-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài 15: Toán lớp 4 trang 37, 38 Giây Cánh diều
Toán lớp 4 trang 37, 38 Giây Cánh diều giúp các em học sinh nắm được mối quan hệ giữa giây và phút, thế kỉ và năm; cách chuyển đổi đơn vị đo thời gian giữa giây và phút, thế kỉ và năm. Tài liệu này được sưu tầm và giải đáp cho từng câu hỏi SGK Toán lớp 4 Cánh Diều. Lời giải Toán lớp 4 này giúp các em học sinh ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải toán 4. Mời các bạn cùng tham khảo sau đây.
Chủ đề 1: Số tự nhiên (CD) 106 tài liệu
Toán 4 2 K tài liệu
Bài 15: Toán lớp 4 trang 37, 38 Giây Cánh diều
Toán lớp 4 trang 37, 38 Giây Cánh diều giúp các em học sinh nắm được mối quan hệ giữa giây và phút, thế kỉ và năm; cách chuyển đổi đơn vị đo thời gian giữa giây và phút, thế kỉ và năm. Tài liệu này được sưu tầm và giải đáp cho từng câu hỏi SGK Toán lớp 4 Cánh Diều. Lời giải Toán lớp 4 này giúp các em học sinh ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải toán 4. Mời các bạn cùng tham khảo sau đây.
Chủ đề: Chủ đề 1: Số tự nhiên (CD) 106 tài liệu
Môn: Toán 4 2 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Toán 4
Preview text:
1. Lý thuyết giây, thế kỉ lớp 4 a) Giây: 1 giờ = 60 phút 1 phút = 60 giây
b) Thế kỉ: 1 thế kỉ = 100 năm
Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I)
Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II)
Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba (thế kỉ III) ...
Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX)
Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI) Ví dụ: 1 thế kỉ = ...năm 5 thế kỉ =...năm 100 năm = .....thế kỉ 9 thế kỉ =....năm Bài giải: 1 thế kỉ = 100 năm 5 thế kỉ =500 năm 100 năm = 1 thế kỉ 9 thế kỉ = 900 năm
>> Tham khảo: Lý thuyết Giây, thế kỉ Toán lớp 4
2. Toán lớp 4 trang 37, 38 Giây Cánh Diều
2.1. Toán lớp 4 trang 37 Bài 1
Chọn từng cặp đồng hồ chỉ cùng thời gian: Hướng dẫn:
Xem giờ trên mỗi đồng hồ A, B, C rồi nối với đồng hồ điện tử chỉ cùng thời gian. Lời giải:
Kim ngắn, màu đen chỉ giờ.
Kim dài, màu đen chỉ phút.
Kim giây, màu đỏ chỉ giây.
Đồng hồ A và đồng hồ E chỉ cùng thời gian là: 06 giờ 30 phút 00 giây.
Đồng hồ B và đồng hồ G chỉ cùng thời gian là: 12 giờ 09 phút 50 giây.
Đồng hồ C và đồng hồ D chỉ cùng thời gian là: 19 giờ 35 phút 15 giây.
2.2. Toán lớp 4 trang 38 Bài 2 Số? Hướng dẫn:
Áp dụng cách đổi: 1 phút = 60 giây. Lời giải: + Cột 1: 1 phút = 60 giây 60 giây = 1 phút + Cột 2:
3 phút = 60 giây × 3 = 180 giây
5 phút = 60 giây × 5 = 300 giây + Cột 3:
1 phút 15 giây = 60 giây + 15 giây = 75 giây 4 phút 5 giây = 245 giây
2.3. Toán lớp 4 trang 38 Bài 3
Trong cuộc thi điền kinh, một vận động viên chạy về đích với thời gian 1 phút 45 giây.
Hỏi vận động viên đó đã chạy hết bao nhiêu giây? Hướng dẫn:
- Áp dụng cách đổi: 1 phút = 60 giây Lời giải:
Vận động viên đó đã chạy hết số giây là:
1 phút 45 giây = 60 giây + 45 giây = 105 giây
Vậy vận động viên đó đã chạy hết 105 giây.
2.4. Toán lớp 4 trang 38 Bài 4
Kể tên các hoạt động trong thực tế có sử dụng đơn vị đo thời gian là giây. Hướng dẫn:
Em nhớ lại và kể tên một số hoạt động trong thực tế có sử dụng đơn vị đo thời gian là giây. Lời giải:
Các hoạt động trong thực tế có sử dụng đơn vị đo thời gian là giây là: - Chạy thi 60 m. - Thi lắp rubik.
- Xe buýt dừng lại đón khách.
- Thời gian đếm ngược để phóng tên lửa.