Bài kiểm tra môn Lý luận chung về hành chính nhà nước có đáp án
Câu 1: Nêu các yếu tố cấu thành của nền hành chính nhà nước.- Thể chế hành chính nhà nước.- Tổ chức bộ máy (hệ thống tổ chức cơ quan hành chính nhà nước)- Nhân sự: đội ngũ cán bộ, công chức- Tài chính công và các nguồn lực vật chất cần thiết cho hoạt động quản lý hànhchính nhà nước (ngân sách, cơ sở vật chất).Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Lý luận chung về hành chính nhà nước (huha)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45438797
Họ và tên: Vũ Thị Thùy Trang MSV: 2005QTVC076
Lớp: Quản trị văn phòng 20C
Môn: Lý luận chung về hành chính nhà nước BÀI KIỂM TRA
Câu 1: Nêu các yếu tố cấu thành của nền hành chính nhà nước.
- Thể chế hành chính nhà nước.
- Tổ chức bộ máy (hệ thống tổ chức cơ quan hành chính nhà nước)
- Nhân sự: đội ngũ cán bộ, công chức
- Tài chính công và các nguồn lực vật chất cần thiết cho hoạt động quản lý hành
chính nhà nước (ngân sách, cơ sở vật chất).
Câu 2: Nêu các nguyên tắc hoạt động và tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Hoạt động quản lí hành chính nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Nhân dân tham gia quản lí và giám sát sự hoạt động của hành chính nhà nước.
- Tập trung dân chủ trong hoạt động hành chính nhà nước.
- Quản lí hành chính nhà nước bằng pháp luật và tuân thủ pháp luật.
- Kết hợp quản lí theo ngành (lĩnh vực) và quản lí theo lãnh thổ.
- Phân định giữa quản lý nhà nước về kinh tế và quản lí kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. - Công khai, minh bạch.
Câu 3: Nêu tên các mô hình hành chính nhà nước đã được học.
- Mô hình hành chính công truyền thống
- Mô hình quản lí công mới
- Mô hình quản trị quốc gia tốt
Câu 4: Nêu các đặc trưng của mô hình quản lý công mới. lOMoAR cPSD| 45438797
- Xây dựng nền hành chính hoạt động hiệu quả - Phi quy chế hóa
- Đẩy mạnh phân quyền trên hai phương diện
- Áp dụng một số yếu tố của cơ chế thị trường
- Hành chính công không tích khỏi hành chính tư và vận dụng nhiều phương
pháp quản lí doanh nghiệp vào thực tiễn hoạt động của mình. - Quốc tế hóa
Câu 5: Nêu các chức năng của hành chính nhà nước.
- Theo phạm vi thực hiện: chức năng đối nội, chức năng đối ngoại.
- Theo tính chất hoạt động: chức năng lập quy và chức năng điều hành hành chính.
- Theo các lĩnh vực chủ yếu: chức năng chính trị, chức năng kinh tế, chức năng
văn hóa, chức năng xã hội.
- Theo cấp hành chính: chức năng hành chính trung ương (chức năng của chính
phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ) và chức năng hành
chính địa phương (chức năng của UBND và cơ quan chuyên môn các cấp).
- Theo quyền lực của các cơ quan hành chính nhà nước: chức năng chấp hành
và chức năng điều hành.
- Theo nhóm chức năng bên trong và bên ngoài đối với hệ thống hành chính gồm:
+ Chức năng bên trong (nội bộ): gồm các chức năng vận hành nội bộ nền hành
chính hoặc cơ quan hành chính.
+ Chức năng bên ngoài: gồm có nhóm chức năng quản lý hành chính nhà nước
đối với các lĩnh vực và chức năng cung ứng dịch vụ công.
Câu 6: Nêu các phương pháp hành chính nhà nước. - Phương pháp giáo dục lOMoAR cPSD| 45438797 - Phương pháp kinh tế - Phương pháp hành chính
Câu 7: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định hành chính nhà nước.
- Những yếu tố khách quan: + Vấn đề quyết định + Yếu tố thẩm quyền + Yếu tố nguồn lực + Yếu tố thông tin + Yếu tố chính trị + Yếu tố pháp lý
- Những yếu tố chủ quan:
+ Năng lực và tác phong của người ra quyết định.
+ Động cơ của người ra quyết định.
Câu 8: Nêu các yêu cầu của một quyết định hành chính nhà nước:
- Yêu cầu về tính hợp pháp:
+ Thứ nhất, quyết định hành chính được ban hành phải phù hợp với nội dung và
mục đích của luật, không trái với hiến pháp, luật, pháp lệnh và các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên
+ Thứ hai, quyết định hành chính được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của
chủ thể ra quyết định quản lý.
+ Thứ ba, quyết định hành chính phải bảo đảm trình tự, thủ tục, hình thức theo luật định.
+ Thứ tư, quyết định hành chính được ban hành phải xuất phát từ chính lợi ích
thiết thực của người dân,đặc biệt là người dân lao động.
- Yêu cầu về tính hợp lí: lOMoAR cPSD| 45438797
+ Thứ nhất, quyết định hành chính phải tính đến yêu cầu tổng thể bảo đảm hài
hoà lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân.
+ Thứ hai, quyết định hành chính phải xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc
thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước, tuyệt đối không được xuất phát từ
ý muốn chủ quan của chủ thể ra quyết định.
+ Thứ ba, quyết định hành chính phải có tính dự báo, phải xem xét hiệu quả không
chỉ về kinh tế mà cả về chính trị – xã hội, cả mục tiêu trước mắt và lâu dài, giữa hậu
quả trực tiếp và gián tiếp, kết quả trước mắt và kết quả cuối cùng.
+ Thứ tư, quyết định hành chính phải bảo đảm kỹ thuật lập quy, tức là ngôn ngữ,
văn phong, cách trình bày phải rõ ràng, dể hiểu, ngắn ngọn, thuật ngữ pháp lí chính xác, không đa nghĩa.
Câu 9: Lấy 5 ví dụ về quyết định hành chính nhà nước:
- Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 25/03/2022 về
việc quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương
và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giao đoạn 2021-2025.
- Nghị định số 23/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/04/2022 về việc thành
lâp, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện sở hữu tại doanh
nghiệp do Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ.
- Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 09/05/2022 về
việc thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
- Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ngày
11/05/2022 về việc hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chức
cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các sở giáo dục.
- Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/01/2022 về việc quy
định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. lOMoAR cPSD| 45438797
Câu 10: : Nêu tên các chủ thể thực hiện kiểm soát bên ngoài đối với hoạt động
hành chính nhà nước
- Giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; - Kiểm tra Đảng;
- Kiểm soát của các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan tư pháp, công dân và công luận; - Kiểm toán nhà nước;
Câu 11: Nêu các hình thức kiểm soát nội bộ đối với hành chính nhà nước:
- Hoạt động thanh tra:. Được thực hiện thông qua hình thức Thanh tra nhà nước gồm:
+ Thanh tra hành chính ( Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện)
+ Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ, Thanh tra sở)
- Kiểm tra là hoạt động kiểm soát của cơ quan hay cá nhân cấp trên đối với cơ
quan hay cá nhân cấp dưới (kiểm tra nội bộ) hoặc kiểm soát của cơ quan quản lý
ngành, lĩnh vực thực hiện đối với những cơ quan không trực thuộc mình về tổ
chức trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý về ngành, lĩnh vực
mình quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Câu 12: Nêu các lý do vì sao phải thực hiện cải cách hành chính nhà nước tại Việt Nam hiện nay.
- Thứ nhất, cải cách thủ tục hành chính là một nội dung của cải cách hành chính,
nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng
thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có
nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế.
- Thứ hai, trong điều kiện nguồn lực còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một
lúc thực hiện được nhiều nội dung cải cách như: cải cách tài chính công, cải cách lOMoAR cPSD| 45438797
tiền lương, cải cách tổ chức bộ máy… thì việc lựa chọn khâu cải cách thủ tục hành
chính sẽ mang lại hiệu quả thiết thực nhất.
- Thứ ba, thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn
bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; qua đó có
thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức
hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Thứ tư, cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung cải
cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen,
cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm
vụ giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp của bộ máy hành chính; thực
hiện chính phủ điện tử, …
- Thứ năm, cải cách thủ tục hành chính có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy
phát triển kinh tế – xã hội. Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ
những rào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống
của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp
trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
- Thứ sáu, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ góp phần nâng cao hình ảnh
của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng
trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam cũng như của các
địa phương về tính minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
Câu 13: Nêu các xu hướng cải cách hành chính nhà nước trên thế giới:
- Xu hướng tăng cường tư nhân hóa;
- Xu hướng hướng tới kiểm soát kết quả;
- Xu hướng điều chỉnh mối quan hệ giữa trung ương và địa phương;
- Xu hướng phi quy chế hóa;
- Xu hướng cấu trúc tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước;
- Xu hướng cải cách chế độ công vụ, công chức; lOMoAR cPSD| 45438797
- Xu hướng cải cách tài chính công;
- Xu hướng hiện đại hóa nền hành chính;
Câu 14: Nêu các nội dung trong chương trình cải cách hành chính nhà nước
Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và các nội dung trong chương trình cải cách
hành chính nhà nước Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
Giai đoạn 2011-2020:
- Cải cách thể chế hành chính nhà nước;
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
- Cải cách thủ tục hành chính;
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;
- Cải cách tài chính công; - Hiện đại hóa nền hành chính;
Giai đoạn 2021-2030:
- Cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính;
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;
- Cải cách chế độ công vụ;
- Cải cách tài chính công và xây dựng;
- Phát triển Chính phủ điện tử; - Chính phủ số;
Câu 15: Nêu tên văn bản có nội dung cải cách trong chương trình cải cách
hành chính nhà nước Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và giai đoạn 2021-2030.
- Giai đoạn 2011-2020: Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8 tháng 11 năm 2011 của lOMoAR cPSD| 45438797
Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
- Giai đoạn 2021-2030: Nghị quyết số 76/NQ-CP về chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.