70 Mẫu Mở bài kết bài Vợ Nhặt cực hay điểm cao Kim Lân - Ngữ Văn 12

Mỗi một bài văn đều có một cách mở bài và kết bài riêng mang đâm phong cách và điểm nhấn của mỗi người. Đồng thời nó sẽ giúp các em đạt điểm tuyệt đối. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các em mở bài và kết bài tác phẩm vợ nhặt của nhà văn Kim Lân hay nhất. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 12 1 K tài liệu

Thông tin:
7 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

70 Mẫu Mở bài kết bài Vợ Nhặt cực hay điểm cao Kim Lân - Ngữ Văn 12

Mỗi một bài văn đều có một cách mở bài và kết bài riêng mang đâm phong cách và điểm nhấn của mỗi người. Đồng thời nó sẽ giúp các em đạt điểm tuyệt đối. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các em mở bài và kết bài tác phẩm vợ nhặt của nhà văn Kim Lân hay nhất. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

37 19 lượt tải Tải xuống
Mở bài tác phẩm vợ nhặt trực
tiếp mẫu số 1
Kim Lân là nhà văn chuyên viết về truyện
ngắn. Đề tài của ông thường gắn liền với
hơi thở ruộng đồng Bắc Bộ nơi những con
người quê hương chân chất thật thà, coi
trọng nghĩa tình, rất nhân hậu và giàu yêu
thương. “Vợ nhặt” là tác phẩm tiêu biểu của
Kim Lân được trích trong tập truyện “Con
chó xấu xí”. Bằng tài năng nghệ thuật bậc
thầy, nhất là bậc thầy của miêu tả tâm lý.
Kim Lân đã mang đến cho người đọc sự
xúc động mãnh liệt thông qua diễn biến tâm
trạng nhân vật bà cụ Tứ.
Mở bài tác phẩm vợ nhặt trực
tiếp mẫu số 2
Kim Lân là một nhà văn hiện thực có thể
xem là con đẻ của đồng ruộng, một con
người một lòng đi về với “thuần hậu phong
thủy”. Ông rất thành công về đề tài nông
thôn và người nông dân mà ông rất am
hiểu cảnh ngộ và tâm lý của họ. Vốn tiền
thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” nhưng do
chiến tranh thất lạc bản thảo nên khi hòa
bình lập lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi
thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối
cùng, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã ra đời.
Trong lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào
thiên truyện của mình một khám phá mới,
một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm.
Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hi
vọng vào cuộc sống của những người nông
dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ
nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất
thành công khả năng dựng truyện, dẫn
truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã có
khám phá ra diễn biến tâm lý thật bất ngờ.
Mở bài tác phẩm vợ nhặt gián
tiếp
Kim Lân là nhà văn của đồng ruộng, “một
lòng đi về với đất, với người thuần hậu
nguyên thủy của cuộc sống nông thôn ngày
trước“. Nếu Nam Cao, mỗi trang viết đều là
sự trả ơn đối với người nông dân thì Kim
Lân lại luôn tôn thời hiện thực về cuộc sống
của người nông dân nhưng những trang viết
vẫn ánh lên chất hào hoa, hiện thực không
cay cực mà vẫn thấy những tâm hồn đẹp đẽ
của con người nghèo khó. Khi viết về những
người đói trong truyện Vợ Nhặt, Kim Lân đã
đặt họ trong bối cảnh đặc biệt của nạn đói
khủng khiếp năm 1945 và từ ngưỡng cửa
khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận và tính
cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt
đầu một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc
mới dù rất mong manh.
Mở bài vợ nhặt mẫu nâng cao
số 1
B.Sô từng nói “Vũ trụ có nhiều kì quan,
nhưng kì quan tuyệt diệu nhất vẫn là trái tim
người mẹ”. Quả thật vậy, trái tim của người
mẹ là kỳ quan vĩ đại, là toà bảo tháp ngự trị
vĩnh hằng và sừng sững giữa cuộc đời. Tác
phẩm văn học nhất là những tác phẩm viết
về người mẹ luôn là những tác phẩm thành
công nhất. Văn học Việt Nam cũng đã từng
ghi nhận những đóng góp lớn lao ấy về
người mẹ. Một trong những tác phẩm tạo
nên niềm xúc động sâu sắc về người mẹ
phải kể đến đó là “Vợ nhặt” của Kim Lân.
Dưới ngòi bút tài hoa và tinh tế của nhà văn
vốn một đời đi về với ruộng đồng, vẻ đẹp lớn
lao kì vĩ của trái tim người mẹ và tình mẫu
tử thắm thiết thiêng liêng cũng ngời lên trọn
vẹn và sâu sắc qua diễn biến tâm trạng của
nhân vật bà cụ Tứ.
Mở bài vợ nhặt mẫu nâng cao
số 2
Nhà giáo Trần Đồng Minh từng có nhận
xét rất tinh tế: “Nhà văn dùng Vợ nhặt để
làm cái đòn bẩy để nâng con người lên
trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt
đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên
những tia sáng ấm lòng”. Và phải chăng
“những tia sáng ấm lòng” ấy chính là tình
yêu thương, là sức sống mãnh liệt của các
nhân vật bị đẩy tới đường cùng tuyệt lộ
buộc phải đối mặt với cái chết nhưng lại
biết cách tỏa sáng để nâng tầm giá trị của
con người. Bằng óc quan sát tinh tế và tấm
lòng đồng cảm sâu sắc với số phận con
người, Kim Lân đã thực sự làm bạn đọc
xúc động khi xây dựng thành công hình
tượng nhân vật (tùy vào đề bài mà bạn có
thể áp dụng…). Đặc biệt là qua đoạn trích:
(đây cũng vậy).
Mẫu kết bài tác phẩm vợ nhặt
số 1
Truyện mở ra bằng cảnh chiều chạng vạng
và kết thúc trong buổi sáng mùa hè với ánh
nắng chói lóa, rực rỡ, các nhân vật bắt đầu
bằng không gian ảm đảm chết chóc của xóm
ngụ cư dưới gầm trời đói khát và khép lại
bằng khung cảnh đầm ấm của một gia đình
quây quần bên mâm cơm ngày đói. Cách
kết thúc đã cho người đọc tin tưởng và
tương lai cuộc đời các nhân vật “hãy hướng
về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau lưng
bạn”. Dù khó khăn đến đâu thì hạnh phúc
lứa đôi vẫn đủ khả năng thay đổi con người
và hoàn cảnh.
Mẫu kết bài tác phẩm vợ nhặt
số 2
“Cái đẹp cứu vớt con người” (Đôx-tôi-ep-ki).
Vâng, “vợ nhặt” củanhà văn Kim Lân thể
hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của
tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là
con nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành
tác phẩm. Ông đã đóng góp cho văn học
Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đói nói
riêng một quan niệm mới về lòng người và
tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn
mạnh mẽ nhất trong tâm hồn bạn đọc chính
là ở điểm sáng tuyệt vời ấy.
Mở bài cảm nhận về nhân vật
Tràng mấu số 1
Nhà văn Nga I.Bônđarep từng có ý tưởng
rằng “Nghệ thuật sinh ra từ những thái cực
và xung đột”. Ý kiến này quả đúng khi bàn
về truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim
Lân. Với tác phẩm Vợ Nhặt nhà văn đã làm
hiện lên trước mắt người đọc một bức
tranh sinh động về hiện thực thê thảm ấy
và lạ thay, giữa khoảng trống lay lắt,tối tăm
của cuộc sống đói nghèo nhà văn đã cho
ta thấy được tấm lòng của những con
người đói khổ dù đang bị cái đói, cái chết
rình rập nhưng họ vẫn cưu mang, đùm
bọc, yêu thương và san sẻ, cùng hướng về
sự sống, về hạnh phúc và tương lai. Nó
được thể hiện như thế nào qua hình tượng
nhân vật Tràng?
Mở bài cảm nhận về nhân vật
Tràng mấu số 2
Văn là đời. Chuyện văn là chuyện đời. Qua
một cảnh ngộ, một tình huống, một nỗi
lòng của nhân vật, nhà văn muốn mang
đến cho bạn đọc những vấn đề nhân sinh.
“Vợ nhặt” của Kim Lân là một tác phẩm
như thế. Tất cả những gì nhà văn muốn
gửi gắm có chăng đều được sáng ngời qua
nhân vật Tràng- một gã nông dân nghèo,
thô kệch nhưng nhân hậu và luôn giàu
khát khao sống.
Mở bài về phân tích tác phẩm
Vợ Nhặt số 1
Nói về nạn đói năm 1945, nhà văn Kim Lân
từng nói: “Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau
đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên
một tia sáng về đạo đức, danh dự”. “Vợ
nhặt” của ông chính là truyện ngắn đi sâu
khai thác tia sáng đẹp đẽ trong bi kịch tăm
tối ấy của nạn đói. Thông qua câu chuyện
nhặt vợ của anh Tràng, nhà văn Kim Lân
không chỉ tái hiện sự sống mỏng manh của
con người trước nạn đói mà quan trọng hơn
cả là đứng trên ranh giới của sự sống và cái
chết ấy vẻ đẹp của con người vẫn tỏa rạng,
trong cái khốn cùng, thiếu thốn con người
vẫn dành cho nhau những tình cảm thật
đáng trân trọng.
Mở bài về phân tích tác phẩm
Vợ Nhặt số 2
Văn học chính là lăng kính chủ quan, phản
ánh hiện thực một cách khách quan, chính
xác nhất. Bởi vậy mà nhà văn Kim Lân đã
dùng ngòi bút của mình để phác họa thành
công bức tranh cuộc sống, sinh hoạt của
người nông dân trong nạn đói năm Ất Dậu
qua tác phẩm “Vợ nhặt”. Nhà văn đã đem
vào thiên truyện của mình một điểm sáng
mới, đó là niềm tin, niềm hi vọng vào một
tương lai tốt đẹp dù hiện tại có khó khăn đến
nhường nào.
Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện
ngắn, ngòi bút của ông thật sắc sảo khi tập
trung miêu tả những phong tục tập quán và
đời sống làng quê với những “thú vui đồng
quê hay phong lưu đồng ruộng”. “Vợ nhặt” là
tác phẩm xuất sắc được in trong tập “Con
chó xấu xí” của nhà văn, viết về người nông
dân trong tình cảnh thê thảm của nạn đói
với bản chất tốt đẹp, lương thiện. Bằng khả
năng sáng tạo của mình, nhà văn đã thành
công ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và
hàng loạt các biện pháp nghệ thuật đặc sắc
khác khi xây dựng nhân vật của mình.
Mở bài về phân tích tác phẩm
Vợ Nhặt số 3
Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn
học Việt Nam hiện đại, ông viết nhiều, viết
hay về nông thôn, về cuộc sống của người
nông dân. Hiện lên trong những trang văn
của ông là hình ảnh những người nông dân
nghèo khổ, khốn đốn trong những hoàn
cảnh riêng nhưng ở họ vẫn sáng ngời
những vẻ đẹp đáng trân trọng, đó là ông Hai
– một người dân yêu làng, yêu nước nhưng
phải đối mặt với bi kịch làng chợ Dầu theo
giặc trong “Làng”, đó còn là anh Tràng –
người đàn ông xấu xí, nghèo khổ sống ở
xóm Ngụ cư vẫn chấp nhận cưu mang một
người đàn bà xa lạ ngay giữa nạn đói trong
truyện ngắn Vợ nhặt. Trong truyện ngắn Vợ
nhặt, nhà văn Kim Lân đã hướng ngòi bút
nhân đạo của mình để lột tả những vẻ đẹp
đáng quý trong tâm hồn con người, đó là
tình thương, là sức sống mãnh liệt.
Mở bài về phân tích tác phẩm
Vợ Nhặt số 4
Nạn đói năm 1945 đã trở thành nỗi ám ảnh
khủng khiếp đối với con người Việt Nam, nó
gợi nhắc về một thời kỳ đen tối của lịch sử.
Viết về nạn đói, Tô Hoài từng viết: “Mỗi khi
chợt nghĩ lại, tôi vẫn bàng hoàng về những
năm khủng khiếp ấy”, nhà văn Kim Lân cũng
từng có những chia sẻ về cái dữ đội của nạn
đói đồng thời cũng phát hiện “hào quang”
được tỏa ra từ chính những con người trong
nạn đói “Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau
đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên
một tia sáng về đạo đức, danh dự”. “Vợ
nhặt” là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân
viết về nạn đói, đồng thời qua đó nhà văn ca
ngợi vẻ đẹp của tình thương, sức sống tiềm
tàng của con người.
Mở bài về phân tích tác phẩm
Vợ Nhặt số 5
Cái đói là nỗi lo lắng của con người ở tất cả
mọi dân tộc và mọi thời đại. Có lẽ vì vậy mà
các nhà văn thường viết về nó ở những khía
cạnh tối tăm và bất lực. Nhưng với tác phẩm
Vợ Nhặt, nhà văn Kim Lân đã thật sự tìm
được một tiếng nói riêng khi ông đã mang
đến cho những nạn nhân của năm đói một
khát khao cháy bỏng về tương lai tươi sáng
và nhất là làm nổi bật vẻ đẹp của truyền
thống nhân văn: Lòng yêu thương và q
trọng hai chữ Con Người.
Mở bài về phân tích tác phẩm
Vợ Nhặt số 6
Kim Lân, nhà văn chuyên viết truyện ngắn,
với biệt tài viết về người nông dân. Người
nông dân trong trang viết của Kim Lân dù
nghèo khổ nhưng luôn sáng ngời những
phẩm chất: yêu đời, thật thà, chất phác, hóm
hỉnh, tài hoa. Vợ nhặt là một trong những tác
phẩm tiêu biểu nhất của ông khi viết về
người nông dân.
Mở bài về phân tích tác phẩm
Vợ Nhặt số 7
Kim Lân một trong những nhà văn viết
truyện ngắn từ năm 1941. Sáng tác của
ông tập trung phản ánh bức tranh của
nông thôn Việt Nam và hình tượng người
nông dân. Dưới ngòi bút tài hoa của Kim
Lân, bức tranh hiện thực của nông thôn
Việt Nam cũng như nỗi niềm, cuộc sống,
cảnh ngộ và khát vọng của người nông dân
được thể hiện chân thực và sinh động. “Vợ
Nhặt” là một trong những tác phẩm thành
công của Kim Lân với cốt truyện độc đáo
cùng lối dẫn chuyện hóm hỉnh hấp dẫn
người đọc.
Mở bài về phân tích tác phẩm
Vợ Nhặt số 8
Nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã khiến
cho nhân dân ta rơi vào tình cảnh vô cùng
thê thảm. Tình cảnh ấy được các nhà văn
tái hiện chân thực trong những sáng tác
của mình. Nhà văn Kim Lân cũng là một
trong số đó. Ông đã khắc họa số phận của
những người nông dân qua tác phẩm “Vợ
nhặt” bằng một lòng thương cảm sâu sắc.
Mở bài về phân tích tác phẩm
Vợ Nhặt số 9
Kim Lân được mệnh danh là nhà văn của
người nông dân, của làng quê Việt Nam
bởi trong các tác phẩm của ông luôn
hướng tới hình ảnh người nông dân. Với
văn phong giản dị, mộc mạc nhưng sâu sắc
thấm đẫm tinh thần nhân văn, tác giả Kim
Lân đã gửi tới người đọc một tác phẩm
kinh điển thể hiện tình cảm đậm đà của
ông dành cho những số phận người nông
dân nghèo khổ trong xã hội cũ.
Mở bài về phân tích tác phẩm
Vợ Nhặt số 10
Kim Lân là một trong số những nhà văn
xuất sắc viết về nông thôn và nông dân
Việt Nam trong nền văn học hiện đại với
những tác phẩm độc đáo tỏng cách xây
dựng tình huống truyện, cách xây dựng và
miêu tả nhân vật. Và có thể nói, truyện
ngắn Vợ nhặt – rút từ tập Con chó xấu xí là
một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách
sáng tác của ông.
Mở bài về phân tích nhân vật
bà cụ Tứ mẫu số 1
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim
Lân lấy bối cảnh là nạn đói khủng khiếp
năm 1945 để diễn tả được cái đói có sức
nặng như thế nào, nhưng ngụ ý của tác giả
chính là việc dựa trên nạn đói để lột tả tính
cách “trong như ngọc sáng ngời” của
những con người, những mảnh đời lầm
thân. Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng
điển hình cho người đàn bà nghèo khổ đến
cùng cực nhưng có tình yêu thương con
đến vô bờ bến. Hẳn rằng người đọc sẽ
không bao giờ quên những lời mà Kim Lân
đã dành cho bà.
Mở bài về phân tích nhân vật
bà cụ Tứ mẫu số 2
Nhà văn Kim Lân là một nhà văn nổi tiếng
của nền văn học hiện thực Việt Nam. Ông
được xem là nhà văn của làng quê Việt
Nam với những sáng tác luôn chạm đến trái
tim người đọc bằng sự giản dị, gần gũi. Tác
phẩm Vợ Nhặt của ông được sáng tác trong
bối cảnh đất nước lầm than, nạn đói hoành
hành năm 1945. Thành công của tác phẩm
chính là nhờ sự thành công trong việc khắc
họa nhân vật của tác giả. Nhân vật bà cụ
Tứ, một người mẹ nghèo, khắc khổ nhưng
giàu tình yêu thương là một nhân vật được
khắc họa rất thành công.
Mở bài về phân tích nhân vật
bà cụ Tứ mẫu số 3
Đoạn trích Vợ nhặt của Kim Lân đã thành
đề tài bàn luận không chỉ của tác giả mà
còn của nhiều độc giả đón đọc. Thành công
của tác phẩm không dừng lại ở việc khắc
họa hiện thực xã hội đói nghèo và thiếu
thốn, người chết như ngả rạ, khắp nơi bao
trùm bởi không khí tang thương mà còn là
vẽ ra những mảnh đời, những câu chuyện
bình dị nhưng vô cùng ý nghĩa. Bên cạnh
Tràng – nhân vật chính của câu chuyện, còn
có chị vợ và bà cụ Tứ, mẹ của Tràng. Tuy
xuất hiện ít hơn nhưng nhân vật bà cụ Tứ
để lại nhiều ấn tượng và sự thương cảm
trong lòng người đọc.
Mở bài về phân tích nhân vật
bà cụ Tứ mẫu số 4
Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất
sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Trong tác
phẩm ta không chỉ nhớ về anh cu Tràng và
chị vợ nhặt mà còn nhớ đến bà mẹ tảo tần,
chịu nhiều vất vả. Bà cụ Tứ là hình ảnh bà
mẹ nông dân Việt Nam trước 1945. Ở nhân
vật này, Kim Lân không chú ý vào hành
động mà đi sâu vào khai thác tâm trạng
nhân vật, qua đó khẳng định tài năng miêu
tả tâm lí nhân vật của ông.
Mở bài về phân tích nhân vật
bà cụ Tứ mẫu số 5
Người mẹ Việt Nam luôn là một nguồn
cảm hứng sáng tạo của văn chương. Không
một thể loại nào là không có các tác phẩm
viết về mẹ. Trong các tác phẩm của nhà văn
của Kim Lân, người đọc chắc có lẽ không
thể không bị ấn tượng bởi nhân vật bà cụ
Tứ. Bà là một người mẹ nghèo có tấm lòng
nhân hậu, tình yêu thương con người và có
niềm tin vào tương lai.
Mở bài về phân tích nhân vật
bà cụ Tứ mẫu số 6
Không phải là nhân vật chính, lại xuất hiện
phần cuối của tác phẩm nhưng bà cụ Tứ
– mẹ của anh cu Tràng trong Vợ nhặt của
Kim Lân đã góp phần làm cho tác phẩm sâu
sắc hơn. Với tình huống anh cu Tràng
“nhặt” được vợ trong những ngày đói deo
dắt, Kim Lân muốn khắc họa số phận bi đát
của người nông dân trước cách mạng
tháng Tám, thể hiện sự cảm thông, sẻ chia
trước khát khao hạnh phúc của những số
phận khốn cùng ấy.
Mở bài về phân tích nhân vật
bà cụ Tứ mẫu số 7
Những người mẹ luôn là người đem lại tình
thương yêu lớn nhất, tình yêu bao la ấy có
thể vượt qua những khó khăn, những
thiếu thốn vật chất để mang lại một cuộc
sống an lành hạnh phúc cho nhau. Trong
nền văn học Việt nam biết bao nhiêu nhà
văn xây dựng được hình tượng người mẹ
như thế. nếu như Nguyễn Minh Châu xây
dựng người mẹ đầy đức hi sinh là người
đàn bà hàng chài thì Kim lân lại xây dựng
thành công nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện
ngắn Vợ Nhặt. Ngoài những phẩm chất
của bà thì nhà văn đi vào miêu tả diễn biến
tâm lý nhân vật này. Để từ đó chúng ta
càng thấy được những hi sinh, những nỗi
niềm thương con vô bờ bến của bà.
| 1/7

Preview text:

Mở bài tác phẩm vợ nhặt trực tiếp mẫu số 1

Kim Lân là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn. Đề tài của ông thường gắn liền với hơi thở ruộng đồng Bắc Bộ nơi những con người quê hương chân chất thật thà, coi trọng nghĩa tình, rất nhân hậu và giàu yêu thương. “Vợ nhặt” là tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được trích trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Bằng tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là bậc thầy của miêu tả tâm lý. Kim Lân đã mang đến cho người đọc sự xúc động mãnh liệt thông qua diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ.

Mở bài tác phẩm vợ nhặt trực tiếp mẫu số 2

Kim Lân là một nhà văn hiện thực có thể

xem là con đẻ của đồng ruộng, một con

người một lòng đi về với “thuần hậu phong

thủy”. Ông rất thành công về đề tài nông

thôn và người nông dân mà ông rất am

hiểu cảnh ngộ và tâm lý của họ. Vốn tiền

thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” nhưng do

chiến tranh thất lạc bản thảo nên khi hòa

bình lập lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi

thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối

cùng, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã ra đời.

Trong lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào

thiên truyện của mình một khám phá mới,

một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm.

Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hi

vọng vào cuộc sống của những người nông

dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ

nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất

thành công khả năng dựng truyện, dẫn

truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã có

khám phá ra diễn biến tâm lý thật bất ngờ.

Mở bài tác phẩm vợ nhặt gián tiếp

Kim Lân là nhà văn của đồng ruộng, “một lòng đi về với đất, với người thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn ngày trước“. Nếu Nam Cao, mỗi trang viết đều là sự trả ơn đối với người nông dân thì Kim Lân lại luôn tôn thời hiện thực về cuộc sống của người nông dân nhưng những trang viết vẫn ánh lên chất hào hoa, hiện thực không cay cực mà vẫn thấy những tâm hồn đẹp đẽ của con người nghèo khó. Khi viết về những người đói trong truyện Vợ Nhặt, Kim Lân đã đặt họ trong bối cảnh đặc biệt của nạn đói khủng khiếp năm 1945 và từ ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận và tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc mới dù rất mong manh.

Mở bài vợ nhặt mẫu nâng cao số 1

B.Sô từng nói “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt diệu nhất vẫn là trái tim người mẹ”. Quả thật vậy, trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại, là toà bảo tháp ngự trị vĩnh hằng và sừng sững giữa cuộc đời. Tác phẩm văn học nhất là những tác phẩm viết về người mẹ luôn là những tác phẩm thành công nhất. Văn học Việt Nam cũng đã từng ghi nhận những đóng góp lớn lao ấy về người mẹ. Một trong những tác phẩm tạo nên niềm xúc động sâu sắc về người mẹ phải kể đến đó là “Vợ nhặt” của Kim Lân. Dưới ngòi bút tài hoa và tinh tế của nhà văn vốn một đời đi về với ruộng đồng, vẻ đẹp lớn lao kì vĩ của trái tim người mẹ và tình mẫu tử thắm thiết thiêng liêng cũng ngời lên trọn vẹn và sâu sắc qua diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ.

Mở bài vợ nhặt mẫu nâng cao số 2

Nhà giáo Trần Đồng Minh từng có nhận

xét rất tinh tế: “Nhà văn dùng Vợ nhặt để

làm cái đòn bẩy để nâng con người lên

trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt

đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên

những tia sáng ấm lòng”. Và phải chăng

“những tia sáng ấm lòng” ấy chính là tình

yêu thương, là sức sống mãnh liệt của các

nhân vật bị đẩy tới đường cùng tuyệt lộ

buộc phải đối mặt với cái chết nhưng lại

biết cách tỏa sáng để nâng tầm giá trị của

con người. Bằng óc quan sát tinh tế và tấm

lòng đồng cảm sâu sắc với số phận con

người, Kim Lân đã thực sự làm bạn đọc

xúc động khi xây dựng thành công hình

tượng nhân vật (tùy vào đề bài mà bạn có

thể áp dụng…). Đặc biệt là qua đoạn trích:

(đây cũng vậy).

Mẫu kết bài tác phẩm vợ nhặt số 1

Truyện mở ra bằng cảnh chiều chạng vạng và kết thúc trong buổi sáng mùa hè với ánh nắng chói lóa, rực rỡ, các nhân vật bắt đầu bằng không gian ảm đảm chết chóc của xóm ngụ cư dưới gầm trời đói khát và khép lại bằng khung cảnh đầm ấm của một gia đình quây quần bên mâm cơm ngày đói. Cách kết thúc đã cho người đọc tin tưởng và tương lai cuộc đời các nhân vật “hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau lưng bạn”. Dù khó khăn đến đâu thì hạnh phúc lứa đôi vẫn đủ khả năng thay đổi con người và hoàn cảnh.

Mẫu kết bài tác phẩm vợ nhặt số 2

“Cái đẹp cứu vớt con người” (Đôx-tôi-ep-ki). Vâng, “vợ nhặt” củanhà văn Kim Lân thể hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là con nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành tác phẩm. Ông đã đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đói nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng tuyệt vời ấy.

Mở bài cảm nhận về nhân vật Tràng mấu số 1

Nhà văn Nga I.Bônđarep từng có ý tưởng

rằng “Nghệ thuật sinh ra từ những thái cực

và xung đột”. Ý kiến này quả đúng khi bàn

về truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim

Lân. Với tác phẩm Vợ Nhặt nhà văn đã làm

hiện lên trước mắt người đọc một bức

tranh sinh động về hiện thực thê thảm ấy

và lạ thay, giữa khoảng trống lay lắt,tối tăm

của cuộc sống đói nghèo nhà văn đã cho

ta thấy được tấm lòng của những con

người đói khổ dù đang bị cái đói, cái chết

rình rập nhưng họ vẫn cưu mang, đùm

bọc, yêu thương và san sẻ, cùng hướng về

sự sống, về hạnh phúc và tương lai. Nó

được thể hiện như thế nào qua hình tượng

nhân vật Tràng?

Mở bài cảm nhận về nhân vật Tràng mấu số 2

Văn là đời. Chuyện văn là chuyện đời. Qua

một cảnh ngộ, một tình huống, một nỗi

lòng của nhân vật, nhà văn muốn mang

đến cho bạn đọc những vấn đề nhân sinh.

“Vợ nhặt” của Kim Lân là một tác phẩm

như thế. Tất cả những gì nhà văn muốn

gửi gắm có chăng đều được sáng ngời qua

nhân vật Tràng- một gã nông dân nghèo,

thô kệch nhưng nhân hậu và luôn giàu

khát khao sống.

Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ Nhặt số 1

Nói về nạn đói năm 1945, nhà văn Kim Lân từng nói: “Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh dự”. “Vợ nhặt” của ông chính là truyện ngắn đi sâu khai thác tia sáng đẹp đẽ trong bi kịch tăm tối ấy của nạn đói. Thông qua câu chuyện nhặt vợ của anh Tràng, nhà văn Kim Lân không chỉ tái hiện sự sống mỏng manh của con người trước nạn đói mà quan trọng hơn cả là đứng trên ranh giới của sự sống và cái chết ấy vẻ đẹp của con người vẫn tỏa rạng, trong cái khốn cùng, thiếu thốn con người vẫn dành cho nhau những tình cảm thật đáng trân trọng.

Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ Nhặt số 2

Văn học chính là lăng kính chủ quan, phản ánh hiện thực một cách khách quan, chính xác nhất. Bởi vậy mà nhà văn Kim Lân đã dùng ngòi bút của mình để phác họa thành công bức tranh cuộc sống, sinh hoạt của người nông dân trong nạn đói năm Ất Dậu qua tác phẩm “Vợ nhặt”. Nhà văn đã đem vào thiên truyện của mình một điểm sáng mới, đó là niềm tin, niềm hi vọng vào một tương lai tốt đẹp dù hiện tại có khó khăn đến nhường nào.

Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, ngòi bút của ông thật sắc sảo khi tập trung miêu tả những phong tục tập quán và đời sống làng quê với những “thú vui đồng quê hay phong lưu đồng ruộng”. “Vợ nhặt” là tác phẩm xuất sắc được in trong tập “Con chó xấu xí” của nhà văn, viết về người nông dân trong tình cảnh thê thảm của nạn đói với bản chất tốt đẹp, lương thiện. Bằng khả năng sáng tạo của mình, nhà văn đã thành công ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và hàng loạt các biện pháp nghệ thuật đặc sắc khác khi xây dựng nhân vật của mình.

Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ Nhặt số 3

Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, ông viết nhiều, viết hay về nông thôn, về cuộc sống của người nông dân. Hiện lên trong những trang văn của ông là hình ảnh những người nông dân nghèo khổ, khốn đốn trong những hoàn cảnh riêng nhưng ở họ vẫn sáng ngời những vẻ đẹp đáng trân trọng, đó là ông Hai – một người dân yêu làng, yêu nước nhưng phải đối mặt với bi kịch làng chợ Dầu theo giặc trong “Làng”, đó còn là anh Tràng – người đàn ông xấu xí, nghèo khổ sống ở xóm Ngụ cư vẫn chấp nhận cưu mang một người đàn bà xa lạ ngay giữa nạn đói trong truyện ngắn Vợ nhặt. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã hướng ngòi bút nhân đạo của mình để lột tả những vẻ đẹp đáng quý trong tâm hồn con người, đó là tình thương, là sức sống mãnh liệt.

Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ Nhặt số 4

Nạn đói năm 1945 đã trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với con người Việt Nam, nó gợi nhắc về một thời kỳ đen tối của lịch sử. Viết về nạn đói, Tô Hoài từng viết: “Mỗi khi chợt nghĩ lại, tôi vẫn bàng hoàng về những năm khủng khiếp ấy”, nhà văn Kim Lân cũng từng có những chia sẻ về cái dữ đội của nạn đói đồng thời cũng phát hiện “hào quang” được tỏa ra từ chính những con người trong nạn đói “Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh dự”. “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân viết về nạn đói, đồng thời qua đó nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của tình thương, sức sống tiềm tàng của con người.

Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ Nhặt số 5

Cái đói là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Có lẽ vì vậy mà các nhà văn thường viết về nó ở những khía cạnh tối tăm và bất lực. Nhưng với tác phẩm Vợ Nhặt, nhà văn Kim Lân đã thật sự tìm được một tiếng nói riêng khi ông đã mang đến cho những nạn nhân của năm đói một khát khao cháy bỏng về tương lai tươi sáng và nhất là làm nổi bật vẻ đẹp của truyền thống nhân văn: Lòng yêu thương và quý trọng hai chữ Con Người.

Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ Nhặt số 6

Kim Lân, nhà văn chuyên viết truyện ngắn, với biệt tài viết về người nông dân. Người nông dân trong trang viết của Kim Lân dù nghèo khổ nhưng luôn sáng ngời những phẩm chất: yêu đời, thật thà, chất phác, hóm hỉnh, tài hoa. Vợ nhặt là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông khi viết về người nông dân.

Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ Nhặt số 7

Kim Lân một trong những nhà văn viết

truyện ngắn từ năm 1941. Sáng tác của

ông tập trung phản ánh bức tranh của

nông thôn Việt Nam và hình tượng người

nông dân. Dưới ngòi bút tài hoa của Kim

Lân, bức tranh hiện thực của nông thôn

Việt Nam cũng như nỗi niềm, cuộc sống,

cảnh ngộ và khát vọng của người nông dân

được thể hiện chân thực và sinh động. “Vợ

Nhặt” là một trong những tác phẩm thành

công của Kim Lân với cốt truyện độc đáo

cùng lối dẫn chuyện hóm hỉnh hấp dẫn

người đọc.

Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ Nhặt số 8

Nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã khiến cho nhân dân ta rơi vào tình cảnh vô cùng thê thảm. Tình cảnh ấy được các nhà văn tái hiện chân thực trong những sáng tác của mình. Nhà văn Kim Lân cũng là một trong số đó. Ông đã khắc họa số phận của những người nông dân qua tác phẩm “Vợ nhặt” bằng một lòng thương cảm sâu sắc.

Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ Nhặt số 9

Kim Lân được mệnh danh là nhà văn của

người nông dân, của làng quê Việt Nam

bởi trong các tác phẩm của ông luôn

hướng tới hình ảnh người nông dân. Với

văn phong giản dị, mộc mạc nhưng sâu sắc

thấm đẫm tinh thần nhân văn, tác giả Kim

Lân đã gửi tới người đọc một tác phẩm

kinh điển thể hiện tình cảm đậm đà của

ông dành cho những số phận người nông

dân nghèo khổ trong xã hội cũ.

Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ Nhặt số 10

Kim Lân là một trong số những nhà văn

xuất sắc viết về nông thôn và nông dân

Việt Nam trong nền văn học hiện đại với

những tác phẩm độc đáo tỏng cách xây

dựng tình huống truyện, cách xây dựng và

miêu tả nhân vật. Và có thể nói, truyện

ngắn Vợ nhặt – rút từ tập Con chó xấu xí là

một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách

sáng tác của ông.

Mở bài về phân tích nhân vật bà cụ Tứ mẫu số 1

Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim

Lân lấy bối cảnh là nạn đói khủng khiếp

năm 1945 để diễn tả được cái đói có sức

nặng như thế nào, nhưng ngụ ý của tác giả

chính là việc dựa trên nạn đói để lột tả tính

cách “trong như ngọc sáng ngời” của

những con người, những mảnh đời lầm

thân. Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng

điển hình cho người đàn bà nghèo khổ đến

cùng cực nhưng có tình yêu thương con

đến vô bờ bến. Hẳn rằng người đọc sẽ

không bao giờ quên những lời mà Kim Lân

đã dành cho bà.

Mở bài về phân tích nhân vật bà cụ Tứ mẫu số 2

Nhà văn Kim Lân là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện thực Việt Nam. Ông được xem là nhà văn của làng quê Việt Nam với những sáng tác luôn chạm đến trái tim người đọc bằng sự giản dị, gần gũi. Tác phẩm Vợ Nhặt của ông được sáng tác trong bối cảnh đất nước lầm than, nạn đói hoành hành năm 1945. Thành công của tác phẩm chính là nhờ sự thành công trong việc khắc họa nhân vật của tác giả. Nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo, khắc khổ nhưng giàu tình yêu thương là một nhân vật được khắc họa rất thành công.

Mở bài về phân tích nhân vật bà cụ Tứ mẫu số 3

Đoạn trích Vợ nhặt của Kim Lân đã thành đề tài bàn luận không chỉ của tác giả mà còn của nhiều độc giả đón đọc. Thành công của tác phẩm không dừng lại ở việc khắc họa hiện thực xã hội đói nghèo và thiếu thốn, người chết như ngả rạ, khắp nơi bao trùm bởi không khí tang thương mà còn là vẽ ra những mảnh đời, những câu chuyện bình dị nhưng vô cùng ý nghĩa. Bên cạnh Tràng – nhân vật chính của câu chuyện, còn có chị vợ và bà cụ Tứ, mẹ của Tràng. Tuy xuất hiện ít hơn nhưng nhân vật bà cụ Tứ để lại nhiều ấn tượng và sự thương cảm trong lòng người đọc.

Mở bài về phân tích nhân vật bà cụ Tứ mẫu số 4

Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Trong tác phẩm ta không chỉ nhớ về anh cu Tràng và chị vợ nhặt mà còn nhớ đến bà mẹ tảo tần, chịu nhiều vất vả. Bà cụ Tứ là hình ảnh bà mẹ nông dân Việt Nam trước 1945. Ở nhân vật này, Kim Lân không chú ý vào hành động mà đi sâu vào khai thác tâm trạng nhân vật, qua đó khẳng định tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của ông.

Mở bài về phân tích nhân vật bà cụ Tứ mẫu số 5

Người mẹ Việt Nam luôn là một nguồn

cảm hứng sáng tạo của văn chương. Không một thể loại nào là không có các tác phẩm viết về mẹ. Trong các tác phẩm của nhà văn của Kim Lân, người đọc chắc có lẽ không thể không bị ấn tượng bởi nhân vật bà cụ Tứ. Bà là một người mẹ nghèo có tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương con người và có niềm tin vào tương lai.

Mở bài về phân tích nhân vật bà cụ Tứ mẫu số 6

Không phải là nhân vật chính, lại xuất hiện

  • phần cuối của tác phẩm nhưng bà cụ Tứ

– mẹ của anh cu Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân đã góp phần làm cho tác phẩm sâu sắc hơn. Với tình huống anh cu Tràng “nhặt” được vợ trong những ngày đói deo dắt, Kim Lân muốn khắc họa số phận bi đát của người nông dân trước cách mạng tháng Tám, thể hiện sự cảm thông, sẻ chia trước khát khao hạnh phúc của những số phận khốn cùng ấy.

Mở bài về phân tích nhân vật bà cụ Tứ mẫu số 7

Những người mẹ luôn là người đem lại tình

thương yêu lớn nhất, tình yêu bao la ấy có

thể vượt qua những khó khăn, những

thiếu thốn vật chất để mang lại một cuộc

sống an lành hạnh phúc cho nhau. Trong

nền văn học Việt nam biết bao nhiêu nhà

văn xây dựng được hình tượng người mẹ

như thế. nếu như Nguyễn Minh Châu xây

dựng người mẹ đầy đức hi sinh là người

đàn bà hàng chài thì Kim lân lại xây dựng

thành công nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện

ngắn Vợ Nhặt. Ngoài những phẩm chất

của bà thì nhà văn đi vào miêu tả diễn biến

tâm lý nhân vật này. Để từ đó chúng ta

càng thấy được những hi sinh, những nỗi

niềm thương con vô bờ bến của bà.