Bài luận triết học cuối kỳ - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Quan niệm của triết học Mac-Lênin về vật chất thể hiện qua quan điểm của Ph.Ăngghen, và đặc biệt qua định nghĩa phạm trù vật chất củaV.I.LeninTheo Ph.Ăngghen. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1.MỞ ĐẦU
Kinh tế, chính trị xã hội nước ta đã có những bước tiến nhất định đạt được
những thành tựu đáng tự hào. Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền
kinh tế công nghiệp xã hội chủ nghĩa, tập trung phát huy sức mạnh của các
thành phần kinh tế. Giữ vững độc lập kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại
với quốc tế, hôi nhập văn hóa với thế giới với kết hợp quốc phòng an ninh
đưa nước ta tiến tới thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những thành
công này là kết quả của công cuộc đổi mới tư duy Đảng và nhà nước. Bằng
việc nhận thức đúng và đủ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Đây là hai
nội dung cơ bản, sâu sắc nhất trong mọi vấn đề. Vì thế em đã chọn đề tài “
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay”
2.MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC THEO
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
2.1Khái niệm vật chất
Quan niệm của triết học Mac-Lênin về vật chất thể hiện qua quan điểm của
Ph.Ăngghen, và đặc biệt qua định nghĩa phạm trù vật chất củaV.I.Lenin
Theo Ph.Ăngghen: Vật chất với tính cách là vật chất, một sáng tạo đầy
thuần thúy của tư duy, là một trừu tượng thuần túy. Do đó khác với vật chất
nhất định và đang tồn tại, vật chất với tính cách là vật chất không có sự tồn
tại cảm tính. Theo V.I.Lenin “ vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm
giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không dựa vào cảm
giác”. Từ quan điểm của V.I.Lenin ta có thể hiểu vật chất là cái tồn tại
khách quan bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức. Vật chất là cái gây lên
cảm giác của con người, khi nó tác động lên giác quan của con người một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Vật chất là cái được ý thức phản ánh, còn ý
thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất. Quan điểm vật chất của
Lenin được đánh giá là hoàn thiện, đầy đủ nhất là tiền đề để phát triển
những học thuyết sau này. Quan điểm trên khẳng định các hiện tượng vật
chất luôn tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào các hiện tượng tinh thần.
Thuộc tính chung nhất của vật chất là sự tồn tại bên ngoài ý thức. Từ đây ta
có được nhận định chung nhất về vật chất, tất cả những gì tồn tại bên ngoài
không phụ thuộc vào ý thức đều thuộc phạm trù vật chất
Ví dụ: Trái đất tồn tại cách đây hàng tỉ năm, trước khi có sự xuất hiện của ý
thứ con người. Điều này khẳng định cho quan điểm vật chất là cái có trước
tồn tại khách quan không lệ thuộc vào ý thức
2.2.Khái niệm ý thức
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự
nhiên và nguồn gốc xã hội. Xét trên phương diện nguồn gốc tự nhiên bộ óc
con người và sự tác động khách quan đến bộ óc con người là nguồn gốc tự
nhiên của ý thức. Theo khái niệm này ta có thể hiểu ý thức là thuộc tính, là
kết quả của sinh lí thần kinh của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là
bộ óc con người. Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lí cành hiệu quả, ý
thức của con người càng phong phú sâu sắc. Điều này lí giải tại sao quá
trình tiến hóa của loài người cũng là quá trình phát triển năng lực của nhận
thức, của tư duy, và tại sao đời sống tinh thần của con người lại bị rối loạn
khi bộ óc bị tổn thương. Khái niệm về ý thức theo nguồn gốc tự nhiên cho
ta một nhận định sự tác động của thế giới bên ngoài lên giác quan và qua đó
đến bộ óc hình thành nên ý thức. Ý thức là sự phản ánh cao nhất của thế
giới hiện thực, chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất,
cùng với sự xuất hiện của con người
Còn theo quan điểm về nguồn gốc xã hội thì ý thức biểu hiện ở vai trò
của lao động và ngôn ngữ. Lao động là quá trình con người sử dụng công
cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm biến đổi giới tự nhiên cho phù hợp với
nhu cầu của con người. Như vậy, quá trình hình thành ý thức là kết quả hoạt
động chủ động của con người. Nhờ tác động vào thế giới mà con người
khám phá ra những bí mật của thế giới, ngày càng làm sâu sắc phon phú ý
thức con người về thế giới. Ngôn ngữ được hiểu là hệ thống tín hiệu vật
chất thể hiện thông tin mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ ý thức
không thể tồn tại và thể hiện. Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động.
Nhờ ngôn ngữ con người mới có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa, mới có
thể suy nghĩ, tách khỏi sự vật cảm tính, đồng thời có thể truyền kinh
nghiệm, hiểu biết từ người này sang người kia, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Từ nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức, ta rút ra được kết
luận, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản
ánh tích cực sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc con người. Hiểu rõ
hơn về khái niệm này thì trong mối quan hệ với sự vật, ý thức chỉ là hình
ảnh phản ánh sự vật chứ không phải bản thân sự vật. Với tư cách là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan, ý thức vừa có tính chủ quan lại vừa
có tính khách quan. Cụ thể, về hình thức ý thức có tính chủ quan, còn về nội
dung thì ý thức có tính khác quan, phụ thuộc vào nội dung sự vật mà nó
phản ánh. Đặc tính tích cực, sáng tạo của ý thức gắn bó chặt chẽ với thực
tiễn xã hội, và là đặc tính cơ bản cho thấy trình độ phản ánh ý thức người
cao hơn phả ánh ý thức động vật. Đây chính là đặc trưng bản chất nhất của
ý thức. Tính tích cực sáng tạo của ý thức thể hiện ở khả năng tiếp nhận
thông tin, chọn lọc thông tin và xử lí thông tin, lưu trữ thông tin, và trên dữ
liệu thông tin đã có để tạo ra những thông tin mới, ở quá trình con người tạo
ra những ý tưởng, giả thuyết, huyền thoại.... hoặc khái quát bản chất, quy
luật khách quan, xây dựng những mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt
động của con người. Về phần kết cấu của ý thức, ý thức được xem xét từ
nhiều góc độ khác nhau. Xét theo lát cắt chiều ngangys thức bao gồm: tình
cảm, tri thức, niềm tin, ý chí. Xét theo chiều sâu của thế giới nội tâm con
người thì ý thức bao gồm tự ý thức, vô thức, tiềm thức
Ví dụ: con người nghiên cứu chế tạo ra bom nguyên tử, ở đây vật chất là
nguyên tử là cái có trước con người dùng tư duy tác động trở lại vật chất
biến nguyên tử thành vũ khí
2.3 mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan điểm duy vật biện chứng
Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý
thức, quyết định ý thức. Ý thức là một dạng vật chất có tổ chức cao, là bộ
óc người nên chỉ khi có con người mới có ý thức. Mà con người là kết quả
của quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế
giới vật chất. Ý thức ra đời và tồn tại được là nhờ các yếu tố vật chất đóng
vai trò nguồn gốc tự nhiên - bộ óc người. Thế giới khách quan tác động tới
bộ óc con người, và nguồn gốc xã hội thể hiiện ở vai trò của lao động, ngôn
ngữ đối với sự hình thành và phát triển của ý thức. Ý thức bị vật chấtquy
định về nội dung vì ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ
quan về thế giơi vật chất. Ý thức bị vật chất quy định về hình thức biểu hiện
vì sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức các
quy luật sinh học, xã hội và môi trường sống mang tính vật chất quyết định
Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của
con người. Ý thức là ý thức con người, do đó sự tác động trở lại vật chất
của ý thức gắn với hoạt động thực tiễn con người. Thực tế cho thấy mọi
hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức
không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất, mà nó trang bị cho
con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định
mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp,
biện pháp, công cụ, phương tiện,.. Để thực hiện mục tiêu của mình. Sự tác
động của ý thức nên vật chất theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Nếu
con người nhận thức đúng, ý thức con người phản ánh đúng hiện thực
khách quan thì hành động con người phù hợp quy luật khách quan
3.Vận dụng mối quan hệ vật chất và ý thức vào công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay
3.1 Sự đổi mới kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay
Kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi tích cực chuyển từ nền kinh tế nông
nghiệp sang kinh tế công nghiệp, dịch vụ. Được đánh giá là một trong số
những quốc gia có triển vọng tại Đông Nam Á. Đảng và nhà nước đã định
hướng phát triển đất nước theo kinh tế số, cải cách đột phá thể chế và tăng
cường cơ sở hạ tầng cho nền sản xuất xuất khẩu. Để đưa ra được tầm nhìn
chiến lược đó đảng ta đã hiểu sâu sắc, toàn diện và vận dụng đúng đắn mối
quan hệ vật chất và ý thức. Ở đây vật chất là kinh tế xã hội, ý thức là văn
hóa lối sống của người dân. Vật chất quyết định ý thức là phải xuất phát từ
thực tại khách quan và hành động theo nó. Từ đây chúng ta định hình được
mục đích phát triển là phải dựa trên cơ sở hạ tầng của xã hội chủ nghĩa và
cơ sở vật chất phát triển. Làm sao để lực lượng sản xuất phải phù hợp với
quan hệ sản xuất. Nhận thấy nước ta còn lạc hậu, yếu kém trong cả chất
lượng hàng hóa, vốn lao động, và công nghệ. Đảng đã đẩy ạnh việc lưu
thông hàng hóa, tự do trao đổi tiền tệ. Tập trung thu hút vốn đầu tư nước
ngoài và phát triển cơ sở hạ tầng, nhập khẩu nhiều công nghệ tiên tiến từ
nước bạn. Mở rộng giao lưu với nước ngoài, xây dựng nhiều mối quan hệ
song phương đôi bên cùng có lợi, hội nhập vào thương mại quốc tế để đẩy
mạnh xuất khẩu. Từ đây ta thấy mọi đường lối chính sách của đảng đều
xuất phát từ thực tế khách quan, không nhìn nhận sự việc xa rời thực tiễn.
Thứ hai ý thức là văn hóa xã hội cũng tác động trở lại vật chất. Một xã hội
dân chủ, văn minh, phát triển sẽ hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư nước ngoài
hơn. Một đất nước mà có nguồn lực lao động chất lượng cao, được giáo
dục, đào tạo thì sẽ dễ tiếp thu vận dụng công nghệ cao vào cuộc sống, sản
xuất. Văn hóa của đất nước cũng tác động trực tiếp vào quá trình giao lưu
hội nhập quốc tế, một nền văn hóa mở sẽ khiến ta dễ thích nghi hơn trên
thị ...trường quốc tế. Vì thế để đạt được sự phát triển toàn diện đảng và nhà
nước không chỉ xuất phát từ thực tế khách quan tôn trọng thực tại khách
quan mà còn phải tập trung nâng cao ý thức con người, để ý thức thông qua
hành động thực tiễn của con người tác động trở lại vật chất ở đây là kinh tế
xã hội. Từ đó cho thấy vật chất và ý thức không thể tách rời, luôn bổ sung và phát triển nhau
3.1 sự đổi mới kinh tế, xã hội Việt Nam trong thời covid
Đứng trước cơn khủng hoảng do đại dịch covid gây ra, toàn thế giới bị ảnh
hưởng tiêu cực lên nền kinh tế. Nhưng Việt Nam đã vươn lên với một kết
quả đáng tự hào, được coi như một điểm sáng ở cuối đường hầm của đại
dịch. Ở đây vật chất là con người và đại dịch covid, còn ý thức là tinh thần
chống dịch của người dân. Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của biết bao
người trên toàn thế giới, để lại nỗi ám ảnh cho toàn nhân loại, gây ra xáo
trộn trong cuộc sống, ngừng trệ và đóng băng nền kinh tế. Việt Nam đang
và đã trải qua những biến động rất lớn, đứng trước thách thức này chúng ta
đã đưa ra những quyết định để có thể đứng giữa tâm dịch, vừa duy trì hoạt
động sản xuất, vừa đảm bảo an toàn mùa dịch. Áp dụng công nghệ cao vào
sản xuất, làm việc từ xa... ý thức của con người cũng tác động trở lại vật
chất, có ý thức cao về việc chống dịch, ra đường đeo khẩu trang, không tụ
tập ở những nơi đông người, tự động cách li khi có tiếp xúc gần, chủ động
khai báo y tế khi đi về từ vùng dịch. Vật chất là đại dịch covid đã đem lại
nhiều biến động tiêu cực trong cuộc sống của người dân, và ý thức chống
dịch đã tác động trở lại phối hợp với vật chất để đẩy lùi đại dịch.