Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân | Bài giảng PowerPoint Giáo dục công dân 8 | Cánh diều
Giáo án PowerPoint GDCD 8 Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, hay được biên soạn đẹp mắt, sinh động các bài học cả năm theo phân phối chương trình học môn GDCD trong SGK chương trình mới. Bài giảng điện tử môn Giáo dục công dân lớp 8 đang là xu hướng của giáo viên trong thời kỳ công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay. Qua mẫu giáo án PowerPoint GDCD 8 Cánh diều giúp cho cả người dạy học và người học, tiếp thu được nhiều kiến thức và mở mang hiểu biết hơn.
Chủ đề: Giáo án GDCD 8
Môn: Giáo dục công dân 8
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Bài 10 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN Mục tiêu bài học 01 02
Phân tích được tầm quan trọng của
Nêu được một số quy định của pháp luật
lao động đối với đời sống con người.
về quyền, nghĩa vụ lao động của công
dân, lao động chưa thành niên. 03 04
Nêu được một số quyền và nghĩa vụ cơ
bản của các bên tham gia hợp đồng
Tích cực, chủ động tham gia lao
lao động; lập được hợp đồng lao động
động ở gia đình, trường, lớp và
có nội dung đơn giản giữa người sử
cộng đồng phù hợp lứa tuổi.
dụng lao động và người lao động. Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG
Em hãy đọc và rút ra ý nghĩa của câu ca dao về lao động.
“Muốn no thì phải chăm làm,
Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi”. Hoạt động 2 KHÁM PHÁ
Nhiệm vụ 1: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và chia sẻ suy nghĩ của mình về
lao động của người nông dân, công nhân, bác sĩ, nhạc sĩ trong các hình ảnh.
Theo em, lao động có vai trò
như thế nào đối với
đời sống con người?
Nhiệm vụ 2: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp trong SGK tr. 65-68 và thực hiện yêu cầu
• Em hãy nêu những quyền và nghĩa vụ
khác về lao động của công dân.
• Em hãy cho biết, anh M có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động
theo quy định của pháp luật không.
• Em hãy cho biết chú T quyết định từ
chối anh Q vào làm việc có phù hợp theo
quy định của pháp luật không. Thông tin 1.
Trích Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 Điều 15. Điều 35. Thông tin 2.
Trích Bộ luật Lao động năm 2019
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động Thông tin 3.
Trích Bộ luật Lao động năm 2019
Điều 143. Lao động chưa thành niên
Điều 145. Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc
Điều 146. Thời giờ làm việc của người chưa thành niên
Điều 147. Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
Em hãy nêu những quyền và nghĩa vụ khác về lao động của công dân. Trường hợp 1.
Anh M kí hợp đồng lao động với
Công ti K với thời hạn ba năm.
Em hãy cho biết chú T quyết
Trong quá trình lao động, anh
định từ chối anh Q vào làm
M thường xuyên bị bên sử dụng
việc có phù hợp theo quy
lao động ngược đãi và có hành
định của pháp luật không. vi
nhục mạ, làm ảnh hưởng
đến sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự. Anh M muốn đơn Trường hợp 2.
phương chấm dứt hợp đồng lao
Năm nay anh Q 17 tuổi, có sức khoẻ động với Công ti K.
khá tốt nên anh Q có ý định xin vào
làm việc tại một cơ sở giết mổ gia
súc. Tuy nhiên, khi biết anh Q chưa
Em hãy cho biết, anh M
đủ 18 tuổi, chú T là quản lí cơ sở
có quyền đơn phương
đã từ chối. Chú T cho rằng, công
chấm dứt hợp đồng lao
việc ở đây rất nặng nhọc lại áp lực
động theo quy định của
về thời gian nên không được phép pháp luật không.
tuyển người chưa thành niên theo
quy định của pháp luật. Nhiệm vụ 3:
a. Em hãy đọc thông tin trong SGK tr. 69 và thực hiện yêu cầu Thông tin
Trích Bộ luật Lao động năm 2019
Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
Em hãy nêu những quyền và
nghĩa vụ cơ bản khác của
người lao động khi kí kết hợp đồng lao động. Nhiệm vụ 3:
b. Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
Chị B làm việc tại Doanh nghiệp tư nhân H với vị trí kế
toán. Thời gian gần đây, chị B có nhận thêm việc quyết
toán thuế cho một số công ti khác và có kí hợp đồng
lao động với họ. Anh A là đồng nghiệp với chị B cho
rằng chị đã vi phạm pháp luật lao động về giao kết hợp
đồng lao động. Chị B băn khoăn, không biết mình có
được giao kết nhiều hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không.
Em hãy cho biết chị B có quyền được giao kết nhiều
hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không.
Nhiệm vụ 4: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
– Em hãy cho biết hành vi của ông A có vi phạm pháp luật lao động về
việc sử dụng lao động chưa thành niên không. Vì sao?
– Em sẽ tư vấn cho Trần Văn T như thế nào để có thể tham gia lao động đúng luật? TỔNG KẾT
– Tầm quan trọng của lao động:
+ Là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người.
+ Là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội.
– Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:
+ Mọi công dân có quyền dùng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm,
lựa chọn nghề nghiệp đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội.
+ Mọi người đều có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình góp
phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội duy trì và phát triển đất nước.
– Quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên: Cấm sử dụng người lao động
từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc, ở các nơi làm việc theo quy định tại
Bộ luật Lao động năm 2019. TỔNG KẾT
– Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động:
+ Quyền lao động của người lao động: làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm
việc, nghề nghiệp; học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn; không bị phân biệt
đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại công sở, nơi làm việc.
+ Nghĩa vụ lao động của người lao động: thực hiện hợp đồng lao động; chấp
hành kỉ luật lao động, nội quy lao động; thực hiện quy định của pháp luật về lao
động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động. TỔNG KẾT
– Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
+ Quyền của người sử dụng lao động: tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám
sát lao động; khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.
+ Nghĩa vụ của người sử dụng lao động: thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước
lao động tập thể và thoả thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của
người lao động. Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục
nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
– Trách nhiệm học sinh phải tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình,
trường, lớp và cộng đồng. Hoạt động 3 LUYỆN TẬP
Nhiệm vụ 1: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Vì sao? a) Lao động có vai trò
quyết định sự tồn tại
b) Người lao động bị và
hạn chế chọn việc
phát triển của cá nhân.
làm và nơi làm việc. c) Người sử dụng lao động phải tôn trọng
danh dự, nhân phẩm của người lao động.
d) Người lao động chưa
thành niên được làm các
e) Học sinh nên tích
công việc khác nhau và
cực tham gia lao động
nơi làm việc khác nhau.
ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng.
Nhiệm vụ 2: Em hãy đọc nội dung sau để xây dựng và thực hiện
bài thuyết trình trước lớp về vị trí, tầm quan trọng
của lao động trong cuộc sống.
Nhiệm vụ 3: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Chị H kí hợp đồng làm công nhân khai thác đá ở
một tỉnh miền núi, dù biết đây là công việc nặng
– Theo em, chủ doanh nghiệp trong
nhọc với phụ nữ. Khi đến công trường khai thác
trường hợp này có đang thực hiện
đá, nhận thấy công việc không đúng như khi giao
quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
kết hợp đồng, địa điểm làm việc không đảm bảo
sử dụng lao động không?
điều kiện làm việc, thậm chí còn có thể nguy hiểm
– Theo quy định của Bộ luật Lao động
đến tính mạng và sức khoẻ nên chị H đã từ chối
năm 2019, chị H có quyền từ chối làm
làm việc. Chủ doanh nghiệp khai thác đá nói chị việc không? Vì sao?
đã tự nguyện kí hợp đồng do vậy, chị phải làm,
không được từ chối công việc.
Nhiệm vụ 4: Theo em, trong các trường hợp dưới đây, đâu là
nghĩa vụ của người lao động? Vì sao? a. Anh A thực hiện
b. Chị B là nhân viên văn hợp đồng lao động
phòng tại Công ti D, chị và thoả ước lao luôn chấp hành kỉ luật động với Công ti M. lao động tại cơ quan.
d. Chú T tham gia thành lập c. Chị K tham gia đóng
tổ chức đại diện để bảo vệ bảo hiểm xã hội, bảo
quyền và lợi ích hợp pháp hiểm y tế, bảo hiểm
của người sử dụng lao động thất nghiệp theo quy trong quan hệ lao động. định của pháp luật.
e. Giám đốc Công ti X kí quyết định
khen thưởng đối với chị H vì có nhiều
thành tích trong lao động.
Nhiệm vụ 5: Em hãy cho biết hành vi nào vi phạm pháp luật lao động
trong các trường hợp sau. Vì sao? a) Thuê trẻ em 14 b) Không sử dụng,
c) Người sử dụng lao tuổi làm thợ may
trang bị bảo hộ lao động đơn phương công nghiệp.
động khi làm việc.
chấm dứt hợp đồng với người lao động.
g) Tự ý đuổi việc người
d) Nghỉ việc dài ngày
e) Không trả đủ tiền
lao động khi chưa hết không có lí do.
công theo thoả thuận. hạn hợp đồng.
Nhiệm vụ 6: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
– Nếu là học sinh Trường Trung học cơ sở M, em sẽ chủ động tham gia hoạt
động này như thế nào? Vì sao?
– Vì sao học sinh Trường Trung học cơ sở M lại tích cực, tham gia hoạt động lao
động cộng đồng của nhà trường?
Hướng tới kỉ niệm ngày Thương binh liệt sĩ, Trường
Trung học cơ sở M tổ chức hoạt động dọn dẹp, vệ sinh
Nghĩa trang liệt sĩ xã K. Đây là một trong những hoạt
động thường niên của nhà trường tạo điều kiện cho học
sinh trải nghiệm lao động ở trường, lớp và cộng đồng
nhằm thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết
ơn sâu sắc đối với các liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do
của dân tộc. Hoạt động này đã thu hút được nhiều học
sinh tham gia với thái độ tích cực, chủ động.
Nhiệm vụ 7. Em hãy lập một hợp đồng lao động có
nội dung đơn giản theo quy định của pháp luật. Hoạt động 4 VẬN DỤNG Nhiệm vụ
1. Hãy viết đoạn văn ngắn
2. Em hãy xây dựng kế hoạch
(khoảng 100 chữ) thể hiện
để thực hiện lao động ở gia
suy nghĩ của em về vai trò
đình, trường, lớp, cộng đồng
của lao động đối với học
nhằm góp phần thực hiện tốt
sinh nói riêng và đời sống
quyền và nghĩa vụ lao động con người nói chung. của công dân.
Tạm biệt và chúc các em học tốt!
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2: 01
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Slide 14
- Slide 15
- Slide 16
- Slide 17
- Slide 18
- Slide 19
- Slide 20
- Slide 21
- Slide 22
- Slide 23
- Slide 24
- Slide 25
- Slide 26
- Slide 27