-
Thông tin
-
Quiz
Bài nghị luận xã hội về sự cống hiến trong cuộc sống chọn lọc hay nhất
Có một triết gia đã từng khẳng định rằng: "Con người sẽ trở nên hạnh phúc và thành công nhất khi được cống hiến." Thực vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn nhờ sự sẻ chia giữa người với người, nhờ sự cho đi không tính toán, nhờ sự dâng hiến cho đời. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 12 637 tài liệu
Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Bài nghị luận xã hội về sự cống hiến trong cuộc sống chọn lọc hay nhất
Có một triết gia đã từng khẳng định rằng: "Con người sẽ trở nên hạnh phúc và thành công nhất khi được cống hiến." Thực vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn nhờ sự sẻ chia giữa người với người, nhờ sự cho đi không tính toán, nhờ sự dâng hiến cho đời. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Văn mẫu 12 637 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Bài nghị luận xã hội về sự cống hiến trong cuộc sống chọn lọc hay nhất
1. Bài nghị luận xã hội về sự cống hiến trong cuộc sống (Mẫu 1)
Có một triết gia đã từng khẳng định rằng: "Con người sẽ trở nên hạnh phúc và thành công nhất khi
được cống hiến." Thực vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn nhờ sự sẻ chia giữa người với
người, nhờ sự cho đi không tính toán, nhờ sự dâng hiến cho đời. Là một người trẻ, thiết nghĩ, ai
cũng cần ra sức cống hiến cho Tổ quốc, làm đẹp thêm cho đời, như vậy cuộc sống mới có ý nghĩa.
Cống hiến được hiểu là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho
lợi ích chung. Cống hiến là một đức tính cao đẹp có trong tâm trí con người. Sự cống hiến luôn ẩn
chứa đức hy sinh vì một tình yêu mà con người muốn dâng hiến theo sự mách bảo của trái tim.
Điều đáng trân trọng ở đây là người cống hiến không coi đó là sự hy sinh, mà xem đó như là việc
phải làm, là “nghĩa vụ” và “nhu cầu” để được hành động, san sẻ.
Sự cống hiến, tinh thần lăn xả và đức hy sinh cao cả luôn hiện diện ở khắp nơi trên cuộc đời. Có
thể thấy, trong đời sống, ở đâu, lĩnh vực nào, bao giờ cũng có sự cống hiến với vô vàn hình thức,
cách thức hiến dâng. Có người dành cả đời mình cho nghệ thuật. Người cống hiến cho thể thao;
người trọn đời cống hiến cho khoa học. Người hết lòng vì Tổ quốc thiêng liêng. Có những cống
hiến dễ nhận thấy, được ngợi ca, nhưng cũng có những cống hiến thầm lặng, lắng sâu tự đáy
lòng,... Điểm chung nhất của tất cả những cống hiến đó là tinh thần hy sinh cao cả: “Ba lần tiễn
con đi - hai lần khóc thầm lặng lẽ”… Và “nước mắt Mẹ không còn vì khóc những đứa con, lần lựa
ra đi, đi mãi mãi…”. Có lẽ không có sự hy sinh, mất mát và nỗi đau nào lớn bằng những đứa con
- khúc ruột do mẹ mang nặng, đẻ đau đã hiến dâng cho Tổ quốc và mãi mãi không về.
Và đây nữa, những người trẻ anh hùng - những người con áo vải “ra đi từ mái tranh nghèo”, từ
đồng quê mộc mạc đã nặng lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”! Họ đã xả thân mình không
một chút do dự, nao núng. Ai cũng hừng hực khí phách của “người lính đi đầu” suốt hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Trong thời bình hôm nay, chính những người trẻ đã noi theo các thế hệ đi trước, đã tự dặn
lòng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Và họ
tự đặt cho mình nhiệm vụ ra sức học tập, trau dồi kiến thức mọi mặt; không ngừng rèn luyện để
hoàn thiện bản thân, tích cực tiếp cận những tiến bộ của thời đại, đem hết tinh thần và nhiệt huyết
cống hiến cho quê hương, đất nước ngày một “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Chính
tuổi trẻ đã góp phần làm rạng rỡ non sông, đất nước mà như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - Nguyễn
Phú Trọng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vai trò, vị trí cao như ngày nay”!
Chúng ta tự hào khi có nhiều người trẻ là những giáo sư, tiến sĩ, những nhà khoa học, nhà sáng
chế,... ở tuổi thanh niên. Ở đó có những nhà lãnh đạo trẻ tài năng, những nhà kinh doanh vươn tầm
quốc tế. Trong họ luôn mang đến tư duy mới, cách mạng, sáng tạo không ngừng và luôn khát vọng,
hoài bão để thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh xã hội. Có thể thấy thế hệ trẻ luôn là “nguyên khí quốc
gia”, là niềm tin, là hy vọng. Dù ở hoàn cảnh lịch sử nào, vai trò của thế hệ trẻ vẫn luôn góp công,
góp sức quyết định tương lai dân tộc. Sự cống hiến tài năng, trí tuệ của tuổi trẻ luôn là sức mạnh
nội sinh, độc lập, tự chủ làm nên lịch sử.
Bản thân người trẻ đã tự xác lập cho mình lý tưởng, mục tiêu và lối sống lành mạnh, đúng đắn,
văn minh về sự cống hiến. Gạt bỏ những lợi ích cá nhân, vị kỷ, tầm thường, hy sinh “cái tôi” của
bản thân, đem hết tài năng, trí tuệ, sức lực của mình đóng góp cho đất nước, quê hương. Quê
hương, đất nước luôn tự hào và hạnh phúc khi sự cống hiến vẫn luôn hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi
- nhất là khi “Đất nước chìm trong giông bão” thì lại trỗi lên tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc
gì khó có thanh niên” với một sức trẻ tràn đầy nghĩa khí.
Sự cống hiến không chỉ ở “đầu sóng ngọn gió” mà có ở mọi lúc mọi nơi, mọi ngõ ngách của đời
sống và cả “trong sâu thẳm trái tim mình”. Tất cả, tất cả đã và đang sẵn sàng vào cuộc với một tâm
thế hiến dâng trong kiêu hãnh, tự hào.
Tuy nhiên, đời sống luôn có hai mặt, trái chiều. Bên cạnh sự xả thân cũng lộ diện sự lười nhát, vụ
lợi, sống cho riêng mình; có cả sự “ung dung” hưởng thụ trong lười biếng. Một dạng khác nữa là
luôn tỏ ra xông xáo, tích cực hiến kế, hiến tài,... nhưng thực chất là “làm màu” để lấy lòng cấp
trên, vì những hành vi “múa rìu” của họ rất khó tìm thấy “cái tâm” trong ấy. Đó là những hiện
tượng lệch lạc, cần lên án, chấn chỉnh, bài trừ. Có như thế mới đem lại sự “công bằng” và khích lệ
tinh thần cống hiến của tuổi trẻ; để mọi người cùng ý thức hiến dâng (dù ít dù nhiều) luôn là hành
động, là nghĩa cử cao đẹp trong tâm mỗi con người.
“Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp” - Bác Hồ
kính yêu luôn mong mỏi, luôn kỳ vọng, gửi gắm niềm tin - nhất là thế hệ trẻ nước nhà.
Chúng ta tự hào khi cách đây chưa lâu, trong Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc (giai đoạn 2015
- 2020) đã có trên 2.000 đại biểu là những đại diện xuất sắc nhất trên các lĩnh vực - là những bông
hoa trong vườn hoa đẹp của dân tộc. Họ là những con người dâng hiến tài năng, trí tuệ, sức lực
của mình cho làng xóm, quê hương, cộng đồng, dân tộc. Ở đó có những câu chuyện, những sẻ chia
với những nỗi đau quặn thắt lòng người. Ở đó có cả sự hy sinh tính mạng mình một cách vô tư,
hồn nhiên như “chuyện phải làm”!
Chúng ta tự hào với 4 nhân vật truyền cảm hứng trong năm 2020 - bốn “nhân vật cống hiến của
năm” được báo chí bình chọn: Đó là cô giáo vùng cao Trương Thị Nhượng (tỉnh Hà Giang) - người
đã tận tụy suốt nhiều chục năm ở vùng đất chỉ có núi và núi. Mong mỏi lớn nhất của cô là có được
ngôi trường đàng hoàng để tập hợp trẻ mồ côi; học sinh miền núi có thêm miếng thịt trong bữa ăn,
có chiếc áo ấm để mặc. Đó là Hoàng Tuấn Anh - “cha đẻ” ATM gạo miễn phí trong đại dịch
COVID-19. Anh vẫn tự dặn lòng: “Sẽ nỗ lực để làm được những điều mới mẻ khác nữa, đem lại
lợi ích cho cộng đồng”. Đó là cậu sinh viên Ngô Minh Hiếu - chàng trai khiến ta cảm mến với câu
chuyện tử tế: 10 năm cõng bạn đến trường… xem đó như một lẽ tự nhiên vì bạn. Và nhân vật đặc
biệt: Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch (tỉnh Quảng Bình) - Phan Thanh Miên, người đã qua đời trong
trận lũ miền Trung mới đây khi dầm mình trong nước lũ, đưa người dân đến nơi an toàn, còn anh thì ra đi mãi mãi.
Hết lòng vì người khác, xả thân đời mình, bất chấp hiểm nguy, đem hết tài năng, trí tuệ dâng hiến
cho người, cho đời là tinh thần thiêng liêng của sự cống hiến. Tuổi trẻ hôm nay và mai sau cần dốc
lòng, dốc sức cống hiến cho đời, viết tiếp những trang đời xanh tươi của thế hệ đi trước.
2. Bài nghị luận xã hội về sự cống hiến trong cuộc sống (Mẫu 2)
"Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương."
Đó là những lời ca tiếng hát đầy xúc động, là tiếng lòng của những người con khao khát hiến dâng
cho quê hương, Tổ quốc mình. Chỉ khi được cống hiến, được hy sinh, cuộc đời ta mới thăng hoa
và thực sự có ý nghĩa. Bởi vậy, cống hiến là một đức tính mà thanh niên nào cũng cần phải có.
Cống hiến là một đức tính hy sinh cao đẹp của con người, là hành đô ̣ng tự nguyện đem sức lực, tài
năng, trí tuệ của mình đóng góp cho cô ̣ng đồng. Đó còn là biểu hiện của những người biết hy sinh
lợi ích cá nhân để phục vụ cho lợi ích tâ ̣p thể. Họ xem đó như là nghĩa vụ để cùng nhau hành động,
san sẻ trách nhiê ̣m, gánh nặng trong công việc.
Sự cống hiến nằm ngay trong hành động hàng ngày của chúng ta. Sự cống hiến luôn có ý nghĩa,
giá trị vô cùng to lớn và với mỗi giai đoạn đều có những biểu hiện khác nhau. Xã hội sẽ tốt đẹp
biết bao nếu mọi người ai cũng biết cống hiến, gạt bỏ đi những lợi ích tầm thường. Tìm mọi cách
để cống hiến là hành động đáng để chúng ta khen ngợi, góp phần nâng cao giá trị của mỗi cá nhân
trong cuô ̣c sống cũng như hình thành lý tưởng sống đúng đắn, tích cực. Nó còn tạo ra những giá
trị hữu ích góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Không ngừng khám phá, tìm tòi sáng tạo, dốc lòng
đóng góp công sức vào sự phát triển chung của cộng đồng, tất cả những sự cống hiến ấy mang mô ̣t
ý nghĩa thật sâu sắc. Điều đó không chỉ giúp cho người cố ng hiến có thêm kiến thức, mở rô ̣ng tầm
nhìn mà còn xây dựng nền tảng để họ vững bước vào tương lai. Cống hiến thể hiện một phong
cách sống đẹp, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiê ̣m với viê ̣c mình làm, không ngại khó khăn,
mạnh dạn tiến về phía trước. Những hành động ấy chính là lời khẳng định giá trị bản thân cũng
như chứng tỏ vai trò, bản lĩnh của người cống hiến. Nói đến cống hiến chúng ta phải nói đến sự
đóng góp không hề nhỏ của lớp trẻ. Với lòng nhiê ̣t huyết, những đam mê cháy bỏng, khát khao
chinh phục, khát vọng cống hiến, thế hệ trẻ hôm nay không ngừng nỗ lực, cố gắng để đóng góp
công sức của mình. Để chinh phục được ước mơ, họ luôn tìm cho mình một lý tưởng sống đúng
đắn làm kim chỉ nam dẫn đường để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Họ xem đó là niềm hạnh
phúc lớn lao nhất của cuô ̣c đời, hạnh phúc khi được sống và cống hiến. Họ dồi dào sức sống, tràn
đầy nhiệt huyết để san bằng bất kỳ mọi trở ngại. Sống cống hiến luôn là mô ̣t cuô ̣c sống đầy ý
nghĩa. Nó giúp ta rèn luyê ̣n bản lĩnh, nghị lực và lòng quyết tâm. Sự cống hiến cho dù trong bất
kỳ trường hợp nào cũng luôn được mọi người ghi nhận.
Có thể thấy, trong bất cứ thời đại nào, sự cống hiến của thế hệ trẻ luôn có ý nghĩa và giá trị vô
cùng to lớn, đồng thời, mỗi thời đại có những biểu hiện, những hành động khác nhau. Trong thời
kì kháng chiến, cống hiến chính là không ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy lên đường theo tiếng
gọi thiêng liêng của Tổ quốc, đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do cho đất nước. Có biết
bao thanh niên đã cống hiến tuổi trẻ, thanh xuân thậm chí cả tính mạng của chính mình để bảo vệ
quê hương, đất nước. Đó là mười cô gái ở ngã ba Đồng Lộc, là chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn
Trỗi và hàng triệu, hàng triệu thanh niên trẻ khác trên khắp đất nước. Ngày nay, với khát khao
cháy bỏng, những người trẻ Việt Nam đã luôn không ngừng cố gắng, nỗ lực, đem sức khỏe, tuổi
trẻ, trí tuệ và sức lực của mình cống hiến cho đất nước. Họ là những người trẻ, sẵn sàng từ bỏ phố
thị phồn hoa, tấp nập đến với những bản làng, những miền quê xa xôi để đem con chữ, đem ánh
sáng tri thức đến cho những người dân vùng cao. Họ là những người không quản ngại xa xôi, vất
vả để thực hiện những chương trình tình nguyện, giúp đỡ những số phận, hoàn cảnh khó khăn. Họ
còn là những chiến sĩ trẻ tuổi, chấp nhận hi sinh tình yêu, hạnh phúc sum vầy bên gia đình để làm
nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc nơi hải đảo xa xôi hay những vùng biên hẻo lánh. Tất
cả, tất cả những con người như thế đã nguyện cống hiến tất cả cho đất nước, cho nhân dân, những
hành động của họ thật đẹp, thật ý nghĩa biết bao. Những hành động ấy của thế hệ trẻ ngày nay
chính là lời khẳng định giá trị bản thân của họ, đồng thời, nó giúp họ phát huy hết khả năng của
bản thân, chứng tỏ vai trò, bản lĩnh của những người chủ nhân tương lai của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những người đang cố gắng nỗ lực cống hiến cho sự nghiê ̣p phát triển chung,
thì đây đó vẫn còn những con người sống thờ ơ, ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của bản thân
mà quên đi tất cả. Thật đáng trách cho những ai có lối sống thực dụng, chỉ biết hưởng thụ, quên đi
trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Đó là lối sống lệch lạc cần bị lên án và loại bỏ. Bạn
có thể chọn cho mình cách sống như thế nào đó là lựa chọn của bạn, không ai có thể ép bạn. Tuy
nhiên, sống vì người khác bạn sẽ cảm thấy cuộc đời của mình thật bình an, vui tươi và hạnh phúc.
“Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến”. Mỗi chúng ta cần phải xác
định rõ tư tưởng: hãy nghĩ đến cống hiến nhiều hơn là hưởng thụ. Có tích cực cống hiến thì mỗi
chúng ta mới có hạnh phúc, có điều kiện để nâng cao chất lượng hưởng thụ và giá trị bản thân.
Vận dụng vào thực tiễn đời sống, thanh niên, học sinh cần học tập, tu dưỡng thật tốt để tích cực
chuẩn bị cho việc cống hiến sau này. Hãy phấn đấu trở thành những người cống hiến nhiều nhất
cho Tổ quốc, cho nhân dân. Khi đó sự hưởng thụ chính đáng sẽ đến với chúng ta và đất nước sẽ
không bao giờ quên những gì mà chúng ta đã đóng góp.
Thực vậy, chi khi biết cống hiến, biết cho đi, ta mới thực sự tìm thấy được hạnh phúc và thanh
thản trong tâm hồn. Là một người trẻ, tôi tự nhủ bản thân phải cống hiến nhiều hơn nữa để tô điểm
thêm cho đời, xứng đáng với những gì cuộc sống tươi đẹp đã ban tặng cho mỗi chúng ta.