-
Thông tin
-
Quiz
Bài luận mẫu - Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài luận mẫu - Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Kỹ năng truyền thông (CMSK 2033) 5 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Bài luận mẫu - Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài luận mẫu - Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kỹ năng truyền thông (CMSK 2033) 5 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
"Những gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng những gia đình không hạnh phúc thì
bất hạnh theo cách của riêng mình" (Lev Tolstoy). Quả thật, những đứa trẻ phải đối mặt với bạo
lực gia dình thì dù ít hay nhiều đều phải trải qua những tổn thương để lại nỗi đau âm ĩ cả một đời.
Bạo lực gia đình một cụm từ dùng để chỉ “những hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây
tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế của một thành viên đối với một hoặc nhiều thành
viên khác trong gia đình” [1]. Theo thống kê của WHO, hơn ¼ phụ nữ tên thế giới trong độ tuổi
từ 15 đến 49 cho biết họ đã từng bị bạo lực về mặt thể chất hoặc tình dục bởi chồng hoặc bạn tình
ít nhất một lần trong đời [2]. Một nghiên cứu khác tại Việt Nam đã chỉ ra có đến 32% phụ nữ tức
cứ ba người thì lại có một phụ nữ bị bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục trong đời hoặc phải chịu
cả hai hình thức bạo lực này; ngoài ra có đến 61,4% phụ nữ tham gia nghiên cứu này đã nói rằng
con cái của họ đã từng nghe thấy hoặc chứng kiến bạo lực [3]. Thống kê của WHO đã cho thấy trẻ
em từng trải qua bạo lực gia đình sẽ có nguy cơ cao đối mặt với một loạt các rối loạn về cảm xúc,
hệ quả của việc này có thể dẫn đến vấn đề rằng trẻ có thể gây ra hoặc trải qua những bạo lực sau
này trong cuộc sống [2]. Hơn thế nữa, một nghiên cứu khác được thực hiện trên 365 học sinh cấp
2 tại Trung Quốc cho thấy gia đình đóng vai trò tích cực trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện
[4]. Từ những thông tin trên, nhóm đặt ra một câu hỏi rằng liệu trẻ em có phát triển bình thường
và toàn diện khi bị bạo lực gia đình hay không? Quan điểm của nhóm là trẻ em sinh ra và lớn lên
dưới tác động của bạo lực gia đình sẽ không thể phát triển bình thường và toàn diện vì môi trường
bạo lực sẽ cản trở sự phát triển lành mạnh và toàn diện của trẻ ở các khía cạnh về ký ức, tâm lý, nhận thức và hành vi.
Thứ nhất, những đứa trẻ lớn dưới một mái
nhà bạo lực sẽ gặp những tác động tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến ký ức của trẻ. Ký ức này bao
gồm các sự kiện, tình huống và mối quan hệ mà trẻ đã trải qua khi còn nhỏ. Sankoff, học giả hàng
đầu về sức khỏe và sự phát triển đầu đời của trẻ em đồng thời là giám đốc của Trung tâm Harvard
về phát triển trẻ em, đã chỉ ra rằng thời gian từ lúc mới chào đời đến 3 tuổi là giai đoạn não của trẻ
phát triển nhanh chóng; trong giai đoạn này, hàng tỷ các tết bào thần kinh được thiết lập kết nối
với nhau khiến cho giai đoạn này diễn ra nhanh hơn những giai đoạn khác trong đời, dẫn đến việc
những trải nghiệm của trẻ từ 0 đến 8 tuổi có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của não bộ [5].
Những ký ức và trải nghiệm này tạo nền tảng cho sự hình thành cảm xúc của trẻ em. Trong quá
trình lớn lên, trẻ em trải sẽ qua những cảm xúc mạnh mẽ trong suốt thời thơ ấu, từ vui mừng, hạnh 1
phúc đến buồn bã, tức giận. Những cảm xúc này được hình thành dựa trên các trải nghiệm của trẻ
bao gồm các mối quan hệ với gia đình như ông bà, cha mẹ, anh chị em hay các mối quan hệ xã hội
khác như thầy cô, bạn bè của trẻ. Những ký ức tiêu cực trong tuổi thơ, chẳng hạn như những trải
nghiệm bị bỏ bê, bị lạm dụng, bị bạo hành, bị tổn thương, có thể dẫn đến những cảm xúc tiêu cực.
Một thống kê của Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ (The U.S. Department of Veteran Affairs), 3-15%
bé gái và 1- 6% bé trai mắc phải Chứng rối loạn căng thẳng (PTSD) sau khi trải qua một sự kiện
đau thương thời thơ ấu [6]. Một đứa trẻ bị PTSD có thể gặp các triệu chứng như: sống trong sự sợ
hãi và nỗi buồn mãnh liệt, thường hồi tưởng lại sự kiện; cảm thấy rất khó chịu khi có điều gì đó
gợi lên ký ức về chấn thương, cảm thấy tuyệt vọng và bất lực, khó ngủ và gặp ác mộng, tránh né
những người hoặc những nơi liên quan đến chấn thương, dễ khó chịu và bộc phát sự tức giận, dễ
dàng giật mình, thường xuyên cảnh giác với các mối đe dọa. Mặt khác, gia đình còn là nơi giúp trẻ
được cảm xúc của bản thân và cách thể hiện chúng một cách lành mạnh, những trẻ có những ký ức
tích cực về cảm xúc thường dễ dàng nhận biết và hiểu được cảm xúc của bản thân, cũng như biết
cách bộc lộ cảm xúc một cách phù hợp. Ngược lại, những trẻ có những ký ức tiêu cực về cảm xúc
thường gặp khó khăn trong việc nhận biết, hiểu được cảm xúc của bản thân cũng như rất dễ bộc lộ
cảm xúc một cách khó kiểm soát. Các nhà khoa học thuộc Đại học Norte, Colombia đã thực hiện
một nghiên cứu và cho thấy việc trẻ em phải sống trong một môi trường tiêu cực, bạo lực sẽ cản
trở khả năng điều khiển cảm xúc của chúng [7].
Một trong những tác động của bạo lực gia đình là trẻ sẽ bị thiếu tự tin vào bản thân
và có lòng tự trọng thấp. Theo một nghiên cứu của Đại học bang Nasarawa, trẻ em sống trong một
môi trường thiếu an toàn và phải chứng kiến những xung đột giữa cha mẹ sẽ có xu hướng có lòng
tự trọng thấp [8]. Khi chứng kiến những cuộc cãi vã, trẻ có thể cảm thấy mình chính là nguyên
nhân gây ra những mâu thuẫn giữa cha và mẹ vì có thể do trẻ đã từng nghe cha mẹ trách móc nhau
vì những lỗi lầm của trẻ. Dần dần trẻ trở nên lo lắng về cuộc sống của mình, chúng sợ mọi thứ sẽ
bị đảo lộn và sợ rằng bản thân sẽ bị bỏ rơi, điều này sẽ khiến trẻ trở nên bất an và mất lòng tin vào
bản thân. Chính những suy nghĩ rằng mình không đủ tốt nên đã khiến cha mẹ không hạnh phúc sẽ
khiến trẻ cảm thấy tội lỗi và tự ti. Theo VTV, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ bị bạo lực gia
đình sẽ có xu hướng thiếu tự tin vào bản thân nhiều hơn so với những trẻ được cha mẹ yêu thương,
dạy dỗ đúng cách [9]. Mang trong mình sự tự ti, trẻ sẽ không thể nhận ra giá trị của bản thân mình, 2
từ đó trở nên nhút nhát, dè dặt với chính những quyết định, lựa chọn trong đời. Có những cơ hội
không đến lần hai và chắc hẳn đứa trẻ luôn e dè với cuộc đời mình sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi.
Ngoài ra, gia đình còn tạo ra các mô hình tư duy và cách tiếp cận quan hệ xã hội cho trẻ khi trưởng
thành. Nếu trẻ gặp khó khăn trong vấn đề xây dựng và duy trì các mối quan hệ hoặc trong việc điều
chỉnh cảm xúc, đó có thể là kết quả của những trải nghiệm tiêu cực mà trẻ đã phải trải qua khi còn
bé, chẳng hạn xung đột gia đình, sự bạo lực, thiếu tình thần an lành, hoặc môi trường xã hội căng
thẳng. Những ký ức tiêu cực này cũng có thể tạo ra lo ngại, sợ hãi, hoặc thiếu tự tin trong quan hệ
với người khác. Tiến sĩ Võ Văn Nam cho biết những trẻ chứng kiến bạo lực gia đình lúc nhỏ sẽ có
xu hứng không lập gia đình trong tương lại vì chúng sợ bản thân sẽ phải đối mặt với hoàn cảnh
tương tự, do đó trẻ sẽ có xu hướng tránh xa những người mà mình yêu thương [10]. Hệ quả của
việc này sẽ vô tình khiến trẻ khó có thể duy trì các mối quan hệ tình cảm trong tương lai. Có thể
thấy cả một hành trình về sau đứa trẻ sẽ càng chật vật, đau khổ với những mối quan hệ xung quanh
vì những sai lầm chưa kịp nhận ra đã bị che lấp và rồi chất chồng, tạo thành một vòng luẩn quẩn
không lối thoát cho những đứa trẻ bất hạnh.
Hơn nữa, khả năng nhận thức của trẻ sẽ bị suy giảm nếu trẻ phải tiếp xúc với bạo lực gia đình hằng
ngày. Suy giảm nhận thức là sự suy giảm khả năng nhận thức, bao gồm khả năng suy nghĩ, học
tập, ghi nhớ và giải quyết vấn đề [11]. Trẻ bị suy giảm nhận thức có thể có một trong các biểu hiện
như: gặp khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức mới, thiếu động lực học tập, giảm sút; không
thể biểu đạt ý tưởng, cảm xúc của mình; khó khăn trong việc kiểm soát hành vi của mình, dễ bị
kích động, nóng nảy, hung hăng hay thậm chí trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tự vệ sinh cá nhân,
ăn uống, mặc quần áo,... Theo Vietnamnet, “Nghiên cứu của Tomoda và cộng sự năm 2010 cho
thấy trẻ bị đánh 12 lần mỗi năm trong vòng 3 năm, dù chỉ bị đánh vào mông, có thể bị teo não, suy
giảm tới 19% lượng chất xám ở một số vùng trong não” [12]. Bên cạnh đó, VnExpress cũng đã
từng đưa tin về vấn đề này, bài báo có đề cập đến phát hiện của Tiến sĩ Martin Teacher về việc
“Trẻ em thường xuyên bị cha mẹ la mắng, xúc phạm, chửi bới có chỉ số IQ trung bình khi lớn lên
là 112, thấp hơn 12 điểm so với những trẻ không bị bạo lực bằng lời nói” [13]. Có thể thấy, suy
giảm nhận thức gây ra một tác động vô cùng nghiêm trọng và lâu dài đối với trẻ. Những hành động
la mắng, chửi bới, hay kể cả những tác động vật lý mà người ta vẫn thường nghĩ là vô thưởng vô
phạt đã âm thầm tạo ra những trở ngại nhất định và lâu dài đến quá trưởng thành của một đứa trẻ.
Bên cạnh các vấn đề đã được đề cập ở trên, môi trường gia đình không lành mạnh sẽ tăng nguy cơ
trẻ mắc các vấn đề về tâm lý. Báo cáo của UNICEF cho thấy có từ 8% - 29% trẻ em và trẻ vị thành 3
niên tại Việt Nam gắp các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần [14]. Bên cạnh đó, kết quả
nghiên cứu bằng phiếu kiểm kê hành vi do trẻ em tự đánh giá thực hiện trên 141 trẻ em cho thấy:
chỉ có 36,1% trẻ em (51 trẻ) không bị rối nhiễu tâm lý; 35,5% (50 trẻ) ở trạng thái ranh giới giữa
bình thường và có triệu chứng mắc bệnh tâm lý; 28,3% (40 trẻ) bị rối nhiễu tâm lý [15]. Nguyên
nhân dẫn đến tỉ lệ này bắt nguồn từ việc trẻ sống trong một gia đình bạo lực không tìm được người
để bản thân có thể chia sẻ tâm tư, cảm xúc; điều này có thể vì trẻ sợ bị cha mẹ mắng hoặc không
muốn cha mẹ phải phiền não về bản thân trẻ. Trong báo cáo của UNICEF có đề cập đến phỏng vấn
của một bạn nữ, “Nói chung là em cũng im không dám nói gì, cũng khóc nhưng mà nói chung là
lo xong thì cũng lên phòng ngồi im một mình, buồn, nằm khóc chứ chẳng biết làm thế nào.” [14].
Chính vì tâm lý lo sợ cha mẹ biết chuyện nên điều này càng khiến cho những bệnh về tâm thần ở
trẻ em vốn đã khó phát hiện nay lại càng khó xác định hơn vì trẻ không nhận được sự quan tâm
đúng và đủ từ các bậc cha mẹ. Khi đã mắc phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần thì trẻ
khó có thể phát triển hành vi và nhận thức một cách bình thường và toàn diện được. Có những vết
thương có thể chữa lành theo năm tháng nhưng với những vết thương về mặt tâm lý, tinh thần có
thể đeo bám họ suốt cuộc đời nếu không được điều trị, tư vấn và hỗ trợ trong hoàn cảnh gia đình bạo lực.
Thông thường nếu trẻ có hành
vi bạo lực hoặc cam chịu thì điều này sẽ phản ánh được rằng trẻ đang sống trong một môi trường
không lành mạnh bởi theo ông Nguyễn Đắc Vinh, “người lớn đã có nhận thức đầy đủ nên trẻ thường
học và làm theo người lớn.” [16]. Quan niệm này trước hết là từ việc bắt chước là một cơ chế được
hình thành trước cả ngôn ngữ mà qua đó trẻ có thể học hỏi về con người và thế giới xung quanh
[17]. Vì vậy có thể coi những hành động mà trẻ bắt chước là phản ánh một cách chân thực những
gì trẻ học được. Trong thuyết phát sinh nhận thức, Piaget chia quá trình phát sinh nhận thức làm
bốn thời kỳ: thời kỳ cảm giác vận động, thời kỳ tiền thao tác, thời kỳ thao tác cụ thể và thời kỳ thao
tác chính thức; ở thời kỳ cảm giác vận động, tức trong giai đoạn từ trẻ từ18 đến 24 tháng tuổi,
chúng đã bắt đầu xuất hiện những hoạt động nhận thức lý tính như bắt chước và ghi nhớ [18]. Do
đó, nếu như trẻ phải sống trong một gia đình không hạnh phúc thì điều này sẽ có tác động vô cùng
tiêu cực đến trẻ bởi vì trẻ sẽ học theo hành vi của cha hoặc mẹ. Ngoài ra, theo Erikson, giai đoạn
từ 12 đến 18 tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ý thức về bản sắc cá nhân của mỗi
cá nhân; trong giai đoạn này trẻ sẽ rất cần đến sự hỗ trợ của gia đình trong việc tìm hiểu, phát triển 4
bản thân cũng như hình thành thế giới quan của chúng [19]. Vì vậy, trong khi trẻ vẫn còn đang mơ
hồ trong việc phân định đâu là đúng và đâu là sai thì những hành vi bạo lực thể chất và ngôn từ sẽ
ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hình thành nhận thức của trẻ. Vì theo tiến sĩ tâm lý học Tô Nhi
A, “Đứa trẻ đi bắt nạt người khác có thể cũng không hiểu được động cơ nào thôi thúc mình làm
điều ấy” [20]. Đồng tính với quan điểm trên, tiến sĩ Võ Văn Nam cho rằng những hành vi bạo lực
mà trẻ thực hiện là hệ quả của bạo lực gia đình, vì khi một đứa trẻ khi chứng kiến hành vi đánh
đập, hành hạ trong chính gia đình mình, chúng sẽ dần dần xem đây là hành vi mà chúng được phép
thực hiện [10]. Không chỉ là hành động, bạo lực còn xuất hiện ở lời nói như cách người lớn vẫn
thường nói tục, chửi thề. Bản chất chửi tục là những từ ngữ không đẹp và có thể gây tổn thương
đến người khác nhưng ngày nay mọi người thường xem nhẹ nó như một cách giải tỏa bực dọc, khó
chịu, thậm chí đôi khi họ còn dùng từ chửi tục trong những trường hợp bình thường như tiếng đệm.
Thế nhưng, bản thân một đứa trẻ không thể tự phân biệt được trường hợp nào nghiêm trọng. Theo
tiến sĩ Vũ Thu Hương, “Thường trẻ không tự nghĩ ra những từ đó, nó được “thu nạp” vào trẻ từ
nhà trường, từ gia đình và những người xung quanh trẻ. Trẻ em cảm nhận, quan sát và học hỏi mọi
hành vi xung quanh mình. Do đó, khi con nói bậy, cha mẹ phải đặt câu hỏi: “Đứa bé này học nói
bậy từ đâu?”. Nếu chúng đã nói bậy thì đến 99% là do chúng nghe cha mẹ mình nói hoặc nghe ở
đâu đó” [21]. Vì vậy nếu trong các câu nói hằng ngày xuất hiện câu nói tục, chửi thề làm tâm lý trẻ
không ổn định, sẽ khiến trẻ học theo và sử dụng lời chửi tục như một câu cửa miệng. Về lâu dài,
những hành vi bạo lực thể xác lẫn ngôn từ sẽ khiến hành vi của trẻ trở nên xấu xí đi vì theo chuyên
gia tâm lý Trần Thành Nam, gia đình là môi trường xã hội đầu tiên của trẻ mà ở đó, cha mẹ chính
là hình mẫu để con cái noi theo; theo ông phân tích, những hành động bạo lực của cha và mẹ hay
ngược lại cũng là hình mẫu tồi cho trẻ [22].
Về vấn đề này phải kể đến việc trẻ
thiếu nhận thức do không được gia đình chỉ dạy hay chỉ dạy sai về hành vi bạo hành. Ở đây có thể
kể đến trường hợp trẻ chính là nạn nhân của bạo lực gia đình, do sự giáo dục sai cách của người
lớn đã khiến trẻ nghĩ việc đòn roi là chuyện bình thường và không đáng để lên tiếng. Điển hình là
câu "Con cãi cha mẹ trăm đường con hư" đã khiến cho đứa trẻ nghĩ hành động "Thương cho roi
cho vọt" của cha mẹ là đúng. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2016 đã cho thấy nhiều trẻ
chấp nhận rằng trong nhiều trường hợp, những hành vi bạo lực là cách cha mẹ dùng để giáo dục 5
trẻ về những lỗi sai của chúng [23]. Hay một trường hợp khác là trẻ không lên tiếng khi bị gia đình
bạo hành tinh thần. Bạo hành tinh thần là hành vi gây tổn hại đến tinh thần của người khác bằng
những lời lẽ không hay như mắng, chửi, la hét,.... Bà Trần Thị Kim Nhung (Thường trực Ủy ban
Pháp luật) cho rằng cha mẹ thường lầm tưởng rằng những hành động mắng chửi, đe dọa, chì chiết
trẻ là dạy con nhưng lại không biết rằng đây là một hình thức bạo lực ngôn từ đối với trẻ [24]. Điều
này vô tình khiến trẻ không nhận ra được đây cũng là một dạng bạo lực khi bị cha mẹ mắng chửi,
các em nghĩ rằng đó là những lời dạy dỗ của cha mẹ nhưng không hề hay biết việc chửi mắng, chỉ
trích cũng chính là đang bạo hành, làm tổn hại đến sức khỏe tinh thần của các em. Những hành vi
và lời nói đay nghiến hay được che giấu, gắn mác là sự yêu thương và giáo dục con cái, nên các
em sẽ rất khó có thể nhận ra được chính mình đang là nạn nhân của bạo lực gia đình. Vậy nên, việc
quyết định chịu đựng và không phản kháng của trẻ là điều đương nhiên. Ngoài ra, trẻ học còn học
theo hành động chịu đựng của người mẹ trước những hành vi bạo lực của người cha. Luật sư Trần
Thị Ngọc Nữ nêu ý kiến: “Bạo hành phụ nữ chiếm 95% trong các gia đình. Chúng ta đã có luật
Hôn nhân gia đình những người phụ nữ vẫn bị bạo hành. Phụ nữ Á đông với bản tính cam chịu,
người ta cố gắng nhẫn nhịn vì con cái và giữ một mái ấm, tuy nhiên việc ấy sẽ khiến đứa con bị
tổn thương và sang chấn tâm lý vì phải chứng kiến cảnh cha bạo hành mẹ mình." [25]. Ngoài việc
đứa trẻ sẽ bị tổn thương tâm lý, trẻ sẽ có xu hướng bắt chước hành vi và học theo suy nghĩ của
người mẹ. Ở Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ cam chịu và tha thứ đã ăn sâu vào suy nghĩ của mỗi
người khi có đến 27,2% phụ nữ tham gia một nghiên cứu vào năm 2019 cho biết họ đồng tình với
quan điểm: “Người vợ tốt là người biết nghe lời chồng kể cả khi bản thân không đồng ý” [3]. ậy V
nên, thật dễ hiểu khi những người mẹ đã nuôi dạy con gái của họ theo thứ mà trong tiềm thức của
nhiều người xem là "chuẩn mực xã hội." Ngoài ra, do lo sợ bị người khác bàn tán, chê cười nên
những người phụ nữ lại cố gồng gánh vỏ bọc hạnh phúc của gia đình [3]. Từ đó lại vô tình tạo nên
những đứa trẻ với suy nghĩ chịu đựng, im lặng, bất lực, thậm chí không phản kháng khi nhìn thấy
cảnh cha mẹ bạo lực trong gia đình hay khi chính bản thân là nạn nhân của hành vi trên. Việc trẻ
im lặng, không lên tiếng, bị động khi gặp tình trạng bạo lực trong gia đình là do cách giáo dục của
cha mẹ. Đứa trẻ chỉ như tờ giấy trắng và chính cha mẹ sẽ là người tô vẽ lên đó những bài học về
cách sống, tính cách, hành vi,... cho trẻ.
Đồng thời, khi phải chịu đựng những hành vi bạo lực về chất chất, tinh thần hoặc cả hai, trẻ sẽ tìm
cách để giải tỏa những cảm xúc của bản thân vì những đứa trẻ là đối tượng của bạo lực gia đình
thường cảm thấy bị tổn thương, cô đơn, và mất niềm tin vào người lớn nên áp lực mà trẻ phải chịu 6
đựng là vô cùng lớn. Vì vậy, trẻ có thể dùng các biện pháp tích cực hoặc tiêu cực để giải tỏa cảm
xúc, tuy nhiên khi sống trong một môi trường không ổn định, trẻ sẽ có xu hướng tìm đến các biện
pháp tiêu cực nhiều hơn. Chẳng hạn, các em có thể tìm đến chất kích thích như rượu bia, ma túy
như một cách để trốn tránh thực tại, giải tỏa căng thẳng, hoặc tìm kiếm sự đồng cảm. Tại Việt Nam, theo sô liê u
được Bô Công an công bố giữa vào năm 2022, nhóm từ 16 đến dưới 30 tuổi chiếm
48% trong số hơn 235.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của cả nước, ca bitê nhiều em
mới chỉ 13 - 14 tuổi đã sử dụng ma túy [26]. Đây là thực trạng đáng báo động cho thấy bạo lực gia
đình là một vấn đề cần được quan tâm và ngăn chặn nếu không nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe của trẻ. “Người may mắn dành tuổi thơ để chữa lành hiện tại, kẻ bất hạnh dành cuộc
đời để hàn gắn tuổi thơ.” - Alfred Adler. Có những đứa trẻ đã và đang phải dùng cả một đời để có
thể phần nào được nguôi ngoai những nỗi đau của tuổi thơ. Những tổn thương dù đã lành vẫn còn
đó vết sẹo, ám ảnh những đứa trẻ còn chưa kịp lớn về một quá khứ chằng chịt vết đòn roi, tiếng
chửi mắng. Tiếng kêu khóc nhỏ nhoi của những nạn nhân bé nhỏ ấy có khi sẽ chẳng bao giờ được
nghe thấy, vì nó luôn được che chắn dưới cái mác hoàn hảo của sự “thương cho roi cho vọt”. Khi
mọi vùng vẫy của những đứa trẻ trở nên vô nghĩa, khi tiếng gào khóc chỉ còn là những thanh âm
nuốt nghẹn vào trong. Họ - những nạn nhân nhỏ tuổi lớn lên trong bạo lực gia đình sẽ có những
hành vi tự hại. Ngày nay, khoa học gọi nó là hội chứng self- harm, những bệnh nhân mắc hội chứng
này sẽ có những hành vi mang tính tự huỷ hoại bản thân mình: rạch tay, bứt tóc, tự cào cấu,…
những hành vi này giúp bệnh nhân trong thời gian ngắn phần nào giải tỏa đi những áp lực tâm lý
[27]. 13 là độ tuổi trung bình những bệnh nhân mắc hội chứng này, điều đáng nói hơn là sự phổ
biến của hành vi tự hại trong độ tuổi vị thành niên tại Việt Nam ngày càng tăng [28]. Tuy nhiên,
hành vi tự huỷ hoại này không có nghĩa là bệnh nhân muốn tự sát, họ chỉ đang muốn dùng chính
cơn đau thể xác nhất thời để đổi lấy những phút giây quên đi nỗi đau tinh thần đang dồn nén từng
ngày. “Lúc thấy đau, tôi sẽ không thể suy nghĩ linh tinh được, nó như một cách phân tán sự chú ý
của tôi khỏi nỗi đau tinh thần vậy.” lời chia sẻ từ một bệnh nhân của hội chứng này, đủ để cho thấy
sự bất lực đến cùng cực của những đứa trẻ bị dồn vào hỗn độn những nút thắt tâm lý mà gia đình
lại là nguyên nhân chính [29]. Hành vi tự hại như một cách để những đứa trẻ bộc lộ sự bất lực trong
chính cuộc đời của mình, dùng nỗi đau thể xác làm tê liệt cơn đau tinh thần, đánh lạc hướng bản
thân ra khỏi những cảm xúc, giải tỏa mình khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, nhiều cá
nhân còn xem đây là sự trừng phạt dành cho chính mình [30]. Khi lời mắng chửi, đay nghiến trở
thành chuyện thường ngày, những đứa trẻ sẽ vô thức chấp nhận và tin tưởng rằng mình thật sự rất 7
tồi tệ, không xứng đáng nhận được tình yêu thương. Từ đó, trẻ sẽ có những hành vi tự hại như một
cách thể hiện sự căm hận đối với chính bản thân mình. Không chỉ dừng lại ở những vết sẹo chằng
chịt trên cánh tay, những lần âm thầm làm tổn thương chính mình, self-harm là hội chứng cực đoan
gắn liền với trầm cảm. Theo thống kê của Viện Sức khỏe Tâm thần thuộc bệnh viện Bạch Mai, tại
Việt Nam mỗi năm có khoảng 40.000 trường hợp tự tử vì trầm cảm [31]. 7,9% trẻ em trai và 21,4%
trẻ em gái có suy nghĩ về việc tự tử trong 12 tháng trước đó, đó là số liệu từ một nghiên cứu của
UNICEF vào năm 2011 dành cho học sinh từ 16 đến 18 tuổi ở Hà Nội về vấn đề: “Trong vòng 12
tháng qua các em có từng cân nhắc nghiêm túc về việc tự tử không?”; nghiên cứu cũng chỉ ra những
nguyên nhân dẫn đến ý định tự tử ở tuổi vị thành niên bao gồm bị lạm dụng và bỏ mặc, chứng kiến
bạo lực từ gia đình hoặc hàng xóm,... [32]. Trong số những lý do dẫn đến ý định tự tử ở trẻ vị thành
niên, có thể thấy gia đình không hạnh phúc, bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân
chiếm phần chủ yếu. Tóm lại, chính những bức bối tâm lý không được tháo gỡ, nỗi đau ám ảnh từ
một gia đình không hạnh phúc lại là một trong những lý do hàng đầu khiến trẻ có hành vi ngược
đãi chính bản thân và hơn thế là những quyết định dẫn đến tự tử. Quả thật, nghịch cảnh thời thơ ấu
sẽ khiến những đứa trẻ lớn lên trong bạo lực gia đình vô cùng nặng nhọc mang theo những vết sẹo
cả về thể xác lẫn tinh thần trong suốt chặng hành trình về sau, và một điều chắc chắn là nó sẽ ít
nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của một đứa trẻ.
Từ những thống kê và số liệu thực tế đã nêu ở những luận điểm trên đã cho thấy hành vi
bạo lực gia đình luôn có những tác động tiêu cực đến sự phát triển bình thường và toàn diện ở trẻ.
Đầu tiên, những kí ức tuổi thơ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển tâm lý, và
hình thành nhận thức ở trẻ. Vì nếu tình yêu của gia đình được ví như tài sản duy nhất của nhiều
người, là nền tảng vững chắc hình thành nên con người của họ khi lớn lên thì những đứa trẻ “vô
sản” lớn lên trong bạo lực gia đình sẽ lấy gì để tin vào những điều tốt đẹp và trở thành một con
người biết yêu thương. Tiếp đến, dù đóng vai trò như một môi trường chính dành cho việc giáo
dục nhưng trường học vẫn chỉ là ngôi nhà thứ hai, gia đình vẫn là cái nôi đầu tiên cho nhân cách
của một đứa trẻ, vì phần lớn trong giai đoạn bắt đầu hình thành nhận thức trẻ sẽ có xu hướng bắt
chước lời nói cũng như hành vi từ gia đình. Cuối cùng, để có được một khoảng thời gian ít ỏi quên
đi những thực tại đau lòng, những đứa trẻ với nỗi đau bị dồn đến đường cùng sẽ phản kháng bằng
cách tìm đến chất kích thích, những hành vi tự làm hại bản thân và đáng nói hơn là tự tử. Một lần
nữa nhóm xin khẳng định lại quan điểm của mình rằng bạo lực gia đình vẫn luôn ít nhiều tác động
đến sự trưởng thành và gây những trở ngại nhất định đến sự phát triển toàn diện của những đứa trẻ. 8 Tài liệu tham khảo [1]
Bạo lực gia đình là gì? Những hành vi nào là hành vi bạo lực gia đình? (2022). Đươc truy lu c
ngày 11/11/2023, tư Cổng Thông tin điện tử Chính phủ:
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/bao-luc-gia-dinh-la-gi-nhung-hanh-vi-nao-la-hanh-vi-bao-
luc-gia-dinh-119221201175317803.htm [2]
Violence against women. (2021). Đươc truy lu c ngày 11/11/2023 tư
World Health Organization:
https://www.who.int/en/news-room/fact-sheets/detail/violence-against-women [3]
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tông cục Thống kê, & Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt
Nam. (2020). Báo cáo Điều tra quốc gia về Bạo lực đối với Phụ nữ ở Việt Nam năm 2019. Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội, Tông cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam. [4]
Daniel T. L. Shek (1997) Family Environment and Adolescent Psychological Wel -Being, School
Adjustment, and Problem Behavior: A Pioneer Study in a Chinese Context, The Journal of
Genetic Psychology, 158:1, 113-128. [5]
Hạ Khương. (2023). Làm thế nào để tạo ra những ký ức tuổi thơ ý nghĩa cho con? Đươc truy lu c ngày 13/11/2023 tư
Afamily: https://afamily.vn/trai-nghiem-dau-doi-la-nen-tang-dinh-hinh-su-
phat-trien-cua-tre-ve-sau-vay-lam-sao-de-tao-ra-ky-uc-tuoi-tho-y-nghia-cho-con- 20230425203425394.chn [6]
Geng, C. (2023). What ways can childhood trauma affect people? Được truy lục ngày 25/11/2023
từ Medical News Today: https://www.medicalnewstoday.com/articles/effects-of-childhood- trauma [7]
Sabatier, C., Cervantes, D. R., Torres, M. M., De los Rios, O. H., & Sañudo, J. P. (2017). Emotion
Regulation in Children and Adolescents: concepts, processes and influences. Psicología desde el Caribe, 134, 101-110. [8]
Ahmadu, S. S., & Orkuugh, L. L. (2023). Impact of domestic violence on adolescents's self-
esteem in Doma, Nasarawa state. Int’l Journal of Law, Politics & Humanities Research. [9]
Ban Thời sự. (2023). "Sự tự tin của trẻ bắt đầu từ chính bố mẹ". Đươc truy lu c ngày 17/11/2023
tư Báo điện tử VTV News: https://vtv.vn/van-hoa-giai-tri/su-tu-tin-cua-tre-bat-dau-tu-chinh-bo- me-20230409122018366.htm
[10] Hạ Vũ. (2019). Võ sư đánh đập vợ dã man: Trẻ chứng kiến bạo lực gia đình sẽ thế nào? Được truy lục n
gày 27/11/2023 từ VTC News: https://vtc.vn/vo-su-danh-dap-vo-da-man-tre-chung-
kien-bao-luc-gia-dinh-se-the-nao-ar494945.html
[11] Nhà thuốc Long Châu. Suy giảm nhận thức có nguy hiểm hay không? Cách phát hiện và phòng
ngừa. (2023). Đươc truy lu c ngày 27/11/2023 tư Nhà thuốc Long Châu:
https://nhathuoclongchau.com.vn/benh/suy-giam-nhan-thuc-650.html
[12] Vietnamnet. (2022). Nguồn gốc bạo lực đôi khi ở sự bất lực của chính mình. Đươc truy lu c ngày 22/11/2023 tư
Vietnamnet: https://vietnamnet.vn/nguon-goc-bao-luc-doi-khi-o-su-bat-luc-cua- chinh-minh-807339.html
[13] Vy Trang. (2021). Trẻ hay bị quát mắng có IQ thấp hơn. Đươc truy lu c ngày 24/11/2023 tư
VnExpress: https://vnexpress.net/tre-hay-bi-quat-mang-c - o iq-thap-hon-4241138.html 9
[14] Viện Nghiên cứu Phát triển Hải Ngoại (ODI), & Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF).
(2018). Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam. [15]
Nguyễn Bá Đạt. (2014). Rối nhiễu tâm lí ở trẻ em sống trong gia đình có bạo lực. Đươc truy lu c
ngày 7/11/2023 tư Đại hoc Quốc Gia Hà Nội - Trường Đại Học Khoa học xã hội và Nhân văn:
https://ussh.vnu.edu.vn/vi/dao-tao/luan-an/ttla-roi-nhieu-tam-li-o-tre-e - m song-trong-gia-dinh-co- bao-luc-10138.html
[16] Thùy Linh, & Cường Ngô. (2023). Bạo lực học đường hiện nay không chỉ là vấn đề động chân,
động tay. Đươc truy lu c ngày 31/10/2023 tư
Báo Lao Động: https://laodong.vn/giao-duc/bao-luc-
hoc-duong-hien-nay-khong-chi-la-van-de-dong-chan-dong-tay-1260938.ldo
[17] Meltzoff, A. N., & Wil iamson, R. A. (2020). Imitation and Modeling. Trong Encyclopedia of
Infant and Early Childhood Development (trang 100 - 109). Elsevier Science.
[18] Nortje, A. (2021). Piaget’s Stages: 4 Stages of Cognitive Development & Theory. Đươc truy lu c ngày 23/10/2023 tư
Positive Psychology: https://positivepsychology.com/piaget-stages- theory/#sensorimotor [19]
Sutton, J. (2020). Erik Erikson’s Stages of Psychosocial Development Explained. Đươc truy lu c ngày 23/10/2023 tư
Positive Psychololgy: https://positivepsychology.com/erikson-stages/#identity [20]
Prudential. Ba mẹ nóng giận, con bắt chước. Đươc truy lu c ngày 2/11/2023 tư Prudential:
https://www.prudential.com.vn/vi/chien-dich-thuong-hieu/minh-con-can-nhau/loi-giai-dap-tu- chuyen-gia-tam-ly/ba-m - e nong-gian-con-bat-chuoc/
[21] Hải Phong. (2019). Trẻ nói tục, chửi bậy: Lỗi ở người lớn? Đựợc truy lục n gày 24/11/2023 từ
Nông nghiệp Việt Nam: https://nongnghiep.vn/tre-noi-tuc-chui-bay-loi-o-nguoi-lon-d225546.html
[22] Đỗ Hợp. Trẻ sẽ thế nào nếu chứng kiến những cảnh như vụ võ sư đánh vợ dã man. (2019). Đươ c
truy lu c ngày 27/11/2023 tư
Báo Tiền Phong: https://tienphong.vn/tre-se-the-nao-neu-chung-kien- nhung-canh-nhu-v -
u vo-su-danh-vo-da-man-post1133728.tpo [23]
Vu, Thi Thanh Huong (2016). Understanding Children’s Experiences of Violence in Viet Nam:
Evidence from Young Lives, Innocenti Working Papers, no. IWP_2016_26, UNICEF Office of
Research - Innocenti, Florence
[24] Hoàng Thùy, & Viết Tuân. (2022). 'Cha mẹ quát mắng, chì chiết trẻ là bạo lực ngôn ngữ'. Được
truy lục ngày 24/11/2023 từ VnExpress: https://vnexpress.net/cha-me-quat-mang-chi-chiet-tre-la- bao-luc-ngon-ngu-4476049.html
[25] Khánh Nguyễn. (2019). Chịu đựng và tha thứ khiến phụ nữ Việt Nam bị bạo hành triền miên?
Đươc truy lu c ngày 22/11/2023 tư
Báo Thanh Niên: https://thanhnien.vn/chiu-dung-va-tha-thu-
khien-phu-nu-viet-nam-bi-bao-hanh-trien-mien-185903474.htm [26]
Lê Xuân Quang. Nghiện ma túy ở lứa tuổi thanh thiếu niên là tai họa của xã hội hiện đại và cần
có giải pháp để phòng ngừa. (2023). Đươc truy lu c ngày 12/11/2023 t
Viưện kiểm sát nhân dân
tỉnh Gia Lai: https://vksnd.gialai.gov.vn/Nghien-cuu-Trao-doi/nghien-m - a tuy-o-lua-tuoi-thanh-
thieu-nien-la-tai-hoa-cua-xa-hoi-hien-dai-va-can-co-giai-phap-de-phong-ngua-2224.html 10