Quiz: Top 98 câu hỏi trắc nghiệm Phần 8 môn Kinh tế vi mô (có đáp án) | Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi trắc nghiệm
Xét một nền kinh tế đóng với MPC = 0,75. Khi chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không thay đổi, thì trên thị trường vốn vay đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên trái một đoạn bằng 750 tỉ đồng.
Xét một nền kinh tế đóng với MPC = 0,75. Khi chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không thay đổi, thì trên thị trường vốn vay, đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên phải một đoạn bằng 750 tỉ đồng.
Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ tăng chi tiêu thêm 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức thu thuế không thay đổi, thì trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng: Tiết kiệm quốc dân giảm một lượng ít hơn 1000 tỉ đồng; Tiết kiệm tư nhân tăng một lượng ít hơn 1000 tỉ đồng; Tổng đầu tư tư nhân giảm một lượng ít hơn 1000 tỉ đồng.
Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ giảm chi tiêu 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức thu thuế không thay đổi, thì trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng tiết kiệm quốc dân tăng ít hơn 1000 tỉ đồng.
Xét một nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập và MPC = 0,75. Khi chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân thêm 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không thay đổi, thì trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng: Tiết kiệm tư nhân tăng một lượng ít hơn 750 tỉ đồng; Tổng đầu tư tư nhân giảm một lượng ít hơn 750 tỉ đồng.
Xét một nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập và MPC = 0,75. Khi chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân thêm 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không thay đổi, thì trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng, tiết kiệm quốc dân tăng ít hơn 750 tỉ đồng.
Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế suất biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng của việc tăng thuế tự định 50 là: Sản lượng cân bằng giảm 80.
Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế suất biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng của việc giảm thuế tự định 50 là: Sản lượng cân bằng tăng 80.
Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế suất biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng của việc giảm chi tiêu chính phủ 50 là: Sản lượng cân bằng giảm 100.
Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế suất biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng của việc tăng chi tiêu chính phủ 50 là: Sản lượng cân bằng tăng 100.
Cơ sở tiền tệ thay đổi khi: Ngân hàng nhà nước Việt Nam mua trái phiếu chính phủ.
Cơ sở tiền tệ thay đổi khi: Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) bán trái phiếu chính phủ; NHNN mua USD Mỹ trên thị trường ngoại hối.
Cơ sở tiền tệ tăng khi: NHNN mua USD Mỹ trên thị trường ngoại hối.
Cơ sở tiền tệ giảm khi: NHNN bán USD Mỹ trên thị trường ngoại hối.
Nếu ban đầu lãi suất đang cao hơn mức cân bằng thì quá trình sẽ làm cho lãi suất trở về mức cân bằng là: Mọi người mua trái phiếu để tiêu hết số tiền thừa, làm tăng giá trái phiếu, và làm giảm lãi suất về mức cân bằng.
Nếu ban đầu lãi suất đang thấp hơn mức cân bằng thì quá trình sẽ làm cho lãi suất tăng lên mức cân bằng là: Mọi người bán trái phiếu để có đủ tiền tiêu, làm giảm giá trái phiếu, và làm tăng lãi suất lên mức cân bằng.
Lượng tiền cơ sở không thay đổi trong tình huống: Một NHTM mua trái phiếu chính phủ từ một khách hàng; Một NHTM chuyển tiền mặt từ két sang tài khoản tiền gửi tại NHNW; Chính phủ bán trái phiếu cho một NHTM và sau đó sử dụng số tiền đó chi cho quốc phòng.
Hiệu quả của chính sách tiền tệ trong việc điều tiết tổng cầu phụ thuộc vào: Độ co dãn của cầu đầu tư đối với lãi suất; Độ co dãn của cầu tiền đối với lãi suất.
Với một thay đổi nhất định của lượng cung tiền thì: Tổng cầu thay đổi mạnh hơn khi đường cầu tiền rất dốc; Tổng cầu thay đổi mạnh hơn khi đường cầu đầu tư rất thoải.
Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với tổng cầu sẽ càng lớn khi: Đường cầu tiền càng dốc, và đường cầu đầu tư càng thoải.
Ảnh hưởng của sự thay đổi cung tiền đối với tổng cầu sẽ càng lớn khi: Đường cầu tiền càng dốc; Đường cầu đầu tư càng thoải; Đường AE càng dốc.
Ảnh hưởng của sự thay đổi cung tiền đối với tổng cầu sẽ càng yếu khi: Đường cầu tiền càng thoải; Đường cầu đầu tư càng dốc; Đường AE càng thoải.
Ảnh hưởng của sự thay đổi cung tiền đối với tổng cầu sẽ càng lớn khi: Đường cầu tiền càng dốc; Đường AE càng dốc.
Ảnh hưởng của sự thay đổi cung tiền đối với tổng cầu sẽ càng yếu khi: Đường cầu đầu tư càng dốc.
Chính sách tiền tệ ít hiệu quả trong việc điều tiết tổng cầu khi: Đường cầu tiền tương đối thoải và đường cầu đầu tư tương đối dốc.
Chính sách tiền tệ sẽ có ảnh hưởng yếu đến tổng cầu khi độ co dãn của cầu tiền với lãi suất là: Lớn, và độ co dãn của cầu đầu tư đối với lãi suất nhỏ.
Giả sử một nền kinh tế có cầu tiền rất co dãn với sự thay đổi của lãi suất. Vấn đề nảy sinh khi thực hiện chính sách tiền tệ ở nước đó là: Sự thay đổi lượng cung tiền sẽ gây ra sự thay đổi rất nhỏ của lãi suất.
Các ngân hàng có xu hướng giữ dự trữ dư thừa cho mục đích dự phòng: Để tránh tình trạng không có khả năng thanh toán; Để tránh chi phí vay nóng với lãi suất cao từ các ngân hàng khác; Để tránh chi phí vay chiết khấu từ NHTW.
Theo cách tiếp cận thu nhập-chi tiêu, tăng thâm hụt ngân sách cơ cấu sẽ làm: Tăng thu nhập quốc dân; Không ảnh hưởng đến tiêu dùng tự định; Không ảnh hưởng đến đầu tư.
Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Tiếp đó giả sử rằng chính phủ giảm chi tiêu. Theo mô hình tổng cung và tổng cầu, với mức giá và sản lượng trong dài hạn, mức giá giảm, sản lượng không đổi so với giá trị ban đầu.
Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Tiếp đó giả sử rằng các hộ gia đình tăng tiêu dùng. Theo mô hình tổng cung và tổng cầu, với mức giá và sản lượng trong dài hạn, mức giá tăng, sản lượng không đổi so với giá trị ban đầu.
Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Tiếp đó giả sử rằng giá các nguyên liệu thiết yếu nhập khẩu tăng mạnh. Theo mô hình tổng cung và tổng cầu, với mức giá và sản lượng trong dài hạn, cả sản lượng và mức giá không đổi so với giá trị ban đầu.
Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Tiếp đó giả sử rằng giá các nguyên liệu thiết yếu nhập khẩu giảm mạnh. Theo mô hình tổng cung và tổng cầu, với mức giá và sản lượng trong dài hạn, cả sản lượng và mức giá không đổi so với giá trị ban đầu.
Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu, nếu sản lượng nhỏ hơn tổng chi tiêu dự kiến thì: Tổng chi tiêu dự kiến sẽ tăng; Sản lượng sẽ tăng.
Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu, nếu sản lượng lớn hơn tổng chi tiêu dự kiến thì: Tổng chi tiêu dự kiến sẽ giảm; Sản lượng sẽ giảm.
Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập. Giả sử chính phủ tăng thêm cả thuế và chi tiêu cùng một lượng như nhau. Khi đó theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu: Tiêu dùng sẽ không thay đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ tăng.
Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập. Giả sử chính phủ giảm bớt cả thuế và chi tiêu cùng một lượng như nhau. Khi đó theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu: Tiêu dùng sẽ không thay đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ giảm.
Trong nền kinh tế đóng với: T = To + tY, nếu chính phủ tăng chi tiêu và thuế tự định (To) cùng một lượng như nhau, thì sản lượng tăng, trong khi thâm hụt ngân sách giảm.
Xét một nền kinh tế đóng với thuế không phụ thuộc vào thu nhập và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Giả sử chính phủ tăng chi tiêu thêm 10 tỉ đồng. Muốn sản lượng không thay đổi, thì số thu về thuế cần thiết phải tăng một lượng là: 12,5 tỉ đồng.
Giả sử ngân sách cơ cấu có thặng dư, nhưng ngân sách thực tế bị thâm hụt. Chúng ta có thể kết luận: Chính phủ đang thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt trong khi sản lượng thực tế đang thấp hơn mức tiềm năng.
Sự thay đổi cung tiền có tác động mạnh đến tổng cầu khi: Đầu tư rất co dãn với sự thay đổi của lãi suất; Cầu tiền ít co dãn với sự thay đổi của lãi suất; MPC lớn.
Với các yếu tố khác không đổi, giả sử các bạn hàng của Việt Nam tăng trưởng mạnh thì điều có thể xảy ra trên thị trường ngoại hối là: Xuất khẩu của Việt Nam tăng làm đồng nội tệ lên giá trên thị trường ngoại hối.
Giả sử Việt Nam thực hiện chế độ tỉ giá hối đoái cố định. Nếu giá của đồng USD trên thị trường tự do đang cao hơn mức cố định mà NHNN Việt Nam (NHNN) đặt ra, thì các nhà đầu cơ có thể kiếm lời bằng 2 cách: Mua USD từ NHNN và bán chúng trên thị trường ngoại hối; Mua đồng Việt Nam trên thị trường tự do và bán chúng cho NHNN.
Số liệu thống kê cho thấy cán cân thanh toán của Việt Nam luôn có thặng dư từ năm 1996 đến nay. Điều này hàm ý: Không đủ thông tin để kết luận.
Xét một nền kinh tế đóng với thuế tỉ lệ thuận với thu nhập. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu, sự cắt giảm chi tiêu chính phủ sẽ làm giảm cả thu nhập và thâm hụt ngân sách.
Xét một nền kinh tế đóng với thuế tỉ lệ thuận với thu nhập. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu, sự gia tăng chi tiêu chính phủ sẽ làm: Tăng cả thu nhập và thâm hụt ngân sách.
Thâm hụt ngân sách cơ cấu có thể tăng lên chỉ khi: Chính phủ chủ động tăng chi tiêu hay giảm thuế.
Câu không đúng là: Tăng thuế suất chắc chắn sẽ làm tăng thu nhập từ thuế.
Xét một nền kinh tế đóng với thuế là tự định và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,5. Giả sử chính phủ giảm chi tiêu 10 tỉ đồng. Muốn sản lượng không thay đổi, thì số thu về thuế cần thiết phải giảm một lượng là: 20 tỉ đồng.
Xét một nền kinh tế đóng với thuế là tự định và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,5. Giả sử chính phủ tăng chi tiêu 10 tỉ đồng. Muốn sản lượng không thay đổi, thì số thu về thuế cần thiết phải tăng một lượng là: 20 tỉ đồng.
Xét một nền kinh tế đóng với thuế là tự định và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,5. Giả sử chính phủ tăng thuế 100 tỉ đồng. Muốn sản lượng không thay đổi, thì chi tiêu chính phủ cần thiết phải tăng một lượng là: 50 tỉ đồng.
Xét một nền kinh tế đóng với thuế là tự định và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,5. Giả sử chính phủ giảm thuế 100 tỉ đồng. Muốn sản lượng không thay đổi, thì chi tiêu chính phủ cần thiết phải giảm một lượng là: 50 tỉ đồng.
Chính sách tài khóa rất hiệu quả trong việc điều tiết tổng cầu khi: MPS nhỏ; Xu hướng nhập khẩu cận biên nhỏ.
Chính sách tài khóa mở rộng rất hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn khi: MPS nhỏ; MPM nhỏ; Đường tổng cung rất thoải.
Chính sách tài khóa ít hiệu quả trong việc điều tiết tổng cầu khi: Thuế suất biên lớn.
Chính sách tài khóa mở rộng ít hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn khi: Thuế suất biên lớn; Đường tổng cung rất dốc.
Sự gia tăng cung tiền rất hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn khi: Đầu tư rất co dãn với lãi suất; Đường tổng cung rất thoải.
Sự gia tăng cung tiền ít hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn khi: Cầu tiền rất co dãn với lãi suất; Đường tổng cung rất dốc.
Sự gia tăng cung tiền ít hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn khi: Cầu tiền rất co dãn với lãi suất; Đầu tư ít nhạy cảm với lãi suất; Đường tổng cung rất dốc.
Điều có thể được coi là lí do để NHNN Việt Nam duy trì tỉ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và USD Mỹ ổn định từ năm 2004 đến nay là: Nhằm kiềm chế lạm phát.
Nguyên nhân có thể được coi là nguyên nhân làm cho đồng Việt Nam lên giá so với USD Mỹ trong 1 năm qua là: Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Chiếm nhiều nhất trong lượng cung tiền M2 của Việt Nam hiện nay là: Các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam.
Giả sử nền kinh tế ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Nếu chính phủ muốn kích cầu để đối phó với một cú sốc cung bất lợi, thì thất nghiệp có thể giảm nhưng với chi phí là lạm phát cao hơn.
Giả sử nền kinh tế ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Sau đó để đối phó với giá dầu tăng lên, NHNW đã tăng cung tiền. Đối với thất nghiệp và lạm phát trong dài hạn, thất nghiệp không thay đổi nhưng lạm phát sẽ tăng.
Khi siêu lạm phát chấm dứt, lượng tiền thực tế thường tăng bởi vì: Khi mọi người dự tính lạm phát thấp hơn thì lãi suất danh nghĩa sẽ giảm và do đó lượng cầu về tiền thực tế sẽ tăng. Kết quả là giá cả vẫn có thể ổn định tại mức cung tiền thực tế cao hơn.
Trong mọi trường hợp lạm phát làm giảm thu nhập thực tế của một số người.
Các nhà hoạch định chính sách cần phải nhận thấy rằng họ không bao giờ có thể giảm được thất nghiệp mà không làm tăng mạnh lạm phát. Có thể theo đuổi chính sách thúc đẩy tăng trưởng khi nền kinh tế đang ở trạng thái suy thoái trầm trọng mà ít có mạo hiểm là lạm phát sẽ tăng mạnh.
Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng mạnh so với lãi suất tiền gửi nội tệ, NHTW sẽ cần: Bán USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu lãi suất tiền gửi VND tăng mạnh so với lãi suất tiền gửi USD, thì NHTW sẽ cần: Mua USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, thì NHTW sẽ cần: Mua USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh, thì NHTW sẽ cần: Bán USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
Trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, nếu người dân tin rằng đồng Việt Nam sẽ giảm giá mạnh so với USD trong tương lai, thì NHNW mua USD để: Bán USD để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định.
Khoản tiền 10 tỉ đồng do chính phủ cấp cho Bộ giáo dục và Đào tạo để mua thiết bị được sản xuất tại Trung Quốc được tính vào GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu: Chi tiêu chính phủ tăng 10 tỉ đồng và xuất khẩu ròng giảm 10 tỉ đồng.
Ngày 25. 2. 2006 Công ty giày Thượng Đình xuất khẩu một lô hàng 80 triệu USD được sản xuất từ tháng 12 năm 2005. Cách tiếp cận chi tiêu giao dịch được tính vào GDP của Việt Nam năm 2006 theo cách: Đầu tư giảm 80 triệu USD; Xuất khẩu ròng tăng 80 triệu USD.
Tháng 2 năm 2006 Công ty Lương thực miền Nam xuất khẩu 1000 tấn gạo trị giá 200 nghìn USD được thu hoạch từ năm 2005. Cách tiếp cận chi tiêu giao dịch được tính vào GDP của Việt Nam năm 2006 theo cách: Đầu tư giảm 200 nghìn USD và xuất khẩu ròng tăng 200 nghìn USD.
Nếu thu nhập quốc dân không đổi, thì thu nhập khả dụng tăng khi: Chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình tăng.
CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng 10% giá của nhóm mặt hàng: Phương tiện đi lại, bưu điện.
Vận dụng qui tắc 70 hãy cho biết tỉ lệ lạm phát hàng năm sẽ là 3 nếu tỉ lệ lạm phát hàng tháng là (70/6)%
Giả sử lãi suất trả định kỳ hàng năm là 14%. Theo qui tắc 70, lãi suất của khoản tiền cho vay sau 10 năm sẽ là: 3
Giả sử tỉ lệ lạm phát hàng năm là 14%. Theo qui tắc70, tỉ lệ lạm phát sau một thập kỷ sẽ là: 3
Giả sử lãi suất trả định kỳ hàng năm là 7%. Theo qui tắc 70, lãi suất của khoản tiền cho vay sau 10 năm sẽ là: 1
Vận dụng qui tắc 70 hãy cho biết tỉ lệ lạm phát hàng năm sẽ là 1 nếu tỉ lệ lạm phát hàng tháng là (70/12)%
Theo mô hình về thị trường vốn vay trong dài hạn, khi chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân và giảm chi tiêu cùng một lượng như nhau: Cả tăng trưởng, đầu tư và tiêu dùng đều tăng.
Theo mô hình về thị trường vốn vay trong dài hạn, khi chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân và tăng chi tiêu cùng một lượng như nhau: Cả tăng trưởng, đầu tư và tiêu dùng đều giảm.
Xét một nền kinh tế đóng. Theo mô hình về thị trường vốn vay, tại trạng thái cân bằng khi chính phủ Việt Nam tăng chi tiêu 200 tỉ đồng: Tiết kiệm quốc dân và đầu tư tư nhân giảm ít hơn 200 tỉ đồng; Tiết kiệm tư nhân tăng ít hơn 200 tỉ đồng.
Xét một nền kinh tế đóng. Theo mô hình về thị trường vốn vay trong dài hạn, tại trạng thái cân bằng khi chính phủ Việt Nam giảm chi tiêu 500 tỉ đồng: Tiết kiệm quốc dân và đầu tư tư nhân tăng ít hơn 500 tỉ đồng; Tiết kiệm tư nhân giảm ít hơn 500 tỉ đồng.
Nhận định không đúng là: Nếu các hoạt động kinh tế ngầm tăng nhanh, thì mức sống sẽ giảm.
Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân và tăng chi tiêu chính cùng một lượng như nhau, thì trong dài hạn theo mô hình về thị trường vốn vay, lãi suất tăng, còn đầu tư giảm.
Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân và giảm chi tiêu chính cùng một lượng như nhau, thì trong dài hạn theo mô hình về thị trường vốn vay, lãi suất giảm, còn đầu tư tăng.
Xét một nền kinh tế đóng với MPC = 0,75. Khi chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không thay đổi, thì trên thị trường vốn vay đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên trái một đoạn bằng 750 tỉ đồng.
Xét một nền kinh tế đóng với MPC = 0,75. Khi chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không thay đổi, thì trên thị trường vốn vay đường cung vốn vay dịch chuyển sang bên phải một đoạn bằng 750 tỉ đồng.
Xét một nền kinh tế đóng. Khi chính phủ giảm chi tiêu 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức thu thuế không thay đổi, thì trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng tiết kiệm quốc dân tăng ít hơn 1000 tỉ đồng.
Xét một nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập và MPC = 0,75. Khi chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân thêm 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không thay đổi, thì trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng tiết kiệm quốc dân tăng ít hơn 750 tỉ đồng.
Xét một nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập và MPC = 0,75. Khi chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân thêm 1000 tỉ đồng trong khi duy trì mức chi tiêu không thay đổi, thì trên thị trường vốn vay tại trạng thái cân bằng tiết kiệm quốc dân tăng ít hơn 750 tỉ đồng.
Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế suất biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng của việc tăng thuế tự định 50 là: Sản lượng cân bằng giảm 80.
Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế suất biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng của việc giảm thuế tự định 50 là: Sản lượng cân bằng tăng 80.
Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế suất biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng của việc giảm chi tiêu chính phủ 50 là: Sản lượng cân bằng giảm 100.
Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế mở có dạng S = -100 + 0,2Y, thuế suất biên là 25%, nhập khẩu bằng 10% GDP. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng của việc tăng chi tiêu chính phủ 50 là: Sản lượng cân bằng tăng 100.