hướng: Bán USD ở Hà Nội và mua ở Tp.HCM.
Thị trường mà ở đó đồng tiền của nước này được trao đổi với đồng tiền của các nước khác được gọi là: Thị trường ngoại hối.
Trên thị trường trao đổi giữa VND và USD, nếu giá của USD càng thấp thì: Lượng cầu USD trên thị trường ngoại hối càng cao; Lượng cung USD trên thị trường ngoại hối càng thấp.
Trong chế độ tỉ giá hối đoái linh hoạt, nếu cung về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối tăng lên thì NHTW: Không làm gì cả.
Giả sử trong tiến trình hội nhập, xuất khẩu của Việt Nam tăng nhiều hơn nhập khẩu của Việt Nam, thì trên thị trường ngoại hối chúng ta có thể dự tính rằng: Cả đường cung và đường cầu ngoại tệ đều dịch phải và đồng ngoại tệ giảm giá.
Điều sẽ làm dịch chuyển đường cung về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối sang phải là: Người ta dự đoán đồng nội tệ sẽ lên giá mạnh trên thị trường ngoại hối trong thời gian tới.
Điều sẽ làm dịch chuyển đường cung về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối sang trái là: Cầu về hàng hoá trong nước của người nước ngoài giảm.
Trên thị trường trao đổi giữa tiền đồng Việt Nam và USD Mỹ, khi người tiêu dùng Việt Nam ưa thích hàng hoá của Mỹ hơn sẽ làm: Đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm tăng giá trị của đồng USD.
Trên thị trường ngoại hối, sự gia tăng nhập khẩu của Việt Nam, người Việt Nam đi du lịch nước ngoài và dòng vốn chảy ra nước ngoài nhiều hơn làm: Cầu về ngoại tệ tăng; Đồng Việt Nam giảm giá.
Trên thị trường ngoại hối, sự gia tăng xuất khẩu ra nước ngoài, người nước ngoài đi du lịch Việt Nam và dòng vốn chảy từ nước ngoài vào Việt Nam nhiều hơn làm: Tăng cung về ngoại tệ; Đồng Việt Nam lên giá.
Điều mô tả thị trường trao đổi giữa USD Mỹ (USD) và tiền đồng Việt Nam đúng là: Cung USD bắt nguồn từ cầu về hàng Việt Nam của các nhà nhập khẩu nước ngoài; Cầu USD bắt nguồn từ cầu của Việt Nam về tài sản Mỹ; Cầu USD bắt nguồn từ cầu của Việt Nam về hàng nhập khẩu
Điều sẽ làm dịch chuyển đường cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối sang phải là: Người ta dự đoán đồng nội tệ sẽ giảm giá mạnh trên thị trường ngoại hối trong thời gian tới.
Với các yếu tố khác không đổi, đường cầu về đồng Việt Nam trên thị trường trao đổi với USD Mỹ dịch sang phải là do: Lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tăng.
Với các yếu tố khác không đổi, đường cầu về đồng USD Mỹ trên thị trường trao đổi với đồng Việt Nam dịch sang phải là do: Lãi suất tiền gửi bằng USD Mỹ tăng.
Với các yếu tố khác không đổi, đường cầu về đồng USD Mỹ trên thị trường trao đổi với đồng Việt Nam dịch sang phải là do: Nhiều nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nguyên nhân làm tăng giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại hối là: Lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tăng.
Nguyên nhân làm giảm giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại hối là: Lãi suất tiền gửi bằng USD Mỹ tăng.
Nguyên nhân làm tăng giá đồng Việt Nam trên thị trường ngoại hối là: Nhiều nhà đầu tư nước đầu tư mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua.
Một công ty Italia nhập khẩu thép của Mỹ sẽ vui khi đồng USD Mỹ giảm giá trên thị trường tiền tệ quốc tế.
Một công ty Đức nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sẽ vui khi đồng Việt Nam giảm giá trên thị trường ngoại hối.
Người sẽ vui khi đồng Việt Nam giảm giá trên thị trường ngoại hối là: Khách nước ngoài đi du lịch Việt Nam; Một công ty Việt Nam xuất khẩu hàng thủy sản sang Châu Âu; Một công ty Hà Lan nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam.
Người sẽ vui khi đồng Việt Nam lên giá trên thị trường ngoại hối là: Khách Việt Nam đi du lịch châu Âu; Một công ty Pháp xuất khẩu rượu sang Việt Nam.
Người sẽ vui khi đồng Việt Nam lên giá trên thị trường ngoại hối là: Một công ty Pháp xuất khẩu rượu vang sang Việt Nam.
Giả sử người dân Việt Nam ưa thích hàng hoá của Mỹ hơn trên thị trường ngoại hối thì đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm tăng giá trị của đồng USD.
Giả sử lãi suất tiền gửi USD tăng mạnh trong khi lãi suất tiền gửi VND không thay đổi. Trên thị trường ngoại hối: Đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm tăng giá trị của đồng USD.
Giả sử người dân Việt Nam dự tính VND sẽ giảm giá mạnh so với USD trong thời gian tới. Trên thị trường ngoại hối: Đường cầu về USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm tăng giá trị của đồng USD.
Giả sử người Mỹ ưa thích hàng hoá của Việt Nam hơn. Trên thị trường ngoại hối: Đường cung về USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm giảm giá trị của đồng USD.
Giả sử lãi suất tiền gửi VND tăng mạnh trong khi lãi suất tiền gửi USD không thay đổi. Trên thị trường ngoại hối: Đường cung về USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm giảm giá trị của đồng USD.
Giả sử người dân Việt Nam dự tính VND sẽ lên giá mạnh so với USD trong thời gian tới. Trên thị trường ngoại hối: Đường cung về USD Mỹ dịch chuyển sang phải và làm giảm giá trị của đồng USD.
Việc đồng Việt Nam lên giá so với USD Mỹ sẽ: Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hoá của nước ngoài; Khuyến khích người Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
Việc đồng Việt Nam giảm giá so với USD Mỹ có xu hướng: Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài; Khuyến khích người Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
Việc đồng Việt Nam lên giá trên thị trường ngoại hối sẽ: Làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và làm tăng khả năng cạnh tranh của các nhà nhập khẩu so với khu vực sản xuất hàng trong nước.
Việc đồng Việt Nam giảm giá trên thị trường ngoại hối sẽ: Tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và làm tăng khả năng cạnh tranh của khu vực sản xuất hàng trong nước để cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Nếu giá hàng ngoại tính bằng đồng VN tăng, trong khi giá hàng Việt Nam không thay đổi, chúng ta có thể dự tính: Xuất khẩu tăng nhưng nhập khẩu giảm.
Hệ thống tỉ giá hối đoái cố định là hệ thống trong đó: NHTW các nước phải thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ tỉ giá hối đoái danh nghĩa cố định.
Hệ thống tỉ giá hối đoái thả nổi là hệ thống trong đó: Tỉ giá hối đoái được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối chứ không phải do NHTW qui định.
Chế độ tỉ giá thả nổi có quản lý là chế độ trong đóng NHNW: Đôi khi can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm hạn chế sự biến động bất lợi của tỉ giá hối đoái.
Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu cung về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối tăng lên thì NHTW phải: Mua ngoại tệ.
Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng mạnh so với lãi suất tiền gửi nội tệ, NHTW sẽ cần: Bán USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu lãi suất tiền gửi VND tăng mạnh so với lãi suất tiền gửi USD, thì NHTW sẽ cần: Mua USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, thì NHTW sẽ cần: Mua USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh, thì NHTW sẽ cần: Bán USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu người dân tin rằng đồng Việt Nam sẽ giảm giá mạnh so với USD trong tương lai, thì NHNW mua USD để: Bán USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
Khoản tiền 10 tỉ đồng do chính phủ cấp cho Bộ giáo dục và Đào tạo để mua thiết bị được sản xuất tại Trung Quốc được tính vào GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu chính phủ tăng 10 tỉ đồng và xuất khẩu ròng giảm 10 tỉ đồng.
Tháng 2 năm 2006 Công ty Lương thực miền Nam xuất khẩu 1000 tấn gạo trị giá 200 nghìn USD được thu hoạch từ năm 2005. Theo cách tiếp cận chi tiêu giao dịch được tính vào GDP của Việt Nam năm 2006 là: Đầu tư giảm 200 nghìn USD và xuất khẩu ròng tăng 200 nghìn USD.
Nếu thu nhập quốc dân không đổi, thì thu nhập khả dụng tăng khi: Chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình tăng.
CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng 10% giá của nhóm mặt hàng: Phương tiện đi lại, bưu điện.
Vận dụng qui tắc 70 hãy cho biết tỉ lệ lạm phát hàng năm sẽ là 3 nếu tỉ lệ lạm phát hàng tháng là (70/6)%
Giả sử lãi suất trả định kỳ hàng năm là 14%. Theo qui tắc 70, lãi suất của khoản tiền cho vay sau 10 năm sẽ là: 3
Giả sử tỉ lệ lạm phát hàng năm là 14%. Theo qui tắc 70, tỉ lệ lạm phát sau một thập kỷ sẽ là: 3
Giả sử lãi suất trả định kỳ hàng năm là 7%. Theo qui tắc 70, lãi suất của khoản tiền cho vay sau 10 năm sẽ là: 1
Vận dụng qui tắc 70 hãy cho biết tỉ lệ lạm phát hàng năm sẽ là 1 nếu tỉ lệ lạm phát hàng tháng là (70/12)%
Theo mô hình về thị trường vốn vay trong dài hạn, khi chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân và giảm chi tiêu cùng một lượng như nhau: Cả tăng trưởng, đầu tư và tiêu dùng đều tăng.
Theo mô hình về thị trường vốn vay trong dài hạn, khi chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân và tăng chi tiêu cùng một lượng như nhau, cả tăng trưởng, đầu tư và tiêu dùng đều giảm.
Xét một nền kinh tế đóng. Theo mô hình về thị trường vốn vay, tại trạng thái cân bằng khi chính phủ Việt Nam tăng chi tiêu 200 tỉ đồng: Tiết kiệm quốc dân và đầu tư tư nhân giảm ít hơn 200 tỉ đồng; Tiết kiệm tư nhân tăng ít hơn 200 tỉ đồng.
Xét một nền kinh tế đóng. Theo mô hình về thị trường vốn vay trong dài hạn, tại trạng thái cân bằng khi chính phủ Việt Nam giảm chi tiêu 500 tỉ đồng: Tiết kiệm quốc dân và đầu tư tư nhân tăng ít hơn 500 tỉ đồng; Tiết kiệm tư nhân giảm ít hơn 500 tỉ đồng.
Nhận định không đúng là: Nếu các hoạt động kinh tế ngầm tăng nhanh, thì mức sống sẽ giảm.
Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân và tăng chi tiêu chính cùng một lượng như nhau, trong dài hạn theo mô hình về thị trường vốn vay thì lãi suất tăng, còn đầu tư giảm.
Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân và giảm chi tiêu chính cùng một lượng như nhau, trong dài hạn theo mô hình về thị trường vốn vay thì lãi suất giảm, còn đầu tư tăng.