lOMoARcPSD|49330558
nghĩa duy tâm một cách hoàn toàn. Chủ nghĩa duy tâm vẫn còn nơi ẩn trú của nó là lĩnh
vực xã hội, lịch sử, tinh thần. Chủ nghĩa duy vật của C.Mác đã giải thích một cách
duy vật, khoa học không chỉ thế giới tự nhiên, mà cả lĩnh vực xã hội, lịch sử, tinh
thần. Do vậy, chủ nghĩa duy vật của C.Mác là chủ nghĩa duy vật triệt để nhất, hoàn bị
nhất.
Với quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác đã kết thúc thời kỳ nghiên cứu xã hội,
lịch sử một cách tùy tiện, lộn xộn, mở ra một thời kỳ mới trong nghiên cứu xã hội,
lịch sử bằng việc chỉ ra quy luật hình thành, vận động và phát triển của xã hội, của
lịch sử. Về bản chất, chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác - quan niệm duy vật về lịch
sử - cũng là chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhưng thể hiện được tính đặc thù của lĩnh
vực lịch sử – lĩnh vực hoạt động của con người.
Thứ ba , với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của
con người. Trên cơ sở đó, triết học của ông đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo
thế giới của nhân loại tiến bộ.
Trước khi triết học Mác ra đời, các nhà triết học thường tập trung chủ yếu vào
giải thích thế giới, mà ít chú ý tới cải tạo thế giới. Có thể nói, không một nhà triết học
nào trước C.Mác hiểu được thực tiễn và vai trò của nó đối với cải tạo thế giới. Các
nhà triết học Khai sáng Pháp muốn thay thế các quan hệ xã hội phong kiến lạc hậu, lỗi
thời bằng các quan hệ xã hội tiến bộ hơn cũng không hiểu được rằng, phải thông qua
hoạt động thực tiễn của đông đảo quần chúng mới thực hiện được điều này.
Trung tâm chú ý của triết học Mác không chỉ là giải thích thế giới, mà quan trọng
hơn là cải tạo thế giới. Khác với các nhà triết học trước đó, C.Mác đã chỉ ra rằng, chỉ
có thể cải tạo được thế giới thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Trong triết
học Mác, không có sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người,
trước hết là hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản. Hoạt động thực tiễn của giai cấp vô
sản được soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, định hướng bởi chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Thứ tư , với việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với các khoa học cụ thể.
Trước khi triết học Mác ra đời, triết học hoặc là hòa tan, ẩn giấu đằng sau các
khoa học khác, hoặc đối lập với chúng. Ở Hy Lạp cổ đại, triết học được coi là “khoa
học của các khoa học”. Trong thời kỳ Trung cổ, triết học được coi là “bộ môn” của
thần học, có nhiệm vụ chứng minh sự tồn tại của Thượng đế. Ở thời kỳ Cận đại, triết
học được coi là mêthaphisica với nghĩa là nền tảng thế giới quan của con người, như
quan niệm của R.Đêcáctơ; hoặc triết học được coi là tổng thể tri thức của con người
trong quan niệm của Ph.Bêcơn...Trong triết học cổ điển Đức, triết học lại được coi là
“khoa học của các khoa học”. Quan hệ giữa triết học Mác với các khoa học cụ thể
là quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Các khoa học cụ thể cung cấp cho
triết học Mác các tư liệu, dữ kiện, thông số khoa học để triết học Mác khái quát. Ngay
sự ra đời của triết học Mác cũng không thể thiếu những tiền đề khoa học tự nhiên.
Chính những thành tựu của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX đã làm bộc lộ
những hạn chế, sự bất lực của phương pháp siêu hình trong nhận thức thế giới;
đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho sự ra đời của phương pháp biện chứng. Trong
14