Bài báo cáo thực tập doanh nghiệp tại Công ty TNHH MAICO GROUP | Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh | Khoa Quản Trị Kinh Doanh
Phương tiện truyền thông: Việc quản lý các phương tiện truyền thông dù là phương tiện truyền thông điện tử, báo chí hay mạng xã hội đều thực sự quan trọng không chỉ để tạo ra một hình ảnh tích cực và trong sạch về công ty và sản phẩm của công ty trước khán giả mà còn để hỗ trợ công ty xây dựng danh tiếng tốt trên thị trường.Việc sử dụng đúng các phương tiện truyền thông có thể làm nên điều kỳ diệu cho công ty và thúc đẩy doanh số bán hàng của công ty. Khi doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành, có cùng các yếu tố môi trường vi mô, thành công tương đối của công ty dựa trên hiệu quả tương đối của công ty trong việc đối phó với các yếu tố này. Mọi công ty đều cần đến các phương tiện truyền thông để quảng bá thương hiệu và tiếp thị sản phẩm của họ. Vì vậy, công ty cần duy trì mối quan hệ và hiện trạng của họ với giới truyền thông. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Thực tập tốt nghiệp (IUH)
Trường: Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA
QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN ANH DUY MSSV: 20093711 BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP
Cơ quan thực tập : CÔNG TY TNHH MAICO GROUP
Thời gian thực tập: Từ 01/08/2023 đến 01/11/2023
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã chuyên ngành : 7340101
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TH.S BÙI VĂN QUANG Tháng-Năm 2023
Bảng M4,tới bảng M5 1 LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời chào, lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Trường Đại học Công Nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quý thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh nói riêng. Cảm ơn vì
những kiến thức bổ ích về chuyên ngành cũng như trong cuộc sống và đặc biệt quan trọng đối với
sinh viên hơn hết là quý thầy cô luôn giảng dạy tận tâm, tận tình trong suốt thời gian em theo học tại trường.
Xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy Bùi Văn Quang, giảng viên khoa Quản Trị Kinh Doanh đồng
thời là giảng viên hướng dẫn thực tập doanh nghiệp của em hiện tại. Thầy đã luôn chu đáo, nhắc
nhở, giải đáp các thắc mắc của sinh viên và truyền đạt những kinh nghiệm thực tế giúp thành viên
trong lớp có thể hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất. Em sẽ khắc sâu những kiến thức mà thầy
truyền đạt và vô cùng biết ơn sự nhiệt huyết của thầy đối với lớp.
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty
TNHH MAICO GROUP cùng các anh/chị cán bộ nhân viên đã tạo điều kiện cho em được thực tập
tại chi nhánh và tích lũy được rất nhiều kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong môi trường làm việc thực tế.
Tuy nhiên, vì kiến thức bản thân và thời gian thực tập còn hạn chế nên bài báo cáo này không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, đánh giá từ phía thầy cô cũng
như từ phía công ty để em có thể hoàn thiện bài báo cáo một cách tốt nhất. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày ….. tháng ….. năm 2023 ...................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MAICO GROUP ...................................... 5
1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH MAICO GROUP ................................................. 5
1.1.1 Khái quát chung về công ty ................................................................................................ 5
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh dịch vụ của công ty ..................................................................... 5
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty .................................................................. 6
1.3 Tầm nhìn sứ mệnh và giá trị cốt lõi ...................................................................................... 6
1.3.1 Tầm nhìn ............................................................................................................................. 6
1.3.2 Sứ mệnh .............................................................................................................................. 6
1.3.3 Giá trị cốt lõi của công ty ................................................................................................... 7
1.4 Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty .............................................................. 7
1.4.1 Sơ đồ tổ chức của công ty ................................................................................................... 7
1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ....................................................................... 7
1.5 Môi trường kinh doanh .......................................................................................................... 9
1.5.1 Môi trường bên ngoài ......................................................................................................... 9
1.5.2 Môi trường bên trong ......................................................................................................... 11
1.6 Thông tin người hướng dẫn tại công ty ............................................................................... 11
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP ........................................................................................ 12
2.1 Nội dung thực tập ................................................................................................................. 12
2.1.1 Mục tiêu dự kiến kết quả đạt được sau khi hoàn thành khóa thực tập doanh nghiệp ...... 12 2
2.1.2 Bản tiến độ thực tập .......................................................................................................... 14
2.1.3 Nội dung thực tập ............................................................................................................. 15
2.2 Lý thuyết môn học áp dụng trong quá trình thực tập ....................................................... 17
2.2.1 Kiến thức .......................................................................................................................... 17
2.2.2 Kỹ năng ............................................................................................................................. 20
2.2.3 Thái độ .............................................................................................................................. 21
2.2.4 Các công cụ phần mềm đã học được trong quá trình đi thực tập ..................................... 21
2.3 Trải nghiệm thực tế ............................................................................................................... 23
2.3.1 Giới thiệu chức năng và phân bố phòng ban thực tập ...................................................... 23
2.3.2 Kiến thức kĩ năng học được trong quá trình đi thực tập ................................................... 28
2.3.3 Thái độ .............................................................................................................................. 31
2.3.4 Tương tác giữa các đồng nghiệp ....................................................................................... 32
2.3.5 Những vấn đề khó khăn và cách giải quyết trong quá trình thực tập ............................... 32
2.3.6 Một số đề xuất với đơn vị thực tập ................................................................................... 33
2.4 Kết quả quá trình thực tập .................................................................................................. 33
2.4.1 So sánh giữa sự mong đợi và kết quả đạt được sau khi thực tập ......................................... 33
2.4.2 Nhận xét về trải nghiệm thực tế khi học tập tại trường và khi đi thực tập ....................... 34
2.4.3 Trải nghiệm thực tập và những gì đã học trong quá trình đi thực tập .............................. 34
2.4.4 Đánh giá công việc ........................................................................................................... 34
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ................................................................................... 34
3.1 Bài học kinh nghiệm sau khi thực tập ................................................................................ 34
3.2 Nhận xét điểm mạnh và điểm yếu của bản thân sự phù hợp của kiến thức đã học trong
...................................................................................................................................................... 35
quá trình đi thực tập ................................................................................................................... 35
3.2.1 Điểm mạnh ....................................................................................................................... 35
3.2.2 Điểm yếu ........................................................................................................................... 35
3.2.3 Sự phù hợp của kiến thức đã học ...................................................................................... 35
3.3 Kế hoạch định hướng hoàn thiện kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp trong tương lai của
...................................................................................................................................................... 36
bản thân ....................................................................................................................................... 36
3.4 Khuyến nghị cho các sinh viên khác về thực tập doanh nghiệp ....................................... 36
CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT ............................................................................................................. 37 Người thực hiện 3 LỜI CAM KẾT
Em xin cam kết báo cáo thực tập này được hoàn thành dựa trên các kết quả thực tập của em và các
kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ Báo cáo (báo cáo, khóa luận tốt nghiệp) cùng cấp nào khác.
Tp.HCM, ngày ….. tháng ….. năm 2023 Người thực hiện Mục lục c 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MAICO GROUP
1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH MAICO GROUP
1.1.1 Khái quát chung về công ty - Công ty TNHH MAICO Group -
Ngày tháng thành lập: 13/04/2017 - Mã số thuế: 3401146883 -
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên ngoài nhà nước -
Địa chỉ: Số 2, đường số 13, Khu đô thị Vạn Phúc, Tổ 5, Khu phố 5, Phường
Hiệp Bình Phước,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Website: https://maico.vn/
https://www.maicogroup.com (Chương trình thực tập sinh) -
Người đứng đầu doanh nghiệp: Nguyễn Đức Hiếu - Trần Thanh Phương Quỳnh -
Điện thoại liên lạc: 0961677167 -
Email: dichvukhachhang @maicogroup.com -
Quản lí bởi: Chi cục Thuế thành phố Thủ Đức.
Hình 1. Logo Cty TNHH Maico Group
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh dịch vụ của công ty -
Lĩnh vực hoạt động dịch vụ môi giới bán và cho thuê căn hộ, pháp lý căn hộ -
Quy mô công ty từ 51-200 nhân viên -
Công ty làm dịch vụ môi giới căn hộ, hỗ trợ pháp lý. -
Địa điểm kinh doanh ở các dự án Bcons: Bcons Sala, Bcons Garden, Bcons
Greenview, Bcons Suối Tiên… và các dự án chung cư khác trên địa bàn TP. Bình Dương, Thủ Đức…
Một số dự án kinh doanh của công ty 5
Hình 2 Một số dự án của công ty 1.2
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Được thành lập vào năm 2017, MAICO GROUP (MCG) bắt nhịp với ngành bất động sản như
một SME nhưng định hướng sẽ là trở thành một startup tạo ra những giá trị đột phá bằng công
nghệ riêng biệt cho ngành Bất động sản tại Việt Nam. 1.3
Tầm nhìn sứ mệnh và giá trị cốt lõi 1.3.1 Tầm nhìn
Tin tưởng vào ước mơ trở thành công ty số 01 Việt Nam và vươn tầm thế giới về lĩnh vực môi giới
bán và cho thuê bất động sản. Bằng cách thức xây dựng công nghệ ứng dụng riêng đặc thù cho
ngành môi giới bất động sản, tăng hiệu suất hoạt động Sales gấp nhiều lần.
MCG bắt nhịp với ngành bất động sản như một SME nhưng định hướng của MCG sẽ là một
startup tạo ra giá trị đột phá bằng công nghệ riêng. MCG đang quy tụ đội ngũ anh em IT Sinh viên
Part-time để làm ra sản phẩm công nghệ dành cho tối ưu vận hành nghiệp vụ đặc thù. MCG sẽ làm
một startup về ngành Protech. 1.3.2 Sứ mệnh
+ Đối với khách hàng: Tập thể MCG phấn đấu đưa giá trị "Tử tế" vào dịch vụ khách hàng, nhằm
đưa dịch vụ môi giới trở thành một dịch vụ được mọi khách hàng tôn trọng và hài lòng. Tử tế trong
việc cân bằng lợi ích giữa bên bán và bên mua, tử tế bằng quy chuẩn dịch vụ đẳng cấp được cải
tiến và updates liên tục, tử tế bằng cách minh bạch rõ mọi quy trình, tử tế bằng tốc độ dịch vụ
nhanh chóng, tử tế bằng nghiệp vụ tư vấn và hệ thống thông tin chính xác.
+ Đối với nhân viên: MCG tạo ra một môi trường tốt nhất cho mọi nhân sự có thể làm việc được
vui vẻ - thoải mái và đạt được kết quả công việc cao nhất. MCG chú trọng môi trường nội bộ hạnh 6
phúc. Nơi làm việc tràn đầy 8 giá trị văn hóa vận hành. MCG trở thành một "nền tảng thịnh
vượng" thực sự cho sự nghiệp của nhân sự MCG.
+ Đối với xã hội: MCG tự ý thức và luôn giữ vững định hướng là xây dựng hệ thống công việc
hướng về nguồn nhân lực sinh viên part-time. MCG chú trọng cao đến hàm lượng giá trị giáo dục
trong công việc tại MCG. MCG đã - đang và sẽ trở thành một môi trường để giới sinh viên Việt
Nam tìm để để thực tập - thực hành - đào luyện các kỹ năng thực tế cho bản thân. Đây là một môi
trường quan trọng cung cấp những giá trị hoàn toàn khác biệt, mà hiện tại hệ thống trường Đại Học
ở Việt Nam chưa làm được!
1.3.3 Giá trị cốt lõi của công ty
Giá trị cốt lõi của công ty xuất phát từ hành động thiết thực 1.4
Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty
1.4.1 Sơ đồ tổ chức của công ty
Hình 3 Sơ đồ tổ chức công ty
1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
CEO (Nguyễn Đức Hiếu): Đứng đầu và quản lý tổng thể hoạt động của công ty.
Chief Customer Officer (Nguyễn Diên Tín): Chịu trách nhiệm về công tác chăm sóc và phục vụ khách hàng.
Chief Operations Officer (Nguyễn Thị Hoàn Hảo): Quản lý hoạt động kinh doanh và văn phòng.
Chief Financial Officer (CFO) (Trần Thanh Phương Quỳnh): Chịu trách nhiệm về vận hành và
quản lý tài chính của công ty. 7
Các bộ phận và nhân viên:
Chi Nhánh Bình Dương: Gồm 15 nhân viên.
Chi nhánh Quận 9: Gồm 5 nhân viên.
Team Tinh Hoa: Gồm 3 nhân viên.
Team Customer Service: Gồm 2 nhân viên.
Team Nguồn: Gồm 1 nhân viên.
Sơ đồ tổ chức quản lý này cho thấy sự phân cấp và phân chia trách nhiệm công việc rõ ràng trong công ty EMCI.
- Dưới đây là nhiệm vụ và các chức năng của mỗi phòng ban trong công ty EMCI:
CEO (Chief Executive Officer - Nguyễn Đức Hiếu):
Đứng đầu và quản lý tổng thể hoạt động của công ty.
Định hướng chiến lược và phát triển công ty.
Xây dựng mối quan hệ với đối tác và khách hàng quan trọng.
Chief Customer Officer (Nguyễn Diên Tín):
Chịu trách nhiệm về công tác chăm sóc và phục vụ khách hàng.
Đảm bảo sự hài lòng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Xây dựng và quản lý chiến dịch tiếp thị và quảng cáo.
Chief Operations Officer (Nguyễn Thị Hoàn Hảo):
Quản lý hoạt động kinh doanh và văn phòng.
Đảm bảo quy trình hoạt động suôn sẻ và hiệu quả.
Quản lý và giám sát công việc của các nhân viên.
Chief Financial Officer (CFO) (Trần Thanh Phương Quỳnh):
Chịu trách nhiệm về vận hành và quản lý tài chính của công ty.
Phân tích, dự báo và điều khiển nguồn lực tài chính.
Lập kế hoạch tài chính và kiểm soát ngân sách.
Các nhân viên:
Thực hiện công việc theo phân công và hướng dẫn của cấp trên.
Đóng góp vào hoạt động của phòng ban và công ty.
Thực hiện nhiệm vụ và chức năng cụ thể liên quan đến vị trí của mình.
Khái quát về cơ cấu tổ chức sản xuất/bán hàng/dịch vụ của doanh nghiệp
Thu thập thông tin về căn hộ và liên hệ với chủ sở hữu:
Liên hệ với chủ sở hữu căn hộ và thu thập thông tin chi tiết về căn hộ cần cho thuê. 8
Đánh giá và kiểm tra tính phù hợp của căn hộ với yêu cầu của khách hàng.
Khám phá nhu cầu và tìm kiếm khách hàng:
Nắm bắt và phân tích nhu cầu thuê căn hộ của khách hàng.
Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và tìm kiếm thông tin liên quan.
Tư vấn và giới thiệu căn hộ cho khách hàng:
Tư vấn và giới thiệu những căn hộ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Cung cấp thông tin chi tiết về giá cả, vị trí, diện tích, tiện ích và các yếu tố khác liên quan đến căn hộ.
Xem căn hộ và thỏa thuận chi tiết:
Tổ chức cuộc hẹn để khách hàng xem căn hộ và hiểu rõ hơn về nó.
Thương lượng và đạt được thỏa thuận về giá cả, điều kiện thuê, và các điều khoản liên quan khác.
Xử lý hợp đồng và các thủ tục liên quan:
Chuẩn bị các giấy tờ và hồ sơ cần thiết cho hợp đồng thuê căn hộ.
Xử lý các thủ tục pháp lý liên quan đến thuê căn hộ, bao gồm ký kết và lưu trữ hợp đồng.
Quản lý và chăm sóc căn hộ đã cho thuê:
Theo dõi và quản lý tình trạng các căn hộ đã được cho thuê.
Đảm bảo các căn hộ được bảo trì, sửa chữa và vệ sinh định kỳ.
Giải quyết các vấn đề phát sinh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Chăm sóc và duy trì mối quan hệ với khách hàng:
Đáp ứng yêu cầu, sự cố và phản hồi từ khách hàng.
Hỗ trợ khách hàng trong việc di chuyển, làm thủ tục và các yêu cầu phát sinh khác.
Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng để tạo sự hài lòng và đồng hành lâu dài. 1.5
Môi trường kinh doanh
1.5.1 Môi trường bên ngoài
1.5.1.1Môi trường vĩ mô -
Thị trường bất động sản là một trong những thị trường có vị trí và vai trò quan trọng đối với
nền kinh tế quốc dân, có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính tiền tệ, thị trường xây dựng,
thị trường vật liệu xây dựng, thị trường lao động... Phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường này
sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo khả năng thu hút các
nguồn vốn đầu tư cho phát triển, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển đô thị và nông thôn
bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Trong giai đoạn của nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung trước đây, thị trường này chưa có điều kiện phát triển. Nhưng khi chuyển sang
thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường, thị trường BĐS ở nước ta đã từng bước hình thành và
phát triển với tốc độ nhanh, đã đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Sau một thời
gian hình thành và phát triển, thị trường bất động sản cũng đã bộc lộ những bất cập về cơ chế vận
hành thị trường, hệ thống pháp luật, về các chủ thể tham gia thị trường, về cơ cấu hàng hoá, về 9
giao dịch, về thông tin, về quản lý… cũng như yêu cầu đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của thị trường. -
Hiện nay trong thời đại nền kinh tế đang phát triển, dân số càng đông đúc, nhu cầu về nhà ở
cũng như để phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao. Do đó ngành bất động
sản cần được tăng mạnh để đáp ứng như cầu như hiện nay. -
BĐS là tài sản lớn của mỗi quốc gia. Tỷ trọng BĐS trong tổng số của cải xã hội ở các nước
có khác nhau nhưng thường chiếm trên dưới 40% lượng của cải vật chất của mỗi nước. Các hoạt
động liên quan đến BĐS chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh tế. Theo đánh giá chung, tổng
giá trị vốn chưa được khai thác đối với BĐS ở các nước thuộc thế giới thứ 3 là rất lớn, lên tới hàng
nghìn tỷ USD, gấp nhiều lần tổng hỗ trợ ODA của các nước phát triển hiện dành cho các nước
đang phát triển trong vòng 30 năm qua. BĐS còn là tài sản lớn của mỗi tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân, đặc biệt là bất động sản nhà đất. Trong nền kinh tế thị trường, BĐS nhà đất ngoài chức năng
là nơi ở, nơi tổ chức hoạt động kinh tế còn là nguồn vốn để phát triển thông qua hoạt động thế chấp -
Nhìn chung từ năm 1993 đến nay, thị trường bất động sản ở nước ta phát triển mạnh và có
tính chu kỳ khoảng 7 - 8 năm lại xuất hiện một đợt sốt về giá cả cũng như về lượng giao dịch
những biến động chủ yếu xảy ra tại một số thành phố lớn, đối với khu vực nông thôn và các tỉnh
miền núi thị trường chỉ có những giao dịch với quy mô nhỏ, chủ yếu mua bán giữa người dân với nhau. -
Nhà nước hiện nay cũng đang tạo điều kiện về luật pháp và nguồn vốn để thức đẩy ngành BĐS đilên 1.5.1.2 Môi trường vi mô -
Đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh là yếu tố giúp công ty phát triển mạnh mẽ. Hiện tại đang là
một trong những ngành hot cho nên đối thủ cạnh tranh trên trị trường ngày càng nhiều và trở nên
khó cạnh tranh hơn cho công ty. -
Các nhà cung cấp, các dự án chung cư đang được triển khai rộng rãi nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại. -
Khách hàng: Sự thành công của tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hiệu quả của công
ty đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, điều này mang lại lợi nhuận cho công ty và
cũng cung cấp giá trị cho khách hàng. Công ty cần phải phân tích những gì khách hàng mong đợi
từ sản phẩm và dịch vụ của họ để công ty có thể đáp ứng họ. Cần phải lưu ý rằng nếu không có
khách hàng thì không doanh nghiệp nào có thể tồn tại lâu dài được. -
Nhân viên: Việc bố trí đúng người vào đúng công việc và giữ chân họ lâu dài bằng cách duy
trì động lực cho nhân viên là rất quan trọng đối với quá trình hoạch định chiến lược. Đào tạo và
phát triển đóng vai trò như một hướng dẫn cho nhân viên của công ty nhằm đảm bảo lực lượng lao
động cập nhật. Một lực lượng lao động có trình độ và năng lực có thể giúp công ty đạt được thành
công với rất ít nỗ lực. -
Phương tiện truyền thông: Việc quản lý các phương tiện truyền thông dù là phương tiện
truyềnthông điện tử, báo chí hay mạng xã hội đều thực sự quan trọng không chỉ để tạo ra một hình
ảnh tích cực và trong sạch về công ty và sản phẩm của công ty trước khán giả mà còn để hỗ trợ 10
công ty xây dựng danh tiếng tốt trên thị trường.Việc sử dụng đúng các phương tiện truyền thông có
thể làm nên điều kỳ diệu cho công ty và thúc đẩy doanh số bán hàng của công ty. Khi doanh
nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành, có cùng các yếu tố môi trường vi
mô, thành công tương đối của công ty dựa trên hiệu quả tương đối của công ty trong việc đối phó
với các yếu tố này. Mọi công ty đều cần đến các phương tiện truyền thông để quảng bá thương
hiệu và tiếp thị sản phẩm của họ. Vì vậy, công ty cần duy trì mối quan hệ và hiện trạng của họ với giới truyền thông.
1.5.2 Môi trường bên trong
Nguồn nhân lực hiện tại đang rất dồi dào có trình độ chuyên môn cao và tâm huyết trong công việc
Đạo đức nghề nghiệp như động cơ làm việc, tận tâm với công việc, có trách nhiệm trong công việc,
trung thực hành vi, tính kỷ luật và tự giác trong tập thể.
Người điều hành có kinh nghiệm chuyên môn cao, tích lũy kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác, chắt
lọc lại và giảng dạy cho các nhân viên tạo sự nhất quán trong tác phong làm việc
Nguồn lực vật chất là các yếu tố như: tài chính, nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dự
trữ, công nghệ quản lý, các thông tin môi trường kinh doanh…. Các nguồn lực về vật chất hầu như
được cung cấp đủ để thực hiên công việc
Các nguồn lực vô hình của doanh nghiệp chủ yếu là Ý tưởng chỉ đạo qua triết lý kinh doanh, tinh
thần làm việc tốt của đội ngũ. Chiến lược kinh doanh phù hợp với môi trường trong và ngoài
doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức hiệu quả , uy tín của nhà quản trị cao cấp,
uy tín thương hiệu và thị phần sản phẩm chiếm lĩnh trên thị trường. Sự tín nhiệm và ủng hộ của
khách hàng. Tính sáng tạo của nhân viên. – Văn hóa doanh nghiệp.
Các nguồn lực nói trên của doanh nghiệp không đồng nhất và luôn biến đổi theo thời điểm. Nếu
không phân tích môi trường kinh doanh và đánh giá đúng nguồn lực vô hình dẫn đến doanh nghiệp
sẽ dễ dàng đánh mất các lợi thế có sẵn của mình trong kinh doanh. 1.6
Thông tin người hướng dẫn tại công ty - Tên Diên Tín - SĐT: 0938002696 -
Chức vụ tại công ty : Nhân viên kinh doanh -
Công việc hướng dẫn: Tư vấn, tìm thuê căn hộ cho khách hàng -
Công việc chính thức tại công ty: Nhân viên sale 11
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1 Nội dung thực tập
2.1.1 Mục tiêu dự kiến kết quả đạt được sau khi hoàn thành khóa thực tập doanh nghiệp
Để có kết quả tốt trong kỳ thực tập thì cần phải đặt ra cho bản thân mình mục tiêu cụ thể để hướng
bản thân nên làm gì, học gì và tiếp thu những gì có ích trong tương lai về ngành học mà bản thân
đã chọn. Do đó bản thân em đã thiết lập ra các mục tiêu như sau
2..1.1.1 Mục tiêu về kiến thức
Vận dụng các kiến thức đã học như quản trị bán hàng, quản trị nhân sự…. vào trong ngành
và tiếp thu kinh nghiệp của ngành bất động sản từ các đồng nghiệp, anh chị trong ngành.
Hiểu về các khía cạnh cơ bản của bất động sản. Tìm hiểu về các thuật ngữ, quy trình và yếu tố
quan trọng trong lĩnh vực bất động sản. Điều này bao gồm hiểu về thị trường bất động sản, pháp
lý, kiến thức về xây dựng và kỹ thuật, quản lý tài sản, định giá, và giao dịch bất động sản.
Nắm vững quy trình giao dịch bất động sản: Hiểu rõ các bước và quy trình cần thiết để mua, bán
hoặc cho thuê bất động sản. Điều này bao gồm tìm hiểu về tìm kiếm và đánh giá bất động sản,
thương lượng giá cả, kiểm tra pháp lý, lập hợp đồng, và hoàn thiện giao dịch.
Tìm hiểu về phân tích thị trường bất động sản: Nắm vững các phương pháp phân tích thị trường
bất động sản, bao gồm việc nghiên cứu về giá cả, xu hướng thị trường, tình hình kinh tế, và các
yếu tố ảnh hưởng đến giá trị bất động sản. Điều này giúp bạn đưa ra các quyết định thông minh về
đầu tư và phát triển bất động sản.
Bất động sản đang trải qua sự thay đổi nhanh chóng với sự phát triển của công nghệ. Đặt mục tiêu
để tìm hiểu về các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, blockchain và cách chúng ảnh
hưởng đến lĩnh vực bất động sản.
Xây dựng mạng lưới và quan hệ trong ngành: Thực tập là cơ hội tốt để xây dựng mạng lưới và
quan hệ trong ngành bất động sản. Hãy đặt mục tiêu để gặp gỡ và làm việc cùng các chuyên gia,
nhà đầu tư, môi giới và các chuyên gia khác trong lĩnh vực này.
Học cách thương lượng và đàm phán hiệu quả trong các giao dịch bất động sản. Phát triển kỹ năng
bán hàng để tư vấn và thuyết phục khách hàng về giá trị và tiềm năng của bất động sản.
Thực tập bất động sản có thể cung cấp cơ hội để học cách quản lý dự án, từ việc lập kế hoạch và
phân công tới giám sát tiến độ và quản lý tài chính. Đặt mục tiêu để phát triển kỹ năng quản lý dự
án để đảm bảo rằng các dự án bất động sản được thực hiện theo kế hoạch và đạt được mục tiêu.
Hiểu và áp dụng các khái niệm tài chính trong lĩnh vực bất động sản. Học cách định giá bất động
sản, tính toán lợi nhuận, xác định giá trị thực của tài sản và đánh giá khả năng sinh lời của các dự án.
Nắm vững các công cụ phân tích và sử dụng công nghệ trong lĩnh vực bất động sản. Học cách sử
dụng phần mềm và công nghệ để tối ưu hóa quy trình công việc, quản lý thông tin và tương tác với khách hàng. 12
Mục tiêu cuối cùng là áp dụng kiến thức của bạn vào thực tế và học hỏi từ kinh nghiệm thực tế.
Thực tập cung cấp cơ hội để tham gia vào các dự án, hoạt động và nhiệmnhiệm thực tế trong lĩnh
vực bất động sản. Hãy đặt mục tiêu để thực hành và áp dụng những gì bạn đã học được trong môi
trường thực tế và từ những người có kinh nghiệm trong ngành.
2.1.1.2 Mục tiêu về kỹ năng
- Học hỏi và cải thiện thêm những kỹ năng chưa có và đã có. Thành thạo các kỹ năng phân tích,
đánh giá thị trường, kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng xử lý tình huống.
2.1.1.3 Mục tiêu về thái độ
- Đối với ban lãnh đạo
Tinh thần học hỏi: Luôn có tinh thần học hỏi và sẵn lòng tiếp thu kiến thức mới. Tìm hiểu từ người
đi trước, nhận phản hồi và lắng nghe ý kiến đóng góp từ cấp trên, đồng nghiệp và các chuyên gia
trong ngành. Tôn trọng người lãnh đạo và luôn học hỏi, duy trì mối quan hệ làm việc tốt với lãnh đạo.
Tích cực và sẵn lòng làm việc: Hãy thể hiện thái độ tích cực và sẵn lòng tham gia vào mọi nhiệm
vụ và dự án. Đặt sự cống hiến và sự nỗ lực vào công việc của mình và luôn làm việc với trách
nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Nỗ lực cố gắng trong công việc và luôn giữ thái độ vui vẻ tích cực trong công việc.
Tự chủ và sáng tạo: Hãy tự chủ trong việc giải quyết công việc và tìm kiếm cách tiếp cận sáng tạo.
Đề xuất ý tưởng mới, tìm ra các phương pháp nâng cao hiệu suất làm việc và đưa ra các giải pháp đột phá.
- Đối với đồng nghiệp
Tinh thần cộng tác: Hãy đặt mục tiêu xây dựng một môi trường làm việc hợp tác và hỗ trợ.
Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp, hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc
và tạo ra một tinh thần đồng đội tích cực.
Tôn trọng và ý thức đạo đức: Luôn tôn trọng các đồng nghiệp, khách hàng và đối tác. Tuân thủ đạo
đức nghề nghiệp và các quy tắc và quy định liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Tạo tinh thần
thoải mái khi tiếp xúc với đồng nghiệp và luôn giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, cạnh tranh công
bằng và tôn trọng lẫn nhau. - Đối với công việc
Sẵn sàng đối mặt với thách thức: Đối mặt với thách thức một cách mạnh mẽ và linh hoạt. Hãy xem
các thách thức là cơ hội để học hỏi, phát triển và thể hiện khả năng vượt qua khó khăn.
Tích cực trong học tập và cải tiến: Luôn cập nhật và nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình trong
lĩnh vực bất động sản. Tìm kiếm cơ hội học tập bổ sung, tham gia vào các khóa đào tạo và theo dõi
các xu hướng mới trong ngành.
2.1.1.4 Dự kiến kết quả đạt được
- Sau thời gian thực tập tại công ty, em sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực kinh doanh.
Đồng thời biết cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá vấn đề, vận dụng các kiến thức đã học được
để giải quyết vấn đề gặp phải trong quá trình thực tập và trong quá trình làm việc sau này. 13
- Làm việc nhóm một cách hiệu quả và đạt được thành tựu cá nhân, nhóm trong quá trình thực tập.
- Rèn luyện, nâng cao các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng
thuyết phục, kỹ năng làm việc nhóm….
- Hoàn thành chỉ tiêu xuất sắc mà công ty đề ra để hoàn thành khóa thực tập tại công ty.
2.1.2 Bản tiến độ thực tập
Thời gian thực tập từ ngày 01/08/2023 đến ngày 01/11/2023 TT Tuần
Các công việc tham gia 1 Tuần 1 - Nhận việc
- Làm quen với các thành viên trong bộ phận sale
- Học quá trình chăm khách hàng
- Tìm hiểu quá trình cho thuê căn hộ
- Giới thiệu công cụ, phần mềm làm việc
Tuần 2 - Chia team làm việc
- Training kỹ năng cho thuê và bán căn hộ 2
- Trainging các bước chăm sóc khách hàng
- Sale phone tìm kiếm khách hàng
- Đăng tin tìm kiếm khách hàng
Tuần 3 - Training sử dụng công cụ làm việc - 3 Traning pháp lý căn hộ
- Hướng dẫn dẫn khách hàng đi xem căn hộ
- Đăng tin tìm kiếm khách hàng
Tuần 4 - Traning chăm khách - 4
Đăng tin tìm kiếm khách hàng
- Đi tham quan các dự án của công ty
- Traning kỹ năng phân tích nhu cầu khách hàng Tuần 5 -
Đăng tin tìm kiếm nguồn khách hàng -
Tham gia vào các cuộc họp và các buổi training đào tạo 5 nhânviên -
Training kỹ năng soạn hợp đồng -
Training giới thiệu căn hộ cho khách hàng.
Tuần 6 - Đăng tin tìm kiếm nguồn khách hàng 6
- Tham gia những buổi training cảm nhận dự án của công ty
- Tư vấn cho khách hàng tìm mua căn hộ
Tuần 7 - Đăng tin tìm kiếm nguồn khách hàng
- Tổng kết nhân viêc xuất sắc tháng 7
- Traning kỹ năng chăm sóc, giữ liên lạc với khách hàng
- Gặp gỡ khách hàng trực tiếp
- Tham gia buổi training về thị trường bất động sản căn hộ. 14
Tuần 8 - Sale phone tìm kiếm nguồn căn hộ 8
- Đăng tin tìm kiếm khách hàng
- Hỗ trợ khách xem căn hộ, tư vấn dịch vụ của căn hộ.
Tuần 9 - Hỗ trợ khách xem căn hộ - 9
Đăng tin tìm kiếm khách hàng
- Hỗ trợ các bạn thực tập sinh mới vào
- Training kiến thức bán căn hộ
Tuần 10 - Đăng tin tìm kiếm khách hàng 10
- Ký hợp đồng thuê căn hộ
- Hỗ trợ khách sau thuê căn hộ 11
Tuần 11 -Traing kế hoạch dự án căn hộ mới
- Đăng tin tìm kiếm khách hàng
- Tư vấn tìm kiếm căn hộ cho khách hàng
Tuần 12 - Tổ chức hoạt động tổng kết tháng trước 12
- Tìm kiếm nguồn căn hộ mới
- Đăng tin tìm kiếm khách hàng
Tuần 13 - Dẫn khách xem căn hộ - 13
Ký hợp đồng thuê căn hộ
- Đăng tin tìm kiếm khách hàng
- Tổng kết kỳ thực tập của thực tập sinh
2.1.3 Nội dung thực tập
- Chăm khách hàng từ nguồn có sẵn của công ty
Công ty có đội ngũ marketing riêng để tìm kiếm nguồn khách hàng cho các nhân viên sale,
nhiệm vụ của nhân viên sale là tìm hiểu thông tin, yêu cầu của khách hàng về căn hộ, công việc
cần làm sau khi thu thập đủ thông tin từ khách hàng là tìm căn hộ phù hợp với nhu cầu của khách
hàng, hỗ trợ khách đi xem căn hộ sau khi hẹn được với khách hàng và hoàn thành bước cuối cùng
là ký hợp đồng thuê căn hộ. 15
- Tìm kiếm khách hàng qua các trang mạng xã hội
Ngoài việc phụ thuộc vào nguồn khách hàng có sẵn trên chợ tốt, thị trường bất động sản.. của công
ty thì em còn tìm kiếm nguồn khách hàng qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo…, vì đây
là nơi có lượng người truy cập nhiều, số lượng khách có nhu cầu tìm thuê căn hộ cao, nhưng cũng
là nơi cạnh tranh của nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Nhằm tìm kiếm thêm khách hàng cho bản thân
và trong công ty, tăng thêm thu nhập và quan trọng là kinh nghiệm tìm kiếm nguồn khách hàng. 16
2.2 Lý thuyết môn học áp dụng trong quá trình thực tập 2.2.1 Kiến thức
2.2.1.1 Các vấn đề cơ bản trong bán hàng Khái niệm -
Khái niệm bán hàng là gì: bán hàng là nền tảng trong kinh doanh, đó là sự gặp gỡ giữa
người muavà người bán ở những nơi khác nhau giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nếu cuộc gặp
gỡ thành công trong đàm phán về việc trao đổi sản phẩm. Bán hàng không chỉ đơn giản là hoạt
động trao đổi mà là cả một quá trình của chuỗi hoạt động có hệ thống cùng thực hiện và hỗ trợ cho hoạt động bán hàng. -
Khái niệm quản trị bán hàng: Quản trị bán hàng là hoạt động quản trị của những người trong
lực lượng bán hàng hoặc giữa những người hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng bán hàng. Tùy vào từng
công ty mà quản lý bán hàng có các danh vị khác nhau như quản lý bán hàng theo ngành hàng,
quản lý theo từng quận, khu vực, giám sát viên hay giám sát bán hàng. Tuy nhiên, đặc điểm chung
của các chức vụ này đều giám sát trực tiếp những người đại diện bán hàng theo lĩnh vực và những
người này thường phải báo cáo lại cho những người quản lý cấp cao hơn trong công ty.
Vai trò của hoạt động
Hoạt động bán hàng có 4 vai trò chính
-Bán hàng giúp cho hàng hóa được lưu chuyển từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.
-Bán hàng còn đóng vai trò lưu thông tiền tệ trong nguồn máy kinh tế.
-Bán hàng giúp cho luân chuyển hàng hóa từ nơi dư thừa sang nơi có nhu cầu. 17
-Bán hàng mang về lợi ích cho cả người mua lẫn người bán.
Do đó, thúc đẩy và phát triển các hoạt động bán hàng sẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội, mang lại
phồn thịnh cho quốc gia, nâng cao mức sống, thỏa mãn các nhu cầu cho tất cả mọi người trong xã hội hiện nay.
Nhiệm vụ của quản trị bán hàng
Chức năng hoạch định: nhà quản lý bán hàng phải xây dụng và thiết lập kế hoạch, chiến lược bán
hàng. Các nhà quản trị cấp cao của công ty đặt ra các mục tiêu và xây dựng chiến lược tổng thể
cho tổ chức mình. Nhà quản trị bộ phận bán hàng sẽ phải tiếp nhận và tự xây dựng kế hoạch, chiến
lược, mục tiêu bộ phận để thực hiện mục tiêu chung của công ty. Ngoài ra, nhà quản trị bán hàng
cũng xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện kế hoạch, chiến lược, mục tiêu do mình đưa ra.
Để xây dựng mục tiêu, chiến lược, kế hoạch bán hàng, nhà quản trị bản hàng phải tiến hành phân
tích các dữ liệu như doanh số, chi phí, lợi nhuận, nhân sự... để có thể đưa ra dự báo bán hàng, để ra
hạn ngạch và lập ngân sách bán hàng cho công ty. Sau đó, nhà quản trị bán hàng sẽ thực hiện phân
bổ chỉ tiêu bán hàng xuống từng cá nhân hay đội nhóm trong bộ phận bán hàng hoàn thành chỉ tiêu đó.
Chức năng tổ chức: Nhà quản lý bán hàng phải thiết kế cơ cấu tổ chức của lực lượng bán hàng sao
cho cơ cấu ấy có thể thực hiện được mục tiêu tổng thể và cá thể của bộ phận. Sau khi xây dựng cơ
cấu lực lượng bán hàng, nhà quản trị thực hiện phân công công việc, phân quyền hay ủy quyền để
triển khai kế hoạch xuống cho từng cá nhân trong lực lượng bán hàng.
Chức năng lãnh đạo. Nhà quản lý bán hàng sau khi thiết lập mục tiêu và cơ cấu bán hàng sẽ tiến
hành tuyển chọn lực lượng bán hàng theo cơ cấu ấy. Ngoài ra, nhà quản lý bán hàng còn phải thiết
kế ra chế độ lương bổng, đãi ngộ, khen thưởng và các chính sách dành cho đội ngũ bán hàng nhằm
động viên, khuyến khích đội ngũ bán hàng làm việc tốt và hết khả năng của mình. Trong chức
năng lãnh đạo, nhà quản trị bán hàng còn thực hiện nhiệm vụ đào tạo, định hướng, huấn luyện đội
ngũ bán hàng nhằm hoàn thiện kiến thức và kỹ năng của họ.
Chức năng kiểm tra: Đây là một trong những chức năng quan trọng của nhà quản lý nói chung và
nhà quản lý bán hàng nói riêng. Nhà quản trị bán hàng phải thiết lập ra hệ thống và phương pháp
để giám sát và đánh giá lực lượng bán hàng sao cho có thể kiểm soát, đánh giá năng lực nhân
viên bán hàng một cách chính xác, công bằng nhằm đưa ra mức lương, thưởng hợp lý, xửng
dáng. Mục tiêu của hoạt động bán hàng
Mục tiêu bán hàng theo doanh số sản phẩm, dịch vụ là tổng giá trị các sản phẩm và dịch vụ cần được
bán ra trong khoảng thời gian nhất định, để nhân viên có thể đảm bảo thực hiện được chúng và giúp
nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được kết quả kinh doanh trong từng thời kỳ.
Các mục tiêu bán hàng đặt ra cần phải thực tế, đặc biệt, chúng bắt buộc phải hướng tới kết quả dài
hạn nhất định. Ví dụ như tăng doanh thu, đảm bảo lượng khách hàng cũ, gia tăng thị trường,… 18 Quy trình bán hàng Bước 1: Lập kế hoạch
Công việc lên kế hoạch chính là bước để bạn đặt nền móng cho quy trình bán hàng trong tương lai.
Càng có sự chuẩn bị và lên kế hoạch bán hàng kỹ lưỡng trong giai đoạn đầu thì càng về sau sẽ càng
tránh được các rủi ro và sai sót.
Bước 2: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Sau khi đã xây dựng được chân dung khách hàng, lưu ý tiếp theo trong quy trình bán hàng mà bất
cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện là tìm kiếm khách hàng. Như đã nói ở trên, không phải bất
cứ ai cũng có thể là khách hàng của bạn.
Bước 3: Tiếp cận khách hàng
Sau khi đã tìm kiếm được khách hàng, bạn tiếp cận khách hàng để giới thiệu về sản phẩm ra sao?
Hãy bắt đầu bằng cách nắm bắt được nhu cầu của họ và đưa cho họ giải pháp bằng cách cung cấp
và hỗ trợ các thông tin về sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho khách hàng.
Bước 4: Giới thiệu sản phẩm
Bước tiếp theo trong quy trình bán hàng chính là giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ. Có thể nói, đây là
bước quyết định bạn có bán được hàng hay không. Bạn nên đưa ra các giá trị lợi ích thiết thực mà
sản phẩm mang lại để giúp họ giải quyết các vấn đề trong cuộc sống mà họ gặp phải. Điều này sẽ
giúp khách hàng thích thú và đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn đấy.
Bước 5: Báo giá và thuyết phục khách hàng 19
Sau khi giới thiệu xong thì việc tiếp theo trong quy trình bán hàng bạn cần làm đó là báo giá sản
phẩm, và với những đối tượng khách hàng khác nhau, bạn sẽ có những cách thuyết phục khác nhau.
Chẳng hạn: Với đối tượng khách hàng quan trọng về giá, bạn có thể áp dụng các chính sách ưu đãi,
khuyến mại,… Đối với khách hàng xem trọng về hình thức thì hãy thuyết phục bằng cách nói về
chất lượng sản phẩm. Với những khách hàng còn băn khoăn và so sánh với những đơn vị khác cũng
cung cấp sản phẩm tương tự, bạn có thể thuyết phục bằng cách giải quyết những khó khăn hoặc đáp
ứng mong muốn của họ. Bước 6: Chốt đơn
Nếu khách hàng vẫn còn khúc mắc về sản phẩm/dịch vụ của bạn thì hãy tư vấn sao cho hợp lý để
khách hàng cảm thấy sản phẩm của bạn sẽ đáp ứng được nhu cầu và chi phí mà họ bỏ ra. Nếu bạn
thực hiện tốt được bước này, cơ hội khách hàng chốt đơn sẽ rất cao. Và đây chính là bước mang tính
quyết định trong quy trình bán hàng mà bạn cần phải đặc biệt chú ý.
Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán
Một khách hàng trung thành có thể giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn với người khác. Vì vậy,
đừng bỏ qua bước chăm sóc khách hàng sau khi họ mua và sử dụng sản phẩm của bạn. Đây là bước
cuối cùng nhưng rất quan trọng trong quy trình bán hàng. -
Thù lao và đãi ngộ
Thù lao là mức tiền được trả cho công việc đã làm. Mức độ thù lao có thể được ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố như ngành nghề, cấp bậc, trình độ, kinh nghiệm và vị trí công việc. Mức thù lao công bằng
và cạnh tranh có thể giúp thu hút và giữ chân nhân viên tài năng, đồng thời khuyến khích sự đóng
góp và nỗ lực của họ. Ngoài thù lao, các phúc lợi và đãi ngộ khác cũng có vai trò quan trọng trong
tạo điều kiện làm việc thuận lợi và thu hút nhân viên. Điều này có thể bao gồm các phúc lợi như bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ nghỉ phép, chương trình thưởng, tăng lương, gói phúc lợi gia đình,
hỗ trợ giáo dục và đào tạo, không gian làm việc thoải mái và các hoạt động giảm stress. Mức độ và
chất lượng các phúc lợi và đãi ngộ này có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng và cam kết của nhân viên.
Các cơ hội phát triển trong công việc cũng là một hình thức đãi ngộ quan trọng. Điều này có thể bao
gồm cơ hội thăng tiến, đào tạo và học tập liên tục, tham gia các dự án thú vị, và có sự hỗ trợ và định
hướng từ các nhà quản lý và đồng nghiệp. Các cơ hội phát triển giúp nhân viên phát triển kỹ năng,
tiếp thu kiến thức mới và cảm thấy có mục tiêu trong công việc. Môi trường làm việc thoải mái, hỗ
trợ và sáng tạo cũng có tác động đáng kể đến sự hài lòng và động lực của nhân viên. Môi trường làm
việc tích cực, trong đó có sự tôn trọng, công bằng và định hướng đến việc phát triển cá nhân, có thể
tạo ra một cảm giác thuận lợi và động lực cho nhân viên. -
Đánh giá nhân viên 2.2.2 Kỹ năng
Kỹ năng đàm phán và kỹ năng bán hàng: Học cách thương lượng và đàm phán hiệu quả trong các
giao dịch bất động sản. Phát triển kỹ năng bán hàng để tư vấn và thuyết phục khách hàng về giá trị
và tiềm năng của bất động sản. Khai thác nhu cầu thiết yếu của khách hàng sau và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Kỹ năng quản lý dự án: Thực tập bất động sản có thể cung cấp cơ hội để học cách quản lý dự án, từ
việc lập kế hoạch và phân công tới giám sát tiến độ và quản lý tài chính. Đặt mục tiêu để phát triển
kỹ năng quản lý dự án để đảm bảo rằng các dự án bất động sản được thực hiện theo kế hoạch và đạt được mục tiêu. 20