Bài 19: Thế năng điện | Lý thuyết Vật lí 11 Kết nối tri thức

Tổng hợp Lý thuyết Vật lí 11 Kết nối tri thức Bài 19: Thế năng điện. Tài liệu giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem! 

BÀI 19: THẾ NĂNG ĐIỆN
I. Công của lực điện
- Điện tích dương q di chuyển trong điện trường đều từ điểm M đến điểm N sẽ
chịu tác dụng của lực điện không đổi (theo Hình 19.1).
- Để tính công của lực điện trong dịch chuyển này, thể xét chuyển động theo
các quỹ đạo khác nhau.
- Công của lực điện làm di chuyển của điện tích q từ M đến N trong điện trường
đều bằng qEh, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi chỉ phụ thuộc
vào vị trí của điểm đầu M điểm cuối N của độ dịch chuyển trong trường.
- AMN=qEd trong đó: d độ dài đại số của đoạn MM’, hình chiếu của đoạn
MN trên một đường sức điện.
- Công của lực điện trường làm di chuyển điện tích q từ M đến N không phụ
thuộc vào hình dạng đường đi chỉ phụ thuộc vào vị trí M N của độ dịch
chuyển trong trường (với mọi loại trường điện).
- Công của lực điện làm di chuyển điện tích q từ M đến N tỉ lệ thuận với điện
tích q lực điện cũng tỉ lệ thuận với điện tích.
II. Thế năng của một điện tích trong điện trường
1. Thế năng của một điện tích trong điện trường đều
- Thế năng của điện tích q trong điện trường đều đặc trưng cho khả năng sinh
công của điện trường đều tại điểm ta xét.
- Thế năng của một điện tích trong điện trường đều (còn gọi thế năng điện)
được tính bằng công của lực điện thể sinh ra khi điện tích di chuyển từ điểm
ta xét tới điểm mốc, thường bản cực âm của tụ điện.
- Bản cực âm của tụ điện thường được chọn làm mốc để tính thế năng, khi
tính thế năng của một điện tích hoặc hệ điện tích bất kì, người ta thường chọn
điểm mốc cực đó điện trường lực điện trường đều bằng không.
- Số đo thế năng của điện tích q tại điểm M trong điện trường đều bằng công
của lực điện sinh ra khi điện tích q di chuyển từ M tới điểm mốc:
- = qEd trong đó d khoảng cách từ M đến bản cực âm, W thế năng điện
của điện tích q tại M điểm M.
2. Thế năng của một điện tích trong điện trường bất
- Thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh
công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm đang xét (tương tự như trường
hợp điện trường đều).
- Số đo thế năng của điện tích q tại điểm M trong điện trường bằng công của lực
điện thể sinh ra khi điện tích q di chuyển từ điểm M tới điểm mốc để tính thế
năng (mốc thường chọn cực).
- Khi chọn mốc thế năng tại cực, số đo thế năng của điện tích q tại điểm M
trong điện trường bằng công của lực điện trong dịch chuyển của điện tích q từ
điểm M tới cực: = AM∞
- Thế năng tại điểm M tỉ lệ với điện tích q, thể tính bằng = Vмq, trong
đó hệ số tỉ lệ V phụ thuộc vào điện trường vị trí của điểm M.
| 1/2

Preview text:

BÀI 19: THẾ NĂNG ĐIỆN
I. Công của lực điện
- Điện tích dương q di chuyển trong điện trường đều từ điểm M đến điểm N sẽ
chịu tác dụng của lực điện không đổi (theo Hình 19.1).
- Để tính công của lực điện trong dịch chuyển này, có thể xét chuyển động theo các quỹ đạo khác nhau.
- Công của lực điện làm di chuyển của điện tích q từ M đến N trong điện trường
đều bằng qEh, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc
vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của độ dịch chuyển trong trường.
- AMN=qEd trong đó: d là độ dài đại số của đoạn MM’, là hình chiếu của đoạn
MN trên một đường sức điện.
- Công của lực điện trường làm di chuyển điện tích q từ M đến N không phụ
thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí M và N của độ dịch
chuyển trong trường (với mọi loại trường điện).
- Công của lực điện làm di chuyển điện tích q từ M đến N tỉ lệ thuận với điện
tích q vì lực điện cũng tỉ lệ thuận với điện tích.
II. Thế năng của một điện tích trong điện trường
1. Thế năng của một điện tích trong điện trường đều
- Thế năng của điện tích q trong điện trường đều đặc trưng cho khả năng sinh
công của điện trường đều tại điểm ta xét.
- Thế năng của một điện tích trong điện trường đều (còn gọi là thế năng điện)
được tính bằng công của lực điện có thể sinh ra khi điện tích di chuyển từ điểm
ta xét tới điểm mốc, thường là bản cực âm của tụ điện.
- Bản cực âm của tụ điện thường được chọn làm mốc để tính thế năng, và khi
tính thế năng của một điện tích hoặc hệ điện tích bất kì, người ta thường chọn
điểm mốc ở vô cực vì ở đó điện trường và lực điện trường đều bằng không.
- Số đo thế năng của điện tích q tại điểm M trong điện trường đều bằng công
của lực điện sinh ra khi điện tích q di chuyển từ M tới điểm mốc:
- Wм = qEd trong đó d là khoảng cách từ M đến bản cực âm, W là thế năng điện
của điện tích q tại M điểm M.
2. Thế năng của một điện tích trong điện trường bất kì
- Thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh
công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm đang xét (tương tự như trường
hợp điện trường đều).
- Số đo thế năng của điện tích q tại điểm M trong điện trường bằng công của lực
điện có thể sinh ra khi điện tích q di chuyển từ điểm M tới điểm mốc để tính thế
năng (mốc thường chọn là vô cực).
- Khi chọn mốc thế năng tại vô cực, số đo thế năng của điện tích q tại điểm M
trong điện trường bằng công của lực điện trong dịch chuyển của điện tích q từ
điểm M tới vô cực: Wм = AM∞
- Thế năng tại điểm M tỉ lệ với điện tích q, và có thể tính bằng Wм = Vмq, trong
đó hệ số tỉ lệ V phụ thuộc vào điện trường và vị trí của điểm M.