-
Thông tin
-
Quiz
Bài kiểm tra môn Thi pháp thơ Đường | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích giá trị biểu hiện của các yếu tố không gian vũ trụ và không gian đời thường trong hai tác phẩm “Tĩnh dạ tứ” của Lý bạch và “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương. Nhắc đến thơ ca lấy cảm hứng từ tình cảm quê hương, ta không thể nào không nhắc đến Lý Bạch và Hạ Tri Chương. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thi pháp thơ Đường 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Bài kiểm tra môn Thi pháp thơ Đường | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích giá trị biểu hiện của các yếu tố không gian vũ trụ và không gian đời thường trong hai tác phẩm “Tĩnh dạ tứ” của Lý bạch và “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương. Nhắc đến thơ ca lấy cảm hứng từ tình cảm quê hương, ta không thể nào không nhắc đến Lý Bạch và Hạ Tri Chương. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thi pháp thơ Đường 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
KIỂM TRA MÔN: THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG
Họ và tên: Hà Vũ Thảo Hương Lớp: K21 ĐHSP Ngữ văn Mã sinh viên: 1666030008
Đề tài: Phân tích giá trị biểu hiện của các yếu tố không gian vũ trụ và không
gian đời thường trong hai tác phẩm “Tĩnh dạ tứ” của Lý bạch và “Hồi hương
ngẫu thư” của Hạ Tri Chương. Bài làm
Nhắc đến thơ ca lấy cảm hứng từ tình cảm quê hương, ta không thể nào
không nhắc đến Lý Bạch và Hạ Tri Chương. Tuy đều viết về quê hương, nhưng
mỗi bài lại mang một nét đặc sắc riêng và được viết ở một không gian nghệ
thuật riêng. Nếu “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương là tình cảm quê
hương thiết tha, sâu nặng của nhà thơ qua nét mộc mạc, giản dị của cuộc sống
đời thường. Thì Lý Bạch lại thông qua không gian vũ trụ rộng lớn mà thể hiện
tình cảm quê hương sâu nặng trong “Tĩnh dạ tứ”.
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng. Vậy không
gian nghệ thuật là hình tượng không gian trong tác phẩm (Trần Đình Sử - giáo
trình thi pháp học). Trong tác phẩm nghệ thuật con người xuất hiện với tư cách
là hình tượng con người và không gian tượng trưng cũng chỉ là hình tượng không gian.
Trong thơ Đường tuy có hai kiểu không gian nghệ thuật, không gian vũ
trụ và không gian đời thường,nhưng không gian vũ trụ vẫn chiếm ưu thế. Đặc
trưng của không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch là không gian vũ trụ - thiên
nhiên. Điều này phù hợp với tâm hồn và phong cách thơ lãng mạn của ông. Tình
yêu thiên nhiên và một tâm hồn luôn hướng đến khao khát giao hoà chiếm lĩnh
thiên nhiên đã tạo nên một tâm hồn phóng khoáng, một phong cách lãng mạn
bay bổng trong thơ Lý Bạch.
Tinh thần du hiệp kết hợp với tư tưởng coi thường lợi danh, ghét thói tục đã làm
cho Lý Bạch quay về với thiên nhiên và tư tưởng này cũng chi phối trong toàn
bộ các sáng tác của ông một cách mạnh mẽ. Theo Trang Tử , “chí nhân thì
không kể mình, thần nhân thì không kể công, thánh nhân thì không kể danh” .
Vậy nên để đạt tới hạnh phúc tối cao, thánh nhân phải thực hiện sự vũ trụ hóa
con người mình, tâm linh hòa cùng vạn vật.
Đó là lý do tại sao “Lý Bạch tìm thấy sự tự do tuyệt đối” ở cõi rong chơi
non nước. Đó là không gian vô cùng vô tận của vũ trụ, là núi cao, sông thẳm
mây ngàn, hạc nội.Với tầm nhìn cao thẳm xa vời, với những cánh cửa thần tiên
lộng lẫy vừa thực vừa mơ, không gian của các mối quan hệ của con người với thiên nhiên.
Lý Bạch do vậy cũng căm ghét những gì tầm thường. Cái đẹp trong thơ
ông phải là cái gì cao cả, siêu phàm, tự do trong tinh thần phải là sự bay bổng
tuyệt đích.Thơ trăng Lý Bạch huyền ảo vô cùng,… Trăng trên núi, trăng trên
sông, trăng với lữ khách, trăng ở quán trọ và trăng trong cả lúc cô đơn nhất. Với
bài Tĩnh dạ tứ ta cũng đủ xao lòng cùng Lý Bạch trước trăng.
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đấu tứ cố hương
Cả không gian ngập tràn ánh trăng. Ánh trăng rọi vào đầu giường, đánh
thức thi nhân dậy, khơi gợi một nguồn thơ. Ánh trăng và cố hương gắn với nhau
trong mạch cảm hứng trữ tình của tác giả hoà quyện thành một liên tưởng thấm
thía, cảm động. Ánh trăng gợi nhớ, gợi sầu, vấn vương một hoài niệm, làm sống
dậy hồn thơ và một tình quê. Đêm thanh tĩnh, nhà thơ không ngủ được, có biết
bao nỗi niềm hoài cảm đến với ông. Trăng rọi nơi đầu giường, trăng phủ tràn
mặt đất khiến Lí Bạch ngỡ là sương sa. Nhưng chắc không hẳn chỉ có thế. Nhìn
ánh trăng mà ngỡ là sương khói nói được những điều ẩn thật sâu xa sau câu chữ.
Đó là lẽ "hóa sinh, sinh hóa" của vạn vật, lẽ biến dịch ở đời mà nhà thơ đã từng
trải nghiệm, để rồi trong cái đêm thanh tĩnh này, chúng lần lượt trỗi dậy, dù lời
thơ đã cố giữ thật đằm, mà cảm xúc thì dường như không kìm nén nổi...Trăng
trong cái đêm thanh tĩnh này là trăng trĩu nặng suy tư. Câu thơ "Ngẩng đầu nhìn
trăng sáng" cho thấy Lý bạch không thờ ơ với trăng. Ông "ngẩng đầu" ngắm
trăng như đã bao lần từng ngắm. Nhưng vầng trăng đêm nay, cái "đêm thanh
tĩnh" này có sức lay động tới niềm sâu thẳm nhất trong ký ức nhà thơ về một
vầng trăng quê hương thuở nào…
Cùng có chung chủ đề là tình cảm quê hương như bài “Tĩnh dạ tứ” của
Lý Bạch nhưng bài “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương mang một nét
mộc mạc, giản dị của không gian đời thường. Bài thơ bộc lộ cảm xúc, tâm trạng
của tác giả sau bao năm xa cách, nay được trở về thăm nhà. Qua đó, người đọc
thấy được tình cảm quê hương thiết tha, sâu nặng của nhà thơ.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai
Tình cảm quê hương thể hiện trước hết ở ngay nhan đề: “ngẫu thư” là
ngẫu nhiên sáng tác, không có ý định trước, không có sự chuẩn bị trước, cảm
xúc bất chợt đến và ghi lại. Điều đó chứng tỏ tình cảm quê hương luôn thường
trực, luôn canh cánh, đau đáu trong lòng nhà thơ, nên ngay phút giây đầu trở lại
quê nhà cảm xúc đã trào dâng, tự nhiên buột ra thành lời, thành ý.
Hai câu thơ đầu nêu hoàn cảnh về quê qua lời kể kết hợp với tả nhưng
lại bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. Ở hai câu thơ này, phương thức thể hiện là biểu
cảm qua tự sự, biểu cảm qua miêu tả không gian đời thường, mục đích không
phải để kể, không phải để tả mà là bộc lộ nỗi niềm tâm trạng của nhà thơ. Một
tâm trạng có phần ngậm ngùi. Ngậm ngùi vì thời gian xa quê quá dài, xa quê từ
khi còn trẻ, về quê khi tuổi đã già, khoảng cách giữa trẻ - già, giữa “li gia”- “hồi
hương” là hơn nửa thế kỉ li biệt. Càng ngậm ngùi hơn khi cuối đời mới về quê
thì sống với quê hương, ở tại quê nhà, thời gian còn được là bao!
Tình cảm quê hương đặc biệt sâu sắc ở câu thơ thứ hai. Để nhận ra điều
này, cần thấy được mối quan hệ giữa cái đổi thay và điều không thay đổi. Cái
đổi thay là “tóc mai đã rụng”. Thời gian làm thay đổi con người về tuổi tác, sức
lực. Điều không thay đổi là “giọng quê” vẫn như xưa. Thời gian không thể làm
thay đổi giọng nói mang đặc điểm ngữ âm quê cha đất tổ của con người. “Giọng
quê không đổi cũng có nghĩa là tình cảm quê hương bền vững trước thời gian,
trước mọi biến thiên của xã hội, cuộc đời. “Giọng quê không đổi” cũng có nghĩa
là quê hương đã trở thành máu thịt của con người.
Hai câu thơ đầu là lời tự hoạ về chính mình, tự hoạ bên ngoài về tuổi tác,
giọng nói, tự hoạ bên trong là tình cảm quê hương gắn bó tha thiết bền chặt. Hai
câu thơ cuối nêu lên một hoàn cảnh đầy kịch tính, qua đó càng thấy hơn tình
cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
Sự xuất hiện của các em nhỏ trong ngày tác giả về lại quê nhà là cảnh
ngộ chân thực trong một không gian khá giản dị đời thường nhưng đồng thời tạo
ra hoàn cảnh đầy kịch tính. Chân thực ở chỗ, nơi làng quê, khi có người lạ tới,
các em nhỏ thường hồn nhiên vui cười chào hỏi, hoặc chỉ đường, hoặc kéo đến
nhà để biết người đó là ai...Lại cũng rất chân thực ở chỗ, Hạ Tri Chương về quê
lúc đã 86 tuổi, sau hơn nửa thế kỉ xa quê, bạn bè, người thân xưa kia dễ còn mấy
ai và nếu còn thì đâu đã dễ nhận ra, nói gì đến các em nhỏ mới lớn. Tuy nhiên,
hoàn cảnh lại chứa đầy kịch tính khi các em nhi đồng “tương kiến” (cùng gặp
mặt) nhưng “bất tương thức” (cùng không quen biết) và càng kịch tính hơn khi
mình là người làng mà nay hoá thành “khách”. Chính kịch tính này làm nổi bật
lên tình cảm quê hương của tác giả.
Trước nụ cười ngây thơ, trong sáng và câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ:
“Khách ở chốn nao lại chơi?”, nhà thơ bỗng thấy ngậm ngùi, thậm chí có phần
xót xa. Nhìn hình thức bên ngoài thì hai câu cuối là lời kể mang sắc thái đùa vui
hóm hỉnh, nhưng ẩn trong cái “hài” là cái “bi”. Không ngậm ngùi, xót xa sao
được khi giờ đây mình trở thành kẻ xa lạ với chính nơi chôn nhau cắt rốn của
mình? Không ngậm ngùi xót xa sao được khi chủ nhà lại thành khách xa, khách
lạ? Chữ “khách” đã trở thành nhãn tự của bài thơ. Một chữ “khách” mà diễn đạt
được những sắc thái tình cảm của tác giả trong ngày mới về lại quê nhà. Tính
chất bi hài của câu cuối thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, xót xa “cười ra nước
mắt”, càng khắc hoạ rõ hơn tình cảm quê hương thiết tha, sâu nặng của Hạ Tri Chương.
Không gian nghệ thuật được thể hiện rõ trong “Tĩnh dạ tứ” và “Hồi
hương ngẫu thư” của đôi bạn niên vong Lý Bạch và Hạ Tri Chương qua không
gian vũ trụ và không gian đời thường. Có thể nói, không gian nghệ thuật trong
thơ trung đại là một trong những hình tượng thể hiện rất rõ thế giới quan của
người bình dân. Đó là không gian của trời đất giao hòa, của thế giới hiện thực
nhiều màu sắc, không gian của những điều kỳ ảo, kỳ diệu. Sống trong một xã
hội nhiều bất trắc, không gian nghệ thuật trong tác phẩm thể hiện rất rõ quan
niệm, nhận thức, khát vọng của người bình dân. Các kiểu dạng không gian khác
nhau như không gian vũ trụ và không gian đời thường đã góp phần tạo nên nét
đặc sắc của loại hình văn học này.