Bài giảng sinh lý tiêu hóa | Khoa Học Tự Nhiên 8
Bài giảng sinh lý tiêu hóa | Khoa Học Tự Nhiên 8. Tài liệu gồm 105 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
SINH LÝ TIÊU HÓA MỤC TIÊU:
- Phân tích được hoạt động cơ học của ống tiêu hóa.
- Trình bày được hoạt động bài tiết của các tuyến tiêu hóa.
- Hoạt động hấp thu các chất tại ruột non.
- Sự đào thải các chất cặn bả tại ruột già.
- Sự điều hòa hoạt động hệ tiêu hóa. GIẢI PHẪU:
CẤU TRÚC THÀNH ỐNG TIÊU HÓA:
I. ĐẠI CƯƠNG HỆ TIÊU HÓA:
1. Các hệ thống điều khiển hệ tiêu hóa:
- Hệ thần kinh: Hệ tiêu hóa có hệ thần kinh
riêng gọi là hệ thần kinh ruột. Ngoài ra còn
được điều khiển bên ngoài thông qua hệ
thần kinh tự chủ ( dây X và thần kinh cùng)
- Hệ nội tiết: hệ tiêu hóa có các tế bào nội
tiết nằm rải rác trong niêm mạc. Chúng bị
kích thích bởi thức ăn và các kích thích thần kinh.
I. ĐẠI CƯƠNG HỆ TIÊU HÓA: 2. Hoạt động cơ học:
- Tế bào cơ trơn ruột liên kết lỏng lẻo, cho
phép xung động thần kinh truyền qua dex
dàng nên khi có một điện thế động xuất
hiện sẽ lan truyền toàn bộ khối cơ. Hoạt
động điện của tế bào cơ trơn biểu hiện
bằng 2 loại sóng là sóng chậm và sóng
nhọn. Sóng chậm không gây co cơ, nhưng
là nền tảng xuất hiện điện thế động. Sóng
nhọn là những điện thế động thực sự vượt
ngưỡng gây nên sự co cơ.
I. ĐẠI CƯƠNG HỆ TIÊU HÓA:
- Có 2 loại cử động của ruột: nhu động và phân đoạn.
+ Nhu động là cử động nhằm vận
chuyển thức ăn dọc ống tiêu hóa.
+ Phân đoạn là những co thắt tại chổ có
vai trò nhào trộn thức ăn.
- Hàng ngày có 7 lít dịch được bài tiết
vào đường tiêu hóa. Trong đó 2 chất
quan trọng là enzyme và chất nhầy.
I. ĐẠI CƯƠNG HỆ TIÊU HÓA:
- Cơ chế kích thích tuyến tiêu hóa:
+ Kích thích tại chổ: thức ăn kích thích
lên các tế bào bài tiết trên bề mặt niêm
mạc, hệ thần kinh ruột.
+ Kích thích hệ thần kinh: hệ phó giao
cảm tăng bài tiết tuyến nước bọt, thực
quản, dạ dày, tuyến Brunner của ruột
non và các tuyến đoạn xa ruột già. Các
tuyến khác của ruột non và đoạn gần
ruột già là do thần kinh ruột
I. ĐẠI CƯƠNG HỆ TIÊU HÓA:
Hệ giao cảm cũng làm tăng bài tiết 1 số
tuyến nhưng lại làm giảm lưu lượng máu đến tuyến đó.
+ Kích thích hệ nội tiết: các hormon có
vai trò quan trọng trong bài tiết dạ dày, tụy, mật.
I. ĐẠI CƯƠNG HỆ TIÊU HÓA:
3. Hoạt động tiêu hóa và hấp thu:
- Carbonhydrat được amylase nước bọt,
tụy và các mem trên nhung mao ruột
thủy phân thành đường đơn.
I. ĐẠI CƯƠNG HỆ TIÊU HÓA:
- Protein được pepsin dạ dày thủy phân
thành pepton và polypeptit. Men tiêu
hóa tuyến tụy thủy phân thành
polypeptit và a. amin. Men vi nhung mao
ruột biến polypeptit=> tripeptit, dipeptit,
a.amin. Peptidase bên trong tế bào biểu
mô ruột thủy phân tripeptit, dipeptit thành acid amin.
I. ĐẠI CƯƠNG HỆ TIÊU HÓA:
- Lipid được nhũ tương hóa bởi muối
mật=> thủy phân thành axit béo và
mononglyceride bởi lypase của tụy.
Được vận chuyển bởi các hạt micel e
đến các vi nhung mao và hấp thu ở đây.
I. ĐẠI CƯƠNG HỆ TIÊU HÓA:
- Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp làm
tăng diện tích hấp thu lên 3 lần. Trên bề
mặt có nhiều nhung mao(vil i) tăng diện
tích lên thêm 10 lần. Mỗi tế bào nhung
mao lại có thêm nhiều vi nhung
mao(microvil i) tạo thành bờ bàn chải
làm tăng diện tích hấp thu lên 20 lần=>
tăng diện tích lên 600 lần. Khoảng 250m2.