Bài 9: EU - Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới | Giải Địa lí 11 Cánh diều
Bài 9: EU - Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới | Giải Địa lí 11 Cánh diều được trình bày khoa học, chi tiết, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Liên minh châu Âu (EU) (CD)
Môn: Địa Lí 11
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trả lời câu hỏi Địa lí 11 Cánh diều Bài 9
I. Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU 1. Quy mô
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 9.1 hãy xác định các quốc gia thuộc EU đến năm 2021 Gợi ý đáp án
- Tính đến năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, bao gồm: Thụy Điển; Phần Lan;
Ex-Tô-ni-a; Lát-vi-a; Lít-va; Đan Mạch; Ai-len; Hà Lan; Đức; Ba Lan; Bỉ; Séc; Xlô-
va-ki-a; Áo; Hung-ga-ri; Pháp; I-ta-li-a; Xlô-vê-ni-a; Crô-a-ti-a; Lúc-xăm-bua; Man-ta;
Ru-ma-ni; Bun-ga-ri; Hy Lạp; Bồ Đào Nha; Tây Ban Nha và Síp.
2. Mục tiêu và thể chế hoạt động
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 9..2, 9.3 hãy xác định mục tiêu và thể chế hoạt động của EU. Gợi ý đáp án
- Mục tiêu hoạt động của EU:
+ Xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó, hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ
được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
+ Tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại nhằm thúc
đẩy sự thống nhất châu Âu và góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Thể chế hoạt động của EU:
+ Các cơ quan đầu não của EU gồm: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Ủy ban
Liên minh châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Tòa
Kiểm toán châu Âu, Tòa án Công lí EU.
+ Mọi vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị do các cơ quan đầu não trên quyết định.
II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 9.4 và bảng 9.2 hãy chứng minh vị thế lớn của
EU trong nền kinh tế thế giới
Giải Luyện tập, vận dụng Địa lí 11 Cánh diều Bài 9 Bài tập 1
Việc thiết lập thị trường chung Châu Âu và sử dụng đồng tiền Ơ-rô có ý nghĩa như thế
nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của EU? Gợi ý đáp án
- Thị trường chung có vai trò kích thích cạnh tranh và thương mại, cải thiện hiệu quả,
nâng cao chất lượng và hạ giá thành; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng
cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Đồng Ơ-rô là một trong những đồng tiền có giá trị ổn định, là hạt nhân và động lực
của tiến trình hợp tác, liên kết và nhất thể hóa của EU. Đồng Ơ-rô góp phần hoàn
thiện thị trường chung châu Âu, gỡ bỏ những hàng rào phi thuế quan và có tác động
tích cực đến hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tư, tiết kiệm chi phí hành chính. Bài tập 2
Dựa vào bảng 9.2, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ trọng xuất khẩu của EU và các trung
tâm kinh tế lớn so với thế giới năm 2020. Rút ra nhận xét. Gợi ý đáp án
- Nhận xét: Nhìn chung EU chiếm tỉ trọng cao trong xuất khẩu của thế giới năm 2020,
cao hơn các trung tâm kinh tế khác, cụ thể:
+ EU chiếm tỉ trọng cao nhất trong xuất khẩu của thế giới năm 2020, đạt tới 31%.
+ Tiếp đó đứng thứ 2 là Trung Quốc với 12,7%
+ Hoa Kỳ chiếm tỉ trọng khá cao trong xuất khẩu thế giới, đạt 9,2%.
+ Thấp nhất là Nhật Bản, chỉ chiếm 3,3% trong tỉ trọng xuất khẩu thế giới. Bài tập 3
Tìm kiếm thông tin trên internet và các nguồn tư liệu khác về một trong các vấn đề
của EU (tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, sử dụng chung đồng Ơ-rô, tự do
tiền vốn, hợp tác sản xuất,..) Hãy viết một đoạn văn ngắn (10- 15) dòng để giới thiệu về vấn đề đó.