Bài giảng điện tử môn Tiếng viết 4 | Bài viết 1 - Viết đoạn văn về một nhân vật | Cánh diều
Bài giảng điện tử môn Tiếng Việt 4 sách Cánh diều mang tới các bài trình chiếu từ tuần 1 - tuần 20, được thiết kế dưới dạng file PowerPoint, giúp thầy cô nhanh chóng thiết kế bài giảng điện tử môn Tiếng Việt lớp 4 cho học sinh của mình. Giáo án PowerPoint Tiếng Việt 4 Cánh diều được thiết kế đẹp mắt, bám sát chương trình trong SGK Tiếng Việt 4 Cánh diều.
Preview text:
Tuần 1
Bài viết 1: Viết đoạn văn về một nhân vật
Tìm hiểu cấu tạo đoạn văn 1. Đọc:
Nhân vật Dế Mèn trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí để lại cho em những
ấn tượng mạnh mẽ cả về ngoại hình lẫn tính cách. Đó là một chú dế có thân hình
cường tráng với đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân, ở khoeo cứng và nhọn hoắt,
chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống. Mỗi bước đi của chú đều
“trịnh trọng, khoan thai”, ra vẻ “con nhà võ”. Dế Mèn luôn hãnh diện với bà con
làng xóm về ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính vì quá tự hào, Dế
Mèn lại trở thành một kẻ kiêu căng và xốc nổi. Rất may là về sau, trải qua nhiều
biến cố, chú đã thay đổi tính nết, biết yêu thương mọi người và làm nhiều việc có ích. Theo Chi Mai 2, Trả lời câu hỏi:
a) Đoạn văn trên viết về nội dung gì?
- Đoạn văn trên nêu cảm nghĩ về đặc điểm ngoại hình, tính cách của nhân vật Dế Mèn
trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
b) Câu mở đầu trong đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng gì?
- Câu mở đầu giới thiệu nhân vật và nêu khái quát cảm nghĩ về đặc điểm nhân vật Dế Mèn.
c) Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?
- Các câu tiếp theo làm rõ đặc điểm về ngoại hình và tính cách của Dế Mèn đã nêu trong câu mở đoạn.
- Khi viết đoạn văn về một nhân vật cần viết về những nội dung gì?
- Cần nêu cảm nghĩ về đặc điểm ngoại hình và tính cách của nhân vật.
- Đoạn văn viết về nhân vật có cấu tạo như thế nào?
- Đoạn văn gồm có câu mở đoạn và một số câu tiếp theo. Câu mở đoạn giới
thiệu và nêu khái quát cảm nghĩ về đặc điểm của nhân vật. Các câu tiếp theo
làm rõ những đặc điểm đã nêu trong câu mở đoạn. Trong đó, có các câu nêu
nhận xét và thể hiện tình cảm của người viết với nhân vật.
1. Viết đoạn văn về một nhân vật là nêu cảm nghĩ về đặc điểm (ngoại
hình, tính cách) của nhân vật đó.
2. Câu mở đoạn thường giới thiệu nhân vật và nêu khái quát cảm nghĩ về
đặc điểm của nhân vật. Các câu tiếp theo làm rõ những đặc điểm đã nêu ở câu mở đoạn. LUYỆN TẬP
- Dựa theo quy tắc Bàn tay, hãy nêu
những việc cần làm để viết một đoạn
văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật
bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
Làm việc nhóm và báo cáo kết quả.
1) Viết về ai? (Viết về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.) 2) Tìm ý:
- Bạn nhỏ trong bài thơ có đặc điểm gì về ngoại hình, về tính nết?
- Em có nhận xét, tình cảm gì với bạn nhỏ trong bài thơ?
3) Sắp xếp ý : Sắp xếp các ý em tìm được; có thể thêm / bớt / điều chỉnh các ý.
4) Viết đoạn văn: Dựa vào kết quả bước 3 để viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về đặc điểm của nhân vật.
5) Hoàn chỉnh đoạn văn: Đọc lại đoạn văn, phát hiện và sửa lỗi (nếu có); có thể
điều chỉnh đoạn văn (thêm hoặc bớt từ ngữ, thay từ ngữ...) cho hay. VẬN DỤNG
- Em học tập được điều gì sau bài học hôm nay?
Chúc các em học tốt!
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10