-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập cá nhân môn Dẫn chương trình truyền hình | Học viện Báo cáo và Tuyên truyền
Xinkính chào và cảm ơn quý vị khán giả đã dành thời gian theo dõi chương trình “Văn hóa- Xã hội” của đài Phát Thanh Truyền hình Hà Nội - Nơi cập nhật những thông tin mới và hấp dẫn về những vấn đề nổi bật trong lĩnh vực văn hóa, xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Dẫn chương trình truyền hình 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Bài tập cá nhân môn Dẫn chương trình truyền hình | Học viện Báo cáo và Tuyên truyền
Xinkính chào và cảm ơn quý vị khán giả đã dành thời gian theo dõi chương trình “Văn hóa- Xã hội” của đài Phát Thanh Truyền hình Hà Nội - Nơi cập nhật những thông tin mới và hấp dẫn về những vấn đề nổi bật trong lĩnh vực văn hóa, xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Dẫn chương trình truyền hình 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VIỆN BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG ----------
BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN
DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Nga Huyền Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Lớp hành chính: Truyền hình K41
Lớp tín chỉ: PT03854_K41.1 Hà Nội, tháng 12 năm 2024
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN LỚP HÀNH CHÍNH 1 Hoàng Thị Ngọc Bích 2156050009 Truyền hình K41 2 Nông Thị Điệp 2156050018 Truyền hình K41 3 Nguyễn Hương Giang 2156050019 Truyền hình K41 4 Nguyễn Hương Lan 2156050030 Truyền hình K41 5 Nguyễn Thị Yến Nhi 2156050044 Truyền hình K41 6 Lê Như Quỳnh 2156050048 Truyền hình K41 7 Lê Ngọc Cẩm Tú 2156050049 Truyền hình K41 KỊCH BẢN
BẢN TIN CHUYÊN ĐỀ “VĂN HÓA - XÃ HỘI” STT HẠNG MỤC NỘI DUNG GHI CHÚ 1 Intro Intro
Xin kính chào và cảm ơn quý vị khán giả đã dành thời gian theo dõi chương
trình “Văn hóa- Xã hội” của đài Phát Thanh Truyền hình Hà Nội- Nơi cập
nhật những thông tin mới và hấp dẫn về những vấn đề nổi bật trong lĩnh BTV 2 MC dẫn mở
vực văn hóa, xã hội. Và tôi là Như Quỳnh người sẽ đồng hành cùng quý vị
và các bạn trong chương trình ngày hôm nay. Như Quỳnh
Chương trình sẽ có những thông tin đáng chú ý sau:
1. Khai mạc Triển lãm Ý tưởng thiết kế sáng tạo Hà Nội.
2. Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam chăng dây bảo vệ hiện vật. 3 Highlight
3. Nông dân trồng hoa Tây Tựu tất bật khôi phục sản xuất sau bão.
4. Vượt bão, gieo mầm xanh nhằm phục hồi sản xuất rau quả sạch.
5. Talkshow “Mỗi tuần một nhân vật” . 4 Gạt cắt Tin 1: Khai
Phóng viên dẫn hiện trường: mạc Triển lãm
Xin kính chào quý vị khán giả, hiện tôi đang có mặt tại không gian 93 Đinh Phóng viên 5 Ý tưởng thiết
Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nơi đây đang diễn ra Triển lãm Ý Hương Giang kế sáng tạo Hà
tưởng thiết kế sáng tạo 2024. Đây gần như là sự kiện đầu tiên trong chuỗi Nội
hoạt động chào mừng Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay. Sự kiện
thu hút với những thiết kế hàng đầu mang đầy tính sáng tạo, không chỉ đến
từ các nghệ sĩ, nghệ nhân hàng đầu trong ngành mà còn đến từ các bạn trẻ đam mê nghệ thuật.
Đọc off: Triển lãm không chỉ là một cơ hội để người dân chiêm ngưỡng
các sản phẩm thiết kế độc đáo mà còn là nơi kết nối, chia sẻ những xu
hướng mới nhất từ kiến trúc, điêu khắc cho đến thiết kế đồ họa. Các gian
hàng trưng bày thể hiện rõ nét trí tưởng tượng, không giới hạn người làm
nghệ thuật đem lại những trải nghiệm ấn tượng cho khán giả, đặc biệt là
các bạn trẻ. Những ý tưởng xuất hiện trong triển lãm lần này sẽ là động lực
để thế hệ trẻ tiếp tục sáng tạo và cống hiến cho sự phát triển của Thủ đô trong tương lai.
Phỏng vấn Phương Linh (quận Cầu Giấy, Hà Nội): Băng phỏng vấn
Đọc off: Hà Nội là thành phố đầu tiên của Việt Nam tham gia Mạng lưới
các thành phố sáng tạo của UNESCO. Đây là tài sản vô giá để Thủ đô tiếp
tục sáng tạo, khẳng định giá trị, phục vụ đắc lực cho tiến trình hội nhập văn
hóa, xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. Với các không
gian trải nghiệm phong phú, triển lãm Ý tưởng Thiết kế Sáng tạo là nơi để
chia sẻ và đưa các sáng kiến ấn tượng vào thực tiễn. Triển lãm sẽ kéo dài
từ ngày 9/11 đến hết ngày 17/11/2024.
Mở cửa vào đầu tháng 11 năm 2024, bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam đã
thu hút đông đảo người dân tham quan. Tuy nhiên, gần đây đã xuất hiện
những hình ảnh không đẹp và gây phản cảm do ý thức của một số người BTV 6 Dẫn nối
dân. Trước tình trạng trên ban quản lý Bảo tàng đã chăng dây bảo vệ để Như Quỳnh
hạn chế người dân chạm vào hiện vật. Phóng viên Yến Nhi có mặt hiện
trường sẽ thông tin chi tiết.
Bài phản ánh 2: Phóng viên dẫn hiện trường: Kính thưa quý vị, Bảo tàng Lịch sử quân sự Bảo tàng Lịch
Việt Nam đã nhanh chóng trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều người dân sử Quân sự
từ khi bắt đầu mở cửa. Hàng ngàn lượt khách đến tham quan mỗi ngày, thể Việt Nam
hiện sự quan tâm lớn của cộng đồng đối với lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, chăng dây bảo
cùng với đó là những hình ảnh không mấy đẹp mắt khi nhiều người vô tình Phóng viên 7 vệ hiện vật
hoặc cố ý chạm vào các hiện vật quý giá, thậm chí là leo trèo lên các hiện Yến Nhi
vật đang được trưng bày đã khiến nhiều người yêu lịch sử bức xúc.
Trước tình trạng trên, ban quản lý bảo tàng đã nhanh chóng có những biện
pháp khắc phục. Hiện tại, các khu vực trưng bày đã được căng dây, đặt
biển báo để giữ khoảng cách, ngắn khách xâm phạm và tác động vào hiện
vật. Đồng thời, lực lượng bảo vệ cũng được tăng cường để hướng dẫn và nhắc nhở du khách.
Phỏng vấn bạn Hoàng Phạm Phương Trang, Trường Khoa học Liên
ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội
OFF: Tuy nhiên để giải quyết triệt để vấn đề này, không chỉ cần sự nỗ lực
của ban quản lý bảo tàng mà còn đòi hỏi ý thức của từng du khách. Việc
giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hoá cần được bắt đầu từ gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Phỏng vấn chị Nguyễn Thu Trang, Cầu Giấy, Hà Nội
Phóng viên dẫn hiện trường: Mỗi hiện vật tại bảo tàng đều mang trong
mình một câu chuyện lịch sử hào hùng. Chúng là những chứng nhân sống
động cho những chiến công oanh liệt của dân tộc. Việc bảo vệ và giữ gìn
những hiện vật này là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không chỉ là nơi lưu giữ những kỷ vật
lịch sử mà còn là địa điểm giáo dục đầy tiềm năng cho thế hệ trẻ. Vì vậy,
việc nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hóa là điều vô cùng cần thiết.
Thưa quý vị, hiện tại đã là cuối tháng 10 âm lịch - thời điểm vàng để những BTV 8 Dẫn nối
làng hoa trên cả nước rục rịch cho vụ mùa Tết Nguyên đán. Nhưng cơn bão
số 3 Yagi vừa qua đã khiến nhiều khu vực chuyên trồng tại miền Bắc, đặc Như Quỳnh
biệt là vùng Thủ đô Hà Nội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không khuất phục
trước thiên tai, hiện bà con làng Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đang vực dậy
cả về tinh thần lẫn tài chính để từng bước tái thiết ruộng vườn, phục vụ thị trường Tết. Phóng sự 3:
Phóng viên dẫn hiện trường: Kính thưa quý vị khán giả! Nằm bên bờ Phóng viên
Nông dân trồng sông Nhuệ, làng hoa Tây Tựu (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm) được Cẩm Tú
hoa Tây Tựu tất biết đến là “thủ phủ hoa” của Hà Nội - nơi cung cấp rất nhiều loại hoa cho bật khôi phục
thủ đô và các vùng lân cận. Thế nhưng, cách đây không lâu, cơn bão mang sản xuất sau
tên Yagi kéo đến đã để lại ảnh hưởng nặng nề lên làng hoa này. Để các bạn bão
có thể hình dung cụ thể hơn thì chỉ khoảng 2 tháng trước, lũ trên sông Nhuệ
dâng cao và vượt báo động III, ngay tại nơi tôi đang đứng, nước đã ngập
lên tận ngọn hoa, khiến nhiều diện tích hoa bị hỏng hoàn toàn và phải cắt
bỏ. Những người dân Tây Tựu chịu thiệt hại không nhỏ về kinh tế khi nhiều
luống hoa đã sắp đến kỳ thu hoạch mà không thể đưa ra thị trường. Dù vậy,
với niềm hy vọng về một vụ mùa Tết ổn định, thắng lớn, bà con Tây Tựu
đã và đang cùng nhau quyết tâm khôi phục sản xuất.
OFF: Cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão với sức tàn phá lớn đã khiến hàng
trăm hecta hoa khu vực làng hoa Tây Tựu và vùng lân cận bị ngập úng sâu,
nhiều cây đã lên ngọn bị quật ngã bởi gió mạnh. Những cây mới được ươm
giống, trồng củ thì trôi theo nước lũ. Thậm chí, giàn treo cũng bị đổ rạp
làm khung cảnh trở nên vô cùng tan hoang. Thực trạng này khiến tất cả
nông dân trồng hoa lao đao bởi không biết bắt đầu lại từ đâu khi phải khắc
phục từ cơ sở vật chất đến bổ sung giống, củ hoa, ươm lại cho vụ mùa sắp
tới. Quá trình này mất rất nhiều thời gian do điều kiện đất sau bão lũ không
đảm bảo. Ngoài ra, vốn đầu tư cũng là một nỗi trăn trở không hề nhỏ đối với các hộ trồng hoa.
Giống như nhiều người dân quanh năm chăm sóc, làm “bạn” với các loại 9
hoa, hộ sản xuất của ông Chu Hữu Khuyến cũng gặp vô vàn khó khăn sau
bão. Ông ước tính thiệt hại lên tới 5 sào, chủ yếu là hoa ly đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh.
Phỏng vấn ông Chu Hữu Khuyến
OFF: Vất vả là thế nhưng với kinh nghiệm của những người nông dân lành
nghề, gần hai tháng sau cơn bão, những cánh đồng ở làng Tây Tựu đang
dần "xanh hóa" trở lại. Sắc xanh của những luống hoa vừa ươm đang phủ
dần trên các khu vực bị ngập nước trước đây.
Ngay sau bão, nhiều hộ dân ngay lập tức bắt tay vào việc phục hồi đất. Với
tâm thế còn nước còn tát, nhiều hộ thuê máy về cày lại đất, đặt máy bơm
để tháo nước ra khỏi ruộng. Về phần hoa, những luống đã gãy, hỏng nặng
thì buộc phải phạt bỏ, những luống không bị bão quật thì được mang đi bán
với giá rẻ hơn để bù lỗ đồng nào hay đồng ấy.
Cách vụ mùa Tết chỉ suýt soát 2 tháng, họ cũng nhanh chóng đặt mua củ,
giống hoa và cả các loại thuốc kích hoa, kích rễ bởi nếu không nhanh thì
thị trường khan hiếm, giá lại càng bị đẩy lên. Những ngày này, cô Lê Thị
Ngoan ở vườn hầu như cả ngày, chỗ cần tưới, chỗ cần xới đất, những củ ly
mới được ươm thì càng phải chăm sóc, để ý kỹ càng hơn.
Phỏng vấn cô Lê Thị Ngoan
OFF: Dù phải vay mượn thêm khá nhiều tiền để khắc phục thiệt hại nhưng
với nhiều người dân Tây Tựu, vay mấy, vay nữa cũng phải làm. Cả năm
trồng hoa chỉ có vụ Tết là quan trọng nhất, các hộ dồn mọi nguồn lực để
tái thiết ruộng vườn. Tầm giờ này mọi năm hiếm nhà phải thuê thêm nhân
công, hầu hết là huy động người thân, nhưng ngay từ thời điểm này, các hộ
đã phải thuê thêm người nhổ cỏ, ươm giống để kịp có hoa đưa ra thị trường.
Ngoài ra, nhiều người nông dân đã đổi loại hoa chủ lực, giành sự ưu tiên
cho những loại dễ thích ứng với thời tiết hiện tại, không kén đất như hồng,
ly, lay ơn. Cúc tuy dễ trồng nhưng kén đất nên quanh làng Tây Tựu và khu
vực lân cận hiện chỉ có trên dưới mười nhà duy trì trồng cúc. Còn lại, chiếm
ưu thế vẫn là hoa lay ơn, hoa ly khi giá củ không bị đẩy lên quá cao, vừa
phù hợp với nguồn vốn eo hẹp của nông dân sau bão lại vừa đảm bảo thu
nhập ổn định khi Tết đến.
Dù phải đối mặt với những thách thức, khó khăn về kinh tế do cơn bão
Yagi gây ra nhưng với lòng quyết tâm, tinh thần lạc quan của người trồng
hoa, làng Tây Tựu đã sẵn sàng để cung ứng những bông hoa đẹp về cả mẫu
mã và chất lượng, phục vụ thị trường Tết Nguyên Đán. Giờ đây, làng hoa
Tây Tựu không chỉ phục hồi mà còn đặt mục tiêu xa hơn, hướng đến mơ
ước đưa hoa làng quê đến khắp mọi miền đất nước và vươn ra thị trường
quốc tế. Mỗi bông hoa Tây Tựu được trao tay sau bão sẽ không chỉ mang
theo sắc xuân tươi thắm, rực rỡ, mà còn gửi gắm biết bao tâm huyết, nỗi
niềm và sự chịu thương, chịu khó của người nông dân sớm hôm trên đồng ruộng
Thưa quý vị, mặc dù đã hơn hai tháng kể từ ngày bão Yagi đổ bộ vào nước
ta, nhưng những thiệt hại mà nó để lại cho nền nông nghiệp vẫn còn rõ rệt.
Các vùng trồng trọt bị tàn phá nặng nề, nhiều diện tích cây trồng bị hư hại,
khiến bà con nông dân phải đối mặt với không ít khó khăn. Tuy nhiên, bên
cạnh những khó khăn đó, chúng ta cũng chứng kiến những nỗ lực vượt qua BTV 10 Dẫn nối
bão tố của các hợp tác xã nông nghiệp, đặc biệt là HTX Rau quả sạch Chúc
Sơn, nơi đã kiên cường khắc phục hậu quả và tiếp tục phát triển bền vững, Như Quỳnh
đóng góp tích cực vào sự phục hồi chung của nền nông nghiệp sau bão.
Trong phóng sự hôm nay, mời quý vị sẽ cùng theo chân phóng viên Ngọc
Bích để tìm hiểu xem HTX Rau quả sạch Chúc Sơn đã làm thế nào để vượt
qua khó khăn, duy trì và phát triển mô hình nông nghiệp an toàn của mình. Phóng sự 4:
MC: Thưa quý vị, khi nhắc đến những HTX tiên phong trong sản xuất Vượt bão, gieo
nông nghiệp sạch, chắc hẳn nhiều người nghĩ ngay đến HTX Rau quả sạch Phóng viên mầm xanh nhằm 11
Chúc Sơn, Hà Nội. Nhìn vườn ươm xanh mướt như thế này, khó ai có thể phục hồi sản
hình dung rằng chỉ hai tháng trước, cơn bão Yagi đã gây thiệt hại nặng nề Ngọc Bích xuất rau quả sạch. cho HTX.
Thế nhưng, với quyết tâm và sự kiên trì, HTX Rau quả sạch Chúc Sơn
không chỉ khắc phục nhanh hậu quả sau bão, mà còn đẩy mạnh chất lượng
sản xuất, cam kết tiếp tục mang đến những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Hôm nay, mời quý vị và các bạn đồng hành cùng Ngọc Bích để tìm hiểu
xem HTX rau quả sạch Chúc Sơn đã vượt qua những khó khăn sau cơn bão
lịch sử như thế nào và tiếp tục phát triển mô hình nông nghiệp bền vững ra sao.
(OFF) Quá trình nuôi trồng, thu hoạch cây
Trong bối cảnh thời tiết ngày càng khắc nghiệt, với những cơn mưa trái
mùa, nắng nóng gay gắt và các hiện tượng cực đoan khác, việc chuyển đổi
từ phương pháp ươm giống rau truyền thống sang ươm cây trong khay
không chỉ là một giải pháp kỹ thuật, mà còn thể hiện sự thích nghi linh hoạt
của người nông dân trước thách thức của biến đổi khí hậu.
Khay ươm cây trở thành lá chắn đầu tiên bảo vệ những mầm sống non nớt
khỏi những biến động không lường trước. Từng hạt giống được ấp ủ trong
môi trường được kiểm soát cẩn thận, nơi độ ẩm, dinh dưỡng và ánh sáng
được điều chỉnh một cách tối ưu, tạo nền tảng vững chắc cho cả vụ mùa.
Phỏng vấn ông Hoàng Văn Thám, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng
giám đốc Hợp tác xã Rau Quả Sạch Chúc Sơn
Như các bạn đã thấy rồi thì chúng tôi sau khi bão xong rồi chúng tôi tạo
được giống rồi và chúng tôi đã có được một cái thành công đó là bà con đã
phủ xanh được toàn bộ các cánh đồng sau bão. Bây giờ nếu các bạn ra
ruộng thì tất cả đã trở thành một màu xanh.
(OFF) Có thể thấy, phương pháp ươm cây trong khay mà HTX áp dụng đã
giúp người nông dân giảm bớt những nỗi lo thường trực: lo hạt giống bị
cuốn trôi trong mưa lớn, lo cây con bị khô héo trong nắng hạn, hay lo mất
mùa vì sâu bệnh tấn công ngay từ giai đoạn đầu. Kết quả thu lại được sau
một vụ mùa là những luống rau xanh mướt, đạt tiêu chuẩn cao cả về số
lượng lẫn chất lượng. Sản lượng rau ngày càng ổn định và tăng trưởng,
trung bình mỗi ngày, hợp tác xã thu hoạch khoảng 2 tấn rau.
MC: Sau khi thu hoạch, rau củ sẽ được chuyển đến nhà sơ chế, trải qua
quy trình chọn lọc kỹ lưỡng để đóng gói và phân phối đến khách hàng.
Trước khi bước vào nhà sơ chế, tôi phải thay đổi trang phục. Điều này giúp
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phỏng vấn cô công nhân về quy trình chọn lọc, phân loại rau quả
(OFF) Quá trình chọn lọc, nhật kí sản xuất
Khi từng loại rau củ được chuyển vào nhà sơ chế, chúng như bước vào một
cuộc sàng lọc nghiêm ngặt, nơi mỗi bó rau, mỗi củ quả đều phải “kể” được
câu chuyện của mình. Đôi tay của những người công nhân lướt qua từng lá
rau, từng đường vân trên bề mặt củ quả, tỉ mỉ chọn ra những sản phẩm đạt
chuẩn về kích thước, màu sắc, và sự tươi mới. Những sản phẩm không đạt,
kể cả bị dập nát cũng không bị xem là vô dụng. Chúng được đưa vào một
hành trình khác, trở thành nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ, trả lại sự
sống và dinh dưỡng cho đất mẹ. (OFF) Khách hàng
Sau gần 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, HTX rau quả sạch Chúc
Sơn đã có một chỗ đứng vững mạnh trong ngành nông nghiệp. Điều đó
được thể hiện bởi số lượng khách hàng trung thành của HTX. HTX hiện
tại đang cung cấp rau quả sạch cho hệ thống siêu thị Big C, các trường học,
bệnh viện trên khắp thủ đô Hà Nội như: trường tiểu học Đoàn Thị Điểm,
bệnh viện (...) Nhờ chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo, uy tín được
xây dựng từ lâu đời mà dù trải qua nhiều biến cố, khách hàng vẫn luôn tin
dùng sản phẩm rau quả sạch của Chúc Sơn. Đó không chỉ là câu chuyện
của kỹ thuật canh tác khoa học mà còn là câu chuyện cái tâm, cái tầm của người làm nông.
MC: Thưa quý vị, có thể thấy, bão Yagi không chỉ mang đến thách thức
mà còn là động lực cho HTX rau quả sạch Chúc Sơn cải tiến kỹ thuật, củng
cố vững chắc quy trình sản xuất của mình.
Thành quả là mọi sản phẩm của HTX Chúc Sơn đều sạch, an toàn, đảm
bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Hy vọng rằng những nỗ lực không ngừng của HTX Chúc Sơn nói riêng,
của bà con nông dân Việt nói chung, sẽ ngày một vững vàng trong bối cảnh
biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng hiện nay.
Thưa quý vị, trong thời đại ngày nay, khi sự phát triển và hội nhập quốc tế
ngày càng mạnh mẽ, nhiều giá trị truyền thống đang dần trở thành thử thách
để bảo tồn. Tuy nhiên, có những người trẻ vẫn đang ngày đêm nỗ lực để
lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Họ không chỉ là cầu nối BTV 12 Dẫn nối
giữa quá khứ và hiện tại, mà còn là những người truyền cảm hứng mạnh
mẽ cho thế hệ trẻ hôm nay. Như Quỳnh
Hãy cùng chúng tôi theo chân MC Ngọc Điệp gặp gỡ và lắng nghe câu
chuyện đầy cảm hứng của bạn trẻ với tình yêu văn hóa quê hương thông
qua những chiếc đèn lồng truyền thống trong chương trình ngày hôm nay!
MC: Xin kính chào và cảm ơn quý vị đang theo dõi chương trình “Mỗi Talkshow 5:
tuần một nhân vật” phát sóng vào 8h sáng thứ 7 hàng tuần. Phóng viên 13
“Mỗi tuần một Thưa quý vị, văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống chính là hồn cốt của Nông Điệp nhân vật”
mỗi dân tộc, mỗi nét văn hóa có một giá trị tốt đẹp riêng và là niềm tự hào
của mỗi người dân, ngoài việc kế thừa những giá trị văn hóa tốt đẹp mà cha
ông đã để lại, giới trẻ ngày nay còn mang trong mình sứ mệnh sáng tạo,
lan tỏa để vừa gìn giữ, vừa phát triển những giá trị văn hóa đó.
Trong chương trình ngày hôm nay, chúng tôi rất vinh hạnh khi được trò
chuyện cùng anh Nguyễn Tuấn Khanh, là người sáng lập thương hiệu Luy
Lau, giữ gìn và lan tỏa văn hóa Kinh Bắc qua những chiếc đèn thủ công truyền thống. Vâng xin chào anh!
Anh Nguyễn Tuấn Khanh: Xin kính chào quý vị khán giả đang xem
chương trình! Tôi tên là …. hiện đang là …..
MC: Trước tiên, Ngọc Điệp xin được cảm ơn anh Khanh đã nhận lời tham
gia chương trình ngày hôm nay. Anh Khanh ơi, được biết những chiếc đèn
mà anh sáng tạo ra đều được làm từ những chất liệu truyền thống và thu
hút sự quan tâm của nhiều người. Vậy anh có thể chia sẻ đâu là nguồn cảm
hứng, động lực để anh làm ra những chiếc đèn lồng mang đậm nét văn hóa Kinh Bắc ạ? Anh Nguyễn Tuấn Khanh:
MC: Trong quá trình sáng tạo ra những chiếc đèn thủ công truyền thống,
anh có thể chia sẻ cho khán giả được biết đâu là sản phẩm đã để lại ấn
tượng sâu sắc nhất với anh và quá trình tạo ra sản phẩm đó có gì đặc biệt ạ? Anh Nguyễn Tuấn Khanh:
MC: Với sự xuất hiện của các sản phẩm lồng đèn công nghiệp, được sản
xuất hàng loạt với giá thành rẻ, thị trường dành cho lồng đèn thủ công đã
bị thu hẹp đáng kể. Vậy thì anh đã gặp những khó khăn, thử thách gì khi
bắt đầu theo con đường này? Anh Nguyễn Tuấn Khanh:
MC: Giữa một thị trường đa dạng sản phẩm và thị hiếu khách hàng ngày
càng khắt khe. Anh đã làm thế nào để những sản phẩm thủ công của mình
vẫn tạo được sức hút riêng trên thị trường? Anh Nguyễn Tuấn Khanh:
MC: Trong thời gian tới, anh có kế hoạch hay dự định như nào để tiếp tục
lan tỏa văn hóa Kinh Bắc đến nhiều người hơn, đặc biệt là các bạn trẻ? Anh Nguyễn Tuấn Khanh:
MC: Thông qua chương trình, anh có những lời gì muốn gửi đến khán giả
- những người còn đang lo lắng về việc theo đuổi ước mơ của mình không? Anh Nguyễn Tuấn Khanh:
MC: Cảm ơn anh Khanh rất nhiều vì cuộc trò chuyện ngày hôm nay. Chúc
anh sẽ có thêm những thành tựu mới, thành công hơn nữa trong sự nghiệp
và truyền cảm hứng cho các bạn trẻ!
Dạ vâng thưa quý vị câu chuyện của anh Khanh không chỉ là hành trình
khởi nghiệp đầy cảm hứng mà còn là minh chứng cho sức mạnh của niềm
đam mê và và tinh thần sáng tạo, lan tỏa văn hóa truyền thống của quê
hương mình đến nhiều người hơn.
Hy vọng rằng chương trình hôm nay sẽ là nguồn động lực cho các bạn
trẻ dám theo đuổi và thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Một lần
nữa xin cảm ơn quý vị khán giả đã quan tâm theo dõi. Kính chào tạm biệt
và hẹn gặp lại quý vị trong các số phát sóng tiếp theo!
Ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng cập nhật những thông tin dự báo thời tiết 14 Dẫn nối cùng với BTV Hương Lan.
Dẫn đầu bản tin thời tiết: Vâng thưa chị Như Quỳnh cùng quý vị khán
giả, vào chiều nay nhiều người dân Hà Nội thấy trời bắt đầu chuyển nhiều
mây hơn cảm giác cũng đỡ nóng hơn so với những ngày trước đó. Nhưng
đây chỉ là những sóng lạnh yếu lệch đông ở phía trước, còn phần chính của
khối không khí lạnh thì không xuống nước ta. Vì thế mà nhiệt độ sẽ chỉ
giảm từ từ chứ không hạ đột ngột.
Thực tế là lúc 16 giờ của ngày hôm nay thì nhiệt độ tại thủ đô Hà Nội đã BTV 15 Thời tiết
giảm khoảng 3 độ C so với cùng thời điểm của ngày hôm qua xuống còn Hương Lan
thấp nhất ở ngưỡng là 28 độ C, trời dịu mát.
Dự báo thời tiết tại Hà Nội: Dự báo là đêm nay và sáng sớm mai thì nền
nhiệt tại thủ đô Hà Nội sẽ có xu hướng giảm dần, trời có thể se se lạnh với
nhiệt độ thấp nhất là 22 độ C. Xu hướng dịu mát vào ban ngày và lạnh về
đêm ở Hà Nội sẽ còn kéo dài đến cuối tuần này.
Đáng chú ý là từ thứ Tư trở đi thì trời sẽ có thể lạnh rõ hơn về đêm và sáng
sớm với nhiệt độ thấp nhất trong khoảng là từ 18 cho đến 19 độ C.
Dự báo thời tiết tại TP Hồ Chí Minh: Chuyển sang thời tiết tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Sau một ngày nắng mạnh dự báo tối và đêm nay trời sẽ
không mưa với không khí vô cùng dịu mát, nhiệt độ giảm dần xuống thấp
nhất còn ở ngưỡng là 25 độ C. Thời tiết nơi đây đang dần kết thúc mùa
mưa và bước vào mùa khô.
Bão Man-yi: Bão số 9 hiện còn giảm cấp 9 tương đương với sức gió là
88km/h, giật cấp 11 ở Bắc biển Đông gây sóng to gió mạnh ở vùng biển
này. Dự báo trong 24 giờ từ ngày 19/11 đến ngày 20/11 thì bão số 9 suy
yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới, cường độ còn cấp 7 tương đương với
sức gió là 61km/h. Tâm áp thấp nhiệt đới cách huyện đảo Hoàng Sa khoảng
190km về phía Tây Bắc. Sau đó bão tiếp tục suy yếu thành 1 vùng áp thấp
ngoài khơi Trung Trung Bộ. Trong quá trình di chuyển hoàn lưu bão còn
gây thời tiết xấu ở Bắc biển Đông, gió mạnh cấp 6 cấp 7. Vùng gần tâm
bão đi qua cấp 8 cấp 9 giật cấp 11, biển động rất mạnh.
Dẫn kết bản tin thời tiết: Và cuối bản tin là phần dự báo cho một số thành
phố trong đêm nay và ngày mai.