Bài kiểm tra môn: Quyền con người | Học viện An ninh Nhân dân
Trọn bộ mẫu bài kiểm tra môn: Quyền con người với câu hỏi "Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật Việt Nam?" của Học viện An ninh nhân dân, bài thi gồm 4 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD|25518217 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀI KIỂM TRA ĐÀ LẠT KHOA LUẬT HỌC MÔN: QUYỀN CON NGƯỜI Năm học: 2021-2022
Họ, tên chữ ký cán bộ coi thi Cán bộ coi thi 1 Cán bộ coi thi 2 Nguyễn Thị Vân Anh
Họ và tên: Đinh Tấn Hòa MSSV: 2014112
Ngày, tháng, năm sinh: 10/04/2002 Lớp: LHK44C Điểm thi
Họ, tên chữ ký cán bộ chấm thi Điểm số Điểm chữ Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2 Nguyễn Thị Vân Anh
CÂU HỎI: Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được quy định như thế
nào theo quy định của pháp luật Việt Nam? Bài Làm 1. Khái niệm:
Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm
kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản (viết
tay hoặc đánh máy) hoặc dưới bản điện tử (email, facebook, zalo…)
hoặc dưới hình thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…)
Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm
báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí,
phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện
sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in. Báo chí có vai trò là phương
tiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
2. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được quy định như thế nào
theo quy định của pháp luật Việt Nam?
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được quy định trong Hiến pháp
năm 2013 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do
pháp luật quy định” và nhiều đạo luật quan trọng như Luật Báo chí,
Luật An ninh mạng. Tuy nhiên, cũng như các quyền khác của công
dân, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phải trong
khuôn khổ pháp luật quy định. Theo đó, khi thực hiện quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí, công dân phải tuân thủ các quy định của
pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ nhà nước và không ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích của người khác. -Hiến pháp năm 2013. -Luật Báo chí năm 2016.
-Luật An ninh mạng năm 2018.
Ở Việt Nam, “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông
tin, hội họp, lập hội, biểu tình” đã được quy định trong Hiến pháp
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) và được cụ thể hóa
trong nhiều đạo luật, nghị định, như: Luật Báo chí (2016), Luật Tiếp
cận thông tin (2016), Nghị định 72/2013/NĐ-CP, ngày 15-07-2013 của
Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin
trên mạng… và thực thi nghiêm túc, tạo không khí dân chủ trong xã
hội. Điều đó khẳng định và thể chế hóa quan điểm nhất quán của Đảng
và Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền sáng tạo tác phẩm báo chí;
cung cấp thông tin cho báo chí; phản hồi thông tin trên báo chí; tiếp
cận thông tin báo chí… Quyền tiếp cận thông tin của công dân được
quy định rộng rãi hơn; đó không chỉ là một quyền thụ động do cơ quan
nhà nước công khai thông tin theo nhận thức của mình, mà còn là
quyền chủ động, được đòi hỏi các cơ quan, tổ chức nhà nước đáp ứng.
Trên không gian mạng, Nhà nước ta đã có những quy định về quyền tự
do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin. Theo đó, công dân có quyền
được sử dụng các dịch vụ trên internet, trừ các dịch vụ bị cấm theo
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
quy định của pháp luật và có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về bảo
đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin; phải chịu trách nhiệm về nội
dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội…
Là quốc gia thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam
đã sớm tham gia, ký kết các điều ước quốc tế về bảo đảm các quyền
cơ bản của con người và quyền công dân, trong đó có quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí. Điều thứ 10 trong bản Hiến pháp ngày
9/1/1946 của Quốc hội Việt Nam nêu rõ: “Công dân Việt Nam có
quyền: Tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự
do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”.
Những quyền cơ bản này đã được hiến định xuyên suốt trong các bản
hiến pháp của Việt Nam và tiếp tục được khẳng định tại Điều 25 Hiến
pháp năm 2013 rằng: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các
quyền này do pháp luật quy định”.
Để quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ngày càng được đảm bảo trong thực
tiễn cuộc sống, năm 2016, Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Tiếp cận thông tin
và Luật Báo chí. Trong đó, Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin quy định: Mọi công
dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp
cận thông tin; thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp
thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân. Điều 10 của Luật
này cũng quy định công dân có quyền tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà
nước công khai, đồng thời được yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Về quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, Điều 11 Luật Báo chí năm
2016 quy định: Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý
kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo
chí đối với các tổ chức và cá nhân. Đặc biệt, Điều 13 Luật này nêu rõ: “Nhà
nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền
tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình; báo
chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ.
Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo
chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức
và công dân; báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát
sóng”. Như vậy, về mặt pháp lý, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
tiếp cận thông tin của công dân ở Việt Nam đã được quy định toàn diện, đầy đủ,
với những nội dung cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ thực hiện trong cuộc sống. 3. Kết Luận
Xét về cả lý luận pháp lý và thực tế cho thấy: pháp luật Việt Nam đã
tương thích với luật quốc tế về quyền con người; tôn trọng và bảo đảm
quyền con người nói chung, quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận
thông tin nói riêng. Quyền và nghĩa vụ công dân trong thực hiện
quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin không chỉ thống
nhất, mà còn là điều kiện, tiền đề cho nhau. Công dân muốn được
hưởng đầy đủ các quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin
thì phải có nghĩa vụ thực hiện các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ
chế độ xã hội, Nhà nước, các quyền và lợi ích của người khác. Ngược
lại, các quyền này có thể bị hạn chế hoặc tước bỏ nếu có hành vi vi phạm pháp luật. TÀI LIỆU THAM KHẢO -Hiến pháp năm 2013. -Luật Báo chí năm 2016.
-Luật An ninh mạng năm 2018.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)