Bài giữa kỳ Nghiên cứu Marketing - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Bài giữa kỳ Nghiên cứu Marketing - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

Trường:

Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu

Thông tin:
9 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài giữa kỳ Nghiên cứu Marketing - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Bài giữa kỳ Nghiên cứu Marketing - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

53 27 lượt tải Tải xuống
Đại học Hoa Sen
Môn học: Nghiên cứu Marketing
Học kỳ: 22.2B (2234)
Họ và tên: Lâm Minh Triết
Mã số sinh viên: 22112368
BÀI KIỂM TRA TỰ LUẬN LẤY ĐIỂM 20%
1. So sánh kỹ thuật phỏng vấn sâu (in-depth interview) kỹ thuật phỏng vấn
nhóm (focus group)? Nêu ví dụ. (2 điểm)
Phỏng vấn sâu – In-depth interview Phỏng vấn nhóm – Focus group
- Đều là phương pháp thu thập dữ liệu thông qua khám phá hành vi và tâm lý của con
người đối với vấn đề cần nghiên cứu.
- Đều là phương pháp trong nghiên cứu dữ liệu định – “Qualitative research”
- Là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách
cho người dẫn dắt,chuyên viên hay nhà
nghiên cứu có chuyên môn phỏng vấn
người tham gia phỏng vấn một cách trực
tiếp (hay phỏng vấn 1-1) theo một hệ thống
câu hỏi được chuẩn bị trước theo một chủ
đề.
- Kỹ thuật phỏng vấn sâu được thực hiện ở
nhiều nơi miễn là chúng thuận tiện và thoải
mái cho người tham gia phỏng vấn để trả
lời các câu hỏi. Cuộc phỏng vấn có thể là
tại nhà hoặc văn phòng của người tham
gia, hay ngay tại các trung tâm phỏng vấn
phục vụ cho nghiên cứu. Ngoài ra, còn
hình thức thông qua điện thoại hoặc trực
tuyến nhưng chúng sẽ mất nhiều thời gian
hơn nhưng lại giúp người tham gia không
bị hạn chế về mặt địa lý.
- Trong cuộc phỏng vấn sâu, người phỏng
vấn sẽ đặt ra các câu hỏi thăm dò đối với
người tham gia để thu thập thông tin dữ
liệu chi tiết cho đề tài. Những câu hỏi dùng
để phỏng vấn là các câu hỏi mở - “open-
- Là phương pháp phổ biến thu thập dữ liệu
định tính. Phương pháp này thu thập dữ
liệu từ các cuộc phỏng vấn với các nhóm
người tham gia hay được gọi là kỹ thuật
phỏng vấn nhóm sâu. Câu trả lời của các
nhóm người tham gia sẽ được thu thập
thông qua việc họ tự nhiên tương tác và
trao đổi, thảo luận về đề tài cần được
nghiên cứu.
- Phỏng vấn nhóm thường được tổ chức
theo cách thức là chia những người tham
gia phỏng vấn thành các nhóm từ 8 đến 12
người. Nhóm người này sẽ có một người
dẫn dắt có chuyên môn giúp họ có một
cuộc thảo luận theo bán cấu trúc “semi-
structered” trong khoảng 2 tiếng. Thời
gian và địa điểm tổ chức phỏng vấn sẽ
được người dẫn dắt lên kế hoạch để phù
hợp với mọi thành viên tham gia. Buổi
phỏng vấn diễn ra với việc, người dẫn dắt
sẽ đặt ra các câu hỏi được chuẩn bị trước
và khích lệ người tham gia tương tác thảo
luận về đề tài. Từ những ý kiến đưa ra và
ended” thường giúp người phỏng vấn tạo
ra được sự tự nhiên cho người tham gia,
biến câu trả lời của hỏi trước thành câu hỏi
sau từ đó tạo ra một cuộc thảo luận cho đề
tài mà không quá gượng gạo. Vì vậy câu
hỏi đầu tiên họ sẽ thường khích lệ người
tham gia trả lời. Thêm nữa, việc đưa ra các
câu hỏi mở giúp mở rộng được phạm vi
thông tin và cũng như suy nghĩ cho câu trả
lời của người tham gia phỏng vấn. Từ đó,
người tham gia phỏng vấn sẽ dễ dàng bộc
lộ cảm xúc và đưa ra những quan điểm ý
kiến của họ về vấn đề nghiên cứu.
các phản biện trong thảo luận sẽ được
người dẫn dắt tổng hợp lại thành những dữ
liệu cho nghiên cứu. Người dẫn dắt có
nhiều cách ghi lại các thông tin trong buổi
phòng vấn họ có thể viết lại, ghi âm hoặc
quay phim. Việc phỏng vấn nhóm này sẽ
giúp nhà nghiên cứu hiểu về các vấn đề
trong xã hội hay về tư duy theo nhóm.
- Bên cạnh đó, phỏng vấn nhóm cũng được
tổ chức trực tuyến thông qua các phòng trò
chuyện thảo luận được lập online trên các
nền mảng internet giúp người tham gia
cũng sẽ có cơ hội tham gia chia sẻ và dễ
dàng diễn đạt ý kiến của mình thông qua
việc viết câu trả lời trực tuyến. Ngoài ra,
nó giúp những người tham gia ở những nơi
xa hay ngại chia sẻ trực tiếp cũng có thể
đóng góp cho việc thu thập dữ liệu.
- Ví dụ: để nghiên cứu về nhu cầu sử dụng
kem dưỡng da chống lão hóa, người ta tiến
hành phỏng vấn sâu về những phụ nữ từ 30
tuổi đến 50 tuổi về cảm nhận và mong
muốn của họ đối với một loại kem chống
lão hóa.
- Ví dụ: để nghiên cứu về một loại kem
chống nắng mới tung ra thị trường.
Thương hiệu sẽ tổ chức một buổi trải
nghiệm sản phẩm với những người dùng
mới. Những người tiêu dùng sẽ dùng thử
sản phẩm và thảo luận về cảm nhận khi sử
dụng sản phẩm kem chống nắng mới này.
- Ưu điểm:
+ Mang lại nhiều thông tin chi tiết cho vấn
đề của đề tài và khai thác được những vấn đề
nhạy cảm;
+ Người tham gia cũng tự do và thoải mái
chia sẻ ý kiến cá nhân mà không bị giới hạn;
+ Người dẫn dắt hay chuyên viên có thể tập
trung nhiều hơn để phỏng vấn, trao đổi và tổng
hợp thông tin với người tham gia hơn nhiều
người trong phỏng vấn nhóm.
- Nhược điểm:
+ Chi phí cao và tốn nhiều thời gian hơn so
với phỏng vấn nhóm;
+ Chuyên viên phỏng vấn cần có chuẩn bị
kỹ những nội dung cần được hỏi và phải dựa
- Ưu điểm:
+ Khám phá được hành vi tiêu dùng của
khách hàng trong thị trường thông qua việc
kích thích những ý tưởng, suy nghĩ và cảm
nhận về vấn đề trong phỏng vấn;
+ Thu được nguồn thông tin, dữ liệu đa dạng
từ nhiều người tham gia với nhiều suy nghĩ và
góc nhìn, giúp tiếp cận được với những nhóm
khách hàng nhỏ hơn trên thị trường;
+ Phương pháp ít tốn về thời gian và chi phí
nhưng đem lại nguồn dữ liệu lớn;
+ Dễ dàng sử dụng trong mô hình B2C
- Nhược điểm:
+ Một số người tham gia có thể ngại chia sẻ
trước nhiều người khác hay bị lấn át bởi 1 một
vào từng người tham gia để đưa ra câu hỏi phù
hợp cho vấn đề;
+ Thông tin thu được phức tạp và cần kỹ
thuật phân tích nâng cao và cũng phải dùng các
phần mềm phân tích can thiệp.
số người trội hơn. Từ đó, thời gian để đưa ra
câu trả lời trong cuộc phỏng vấn không đồng
đều;
+ Câu trả lời có sự ảnh hưởng bởi những câu
trả lời từ những người khác, điều này gây trở
ngại trong việc phân tích. Do những câu trả lời
không có mang yếu tố cá nhân;
+ Những người đã quen biết nhau từ các
cuộc phỏng vấn trước sẽ tự trao đổi với nhau
chứ không trao đổi với tất cả mỗi người.
2. Giải thích kỹ thuật phân tích định tính phép đạc tam giác (triangulation) và cho
ví dụ. (2 điểm)
Phép đạc tam giác – “triangulation” là kỹ thuật phân tích kết hợp để kiểm tra độ tin cậy
của các kết luận nghiên cứu giảm các sai lệch trong kết quả. Việc áp dụng kỹ thuật này
giúp các nhà nghiên cứu điều chỉnh tìm ra những hướng giải mới cho vấn đề nghiên
cứu. Kỹ thuật này là cơ sở để xây dựng các chiến lược nhằm bảo đảm về độ tin cậy tính
hiệu lực của dữ liệu đặc biệt là trong nghiên cứu định tính và hỗn hợp.
Có 4 loại kỹ thuật trong phép đạc tam giác:
+ Đạc tam giác dữ liệu
+ Đạc tam giác nhà nghiên cứu
+ Đạc tam giác lý thuyết
+ Đạc tam giác phương pháp
Đạc tam giác dữ liệu – “Data triangulation”: là kỹ thuật đối chiếu và so sánh kết quả từ
những nguồn dữ liệu thu được. Kỹ thuật này dùng nhiều nguồn dữ liệu để kiểm chứng dữ liệu
thông qua việc thu thập dữ liệu theo thời gian, địa điểm hay con người. Từ việc thu thập dữ
liệu theo những nguồn khác nhau và dùng chúng để kiểm tra cho với dữ liệu trong nghiên
cứu.
Ví dụ: muốn thu thập dữ liệu về hành vi tiêu dùng trà sữa của sinh viên ở thành phố Hồ
Chí Minh, ta thu thập từ 10 trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh. Với phương pháp đạc
tam giác dữ liệu, ta cũng có thể thu thập dữ liệu ở 10 trường đại học ở 3 thành phố khác như:
Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng. Từ đó, ta có dữ liệu từ 4 thành phố lớn và phân tích được hành vi
tiêu dùng trà sữa của sinh viên ở cả nước.
Đạc tam giác nhà nghiên cứu – “Investigator triangulation”: đề cập đến việc sử dụng
nhiều nhà nghiên cứu trong một đề tài nghiên cứu. Mỗi một nhà nghiên cứ sẽ có những nền
tảng giáo dục, kiến thức và phương pháp nghiên cứu, phân tích khác nhau. Vì vậy trong một
nghiên cứu họ có những góc nhìn khác nhau. Kỹ thuật đạc tam giác nhà nghiên cứu giúp các
nhà nghiên cứu phạn biện với nhau trong vấn đề, đối chiếu về độ tin cậy của các kết luận. Từ
đó, họ sàng lọc các thông tin và kiến thức phù hợp cũng như loại bỏ đi các thiên kiến cá nhân
chưa chưa phù hợp – “personal biases”. Đây còn là cơ sở lý luận cho việc xây dựng các
nghiên cứu hợp tác.
Ví dụ: trong một nghiên cứu, chúng ta mời các nhà nghiên cứu cùng phân tích những
dữ liệu thu được từ một cuộc phỏng vấn nhóm với một hệ thống bảng tóm tắt đánh giá chung.
Sau khi phân tích, chúng ta tổng hợp và đối chiếu các bảng đánh giá này với nhau. Kiểm tra
các đánh giá này có những nét tương đồng nào hay đồng nhất không?
Đạc tam giác lý thuyết – “Theory triangulation”: là việc áp dụng nhiều cơ sở lý thuyết
trong nghiên cứu thay vì chỉ áp dụng một lý thuyết để lý giải hay phân tích vấn đề nghiên
cứu. Trong đó, kiểm tra các giả thuyết cạnh tranh - “Competing hypotheses” là một cách để
thực hiện đạc tam giác lý thuyết. Việc sử dụng kỹ thuật đạc tam giác lý thuyết giúp ta giải
thích và phân tích các vấn đề nghiên cứu về các những quan điểm khác nhau hoặc hòa giải
các mẫu thuẫn của dữ liệu nghiên cứu.
Ví dụ: Người ta sử dụng hai lý thuyết khác nhau để giải thích về hành vi hợp tác của
con người. Một lý thuyết cho rằng con người hợp tác vì muốn được công nhận và khen
thưởng, họ hợp tác vì cảm thấy tốt cho bản thân. Ngược lại, con người hợp tác vì tránh cảm
giác tội lỗi, họ hợp tác để làm tránh đi cảm giác mình không tốt. Từ hai lý thuyết trên, ta có
thể chỉ ra rằng não bộ của con người nghĩ đến lời ích hay tránh tội lỗi khi hợp tác.
Đạc tam giác phương pháp – “Methodological triangulation”: là sử dụng nhiều phương
pháp để thu thập dữ liệu nhằm đạt tính khách quan và tránh sai lệch của kết quả nghiên cứu.
Đây là kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong thu thập kết hợp dữ liệu định tính và định lượng.
Ví dụ: các nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau để
kiểm chứng kết quả nghiên cứu của họ. Họ thực hiện phỏng vấn sâu trực tiếp để thu thập dữ
liệu định tính. Và sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn qua điện thoại với một nhóm người
tham gia khác để thu thập dữ liệu định lượng. Việc sử dụng hai phương pháp thu thập dữ liệu
giúp các nhà nghiên cứu làm giảm việc sai lệch của kết quả nghiên cứu.
3. Sự khác nhau giữa phương pháp quan sát (observation) và phương pháp nghiên
cứu thực địa (ethnography – dân tộc học)? (2 điểm)
Giống nhau:
Hai phương pháp đều dựa trên việc quan sát các hành vi, thái độ, sự tương tác, văn hóa
của con người hay hiện tượng trong đời sống xã hội để nghiên cứu.
Khác nhau:
Phương pháp nghiên cứu thực địa hay dân tộc học “Ethnography”: phương pháp
thu thập dữ liệu định tính thông qua quan sát hành vi trong đời sống thực tế của con người
thuộc của các nền văn hóa và nhóm văn hóa. Từ việc quan sát này, các nhà nghiên cứu sẽ
giải được hành vi và kinh nghiệm tiêu dùng của mỗi cá nhân bị ảnh hưởng như thế nào. Một
trong những kỹ thuật được dùng để thực hiện nghiên cứu dân tộc học là quan sát người tham
gia “participant observation”. Các nhà nghiên cứu kết hợp việc quan sát, phỏng vấn với
việc tham gia vào cuộc sống tự nhiên của những người tham gia thông qua đó họ sẽ mở
rộng quan điểm và hiểu biết của mình về văn hóa, lối sống, niềm tin và giá trị cộng đồng của
nhóm văn hóa hay nền văn hóa. Nói cách khác nghĩa nghiên cứu sẽ được cung cấp
thông từ nhiều nguồn như từ người tham gia tự trải nghiệm của người nghiên cứu.
dụ, một nghiên cứu về dù lượncác địa điểmlượn, một nhà nghiên cứu đã trải nghiệm
hơn 700 lần dù lượn trong thời gian nghiên cứu. Và trong đó, nghiên cứu cũng kết hợp thêm
việc phỏng vấn những người có nhiều kinh nghiệm với bộ môn này.
Phương pháp quan sát “Observation”: phương pháp thu thập dữ liệu định tính hữu
dụng được dùng rộng rãi trong các hình nghiên cứu. Phương pháp này thực hiện bằng
quan sát tất cả diễn biến hành vi, cử chỉ con người, sự vật, sự kiện, hiện tượng một cách có kế
hoạch mục đích trong các hoàn cảnh tự nhiên. Nhà nghiên cứu sẽ quan sát tất cả mọi
thứ diễn ra xung quanh vấn đề nghiên cứu, không bất can thiệp vào sự vật được
quan sát. Ngoài ra, cảm nhận cá nhân của người nghiên cứu khi quan sát cũng phần nào đánh
giá được dữ liệu. Nhưng đôi khi việc thực hiện phương pháp quan sát không dừng lạicác
giác quan mà còn phải sự trao đổi, hội thoại với đối tượng quan sát nhằm lấy thêm các thông
tin có giá trị nghiên cứu sâu hơn. Hay thêm vào đó, thu thập tổng hợp dữ liệu thông qua quan
sát bằng việc tìm kiếm từ các tài liệu tham khảo, video, hình ảnh, đoạn ghi âm.
4. Sử dụng kỹ thuật phân tích tình huống (case study) để so sánh hiện tượng “phe
vé” của 02 đêm biểu diễn của Black Pink ngày 29 & 30/07/2023 với việc bán vé chợ đen
các trận bóng đá cũng như việc kinh doanh bánh Trung Thu cây cảnh chưng Tết.
Những sự việc đó có cùng chịu ảnh hưởng của một hay nhiều quy luật nào hay không?
Bạn rút ra điều gì sau phân tích trên? (2 điểm)
Phân tích tình huống “case study” một kỹ thuật nghiên cứu dựa trên việc xem xét
và phân tích sâu các tình huống diễn ra trong thực tế có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ
việc phân tích tình huống chúng ta sẽ tìm ra diễn biến quy luật, đặc điểm hiện tượng của
tình huống.
Đối với hiện tượng “phe vé” BlackPink việc bán chợ đen của các trận bóng đá
cũng như bán bánh trung thu cây cảnh ngày tết, chúng điểm tương đồng với nhau về
quy luật như sau và:
BlackPink là một nhóm nhạc nữ nổi tiếng đến từ Hàn Quốc được nhiều người trên thế
giới hâm mộ và “Born Pink” là một tour lưu diễn toàn thế giới được nhóm bắt đầu tổ chức từ
tháng 10 năm 2022. Tour lưu diễn này đã đi đến 26 quốc gia và thu hút hàng ngàn người mến
mộ nhóm nhạc tham gia. Vào ngày 29 – 30/07 tour diễn đã đến Hà Nội, Việt Nam. Điều này
đã làm cho rất nhiều người hâm mộ tại Việt Nam thích thú để gặp thần tượng của mình. Tuy
nhiên bởi mức độ nổi tiếng nên lượng bán ra của show diễn cũng thường “sold out”
nhanh ngay vừa khi mở bán. Việc này dẫn đến việc những người mua được vé sẽ bán lại với
giá cao hơn giá gốc hay còn biết đến là hiện tượng “phe vé” hay “vé chợ đen”. Đây có thể coi
là một cách kinh doanh mang lại lợi cao bởi vì những người không mua được vé sẳn sàng bỏ
ra mức giá cao để mua lại vé từ các “seller”.
Tương tự như show diễn của BlackPink thì các trận bóng giữa các đội bóng nổi tiếng
cũng xảy ra hiện tượng “phe vé” như trên. Người mua vé cũng phải trả một mức giá cao hơn
nhiều lần so với giá gốc để được xem các trận đấu. Bên cạnh đó, cũng có một hiện tượng nữa
giống với hai hiện tượng trên là việc kinh doanh bán trung thu và cây cảnh trưng tết. Vào dịp
trung thu hay lễ tết thì hai mặt hàng này đều nhu cầu cao. Đặc biệt là đối với các thương
hiệu lâu đời nổi tiếng về bánh trung thucác loại cây đặc biệt như lan, mai, đào,….Do đó
vào cao điểm giá bán của chúng sẽ tăng cao do nhu cầu cao nguồn cung không đủ. Bởi
một số người đã sẳn sàng bỏ vốn ra để mua số lượng lớn bánh trung thu hay cây cảnh và bán
lại với mức giá cao hơn trong thời điểm khan hiếm về cung.
Từ ba hiện tượng trên ta có thể thấy chúng có chung quy luật của cung – cầu trong nên
kinh tế thị trường. Khi lượng cung một sản phẩm, dịch vụ nào đó trên thị trường hơn lượng
cầu thì giá cả của chúng sẽ xu hương tăng lênkhách hàng sẽ phải mua sản phẩm, dịch vụ
với mức giá cao. “Phe vé” “vé chợ đen” chính việc cung nhỏ hơn cầu. Nhưng những
hiện tượng này cũng sẽ những mặt trái bởi trong quy luật nền kinh tế sẽ chế điều
chỉnh để cung – cầu về mức giá cân bằng. Thực tế, việc “phe vé” nếu trường hợp người bán ở
trong thời điểm nhu cầu bắt đầu hạ nhiệt. Ví dụ như show diễn của BlackPink khi tới gần sát
ngày biểu diễn còn rất nhiều người “ôm vé” với số lượng lớn và phải bán gần như sát với giá
gốc. Thêm vào đó, ở ngày biểu diễn thứ 2 ban tổ chức mở thêm vé bán trực tiếp tại nơi diễn,
điều này khiến cho nhiều người bán phải chấp nhận bán với giá gốc để thu lại vốn bỏ ra.
bánh trung thu và cây cảnh tết cũng tương tự như vậy vào lúc cuối mùa nhiều người bán
bị tồn quá nhiều hàng cũng phải bán với giá rẻ để chỉ mong kiếm vốn trả một số chi phí.
Vì vậy hiện tượng này chỉ là nhất thời trong thị trường kinh doanh, nếu người kinh doanh chỉ
vì muốn tăng thêm lợi nhuận có thể dẫn đến việc bán lỗ hàng hóa hay dịch vụ.
5. Bài tập tình huống số 02 (2 điểm)
Công ty X ở Tp. HCM (bán lẻ sách) muốn phát triển thị trường ở các tỉnh và thành phố
ở vùng duyên hải miền Trung của Việt Nam, hãy nêu một hoặc nhiều phương án để đánh giá
tiềm năng thị trường, trong đó:
a) Nêu cụ thể các phương pháp nghiên cứu & giải thích lý do vì sao nên chọn các phương
pháp đó. (1 điểm)
Để đánh giá tiềm năng thị trường có thể sử dụng những phương pháp sau:
Nghiên cứu dữ liệu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn nhóm: tổ chức phỏng vấn nhóm
tại các thư viện địa phương để những người quan tâm về sách thảo luận về những đầu sách
mà họ yêu thích và cũng như nhu cầu về sách. Buổi phỏng vấn có thể có từ 8 đến 12 người và
1 người dẫn dắt và ghi lại thông tin. Với phương pháp này sẽ giúp công ty X thu được thông
tin về nhu cầu của khách hàng tại thị trường cần mở rộng đang cần những loại sách nào. Bên
cạnh đó, từ nhu cầu cũng khách hàng thì công ty cũng biết được rằng các đối thủ cạnh tranh ở
thị trường đang hoạt động như thế nào.
Khảo sát thị trường thông qua thu thập bằng các phiếu khảo sát ý kiến. Thiết kế phiếu
câu hỏi để thu thập thông tin của khách hàng tại thị trường tiềm năng về nhu cầu đọc sách.
Các câu hỏi cần tập trung vào xu hướng sách mà khách hàng đang quan tâm đọc là gì? Khách
hàng đang có nhu cầu về các đầu sách nào nhưng chưa phân phối hay khó khăn khi mua
sách? Dựa vào các phiếu khảo sát này sẽ giúp công ty nắm nhu cầu xu hướng mua sắm
hiện tại của khách hàng. Từ đó, công ty sẽ cần biết tập trung đưa sản phẩm nào vào thị trường
để thu hút khách hàng.
Nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh trong thị trường. Thực hiện phương pháp quan sát
các đối thủ cạnh tranh để thu thập thông tin. Các thông tin cần thu thập như thị phần, giá
cả, chất lượng, các chiến lược quảng cáo, bán hàng, điểm mạnh, điểm yếu,.. Nắm được những
thông tin từ đối thủ cạnh tranh giúp công ty sẽ đưa ra được các chiến lược kinh doanh, quảng
sản phẩm thương hiệu của mình so với đối thủ. Việc nghiên cứu về đối thủ còn giúp
công ty phát hiện những phân khúc thị trường đang còn bỏ ngỏ của đối thủ. Từ đó, đưa ra kế
hoạch để tiếp cận.
b) Dự trù kinh phí nghiên cứu (thời gian, tiền bạc và nhân lực). (1 điểm)
Thời gian
Nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn nhóm: 3 – 4 tháng
+ 1 tháng để tổ chức các buổi phỏng vấn tại các thư viện, hay trường đại học địa
phương. Mỗi tuần có thể có từ 2 – 3 buổi phỏng vấn;
+ 2 – 3 tháng để tổng hợp và phân tích dữ liệu đã thu được tùy vào lượng dữ liệu.
Khảo sát thị trường bằng phiếu khảo sát ý kiến: 3 tháng
+ 1 tháng để đưa các mẫu phiếu đánh giá đến khách hàng thông qua đăng trên internet
và phát trực tiếp bằng giấy;
+ 2 tháng để sàng lọc và phân tích dữ liệu.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thông qua phương pháp quan sát: 3 – 4 tháng
+ 1 – 2 tháng quan sát, tìm hiểu thông tin về các đối thủ trên thị trường hiện tại;
+ 2 tháng để tổng hợp phân tích dữ liệu cũng như đề ra kế hoạch cho công ty trong
thị trường mới.
Nhân sự
Nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn nhóm: 2 3 người để dẫn dắt ghi
chép các buổi phỏng vấn; ít nhất 2 người chuyên môn tổng hợp phân tích các dữ liệu
thu được.
Khảo sát thị trường bằng phiếu khảo sát ý kiến: ít nhất 3 người để thiết kế câu hỏi cho
phiếu khảo sát, thông tinc phiếu đến khách hàng đánh giá phân tích, sáng lọc kết quả
thu được.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thông qua phương pháp quan sát: 4 5 người để vừa
thực hiện quan sát và tổng hợp, phân tích thông tin, dữ liệu từ các công ty đối thủ.
Chi phí
Đơn vị: đồng
Nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn nhóm
Chi phí tổ chức buổi phỏng vấn (8 – 12 người) 2,000,000 – 3,000,000
Chi phí nhân sự 5,000,000 – 10,000,000/ người
Chi phí quà hoặc tiền mặt cho người tham gia
phỏng vấn
500,000 – 1,000,000/ người
Chi phí dự trù phát sinh 3,000,000 – 5,000,000
Khảo sát thị trường bằng phiếu khảo sát ý kiến
Chi phí nhân sự 5,000,000 – 10,000,000/người
Chi phí in ấn phiếu khảo sát (nếu sử dụng
phiếu giấy)
3,000,000 – 5,000,000
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thông qua phương pháp quan sát
Chi phí nhân sự 10,000,000 – 15,000,000/ người
Chi phí phát sinh 2,000,000 – 3,000,000
| 1/9

Preview text:

Đại học Hoa Sen
Môn học: Nghiên cứu Marketing Học kỳ: 22.2B (2234)
Họ và tên: Lâm Minh Triết
Mã số sinh viên: 22112368

BÀI KIỂM TRA TỰ LUẬN LẤY ĐIỂM 20%
1. So sánh kỹ thuật phỏng vấn sâu (in-depth interview) và kỹ thuật phỏng vấn
nhóm (focus group)? Nêu ví dụ. (2 điểm)
Phỏng vấn sâu – In-depth interview
Phỏng vấn nhóm – Focus group -
Đều là phương pháp thu thập dữ liệu thông qua khám phá hành vi và tâm lý của con
người đối với vấn đề cần nghiên cứu. -
Đều là phương pháp trong nghiên cứu dữ liệu định – “Qualitative research” -
Là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách -
Là phương pháp phổ biến thu thập dữ liệu
cho người dẫn dắt,chuyên viên hay nhà
định tính. Phương pháp này thu thập dữ
nghiên cứu có chuyên môn phỏng vấn
liệu từ các cuộc phỏng vấn với các nhóm
người tham gia phỏng vấn một cách trực
người tham gia hay được gọi là kỹ thuật
tiếp (hay phỏng vấn 1-1) theo một hệ thống
phỏng vấn nhóm sâu. Câu trả lời của các
câu hỏi được chuẩn bị trước theo một chủ
nhóm người tham gia sẽ được thu thập đề.
thông qua việc họ tự nhiên tương tác và -
Kỹ thuật phỏng vấn sâu được thực hiện ở
trao đổi, thảo luận về đề tài cần được
nhiều nơi miễn là chúng thuận tiện và thoải nghiên cứu.
mái cho người tham gia phỏng vấn để trả -
Phỏng vấn nhóm thường được tổ chức
lời các câu hỏi. Cuộc phỏng vấn có thể là
theo cách thức là chia những người tham
tại nhà hoặc văn phòng của người tham
gia phỏng vấn thành các nhóm từ 8 đến 12
gia, hay ngay tại các trung tâm phỏng vấn
người. Nhóm người này sẽ có một người
phục vụ cho nghiên cứu. Ngoài ra, còn
dẫn dắt có chuyên môn giúp họ có một
hình thức thông qua điện thoại hoặc trực
cuộc thảo luận theo bán cấu trúc “semi-
tuyến nhưng chúng sẽ mất nhiều thời gian
structered” trong khoảng 2 tiếng. Thời
hơn nhưng lại giúp người tham gia không
gian và địa điểm tổ chức phỏng vấn sẽ
bị hạn chế về mặt địa lý.
được người dẫn dắt lên kế hoạch để phù -
Trong cuộc phỏng vấn sâu, người phỏng
hợp với mọi thành viên tham gia. Buổi
vấn sẽ đặt ra các câu hỏi thăm dò đối với
phỏng vấn diễn ra với việc, người dẫn dắt
người tham gia để thu thập thông tin dữ
sẽ đặt ra các câu hỏi được chuẩn bị trước
liệu chi tiết cho đề tài. Những câu hỏi dùng
và khích lệ người tham gia tương tác thảo
để phỏng vấn là các câu hỏi mở - “open-
luận về đề tài. Từ những ý kiến đưa ra và
các phản biện trong thảo luận sẽ được
người dẫn dắt tổng hợp lại thành những dữ
ended” thường giúp người phỏng vấn tạo
liệu cho nghiên cứu. Người dẫn dắt có
ra được sự tự nhiên cho người tham gia,
nhiều cách ghi lại các thông tin trong buổi
biến câu trả lời của hỏi trước thành câu hỏi
phòng vấn họ có thể viết lại, ghi âm hoặc
sau từ đó tạo ra một cuộc thảo luận cho đề
quay phim. Việc phỏng vấn nhóm này sẽ
tài mà không quá gượng gạo. Vì vậy câu
giúp nhà nghiên cứu hiểu về các vấn đề
hỏi đầu tiên họ sẽ thường khích lệ người
trong xã hội hay về tư duy theo nhóm.
tham gia trả lời. Thêm nữa, việc đưa ra các -
Bên cạnh đó, phỏng vấn nhóm cũng được
câu hỏi mở giúp mở rộng được phạm vi
tổ chức trực tuyến thông qua các phòng trò
thông tin và cũng như suy nghĩ cho câu trả
chuyện thảo luận được lập online trên các
lời của người tham gia phỏng vấn. Từ đó,
nền mảng internet giúp người tham gia
người tham gia phỏng vấn sẽ dễ dàng bộc
cũng sẽ có cơ hội tham gia chia sẻ và dễ
lộ cảm xúc và đưa ra những quan điểm ý
dàng diễn đạt ý kiến của mình thông qua
kiến của họ về vấn đề nghiên cứu.
việc viết câu trả lời trực tuyến. Ngoài ra,
nó giúp những người tham gia ở những nơi
xa hay ngại chia sẻ trực tiếp cũng có thể
đóng góp cho việc thu thập dữ liệu. -
Ví dụ: để nghiên cứu về một loại kem -
Ví dụ: để nghiên cứu về nhu cầu sử dụng
chống nắng mới tung ra thị trường.
kem dưỡng da chống lão hóa, người ta tiến
Thương hiệu sẽ tổ chức một buổi trải
hành phỏng vấn sâu về những phụ nữ từ 30
nghiệm sản phẩm với những người dùng
tuổi đến 50 tuổi về cảm nhận và mong
mới. Những người tiêu dùng sẽ dùng thử
muốn của họ đối với một loại kem chống
sản phẩm và thảo luận về cảm nhận khi sử lão hóa.
dụng sản phẩm kem chống nắng mới này. - Ưu điểm: - Ưu điểm:
+ Mang lại nhiều thông tin chi tiết cho vấn
+ Khám phá được hành vi tiêu dùng của
đề của đề tài và khai thác được những vấn đề
khách hàng trong thị trường thông qua việc nhạy cảm;
kích thích những ý tưởng, suy nghĩ và cảm
+ Người tham gia cũng tự do và thoải mái
nhận về vấn đề trong phỏng vấn;
chia sẻ ý kiến cá nhân mà không bị giới hạn;
+ Thu được nguồn thông tin, dữ liệu đa dạng
+ Người dẫn dắt hay chuyên viên có thể tập
từ nhiều người tham gia với nhiều suy nghĩ và
trung nhiều hơn để phỏng vấn, trao đổi và tổng
góc nhìn, giúp tiếp cận được với những nhóm
hợp thông tin với người tham gia hơn nhiều
khách hàng nhỏ hơn trên thị trường;
người trong phỏng vấn nhóm.
+ Phương pháp ít tốn về thời gian và chi phí - Nhược điểm:
nhưng đem lại nguồn dữ liệu lớn;
+ Chi phí cao và tốn nhiều thời gian hơn so
+ Dễ dàng sử dụng trong mô hình B2C với phỏng vấn nhóm; - Nhược điểm:
+ Chuyên viên phỏng vấn cần có chuẩn bị
+ Một số người tham gia có thể ngại chia sẻ
kỹ những nội dung cần được hỏi và phải dựa
trước nhiều người khác hay bị lấn át bởi 1 một
số người trội hơn. Từ đó, thời gian để đưa ra
câu trả lời trong cuộc phỏng vấn không đồng đều;
vào từng người tham gia để đưa ra câu hỏi phù
+ Câu trả lời có sự ảnh hưởng bởi những câu hợp cho vấn đề;
trả lời từ những người khác, điều này gây trở
+ Thông tin thu được phức tạp và cần kỹ
ngại trong việc phân tích. Do những câu trả lời
thuật phân tích nâng cao và cũng phải dùng các
không có mang yếu tố cá nhân;
phần mềm phân tích can thiệp.
+ Những người đã quen biết nhau từ các
cuộc phỏng vấn trước sẽ tự trao đổi với nhau
chứ không trao đổi với tất cả mỗi người.
2. Giải thích kỹ thuật phân tích định tính phép đạc tam giác (triangulation) và cho ví dụ. (2 điểm)
Phép đạc tam giác – “triangulation” là kỹ thuật phân tích kết hợp để kiểm tra độ tin cậy
của các kết luận nghiên cứu và giảm các sai lệch trong kết quả. Việc áp dụng kỹ thuật này
giúp các nhà nghiên cứu điều chỉnh và tìm ra những hướng lý giải mới cho vấn đề nghiên
cứu. Kỹ thuật này là cơ sở để xây dựng các chiến lược nhằm bảo đảm về độ tin cậy và tính
hiệu lực của dữ liệu đặc biệt là trong nghiên cứu định tính và hỗn hợp.
Có 4 loại kỹ thuật trong phép đạc tam giác: + Đạc tam giác dữ liệu
+ Đạc tam giác nhà nghiên cứu
+ Đạc tam giác lý thuyết
+ Đạc tam giác phương pháp
Đạc tam giác dữ liệu – “Data triangulation”: là kỹ thuật đối chiếu và so sánh kết quả từ
những nguồn dữ liệu thu được. Kỹ thuật này dùng nhiều nguồn dữ liệu để kiểm chứng dữ liệu
thông qua việc thu thập dữ liệu theo thời gian, địa điểm hay con người. Từ việc thu thập dữ
liệu theo những nguồn khác nhau và dùng chúng để kiểm tra cho với dữ liệu trong nghiên cứu.
Ví dụ: muốn thu thập dữ liệu về hành vi tiêu dùng trà sữa của sinh viên ở thành phố Hồ
Chí Minh, ta thu thập từ 10 trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh. Với phương pháp đạc
tam giác dữ liệu, ta cũng có thể thu thập dữ liệu ở 10 trường đại học ở 3 thành phố khác như:
Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng. Từ đó, ta có dữ liệu từ 4 thành phố lớn và phân tích được hành vi
tiêu dùng trà sữa của sinh viên ở cả nước.
Đạc tam giác nhà nghiên cứu – “Investigator triangulation”: đề cập đến việc sử dụng
nhiều nhà nghiên cứu trong một đề tài nghiên cứu. Mỗi một nhà nghiên cứ sẽ có những nền
tảng giáo dục, kiến thức và phương pháp nghiên cứu, phân tích khác nhau. Vì vậy trong một
nghiên cứu họ có những góc nhìn khác nhau. Kỹ thuật đạc tam giác nhà nghiên cứu giúp các
nhà nghiên cứu phạn biện với nhau trong vấn đề, đối chiếu về độ tin cậy của các kết luận. Từ
đó, họ sàng lọc các thông tin và kiến thức phù hợp cũng như loại bỏ đi các thiên kiến cá nhân
chưa chưa phù hợp – “personal biases”. Đây còn là cơ sở lý luận cho việc xây dựng các nghiên cứu hợp tác.
Ví dụ: trong một nghiên cứu, chúng ta mời các nhà nghiên cứu cùng phân tích những
dữ liệu thu được từ một cuộc phỏng vấn nhóm với một hệ thống bảng tóm tắt đánh giá chung.
Sau khi phân tích, chúng ta tổng hợp và đối chiếu các bảng đánh giá này với nhau. Kiểm tra
các đánh giá này có những nét tương đồng nào hay đồng nhất không?
Đạc tam giác lý thuyết – “Theory triangulation”: là việc áp dụng nhiều cơ sở lý thuyết
trong nghiên cứu thay vì chỉ áp dụng một lý thuyết để lý giải hay phân tích vấn đề nghiên
cứu. Trong đó, kiểm tra các giả thuyết cạnh tranh - “Competing hypotheses” là một cách để
thực hiện đạc tam giác lý thuyết. Việc sử dụng kỹ thuật đạc tam giác lý thuyết giúp ta giải
thích và phân tích các vấn đề nghiên cứu về các những quan điểm khác nhau hoặc hòa giải
các mẫu thuẫn của dữ liệu nghiên cứu.
Ví dụ: Người ta sử dụng hai lý thuyết khác nhau để giải thích về hành vi hợp tác của
con người. Một lý thuyết cho rằng con người hợp tác vì muốn được công nhận và khen
thưởng, họ hợp tác vì cảm thấy tốt cho bản thân. Ngược lại, con người hợp tác vì tránh cảm
giác tội lỗi, họ hợp tác để làm tránh đi cảm giác mình không tốt. Từ hai lý thuyết trên, ta có
thể chỉ ra rằng não bộ của con người nghĩ đến lời ích hay tránh tội lỗi khi hợp tác.
Đạc tam giác phương pháp – “Methodological triangulation”: là sử dụng nhiều phương
pháp để thu thập dữ liệu nhằm đạt tính khách quan và tránh sai lệch của kết quả nghiên cứu.
Đây là kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong thu thập kết hợp dữ liệu định tính và định lượng.
Ví dụ: các nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau để
kiểm chứng kết quả nghiên cứu của họ. Họ thực hiện phỏng vấn sâu trực tiếp để thu thập dữ
liệu định tính. Và sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn qua điện thoại với một nhóm người
tham gia khác để thu thập dữ liệu định lượng. Việc sử dụng hai phương pháp thu thập dữ liệu
giúp các nhà nghiên cứu làm giảm việc sai lệch của kết quả nghiên cứu.
3. Sự khác nhau giữa phương pháp quan sát (observation) và phương pháp nghiên
cứu thực địa (ethnography – dân tộc học)? (2 điểm) Giống nhau:
Hai phương pháp đều dựa trên việc quan sát các hành vi, thái độ, sự tương tác, văn hóa
của con người hay hiện tượng trong đời sống xã hội để nghiên cứu. Khác nhau:
Phương pháp nghiên cứu thực địa hay dân tộc học – “Ethnography”: là phương pháp
thu thập dữ liệu định tính thông qua quan sát hành vi trong đời sống thực tế của con người
thuộc của các nền văn hóa và nhóm văn hóa. Từ việc quan sát này, các nhà nghiên cứu sẽ lý
giải được hành vi và kinh nghiệm tiêu dùng của mỗi cá nhân bị ảnh hưởng như thế nào. Một
trong những kỹ thuật được dùng để thực hiện nghiên cứu dân tộc học là quan sát người tham
gia – “participant observation”. Các nhà nghiên cứu kết hợp việc quan sát, phỏng vấn với
việc tham gia vào cuộc sống tự nhiên của những người tham gia và thông qua đó họ sẽ mở
rộng quan điểm và hiểu biết của mình về văn hóa, lối sống, niềm tin và giá trị cộng đồng của
nhóm văn hóa hay nền văn hóa. Nói cách khác có nghĩa là nghiên cứu sẽ được cung cấp
thông từ nhiều nguồn như là từ người tham gia và tự trải nghiệm của người nghiên cứu. Ví
dụ, một nghiên cứu về dù lượn và các địa điểm dù lượn, một nhà nghiên cứu đã trải nghiệm
hơn 700 lần dù lượn trong thời gian nghiên cứu. Và trong đó, nghiên cứu cũng kết hợp thêm
việc phỏng vấn những người có nhiều kinh nghiệm với bộ môn này.
Phương pháp quan sát “Observation”: là phương pháp thu thập dữ liệu định tính hữu
dụng được dùng rộng rãi trong các mô hình nghiên cứu. Phương pháp này thực hiện bằng
quan sát tất cả diễn biến hành vi, cử chỉ con người, sự vật, sự kiện, hiện tượng một cách có kế
hoạch và có mục đích trong các hoàn cảnh tự nhiên. Nhà nghiên cứu sẽ quan sát tất cả mọi
thứ diễn ra xung quanh vấn đề nghiên cứu, mà không có bất kì can thiệp vào sự vật được
quan sát. Ngoài ra, cảm nhận cá nhân của người nghiên cứu khi quan sát cũng phần nào đánh
giá được dữ liệu. Nhưng đôi khi việc thực hiện phương pháp quan sát không dừng lại ở các
giác quan mà còn phải sự trao đổi, hội thoại với đối tượng quan sát nhằm lấy thêm các thông
tin có giá trị nghiên cứu sâu hơn. Hay thêm vào đó, thu thập tổng hợp dữ liệu thông qua quan
sát bằng việc tìm kiếm từ các tài liệu tham khảo, video, hình ảnh, đoạn ghi âm.
4. Sử dụng kỹ thuật phân tích tình huống (case study) để so sánh hiện tượng “phe
vé” của 02 đêm biểu diễn của Black Pink ngày 29 & 30/07/2023 với việc bán vé chợ đen
các trận bóng đá cũng như việc kinh doanh bánh Trung Thu và cây cảnh chưng Tết.
Những sự việc đó có cùng chịu ảnh hưởng của một hay nhiều quy luật nào hay không?
Bạn rút ra điều gì sau phân tích trên? (2 điểm)
Phân tích tình huống – “case study” là một kỹ thuật nghiên cứu dựa trên việc xem xét
và phân tích sâu các tình huống diễn ra trong thực tế có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ
việc phân tích tình huống chúng ta sẽ tìm ra diễn biến quy luật, đặc điểm và hiện tượng của tình huống.
Đối với hiện tượng “phe vé” BlackPink và việc bán vé chợ đen của các trận bóng đá
cũng như bán bánh trung thu và cây cảnh ngày tết, chúng có điểm tương đồng với nhau về quy luật như sau và:
BlackPink là một nhóm nhạc nữ nổi tiếng đến từ Hàn Quốc được nhiều người trên thế
giới hâm mộ và “Born Pink” là một tour lưu diễn toàn thế giới được nhóm bắt đầu tổ chức từ
tháng 10 năm 2022. Tour lưu diễn này đã đi đến 26 quốc gia và thu hút hàng ngàn người mến
mộ nhóm nhạc tham gia. Vào ngày 29 – 30/07 tour diễn đã đến Hà Nội, Việt Nam. Điều này
đã làm cho rất nhiều người hâm mộ tại Việt Nam thích thú để gặp thần tượng của mình. Tuy
nhiên bởi vì mức độ nổi tiếng nên lượng vé bán ra của show diễn cũng thường “sold out”
nhanh ngay vừa khi mở bán. Việc này dẫn đến việc những người mua được vé sẽ bán lại với
giá cao hơn giá gốc hay còn biết đến là hiện tượng “phe vé” hay “vé chợ đen”. Đây có thể coi
là một cách kinh doanh mang lại lợi cao bởi vì những người không mua được vé sẳn sàng bỏ
ra mức giá cao để mua lại vé từ các “seller”.
Tương tự như show diễn của BlackPink thì các trận bóng giữa các đội bóng nổi tiếng
cũng xảy ra hiện tượng “phe vé” như trên. Người mua vé cũng phải trả một mức giá cao hơn
nhiều lần so với giá gốc để được xem các trận đấu. Bên cạnh đó, cũng có một hiện tượng nữa
giống với hai hiện tượng trên là việc kinh doanh bán trung thu và cây cảnh trưng tết. Vào dịp
trung thu hay lễ tết thì hai mặt hàng này đều có nhu cầu cao. Đặc biệt là đối với các thương
hiệu lâu đời nổi tiếng về bánh trung thu và các loại cây đặc biệt như lan, mai, đào,….Do đó
mà vào cao điểm giá bán của chúng sẽ tăng cao do nhu cầu cao nguồn cung không đủ. Bởi
một số người đã sẳn sàng bỏ vốn ra để mua số lượng lớn bánh trung thu hay cây cảnh và bán
lại với mức giá cao hơn trong thời điểm khan hiếm về cung.
Từ ba hiện tượng trên ta có thể thấy chúng có chung quy luật của cung – cầu trong nên
kinh tế thị trường. Khi lượng cung một sản phẩm, dịch vụ nào đó trên thị trường hơn lượng
cầu thì giá cả của chúng sẽ xu hương tăng lên và khách hàng sẽ phải mua sản phẩm, dịch vụ
với mức giá cao. “Phe vé” và “vé chợ đen” chính là việc cung nhỏ hơn cầu. Nhưng những
hiện tượng này cũng sẽ có những mặt trái bởi trong quy luật nền kinh tế sẽ có cơ chế điều
chỉnh để cung – cầu về mức giá cân bằng. Thực tế, việc “phe vé” nếu trường hợp người bán ở
trong thời điểm nhu cầu bắt đầu hạ nhiệt. Ví dụ như show diễn của BlackPink khi tới gần sát
ngày biểu diễn còn rất nhiều người “ôm vé” với số lượng lớn và phải bán gần như sát với giá
gốc. Thêm vào đó, ở ngày biểu diễn thứ 2 ban tổ chức mở thêm vé bán trực tiếp tại nơi diễn,
điều này khiến cho nhiều người bán phải chấp nhận bán vé với giá gốc để thu lại vốn bỏ ra.
Và bánh trung thu và cây cảnh tết cũng tương tự như vậy vào lúc cuối mùa nhiều người bán
bị tồn quá nhiều hàng cũng phải bán với giá rẻ để chỉ mong kiếm vốn và trả một số chi phí.
Vì vậy hiện tượng này chỉ là nhất thời trong thị trường kinh doanh, nếu người kinh doanh chỉ
vì muốn tăng thêm lợi nhuận có thể dẫn đến việc bán lỗ hàng hóa hay dịch vụ.
5. Bài tập tình huống số 02 (2 điểm)
Công ty X ở Tp. HCM (bán lẻ sách) muốn phát triển thị trường ở các tỉnh và thành phố
ở vùng duyên hải miền Trung của Việt Nam, hãy nêu một hoặc nhiều phương án để đánh giá
tiềm năng thị trường, trong đó:
a) Nêu cụ thể các phương pháp nghiên cứu & giải thích lý do vì sao nên chọn các phương pháp đó. (1 điểm)
Để đánh giá tiềm năng thị trường có thể sử dụng những phương pháp sau:
Nghiên cứu dữ liệu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn nhóm: tổ chức phỏng vấn nhóm
tại các thư viện địa phương để những người quan tâm về sách thảo luận về những đầu sách
mà họ yêu thích và cũng như nhu cầu về sách. Buổi phỏng vấn có thể có từ 8 đến 12 người và
1 người dẫn dắt và ghi lại thông tin. Với phương pháp này sẽ giúp công ty X thu được thông
tin về nhu cầu của khách hàng tại thị trường cần mở rộng đang cần những loại sách nào. Bên
cạnh đó, từ nhu cầu cũng khách hàng thì công ty cũng biết được rằng các đối thủ cạnh tranh ở
thị trường đang hoạt động như thế nào.
Khảo sát thị trường thông qua thu thập bằng các phiếu khảo sát ý kiến. Thiết kế phiếu
câu hỏi để thu thập thông tin của khách hàng tại thị trường tiềm năng về nhu cầu đọc sách.
Các câu hỏi cần tập trung vào xu hướng sách mà khách hàng đang quan tâm đọc là gì? Khách
hàng đang có nhu cầu về các đầu sách nào nhưng chưa có phân phối hay khó khăn khi mua
sách? Dựa vào các phiếu khảo sát này sẽ giúp công ty nắm nhu cầu và xu hướng mua sắm
hiện tại của khách hàng. Từ đó, công ty sẽ cần biết tập trung đưa sản phẩm nào vào thị trường để thu hút khách hàng.
Nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh trong thị trường. Thực hiện phương pháp quan sát
các đối thủ cạnh tranh để thu thập thông tin. Các thông tin cần thu thập như là thị phần, giá
cả, chất lượng, các chiến lược quảng cáo, bán hàng, điểm mạnh, điểm yếu,.. Nắm được những
thông tin từ đối thủ cạnh tranh giúp công ty sẽ đưa ra được các chiến lược kinh doanh, quảng
bá sản phẩm và thương hiệu của mình so với đối thủ. Việc nghiên cứu về đối thủ còn giúp
công ty phát hiện những phân khúc thị trường đang còn bỏ ngỏ của đối thủ. Từ đó, đưa ra kế hoạch để tiếp cận.
b) Dự trù kinh phí nghiên cứu (thời gian, tiền bạc và nhân lực). (1 điểm) Thời gian
Nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn nhóm: 3 – 4 tháng
+ 1 tháng để tổ chức các buổi phỏng vấn tại các thư viện, hay trường đại học địa
phương. Mỗi tuần có thể có từ 2 – 3 buổi phỏng vấn;
+ 2 – 3 tháng để tổng hợp và phân tích dữ liệu đã thu được tùy vào lượng dữ liệu.
Khảo sát thị trường bằng phiếu khảo sát ý kiến: 3 tháng
+ 1 tháng để đưa các mẫu phiếu đánh giá đến khách hàng thông qua đăng trên internet
và phát trực tiếp bằng giấy;
+ 2 tháng để sàng lọc và phân tích dữ liệu.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thông qua phương pháp quan sát: 3 – 4 tháng
+ 1 – 2 tháng quan sát, tìm hiểu thông tin về các đối thủ trên thị trường hiện tại;
+ 2 tháng để tổng hợp và phân tích dữ liệu cũng như đề ra kế hoạch cho công ty trong thị trường mới. Nhân sự
Nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn nhóm: 2 – 3 người để dẫn dắt và ghi
chép các buổi phỏng vấn; ít nhất 2 người có chuyên môn tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu được.
Khảo sát thị trường bằng phiếu khảo sát ý kiến: ít nhất 3 người để thiết kế câu hỏi cho
phiếu khảo sát, thông tin các phiếu đến khách hàng đánh giá và phân tích, sáng lọc kết quả thu được.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thông qua phương pháp quan sát: 4 – 5 người để vừa
thực hiện quan sát và tổng hợp, phân tích thông tin, dữ liệu từ các công ty đối thủ. Chi phí Đơn vị: đồng
Nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn nhóm
Chi phí tổ chức buổi phỏng vấn (8 – 12 người) 2,000,000 – 3,000,000 Chi phí nhân sự
5,000,000 – 10,000,000/ người
Chi phí quà hoặc tiền mặt cho người tham gia
500,000 – 1,000,000/ người phỏng vấn Chi phí dự trù phát sinh 3,000,000 – 5,000,000
Khảo sát thị trường bằng phiếu khảo sát ý kiến Chi phí nhân sự
5,000,000 – 10,000,000/người
Chi phí in ấn phiếu khảo sát (nếu sử dụng 3,000,000 – 5,000,000 phiếu giấy)
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thông qua phương pháp quan sát Chi phí nhân sự
10,000,000 – 15,000,000/ người Chi phí phát sinh 2,000,000 – 3,000,000