Bài giữa kỳ truyền thống chính sách văn hoá xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tu bổ, tôn tạo tổng thể các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam  thắng cảnh, khảo cổ được UNESCO ghi danh, cấp quốc gia đặc biệt (theo các quy  hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) và các di tích quốc gia có giá trị  tiêu biểu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
15 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài giữa kỳ truyền thống chính sách văn hoá xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tu bổ, tôn tạo tổng thể các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam  thắng cảnh, khảo cổ được UNESCO ghi danh, cấp quốc gia đặc biệt (theo các quy  hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) và các di tích quốc gia có giá trị  tiêu biểu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

424 212 lượt tải Tải xuống
Họ tên: Nguyễn Thị Hương Giang 2155380015
Tô Bích Phương 2155380049
Lớp: Truyền thông chính sách k41
Môn: Truyền thông chính sách văn hóa, xã hội
TRUYỀN THÔNG VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA TRONG
PHÁT TRIỂN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM
(Bảo tàng Văn học Việt Nam)
1. Nghiên cứu đối tượng
1.1. Quyết định, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, phát huy di sản
văn hóa Việt Nam
Thứ nhất, “Quyết định phê duyệt chương trình bảo tồn và phát huy bền theo
vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 “của Thủ tướng Chính
phủ với mục tiêu bảo tồn phát huy giá trị các di sản, các công trình giá trị
tiêu biểu quốc gia, có ý nghĩa chính trị, văn hóa, lịch sử, truyền thống đặc sắc, góp
phần xây dựng phát triển văn hóa, con người Việt Nam sự phát triển bền
vững đất nước.
Nhiệm vụ chủ yếu trong chương trình về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Việt Nam:
- Hoàn thành việc lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các di sản đã được
Tổ chức Giáo dục, Khoa học Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi
danh, các di tích quốc gia đặc biệt đã được xếp hạng.
- Tu bổ, tôn tạo tổng thể các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh
lam thắng cảnh, khảo cổ được UNESCO ghi danh, cấp quốc gia đặc biệt (theo
các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) các di tích quốc
gia có giá trị tiêu biểu.
- Thực hiện các dự án chỉnh trang nội dung trưng bày, nâng cấp trang thiết bị và
hệ thống trưng bày bảo tàng, bao gồm: Duy tu, bảo trì hệ thống trưng bày
kho lưu giữ hiện vật của các bảo tàng công lập; trang bị, thay thế trang thiết bị,
nâng cấp trưng bày các bảo tàng cấp quốc gia, bảo tàng tại các vùng kinh tế
trọng điểm, các địa bàn sức thu hút khách du lịch; duy tu, bảo trì hệ thống
trưng bày và kho bảo quản bảo vật quốc gia; kiểm kê, sưu tầm di vật, hiện vật,
cổ vật quý hiếm.
- Xây dựng và triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ, kế hoạch bảo vệ
phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu có giá trị.
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong di sản văn hóa.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực di sản văn hóa.
- Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa ở trong nước và nước ngoài.
Thứ hai, “Luật di sản văn hóa theo ” của văn phòng Quốc Hội năm 2013:
Tại chương 3 điều 17:
Nhà nước bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua các
biện pháp sau đây:
1. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể.
2. Tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di
sản văn hóa phi vật thể.
3. Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ,
truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể.
4. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thể đề
nghị của tổ chức, cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể.
5. Đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể, ngăn ngừa nguy cơ làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể.
Chương 3 điều Điều 23.
Nhà nước chính sách việc khuyến khích việc sưu tập, biên soạn, dịch
thuật, thống kê, phân loại lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,
ngữ văn truyền miệng, diễn xướng nhân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
để lưu truyền trong nước và giao lưu văn hóa với nước ngoài.
1.2. Giá trị văn hóa của bảo tàng Văn học Việt Nam
Nằm trong ngõ nhỏ trên đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, TP. Nội, Bảo tàng
Văn học Việt Nam rộng khoảng hơn 3000m2, với hàng nghìn những hiện vật,
liệu quý giá về văn học Việt Nam từ thời kì cổ trung đại đến nay.
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, trong hoàn cảnh sốnghết sức chật chội,
các nhà văn đã góp phần nhuận bút để mua một mảnh đất làm nơi sáng tác. Đông
đảo những tên tuổi làng văn ngày đó như: Anh Thơ, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân,
Chế Lan Viên, Nguyễn Công Hoan, Tú Mỡ, cũng chắt chiu góp gió thành
bão”. Đây là nơi mở các khóa viết văn góp phần đào tạo hàng trăm nhà văn trẻ,
nơi nhà văn đi vào chiến trường trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Năm
2005, bảo tàng chính thức được khởi công xây dựng.
Bảo tàng có hai phần trưng bày: trong nhà và ngoài trời.
Phần trong nhà được chia làm ba
tầng, nơi lưu giữ những hiện vật,
liệu về các nhà văn Việt Nam. Bước vào
trong bảo tàng, sẽ thấy ngay hòn đá hình
ngòi bút được đặt ở giữa trung tâm tầng
1. Hòn đá này được mang từ Đền Hùng
về, trên tường dòng chữ “Chữ
Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”, trích tác phẩm Truyện Kiều của Đại thi hào
Nguyễn Du. Tác phẩm Truyện kiều này không chỉ chứng tỏ tài năng văn chương
của người Việt mà còn mang đậm yếu tố văn hóa dân tộc và tiếng nói dân tộc.Tầng
1, xung quanhdòng chảy văn học nước nhà từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, với khu
trưng bày hiện vật về lịch sử chữ viết của dân tộc ta trên giấy dó, gỗ, kim loại…
áng thơ “Nam quốc sơn hà”, không gian sáng tác của Đại thi hào Nguyễn Du với kỉ
vật bộ bàn ghế ông từng dùng trong 10 năm tại Thái Bình hay khu trưng bày
chuyên đề “Ký ức khoa cử”, tái hiện cảnh thầy đồ dạy học, sĩ tử lều chõng đi thi…
Tầng 2 là nơi trưng bày hiện vật, tư liệu
về những tác giả đầu thế kỉ XX và các nhà văn
đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật. Các góc trưng bày nơi kể lại
những câu chuyện của tác giả qua từng bản
thảo, kỷ vật của họ như bộ quần áo, máy đánh
chữ, xe đạp, bình nước…
Tầng 3 của bảo tàng là không gian tôn vinh những nhà văn đoạt giải thưởng
Nhà nước và thông tin về các kỳ Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam.
Phần ngoài trời giới thiệu văn học dân gian Việt Nam được tái hiện bằng các
bức phù điêu. Đó khu vườn gồm 20 bức tượng các danh nhân văn học thời kỳ
Cổ - Trung đại Việt Nam như Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân
Hương, Xương. Tượng vua Thánh Tông không gian ngoài trời, mặc long
bào. Ông là nhà thơ nổi danh tài hoa, để lại cho đời hàng nghìn bài thơ chữ Hán và
Nôm.
2. Thiết kế thông điệp
“Văn chương dân tộc - lịch sử hào hùng”
Bảo tàng Văn học Việt Nam sự mặt những tinh hoa văn học các dân
tộc trong đại gia đình Tổ quốc Việt Nam, được chiêm ngưỡng những đỉnh cao các
tác phẩm văn học nghệ thuật của các đại thi hào dân tộc. Những giá trị văn học cao
đẹp từng được coi là tiêu biểu cho tâm hồn trí tuệ Việt Nam trên lĩnh vực sáng
tạo nghệ thuật văn chương - nghệ thuật ngôn từ từ xưa đến nay. Trong những giá
trị đó có nhiều tác phẩm đã khiến cả dân tộc ta nhắc đến với niềm tự hào, có những
tác giả tài năng phẩm hạnh đã được coi tấm gương tiêu biểu. Các tác
phẩm văn học, kỉ vật từ thời xa xưa được sưu tầm, lưu truyền và bảo tồn một cách
cẩn trọng cho đến nay. Nhiều năm qua, việc giữ gìn, quảng bá, phát huy giá trị các
di sản văn hóa dân tộc luôn được Nhà nước quan tâm, ưu tiên hàng đầu, phải
khẳng định rằng, di sản văn học nổi tiếng của quá khứ cũng một phần của công
việc đó. vậy, chúng ta phải bảo tồn, phát huy góp phần truyền những tinh
hoa văn học nước nhà, tham gia quá trình đưa văn chương - như một món ăn
tinh thần quý giá đến với các tầng lớp công chúng, nhất là đối với thế hệ trẻ Việt
Nam cả bạn bè quốc tế; Góp phần thúc đẩy quá trình sáng tạo văn học của các
nhà văn và thế hệ trẻ tương lai là mầm non của đất nước, của toàn xã hội.
3. Xác định kênh truyền thông
+) Paid Media – Truyền thông trả phí:
Các hình ảnh, thông điệp được chuyển tải qua các phương tiện truyền thông
trả phí dưới dạng in ấn phẩm (báo, tạp chí, …); các kênh truyền Hình, phát
thanh, quảng cáo điện tử, web (podcast, clip, video, …); dán các trường học,
bảo tàng văn học Việt Nam, … (pano, áp phích, bảng hiệu).
+) Owned Media – Truyền thông sở hữu:
- Facebook:
Một trong số những kênh truyền thông đạt hiệu quả cao nhất. mạng hội
phổ biến, xuất thân từ lâu, lượng người truy cập cao đã cho thấy những chiến
dịch truyền thông dễ dàng tiếp cận mục tiêu, đối tượng hướng đến. Tại Việt Nam,
theo thống kê của Facebook vào tháng 08/2021 có khoảng hơn 90 triệu người dùng
tài khoản mạng hội Facebook. Facebook cho phép người dùng lập ra những
Fanpage cộng đồng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để triển khai chiến dịch với
những hoạt động online. Facebook nơi nhiều người lựa chọn để chia sẻ
những suy nghĩ, trình bày những ý kiến cá nhân.
- Tiktok:
Đăng tải những video, clip ngắn về chiến dịch. Tạo ra các bài đăng phổ biến
dưới dạng video ngắn, sinh động. Chia sẻ những câu chuyện, nội dung về bảo tồn,
phát huy di sản văn hóa văn học Việt Nam.
- Youtube:
Đăng tải những video thời lượng dài chia sẻ về việc làm thế nào để bảo
tồn và phát triển di sản văn hóa văn học Việt Nam.
+) Earned Media – Truyền thông tin lan truyền
- Buổi tọa đàm, hội thảo chia sẻ của các chuyên gia về lĩnh vực bảo tồn phát
huy di sản văn hóa văn học Việt Nam.
- Các bài đăng thường liên.
4. Các hoạt động truyền thông về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của bảo tàng
Văn học Việt Nam tiêu biểu
4.1. Tour Du lịch Văn học “chữ Tâm, chữ Tài”
Mục đích của tour:
1. Bảo tàng Văn học Việt Nam hay còn gọi “Ngôi đền Văn Chương” sẽ mang đến
một không gian cảm xúc về những tác giả văn học nổi tiếng của Việt Nam trong đó
có nhiều cây “đại thụ” văn học Việt Nam từ văn học Cổ trung đại cho tới ngày nay;
2. Chương trình sẽ đem đến nhiều khám phá mới xen lẫn cảm giác suysâu lắng
về điều tưởng quen mà lạ bởi câu chuyện đằng sau những hiện vật vô cùng quý giá
được trưng bày, lưu giữ, bảo quản tại đây;
3. Là một hoạt động giải trí tầm cao mới trong cuộc sống tinh thần của mỗi
người, gia đình, bạn bè và những người thân;
4. Cô đọng nhìn lại lịch sử hình thành chữ viết như một lời giải thích cho việc đi
xin “chữ”; nét dần chữ “Tâm “Tài” qua những câu chuyện về tác giả, tác phẩm,
nhân vật và trải nghiệm;
5. Gợi lại những cảm giác thiêng liêng về với cội nguồn dân tộc, bờ cõi, niềm t
hào, tình yêu đất nước con người qua thơ văn;
6. Cảm nhận tinh hoa của ngôn ngữ Việt Nam qua tác phẩm “Truyện Kiều”;
7. Khâm phục về người Việt Nam tử tế hiền lành sống trong tận cùng khổ đau
nhưng vẫn giữ được cốt cách làm nên tinh thần Việt Nam trải qua bao thăng trầm
của dân tộc trong những tác phẩm lớn của các thế hệ nhà văn.
8. Gần hơn nữa với tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”;
9. “Tiếng Việt còn, nước ta còn”. Tấm lòng yêu Tiếng Việt nghìn đời nay được các
nhà văn, nhà văn hóa thông qua những tác phẩm văn học kiệt xuất khiến chúng ta
yêu Văn học hơn tìm thấy nguồn cảm hứng mới để trở lại nhiều lần với “Ngôi
đền Văn Chương”.
Lộ trình tham quan:
Check in khu vườn tượng 20 danh nhân văn học trong khi chờ đến giờ khởi hành
>>> Gánh Tâm Gánh Tài vào Cửa “Ngôi đền Văn Chương Việt Nam” >>> Không
gian Văn học Việt Nam thời kỳ Cổ - Trung đại >>> chữ viết lưu truyền thơ văn
như thế nào >>> Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên “Nam Quốc Sơn Hà” >>> “Bản
tuyên ngôn độc lập thứ haiBình Ngô Đại Cáo” >>> “Hòn đá thiêng”, chữ Tâm
chữ Tài hình tượng chữ Vương >>> Không gian đại thi hào Nguyễn Du
truyện Kiều >>> Văn học hiện thực phê phán >>> Bác Hồtác giả thơ hay nhất
về Bác >>> Dế mèn phiêu lưu >>> “Đoàn quân Việt Nam đi…” những lời
kể chắc bạn chưa từng được nghe >>>
Nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch Lưu
Quang Xuân Quỳnh những
câu chuyện lay động lòng người >>>
Không gian trải nghiệm tại “Ngôi đền
Văn Chương Việt Nam” với chữ
“Tâm” chữ “Tài”..
Giá vé
Người lớn; 200.000đ/người
Trẻ em: 100.000đ/người
Em bé; Miễn phí
Toàn bộ nội tour Du lịch Văn học “chữ Tâm, chữ Tài” kéo dài trong khoảng
90 phút và có lịch khởi hành từ 18 giờ và 19 giờ, thứ 7, Chủ nhật hằng tuần.
4.2. Hoạt động quảng bá, giới thiệu về bảo tàng trên các trang fanpage của
Facebook
+) Fanpage “Bảo tàng Văn học Việt Nam”
Fanpage “Bảo tàng Văn học Việt
Nam” 7500 người theo dõi. Lập ra với
mục đích quảng bá, giới thiệu tới công
chúng những tinh hoa văn học nghệ thuật
của nước nhà từ xa xưa đến nay và các hiện
vật, tài liệu liên quan. Giới thiệu những
hoạt động, sự kiện diễn ra của bảo tàng để
công chúng xa gần biết tới rõ hơn.
+) Fanpage “Tour du lịch văn học”
Giới thiệu về Tour du lịch văn học đến công chúng những thông tin về tour
để cùng nhau tham gia, hiểu biết về tinh hoa giá trị văn học Việt Nam.
4.3. Bảo tồn những kỷ vật, các tác phẩm văn học nghệ thuật tại Bảo tàng Văn
học Việt Nam
Thời gian qua, bên cạnh một số đơn vị xuất bản đã quan tâm,ý thức gìn
giữ, phát huy nỗ lực tái bản các tác phẩm của quá khứ được đánh giá cao tới đông
đảo công chúng đương đại, lại không ít nhà xuất bản chỉ chú trọng tập trung
xuất bản các tác phẩm đương đại được cho “ăn khách”, mang đến lợi nhuận,
trong khi lại xao nhãng, bỏ qua các tác phẩm vốn là niềm tự hào của văn hóa.
Bên cạnh đó, Bảo tàng tập trung nâng cấp các trang thiết bị để trùng tu, bảo
quản các kỷ vật, tác phẩm văn học, sử dụng các tủ kính để trưng bày. Bảo tàng lắp
đặt hệ thống máy tính, máy chiếu hiện đại của Nhật Bản để khách tham quan dễ
dàng tra cứu thông tin chiếu lại những hình ảnh, video, liệu về thời xưa của
các nhà văn với những tác phẩm văn chương. Hàng tháng tổ chức lại cách bày trí
hiện vật để Bảo tàng có thêm những sự mới lạ.
5. Nghiên cứu phản hồi
5.1. Bình luận, đánh giá về hoạt động bảo tồn phát huy các di sản văn học
của Bảo tàng văn học Việt Nam
Về tour Du lịch “chữ Tâm, chữ Tài”
Trong bối cảnh nhiều bảo tàng rơi vào tình trạng bị lãng quên, xuống cấp,
hoặc khó tìm được hướng phát triển, tour du lịch văn học “Chữ Tâm chữ Tài” thực
sự đã trở thành một điểm nhấn, cho thấy các bảo tàng hoàn toàn thể thu hút
được khách tham quan, nếu tích cực đổi mới. Ngoài ra, đây cũng một cách học
văn mới mẻ và sáng tạo, thoát ra khỏi những khuôn mẫu trong nhà trường.
Bên cạnh đó vẫn những mặt hạn chế, như việc khán giả bị cuốn hút vào
lời dẫn hay vẫn một số người không phù hợp với một nội dung nào đó. Chẳng
hạn, các bạn nhỏ chưa được học “Truyện Kiều” thì những giá trị của “Truyện
Kiều” các bạn sẽ không hiểu được.
Thay vào đó, nên triển khai về những tác giả văn học thiếu nhi, chuyên về
các tác phẩm văn học trong nhà trường, gắn với nội dung các bạn nhỏ học
nhiều hơn. Hoặc với những khán giả lớn tuổi, cần tìm hiểu về văn học giai đoạn
kháng chiến, sẽ phải có một hướng triển khai khác.
Tuy nhiên, tour Du lịch Văn học “chữ Tâm, chữ Tài” là một trong những thử
nghiệm đầu tiên đến nay, thể đánh giá là khá thành công. Nhờ tour này,
những công nhân viên công tác tại Bảo tàng Văn học Việt Nam thể phần nào
định hình thêm cho mình về việc sẽ phải làm những gì, xây dựng những gì để đáp
ứng được nhu cầu cũng như thị hiếu của từng độ tuổi khán giả.
Về bảo tồn di sản văn học
Hiện nay, diện tích trưng bày của bảo tàng vẫn là nhỏ so với số lượngbề
dày của nền văn học Việt Nam. Vì lẽ đó, có rất nhiều nhà văn Việt Nam vẫn chưa
thu thập đủ tư liệu để đưa vào bảo tàng.diện tích trưng bày của các nhà văn trẻ
hiện nay cũng chưa đủ đáp ứng được với lực lượng đông đảo.
5.2. Đề xuất phương hướng
Những phương hướng để bảo tồn phát huy di sản văn hóa trong phát
triển văn học nghệ thuật tại Bảo tàng văn học Việt Nam:
Thứ nhất, tại chương 3 điều 17 Luật di sản văn hóa:
Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua các
biện pháp sau đây:
1. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể.
2. Tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di
sản văn hóa phi vật thể.
3. Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ,
truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể.
4. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thể đề
nghị của tổ chức, cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể.
Thứ hai “Quyết định phê duyệt chương trình bảo tồn và phát huy bền, theo
vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025” Thực hiện các dự án
chỉnh trang nội dung trưng bày, nâng cấp trang thiết bị hệ thống trưng bày bảo
tàng, bao gồm: Duy tu, bảo trì hệ thống trưng bày kho lưu giữ hiện vật của các
bảo tàng công lập; trang bị, thay thế trang thiết bị, nâng cấp trưng bày các bảo tàng
cấp quốc gia, bảo tàng tại các vùng kinh tế trọng điểm, các địa bàn sức thu hút
khách du lịch; duy tu, bảo trì hệ thống trưng bày và kho bảo quản bảo vật quốc gia;
kiểm kê, sưu tầm di vật, hiện vật, cổ vật quý hiếm.
Thứ ba Quyết định phê duyệt chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam,
giai đoạn 2021 - 2023: Xây dựng hệ thống tiêu chí chuyển đổi số cho các thông tin
dữ liệu ứng dụng trên phần mềm lưu trữ, bản đồ số và liên kết, khai thác dữ liệu đa
chiều về di sản văn hóa thống nhất trên toàn quốc, bao gồm: Bộ tiêu chí về di sản
văn hóa phi vật thể (mã danh mục di sản, loại hình, nghệ nhân, …); Bộ tiêu chí về
bảo tàng, hiện vật bảo tàng ( danh mục bảo tàng, loại hạng bảo tàng, …); Bộ
tiêu chí về hiện vật, di vật, bảo vật quốc gia ( danh mục di vật, loại hình hiện
vật, thời kỳ/niên đại, chất liệu, …)
Rà soát, thu thập, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ tư liệu về các di tích, hiện vật,
di sản liệu di sản văn hóa phi vật thể đã được xếp hạng, ghi danh công
nhận theo quy định của quốc tế, khu vực quốc gia để xây dựng danh sách ưu
tiên các hạng mục cần số hóa.
Thứ , tổ chức thêm các tour du lịch cho khách tham quan: liên kết với các
trường học mở tour du lịch khám phá cho nhóm đối tượng học sinh, sinh viên,…
| 1/15

Preview text:

Họ tên: Nguyễn Thị Hương Giang 2155380015 Tô Bích Phương 2155380049
Lớp: Truyền thông chính sách k41
Môn: Truyền thông chính sách văn hóa, xã hội
TRUYỀN THÔNG VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA TRONG
PHÁT TRIỂN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM
(Bảo tàng Văn học Việt Nam)
1. Nghiên cứu đối tượng
1.1. Quyết định, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, phát huy di sản
văn hóa Việt Nam
Thứ nhất, theo “Quyết định phê duyệt chương trình bảo tồn và phát huy bền
vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 “của Thủ tướng Chính
phủ với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, các công trình có giá trị
tiêu biểu quốc gia, có ý nghĩa chính trị, văn hóa, lịch sử, truyền thống đặc sắc, góp
phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam vì sự phát triển bền vững đất nước.
Nhiệm vụ chủ yếu trong chương trình về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam:
- Hoàn thành việc lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các di sản đã được
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi
danh, các di tích quốc gia đặc biệt đã được xếp hạng.
- Tu bổ, tôn tạo tổng thể các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh
lam thắng cảnh, khảo cổ được UNESCO ghi danh, cấp quốc gia đặc biệt (theo
các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) và các di tích quốc
gia có giá trị tiêu biểu.
- Thực hiện các dự án chỉnh trang nội dung trưng bày, nâng cấp trang thiết bị và
hệ thống trưng bày bảo tàng, bao gồm: Duy tu, bảo trì hệ thống trưng bày và
kho lưu giữ hiện vật của các bảo tàng công lập; trang bị, thay thế trang thiết bị,
nâng cấp trưng bày các bảo tàng cấp quốc gia, bảo tàng tại các vùng kinh tế
trọng điểm, các địa bàn có sức thu hút khách du lịch; duy tu, bảo trì hệ thống
trưng bày và kho bảo quản bảo vật quốc gia; kiểm kê, sưu tầm di vật, hiện vật, cổ vật quý hiếm.
- Xây dựng và triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ, kế hoạch bảo vệ và
phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu có giá trị.
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong di sản văn hóa.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực di sản văn hóa.
- Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa ở trong nước và nước ngoài.
Thứ hai, theo “Luật di sản văn hóa” của văn phòng Quốc Hội năm 2013: Tại chương 3 điều 17:
Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua các biện pháp sau đây:
1. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể.
2. Tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di
sản văn hóa phi vật thể.
3. Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ,
truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể.
4. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thể đề
nghị của tổ chức, cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể.
5. Đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể, ngăn ngừa nguy cơ làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể.
Chương 3 điều Điều 23.
Nhà nước có chính sách việc khuyến khích việc sưu tập, biên soạn, dịch
thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,
ngữ văn truyền miệng, diễn xướng nhân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
để lưu truyền trong nước và giao lưu văn hóa với nước ngoài.
1.2. Giá trị văn hóa của bảo tàng Văn học Việt Nam
Nằm trong ngõ nhỏ trên đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội, Bảo tàng
Văn học Việt Nam rộng khoảng hơn 3000m2, với hàng nghìn những hiện vật, tư
liệu quý giá về văn học Việt Nam từ thời kì cổ trung đại đến nay.
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, trong hoàn cảnh sống và hết sức chật chội,
các nhà văn đã góp phần nhuận bút để mua một mảnh đất làm nơi sáng tác. Đông
đảo những tên tuổi làng văn ngày đó như: Anh Thơ, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân,
Chế Lan Viên, Nguyễn Công Hoan, Tú Mỡ, … cũng chắt chiu “ góp gió thành
bão”. Đây là nơi mở các khóa viết văn góp phần đào tạo hàng trăm nhà văn trẻ, là
nơi nhà văn đi vào chiến trường trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Năm
2005, bảo tàng chính thức được khởi công xây dựng.
Bảo tàng có hai phần trưng bày: trong nhà và ngoài trời.
Phần trong nhà được chia làm ba
tầng, là nơi lưu giữ những hiện vật, tư
liệu về các nhà văn Việt Nam. Bước vào
trong bảo tàng, sẽ thấy ngay hòn đá hình
ngòi bút được đặt ở giữa trung tâm tầng
1. Hòn đá này được mang từ Đền Hùng
về, và trên tường có dòng chữ “Chữ
Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”, trích tác phẩm Truyện Kiều của Đại thi hào
Nguyễn Du. Tác phẩm Truyện kiều này không chỉ chứng tỏ tài năng văn chương
của người Việt mà còn mang đậm yếu tố văn hóa dân tộc và tiếng nói dân tộc.Tầng
1, xung quanh là dòng chảy văn học nước nhà từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, với khu
trưng bày hiện vật về lịch sử chữ viết của dân tộc ta trên giấy dó, gỗ, kim loại…
áng thơ “Nam quốc sơn hà”, không gian sáng tác của Đại thi hào Nguyễn Du với kỉ
vật là bộ bàn ghế ông từng dùng trong 10 năm tại Thái Bình hay khu trưng bày
chuyên đề “Ký ức khoa cử”, tái hiện cảnh thầy đồ dạy học, sĩ tử lều chõng đi thi…
Tầng 2 là nơi trưng bày hiện vật, tư liệu
về những tác giả đầu thế kỉ XX và các nhà văn
đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật. Các góc trưng bày là nơi kể lại
những câu chuyện của tác giả qua từng bản
thảo, kỷ vật của họ như bộ quần áo, máy đánh
chữ, xe đạp, bình nước…
Tầng 3 của bảo tàng là không gian tôn vinh những nhà văn đoạt giải thưởng
Nhà nước và thông tin về các kỳ Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam.
Phần ngoài trời giới thiệu văn học dân gian Việt Nam được tái hiện bằng các
bức phù điêu. Đó là khu vườn gồm 20 bức tượng các danh nhân văn học thời kỳ
Cổ - Trung đại Việt Nam như Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân
Hương, Tú Xương. Tượng vua Lê Thánh Tông ở không gian ngoài trời, mặc long
bào. Ông là nhà thơ nổi danh tài hoa, để lại cho đời hàng nghìn bài thơ chữ Hán và Nôm.
2. Thiết kế thông điệp
“Văn chương dân tộc - lịch sử hào hùng”
Bảo tàng Văn học Việt Nam là sự có mặt những tinh hoa văn học các dân
tộc trong đại gia đình Tổ quốc Việt Nam, được chiêm ngưỡng những đỉnh cao các
tác phẩm văn học nghệ thuật của các đại thi hào dân tộc. Những giá trị văn học cao
đẹp từng được coi là tiêu biểu cho tâm hồn và trí tuệ Việt Nam trên lĩnh vực sáng
tạo nghệ thuật văn chương - nghệ thuật ngôn từ từ xưa đến nay. Trong những giá
trị đó có nhiều tác phẩm đã khiến cả dân tộc ta nhắc đến với niềm tự hào, có những
tác giả mà tài năng và phẩm hạnh đã được coi là tấm gương tiêu biểu. Các tác
phẩm văn học, kỉ vật từ thời xa xưa được sưu tầm, lưu truyền và bảo tồn một cách
cẩn trọng cho đến nay. Nhiều năm qua, việc giữ gìn, quảng bá, phát huy giá trị các
di sản văn hóa dân tộc luôn được Nhà nước quan tâm, ưu tiên hàng đầu, và phải
khẳng định rằng, di sản văn học nổi tiếng của quá khứ cũng là một phần của công
việc đó. Vì vậy, chúng ta phải bảo tồn, phát huy góp phần truyền bá những tinh
hoa văn học nước nhà, tham gia quá trình đưa văn chương - như là một món ăn
tinh thần quý giá đến với các tầng lớp công chúng, nhất là đối với thế hệ trẻ Việt
Nam và cả bạn bè quốc tế; Góp phần thúc đẩy quá trình sáng tạo văn học của các
nhà văn và thế hệ trẻ tương lai là mầm non của đất nước, của toàn xã hội.
3. Xác định kênh truyền thông
+) Paid Media – Truyền thông trả phí:
Các hình ảnh, thông điệp được chuyển tải qua các phương tiện truyền thông
có trả phí dưới dạng in ấn phẩm (báo, tạp chí, …); các kênh truyền Hình, phát
thanh, quảng cáo điện tử, web (podcast, clip, video, …); dán ở các trường học, ở
bảo tàng văn học Việt Nam, … (pano, áp phích, bảng hiệu).
+) Owned Media – Truyền thông sở hữu: - Facebook:
Một trong số những kênh truyền thông đạt hiệu quả cao nhất. Là mạng xã hội
phổ biến, xuất thân từ lâu, có lượng người truy cập cao đã cho thấy những chiến
dịch truyền thông dễ dàng tiếp cận mục tiêu, đối tượng hướng đến. Tại Việt Nam,
theo thống kê của Facebook vào tháng 08/2021 có khoảng hơn 90 triệu người dùng
có tài khoản mạng xã hội Facebook. Facebook cho phép người dùng lập ra những
Fanpage cộng đồng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để triển khai chiến dịch với
những hoạt động online. Facebook là nơi mà nhiều người lựa chọn để chia sẻ
những suy nghĩ, trình bày những ý kiến cá nhân. - Tiktok:
Đăng tải những video, clip ngắn về chiến dịch. Tạo ra các bài đăng phổ biến
dưới dạng video ngắn, sinh động. Chia sẻ những câu chuyện, nội dung về bảo tồn,
phát huy di sản văn hóa văn học Việt Nam. - Youtube:
Đăng tải những video có thời lượng dài chia sẻ về việc làm thế nào để bảo
tồn và phát triển di sản văn hóa văn học Việt Nam.
+) Earned Media – Truyền thông tin lan truyền
- Buổi tọa đàm, hội thảo chia sẻ của các chuyên gia về lĩnh vực bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa văn học Việt Nam.
- Các bài đăng thường liên.
4. Các hoạt động truyền thông về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của bảo tàng
Văn học Việt Nam tiêu biểu
4.1. Tour Du lịch Văn học “chữ Tâm, chữ Tài”
Mục đích của tour:
1. Bảo tàng Văn học Việt Nam hay còn gọi “Ngôi đền Văn Chương” sẽ mang đến
một không gian cảm xúc về những tác giả văn học nổi tiếng của Việt Nam trong đó
có nhiều cây “đại thụ” văn học Việt Nam từ văn học Cổ trung đại cho tới ngày nay;
2. Chương trình sẽ đem đến nhiều khám phá mới xen lẫn cảm giác suy tư sâu lắng
về điều tưởng quen mà lạ bởi câu chuyện đằng sau những hiện vật vô cùng quý giá
được trưng bày, lưu giữ, bảo quản tại đây;
3. Là một hoạt động giải trí ở tầm cao mới trong cuộc sống tinh thần của mỗi
người, gia đình, bạn bè và những người thân;
4. Cô đọng nhìn lại lịch sử hình thành chữ viết như một lời giải thích cho việc đi
xin “chữ”; nét dần chữ “Tâm” “Tài” qua những câu chuyện về tác giả, tác phẩm,
nhân vật và trải nghiệm;
5. Gợi lại những cảm giác thiêng liêng về với cội nguồn dân tộc, bờ cõi, niềm tự
hào, tình yêu đất nước con người qua thơ văn;
6. Cảm nhận tinh hoa của ngôn ngữ Việt Nam qua tác phẩm “Truyện Kiều”;
7. Khâm phục về người Việt Nam tử tế hiền lành dù sống trong tận cùng khổ đau
nhưng vẫn giữ được cốt cách làm nên tinh thần Việt Nam trải qua bao thăng trầm
của dân tộc trong những tác phẩm lớn của các thế hệ nhà văn.
8. Gần hơn nữa với tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”;
9. “Tiếng Việt còn, nước ta còn”. Tấm lòng yêu Tiếng Việt nghìn đời nay được các
nhà văn, nhà văn hóa thông qua những tác phẩm văn học kiệt xuất khiến chúng ta
yêu Văn học hơn và tìm thấy nguồn cảm hứng mới để trở lại nhiều lần với “Ngôi đền Văn Chương”. Lộ trình tham quan:
Check in khu vườn tượng 20 danh nhân văn học trong khi chờ đến giờ khởi hành
>>> Gánh Tâm Gánh Tài vào Cửa “Ngôi đền Văn Chương Việt Nam” >>> Không
gian Văn học Việt Nam thời kỳ Cổ - Trung đại >>> chữ viết lưu truyền thơ văn
như thế nào >>> Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên “Nam Quốc Sơn Hà” >>> “Bản
tuyên ngôn độc lập thứ hai “ Bình Ngô Đại Cáo” >>> “Hòn đá thiêng”, chữ Tâm
chữ Tài và hình tượng chữ Vương >>> Không gian đại thi hào Nguyễn Du và
truyện Kiều >>> Văn học hiện thực phê phán >>> Bác Hồ và tác giả thơ hay nhất
về Bác >>> Dế mèn phiêu lưu ký >>> “Đoàn quân Việt Nam đi…” và những lời
kể chắc bạn chưa từng được nghe >>>
Nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch Lưu
Quang Vũ – Xuân Quỳnh và những
câu chuyện lay động lòng người >>>
Không gian trải nghiệm tại “Ngôi đền
Văn Chương Việt Nam” với chữ “Tâm” chữ “Tài”.. Giá vé
Người lớn; 200.000đ/người Trẻ em: 100.000đ/người Em bé; Miễn phí
Toàn bộ nội tour Du lịch Văn học “chữ Tâm, chữ Tài” kéo dài trong khoảng
90 phút và có lịch khởi hành từ 18 giờ và 19 giờ, thứ 7, Chủ nhật hằng tuần.
4.2. Hoạt động quảng bá, giới thiệu về bảo tàng trên các trang fanpage của Facebook
+) Fanpage “Bảo tàng Văn học Việt Nam”
Fanpage “Bảo tàng Văn học Việt
Nam” có 7500 người theo dõi. Lập ra với
mục đích quảng bá, giới thiệu tới công
chúng những tinh hoa văn học nghệ thuật
của nước nhà từ xa xưa đến nay và các hiện
vật, tài liệu có liên quan. Giới thiệu những
hoạt động, sự kiện diễn ra của bảo tàng để
công chúng xa gần biết tới rõ hơn.
+) Fanpage “Tour du lịch văn học”
Giới thiệu về Tour du lịch văn học đến công chúng những thông tin về tour
để cùng nhau tham gia, hiểu biết về tinh hoa giá trị văn học Việt Nam.
4.3. Bảo tồn những kỷ vật, các tác phẩm văn học nghệ thuật tại Bảo tàng Văn học Việt Nam
Thời gian qua, bên cạnh một số đơn vị xuất bản đã quan tâm, có ý thức gìn
giữ, phát huy nỗ lực tái bản các tác phẩm của quá khứ được đánh giá cao tới đông
đảo công chúng đương đại, lại có không ít nhà xuất bản chỉ chú trọng tập trung
xuất bản các tác phẩm đương đại được cho là “ăn khách”, mang đến lợi nhuận,
trong khi lại xao nhãng, bỏ qua các tác phẩm vốn là niềm tự hào của văn hóa.
Bên cạnh đó, Bảo tàng tập trung nâng cấp các trang thiết bị để trùng tu, bảo
quản các kỷ vật, tác phẩm văn học, sử dụng các tủ kính để trưng bày. Bảo tàng lắp
đặt hệ thống máy tính, máy chiếu hiện đại của Nhật Bản để khách tham quan dễ
dàng tra cứu thông tin và chiếu lại những hình ảnh, video, tư liệu về thời xưa của
các nhà văn với những tác phẩm văn chương. Hàng tháng tổ chức lại cách bày trí
hiện vật để Bảo tàng có thêm những sự mới lạ.
5. Nghiên cứu phản hồi
5.1. Bình luận, đánh giá về hoạt động bảo tồn và phát huy các di sản văn học
của Bảo tàng văn học Việt Nam
Về tour Du lịch “chữ Tâm, chữ Tài”
Trong bối cảnh nhiều bảo tàng rơi vào tình trạng bị lãng quên, xuống cấp,
hoặc khó tìm được hướng phát triển, tour du lịch văn học “Chữ Tâm chữ Tài” thực
sự đã trở thành một điểm nhấn, cho thấy các bảo tàng hoàn toàn có thể thu hút
được khách tham quan, nếu tích cực đổi mới. Ngoài ra, đây cũng là một cách học
văn mới mẻ và sáng tạo, thoát ra khỏi những khuôn mẫu trong nhà trường.
Bên cạnh đó vẫn có những mặt hạn chế, như việc khán giả bị cuốn hút vào
lời dẫn hay vẫn có một số người không phù hợp với một nội dung nào đó. Chẳng
hạn, các bạn nhỏ chưa được học “Truyện Kiều” thì những giá trị của “Truyện
Kiều” các bạn sẽ không hiểu được.
Thay vào đó, nên triển khai về những tác giả văn học thiếu nhi, chuyên về
các tác phẩm văn học trong nhà trường, gắn với nội dung mà các bạn nhỏ học
nhiều hơn. Hoặc với những khán giả lớn tuổi, cần tìm hiểu về văn học giai đoạn
kháng chiến, sẽ phải có một hướng triển khai khác.
Tuy nhiên, tour Du lịch Văn học “chữ Tâm, chữ Tài” là một trong những thử
nghiệm đầu tiên và đến nay, có thể đánh giá là khá thành công. Nhờ tour này,
những công nhân viên công tác tại Bảo tàng Văn học Việt Nam có thể phần nào
định hình thêm cho mình về việc sẽ phải làm những gì, xây dựng những gì để đáp
ứng được nhu cầu cũng như thị hiếu của từng độ tuổi khán giả.
Về bảo tồn di sản văn học
Hiện nay, diện tích trưng bày của bảo tàng vẫn là nhỏ so với số lượng và bề
dày của nền văn học Việt Nam. Vì lẽ đó, có rất nhiều nhà văn Việt Nam vẫn chưa
thu thập đủ tư liệu để đưa vào bảo tàng. Và diện tích trưng bày của các nhà văn trẻ
hiện nay cũng chưa đủ đáp ứng được với lực lượng đông đảo.
5.2. Đề xuất phương hướng
Những phương hướng để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong phát
triển văn học nghệ thuật tại Bảo tàng văn học Việt Nam:
Thứ nhất, tại chương 3 điều 17 Luật di sản văn hóa:
Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua các biện pháp sau đây:
1. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể.
2. Tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di
sản văn hóa phi vật thể.
3. Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ,
truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể.
4. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thể đề
nghị của tổ chức, cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể.
Thứ hai, theo “Quyết định phê duyệt chương trình bảo tồn và phát huy bền
vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025” Thực hiện các dự án
chỉnh trang nội dung trưng bày, nâng cấp trang thiết bị và hệ thống trưng bày bảo
tàng, bao gồm: Duy tu, bảo trì hệ thống trưng bày và kho lưu giữ hiện vật của các
bảo tàng công lập; trang bị, thay thế trang thiết bị, nâng cấp trưng bày các bảo tàng
cấp quốc gia, bảo tàng tại các vùng kinh tế trọng điểm, các địa bàn có sức thu hút
khách du lịch; duy tu, bảo trì hệ thống trưng bày và kho bảo quản bảo vật quốc gia;
kiểm kê, sưu tầm di vật, hiện vật, cổ vật quý hiếm.
Thứ ba, Quyết
định phê duyệt chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam
giai đoạn 2021 - 2023: Xây dựng hệ thống tiêu chí chuyển đổi số cho các thông tin
dữ liệu ứng dụng trên phần mềm lưu trữ, bản đồ số và liên kết, khai thác dữ liệu đa
chiều về di sản văn hóa thống nhất trên toàn quốc, bao gồm: Bộ tiêu chí về di sản
văn hóa phi vật thể (mã danh mục di sản, loại hình, nghệ nhân, …); Bộ tiêu chí về
bảo tàng, hiện vật bảo tàng ( mã danh mục bảo tàng, loại hạng bảo tàng, …); Bộ
tiêu chí về hiện vật, di vật, bảo vật quốc gia ( mã danh mục di vật, loại hình hiện
vật, thời kỳ/niên đại, chất liệu, …)
Rà soát, thu thập, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ tư liệu về các di tích, hiện vật,
di sản tư liệu và di sản văn hóa phi vật thể đã được xếp hạng, ghi danh và công
nhận theo quy định của quốc tế, khu vực và quốc gia để xây dựng danh sách ưu
tiên các hạng mục cần số hóa.
Thứ tư, tổ chức thêm các tour du lịch cho khách tham quan: liên kết với các
trường học mở tour du lịch khám phá cho nhóm đối tượng học sinh, sinh viên,…