-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài 3: Chơi bóng với bố trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt 3 trang 47, 18, 19, 50 Bài 3: Chơi bóng với bố gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Niềm vui thể thao (CTST) 15 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Bài 3: Chơi bóng với bố trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt 3 trang 47, 18, 19, 50 Bài 3: Chơi bóng với bố gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Chủ đề: Niềm vui thể thao (CTST) 15 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
Khởi động
Nói về trò chơi vận động trong tranh:
Hướng dẫn trả lời:
Trò chơi trong tranh là trò chơi "Ném bóng vào rổ"
- Số lượng người chơi: không giới hạn (trong tranh gồm 4 bạn nhỏ)
- Dụng cụ: quả bóng (bóng đá) và chiếc rổ - Cách chơi:
● Các bạn nhỏ xếp thành hàng dọc, bạn đứng đầu cách chiếc rổ một khoảng cách nhất định
● Từ vị trí đó, các bạn lần lượt ném bóng vào rổ để ghi điểm
● Bạn đứng đầu ném xong thì vòng ra cuối hàng, để bạn phía sau tiến lên
trước ném bóng, lần lượt như vậy cho đến khi bạn đứng đầu hàng đầu
tiên lại trở về đầu hàng là hết một lượt
Khám phá và luyện tập
Đọc trang 47 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi: Chơi bóng với bố
Không cần kẻ vạch biên vôi
Sân gạch cũng thành sân bóng
Cầu môn? Chuyện ấy dễ rồi
Chỉ cần một đôi dép mỏng...
Bố là... thủ môn ngoại hạng Con là danh thủ nhí thôi
Quả bóng nhựa thường lăn sệt
Lênh khênh bố phải... bắt ngồi!
Mỗi lần có pha thủng lưới
Bố, con cùng vỗ tay cười
Trận đấu chỉ có hai người
Mà cũng rộn ràng ra phết...
Chơi hoài con không biết mệt
Chỉ thương bố mướt mồ hôi
Danh thủ con dừng chân sút
Mời thủ môn bố nghỉ thôi! Nguyễn Ngọc Hưng ✽ Giải nghĩa từ:
- Vạch biên (còn gọi là đường biên): bạch giới hạn độ dài, rộng của sân bóng.
- Thủ môn ngoại hạng: người bắt bóng đặc biệt xuất sắc.
- Danh thủ: cầu thủ giỏi, nổi tiếng.
✪ Câu hỏi và bài tập:
1. Bố và bạn nhỏ biến sân nhà thành sân bóng bằng cách nào?
2. Bạn nhỏ so sánh bố và mình với gì?
3. Muốn bắt được quả bóng nhựa, bố phải làm gì? Vì sao?
4. Theo em, vì sao trận đấu chỉ có hai người mà vẫn rộn ràng?
5. Khổ thơ cuối bài nói lên điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
1. Bố và bạn nhỏ biến sân nhà thành sân bóng bằng cách: lấy sân gạch làm sân
bóng, dùng đôi dép mỏng chặn hai bên làm cầu môn
2. Bạn nhỏ so sánh mình là "danh thủ nhí", so sánh bố là "thủ môn ngoại hạng"
3. Muốn bắt được quả bóng nhựa, bố phải ngồi xuống. Vì bố cao lênh khênh mà quả
bóng nhựa thì thường lăn sệt dưới đất
4. Trận đấu chỉ có hai người vẫn rộn ràng vì mỗi lần có pha thủng lưới (ghi bàn) thì
hai bố con đều vui vẻ vỗ tay cười ăn mừng
5. Khổ thơ cuối cho thấy hai bố con rất yêu thương nhau. Bố thương con nên dù
mệt vẫn chơi cùng con. Còn con thương bố, nên thấy bố vất vả thì dù vẫn còn rất
muốn chơi nhưng vẫn dừng lại để bố được nghỉ ngơi.
Câu 2: Đọc một bản tin thể thao:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính.
b. Chia sẻ với bạn một vài hiểu biết của em về môn thể thao được nhắc đến trong bản tin.
Viết trang 49 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo Câu 1: Nghe - viết: Cùng vui chơi (trích) Quả cầu giấy xanh xanh Qua chân tôi chân anh Bay lên rồi lộn xuống
Dạo từng vòng quanh quanh. Anh nhìn cho tinh mắt Tôi đá thật dẻo chân Cho cầu bay trên sân
Đừng để rơi xuống đất. Trong nắng vàng tươi mát
Cùng chơi cho khỏe người
Tiếng cười xen tiếng hát Chơi vui, học càng vui. (Tập đọc 3, 1980)
Câu 2: Chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với mỗi ✿ :
a. Những cánh hoa ✿ấy mỏng manh, dịu ✿àng rung rinh trong ✿ó.
b. Tiếng trống vang lên ✿òn giã như thúc ✿ục chúng em nhanh chân đứng thành hàng tập thể ✿ục
Hướng dẫn trả lời:
a. Những cánh hoa giấy mỏng manh, dịu dàng rung rinh trong gió.
b. Tiếng trống vang lên giòn giã như thúc dục chúng em nhanh chân đứng thành hàng tập thể dục
Câu 3: Tìm từ ngữ chưa đúng chính tả và viết lại vào vở cho đúng:
Hướng dẫn trả lời Câu
Từ ngữ chưa đúng chính tả Viết lại a miu trí mưu trí hoa lịu hoa lựu b bân khuâng bâng khuâng múa lâng múa lân
Luyện từ và câu trang 50 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Câu 1: Các câu in nghiêng trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?
Trên bóng trôi dẫn về những phút cuối. Cầu thủ lớp 3A dần hết lên phần sên đối
phương. Bốt ngờ, cú sút xa từ một cầu thủ lớp 3B làm tốt cỏ ngỡ ngàng. - A, vào rồi! - Tuyệt quá! - 3B vô địch! - Hoan hô 3B!
Tiếng hò reo vỡ oà sân bóng. Văn Thành Lê
Hướng dẫn trả lời
Các câu in nghiêng trong đoạn văn dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của những người đang xem bóng đá
Câu 2: Chuyển mỗi câu kể sau thành câu cảm theo hai cách: a. Trận đấu hay.
b. Thủ môn bắt bóng giỏi.
Mẫu: Sân bóng rộng ⇒ Sân bóng rộng quá! ⇒ Chà, sân bóng rộng thật!
Hướng dẫn trả lời
Học sinh tham khảo các mẫu câu sau:
a. Trận đấu hay. → Trận đấu hay quá! → Trận đấu hay thật! → Trận đấu quá hay!
b. Thủ môn bắt bóng giỏi. → Thủ môn bắt bóng giỏi quá! → Thủ môn bắt bóng giỏi
thật! → Thủ môn bắt bóng giỏi ghê!
Câu 3: Đặt 1-2 câu nêu cảm xúc của em:
a. Khi tham gia luyện tập thể thao.
b. Khi chứng kiến hoặc tham gia một trận thi đấu thể thao.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tham khảo các câu sau:
a. Khi tham gia luyện tập thể thao:
● Hôm nay mình tập luyện chăm chỉ quá!
● Chiều nay mình tập luyện vui ghê!
b. Khi chứng kiến hoặc tham gia một trận thi đấu thể thao:
● Đội bóng lớp 3B chơi hay quá!
● Bạn Hùng chạy nhanh ghê! Vận dụng
Nói về việc luyện tập thể thao của em theo gợi ý: