-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài kiểm tra giữa kì môn Nhà nước Pháp luật đại cương
Bài kiểm tra giữa kì môn Nhà nước Pháp luật đại cương
Nhà nước Pháp luật đại cương 1 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Bài kiểm tra giữa kì môn Nhà nước Pháp luật đại cương
Bài kiểm tra giữa kì môn Nhà nước Pháp luật đại cương
Môn: Nhà nước Pháp luật đại cương 1 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Phương MSV: 21050985 – CLC1 KTQT
BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: So sánh chính thể cộng hòa tổng thống với cộng hòa xã hội chủ nghĩa?
1.1 Những điểm giống nhau:
- Đều là hình thức cộng hòa dân chủ
- Đều thông qua con đường bầu cử, các cơ quan quyền lực nhà nước
đều là do nhân dân bầu ra theo nhiệm kỳ nhất định.
- Về cơ bản, đều xóa bỏ tàn dư của chế độ quân chủ
- Đều là hình thức cai trị tiến bộ hơn cộng hòa quân chủ
1.2 Những điểm khác nhau:
1.2.1 Quyền lực nhà nước:
- Dưới hình thức chính thể cộng hòa Tổng thống, vai trò của Tổng
thống rất lớn - vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu bộ máy Hành
pháp, trực tiếp điều hành Hành pháp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp
bầu ra, tồn tại độc lập với quốc hội (nghị viện). TT chỉ chịu trách nghiệm
trước cử tri mà không chịu trách nhiệm trước Nghị viện, TT có quyền phủ
quyết các dự luật mà Nghị viện đã thông qua. Quyền lực của TT là công
cụ chủ yếu của cơ chế chuyên chính tư sản ở hình thức chính thể này.
- Trong khi đó, dưới hình thức chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa,
thông qua nguyên tắc bầu cử bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu
kín nhân dân đã bỏ phiếu bầu ra cơ quan đại diện của mình (Quốc hội,
Hội đồng nhân dân các cấp). Quyền lực Nhà nước tối cao thuộc về Quốc
hội. Chủ tịch nước đứng đầu quốc hội và do quốc hội bầu ra, là nguyên
thủ quốc gia, thay mặt nhà nước trong đối nội và đối ngoại. Quốc hội
được bầu theo nhiệm kỳ 05 năm, có quyền lập pháp, quyền giám sát tối
cao đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, quyết định những vấn
đề quan trọng của đất nước. 1.2.2 Chính phủ
- Trong chính thể cộng hòa tổng thống, Chính phủ do TT lập ra, không lOMoAR cPSD| 35966235
có chức thủ tướng, TT là trung tâm quyết sách của Chính phủ. TT có toàn
quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm các thành viên của Chính phủ. Các thành
viên của CP có nhiệm vụ: Thi hành những đường lối của tổng thống, chỉ
chịu trách nhiệm trước Tổng thống chứ không chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
- Trong chính thể CHXHCN, Chính phủ là cơ quan quản lý mọi mặt
của đời sống xã hội, Quốc hội sẽ bầu ra thành viên trong chính phủ.
Những người này chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, chính phủ và quốc hội.
1.2.3 Nghị viện (Quốc hội)
- CTCHTT: Nghị viện không có quyền đặt vấn đề tín nhiệm của thổng
thống hoặc bộ trưởng nào đó, ngược lại Nghị viện có quyền khởi tố, xét
xử tổng thống và các thành viên của CP khi những người này vi phạm
công quyền; Cơ quan lập pháp gồm thượng viện và hạ viện với các vai trò
khác nhau, và phải có sự chấp nhận của cả 2 viện thì mới có thể thực hiện các dự luật
- CTCHCNXH: Quốc hội có quyền lực tối cao, nghị viện có quyền
giám sát CP và có quyền giải thể CP; Chỉ có 1 quốc hội duy nhất có
nhiệm vụ lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia và giám sát Nhà nước Câu 2:
a. Giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của
giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội. Đúng.
Lí do: Do nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường Nhà nước mà
giai cấp thống trị đã xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư
tưởng thống trị trong xã hội buộc các giai cấp khác bị lệ thuộc về tư tưởng.
b. Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng ban hành pháp luật và quản lý
xã hội bằng pháp luật. Đúng.
Lí do: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo theo mục tiêu,
định hướng cụ thể của Nhà nước.
c. Dựa vào hình thức chính thể của Nhà nước, ta biết được Nhà nước đó có dân chủ hay không. Sai.
Lí do: Nhà nước dân chủ hay không chỉ dựa vào hình thức chính thể của Nhà
nước mà còn căn cứ vào những điều được quy định trong hiến pháp và thực
trạng của Nhà nước đó.
d. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng những biện pháp
như giáo dục thuyết phục, khuyến khích và cưỡng chế. Đúng.
Lí do: Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng những biện
pháp như giáo dục thuyết phục, khuyến khích và cưỡng chế.
e. Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau. Sai.
Lí do: Năng lực hành vi của mỗi cá nhân có thể khác nhau. Ví dụ như trong
quan hệ dân sự, người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi được coi là người có
năng lực hành vi dân sự hạn chế, người dưới 6 tuổi là người không có năng
lực hành vi dân sự và người mất trí là người mất năng lực hành vi dân sự
g. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật. Sai.
Lí do: Muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật thì cá nhân phải có
năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật.
h. Khi cá nhân bị hạn chế về năng lực pháp luật thì đương nhiên cũng bị hạn
chế về năng lực hành vi. Đúng.
Lí do: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng
hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Do đó khi bị lOMoAR cPSD| 35966235
hạn chế năng lực pháp luật, thì đương nhiền cũng bị hạn chế về năng lực hành vi.
i. Chủ thể pháp luật chính là chủ thể quan hệ pháp luật và ngược lại. Sai.
Lí do: Chủ thể pháp luật là cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa
vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Chủ thể pháp luật khác với chủ thể
quan hệ pháp luật. Để trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp
luật, nhưng để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật cụ thể thì phải có
năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức là phải có khả năng tự
mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
k. Pháp luật Việt Nam thừa nhận tập quán, tiền lệ là nguồn chủ yếu của pháp luật. Sai.
Lí do: Các văn bản quy phạm pháp luật mới là nguồn chủ yếu của pháp luật Việt Nam.
l. Trong một quy phạm pháp luật, chỉ có bộ phận quy định là không thể vắng mặt. Sai.
Lí do: Trong thực tiễn xây dựng pháp luật, phần lớn các quy phạm pháp luật
được xây dựng từ hai bộ phận là giả định - quy định hoặc giả định - chế tài.
Trừ một số quy phạm pháp luật đặc biệt như quy phạm định nghĩa, quy
phạm xác định nguyên tắc, còn hầu hết các quy phạm pháp luật khác đều
phải có phần giả định. Bởi nếu không có phần giả định thì không thể xác
định được quy phạm pháp luật này áp dụng cho ai, trong trường hợp nào
hoặc với điều kiện nào. Các quy phạm pháp luật hiến pháp thông thường chỉ
có phần giả định và quy định, còn các quy phạm pháp luật phần riêng của Bộ
luật hình sự thường chỉ có phần giả định và chế tài