Bài kiểm tra giữa học phần - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Đề bài: Bằng lý luận và thực tiễn, anh/chị hãy chứng minh rằng, ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Sinh viên: Đàm Thị Thu Hương – 31211022986 – 20/11/2003 – 21C1PHI51002305
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LENIN LỚP SÁNG THỨ 4
Đề bài: Bằng lý luận và thực tiễn, anh/chị hãy chứng minh rằng, ý thức con người
không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới. Bài làm: a) Về mặt lý luận:
Bản chất của ý thức:
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan; là quá trình phản ánh tích cực,
sáng tạo hiện thực khách quan của bộ não con người. Bản tính phản ánh:
Trong mối quan hệ với sự vật, ý thức chỉ là hình ảnh phản ánh sự vật, chứ không phải bản thân sự vật.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, điều đó có nghĩa là ý thức vừa có
tính chủ quan vừa có tính khách quan. Cụ thể, về hình thức của ý thức thì có tính chủ
quan, còn về nội dung của ý thức thì có tính khách quan, phụ thuộc vào nội dung sự
vật mà ý thức phản ánh. Bản tính sáng tạo:
Đặc tính tích cực, sáng tạo của ý thức gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội và là đặc
tính cơ bản cho thấy trình độ phản ánh, ý thức con người cao hơn phản ánh tâm lý
động vật. Đây chính là đặc trưng bản c hất nhất của ý thức.
Tính chất sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo
ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại,.. trong đời sống tinh thần của mình hoặc
khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong
các hoạt động của con người.
Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất ý thức, do vậy lý luận về bản chất của
ý thức có thể dùng để chứng minh “Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà
còn góp phần sáng tạo ra thế giới”.
Ý thức là sự phản ánh – một sự phản ánh sáng tạo. Tính sáng tạo của ý thức là sáng tạo
của sự phản ánh, dựa trên những gì đã được phản ánh, theo quy luật của sự phản ánh
từ đó tạo ra những hình tượng, những tư tưởng, những hiểu biết mang lại tri thức cho con người.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan ý thức là sự phản ánh năng
động sáng tạo về thế giới. Và có lẽ, thế giới vật chất không bao giờ bộc lộ hết bản chất
của nó, do nhu cầu khám phá và chinh phục giới tự nhiên để phục vụ nhu cầu cuộc
sống, trên cơ sở những cái đã được phản ánh con người đã đề xuất các mô hình, các
giả thuyết, các đề án, các tiên đoán, dự báo tương lai…về sự vật, hiện tượng trong thế 1
giới vật chất và dùng thực tiễn để buộc sự vật, hiện tượng bộc lộ bản chất nhằm kiểm
chứng các mô hình, các giả thuyết như một cách khẳng định chân lý.
Đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn, ý thức con người thâm nhập vào lực lượng
vật chất để hiện thực hoá - biến những mô hình, những đề án, chương trình, kế hoạch
đi vào cuộc sống từ đó góp phần cải tạo thế giới mà trước hết là đời sống xã hội của loài người
Kết cấu của ý thức:
Khi xem xét ý thức với các yếu tố hợp thành các quá trình tâm lý đem lại sựu hiểu biết
của con người về thế giới khách quan, ý thức bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí.
Trong đó, tri thức là yếu tố cốt lõi và tình cảm có vai trò rất quan trọng. Tri thức và
tình cảm thống nhất, chuyển hoá lẫn nhau tạo ra động lực tinh t hần mạnh mẽ thúc
đẩy hoạt động của con người và góp phần làm cho con người trở thành chủ thể sáng tạo ra lịch sử.
Theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, ý thức bao gồm: tự ý thức, vô thức, tiềm thức.
Vai trò của ý thức:
Ý thức thể hiện rõ bản tính sáng tạo khi xâm nhập vào cuộc sống hàng ngày và thể
hiện rõ bản tính phản ánh khi phản ánh được hiện thực cuộc sống.
+ Ý thức xâm nhập càng sâu thì tạo ra sức mạnh càng lớn, từ đó tạo ra sức sáng tạo
càng lớn. Thông qua thực tiễn lao động, ý thức con người xâm nhập vào hiện thực vật
chất nó có được sức mạnh củ
a cái tinh thần. Dựa trên sức mạnh này, ý thức tác
động đến thế giới, góp phần làm cho thế giới biến đổi. Các nhân tố ý thức góp phần
tạo ra giới tự nhiên thứ hai và đời sống xã hội của con người. Ý thức con người không
chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo nên thế giới theo nhu cầu thực tiễn xã hội
+ Mức độ tác dụng của ý thức phụ thuộc vào mức độ xâm nhập của các nhân tố ý thức
vào lực lượng vật chất. Nếu các nhân tố ý thức không xâm nhập được vào lực lượng
vật chất thì chúng không có tác dụng gì cả. Và ngược lại, khi ý thức xâm nhập vào
hiện thực cuộc sống, được vật chất hóa, quần chúng hóa thì nó thể hiện vai trò sáng
tạo. Nếu chúng xâm nhập càng sâu rộng vào các lực lượng vật chất thì sức mạnh càng
lớn, phản ánh càng đúng quy luật
sức sáng tạo, sức tác dụng của chúng đến hiện thực vật chất càng cao.
Ý thức là một bộ phận của thế giới góp phần tạo ra thế giới tự nhiên thứ 2 gọi là xã hội loài người:
Ý thức góp phần tạo ra một bộ phận thế giới – gọi là đời sống xã hội con người. Con
người là chủ thể sáng tạo ra đời sống xã hội, có ý thức và thông qua hiện tượng vật
chất, ý thức xâm nhập vào hoạt động thực tiễn. Bộ phận thế giới con người góp phần
sáng tạo ra gọi là xã hội loài người. Trật tự, chế độ xã hội là giới tự nhiên thứ hai với
những công trình, những thành tựu khoa học công nghệ, những thành tựu trong các 2
lĩnh vực văn hóa xã hội..., hay đời sống xã hội của con người là sự thể hiện vai trò tác
dụng của các nhân tố ý thức.
Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo nên thế giới.
Ngoài ra, ta có thể thấy rằng bản chất của nhận thức chính là sự phản ánh tích cực,
sáng tạo thế giới vật chất vào bộ não con người. Nhận thức là một quá trình biện
chứng đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít tới biết nhiều hơn, từ biết chưa đầy đủ đến đầy
đủ hơn. Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông
qua hoạt động thực tiễn của con người. Hoạt động thực tiễn của con người là cơ sở,
động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Nhận thức
chính là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, chủ động, sáng
tạo bởi con người trên cở sở thực tiễn mang tính lịch sử - cụ thể. Thêm vào đó, thực
tiễn là cở sở, động lực của nhận thức (con người nhận thức về thế giới khách quan
thông qua hoạt động thực tiễn), là mục đích của nhận thức (phục vụ thực tiễn, soi
đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn
nếu không vì thực tiễn, nhận thức sẽ mất phương hướng, bế tắc), b) Về mặt thực tiễn:
-Nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã sáng tạo ra Chủ nghĩa
cộng sản (kết quả của tri thức):
Được trang bị bằng lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lenin và dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản, quần chúng nhân dân lao động đã sáng tạo ra Chủ nghĩa cộng sản. Thật vậy,
Cách mạng đã đổi mới, đã sáng tạo, đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu xã hội Việt Nam
vốn đã tồn tại lâu đời. Và góp phần đưa dân tộc Việt Nam ta thoát khỏi ách áp bức, bóc
lột, xây dựng cuộc sống ấm nó, hạnh phúc, xây dựng Chủ nghĩa cộng sản. Với những
đường lối, chủ trương đúng đắn, sáng tạo, Đảng đóng vai trò quyết định sự đi lên, phát
triển của đất nước trong công cuộc đổi mới đất nước ngày nay. Và khi đất nước đã có
sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, mặt bằng dân trí được nâng cao, xu thế toàn
cầu hóa đóng vai trò chủ đạo,…
các đường lối, chủ trương, chính sách là hoàn toàn
phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước. Đó chính là kết quả của tri thức – tri thức
là khoa học, thể hiện sựu không ngừng nâng cao khả năng nhận thức của mỗi người. Ở
đây tri thức đã biến thành niềm tin, ý chí và thể hiện vai trò của mình trong đời sống hiện thực.
-Ý thức con người tham gia vào quá trình tạo nên sản phẩm – sản phẩm làm ra có một phần chất xám:
Sức sáng tạo của con người ngày nay là vô cùng to lớn, đạt được nhiều thành công, tạo
ra những phát minh vượt trội, điều này là do con người phát huy tối đa sức mạnh tinh
thần, đó chính là nền kinh tế tri thức. Mỗi sản phẩm làm ra đều có một phần chất xám,
có sự đúc kết của tri thức con người. Tri thức tham gia cấu thành và tạo nên sản phẩm.
Tác động của ý thức, chủ yếu là tri thức đối với con người là vô cùng to lớn. Nó
không những là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn mà còn là động lực thực tiễn. Sự
thành công hay thất bại của thực tiễn, tác động tích cực hay tiêu cực của ý thức đối với 3
sự phát triển của tự nhiên, xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo của ý thức mà
biểu hiện ra là vai trò của khoa học, văn hoá và tư tưỏng.
-Quần chúng nhân dân xóa bỏ chế độ cũ tạo ra chế độ mới dưới sự hướng dẫn, chỉ đường của tư tưởng:
Sự thay đổi trong mô hình xã hội cũng là một minh chứng thực tiễn của luận điểm “Ý
thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới” .
Các cuộc cách mạng bao giờ cũng được hướng dẫn bởi tư tưởng cách mạng, lấy tư
tưởng cách mạng làm phương hướng cho hành động. Tư tưởng cách mạng xâm nhập
vào quần chúng, được quần chúng ủng hộ thì sẽ tạo ra động lực thúc đẩy quần chúng
xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Điều này có thể được thấy rõ ràng trong cuộc
cách mạng của chủ nghĩa vô sản, tư tưởng Cộng sản sản đã hướng dẫn quần chúng
nhân dân xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, sáng tạo và xây dựng nên chủ nghĩa Cộng sản. 4