-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập cá nhân môn Quản trị Marketing đề tài "Kế hoạch Marketing tour du lịch nội địa cho công ty "
Bài tập cá nhân môn Quản trị Marketing đề tài "Kế hoạch Marketing tour du lịch nội địa cho công ty" của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông 494 tài liệu
Bài tập cá nhân môn Quản trị Marketing đề tài "Kế hoạch Marketing tour du lịch nội địa cho công ty "
Bài tập cá nhân môn Quản trị Marketing đề tài "Kế hoạch Marketing tour du lịch nội địa cho công ty" của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn:
Trường: Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông 494 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















































Preview text:
lOMoARcPSD| 37054152 MỤC LỤC
PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................4
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................................................4
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu....................................................................4
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU....................................................................5
1.2.1. Mục tiêu chung.................................................................................5
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................5
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................6
1.3.1. Phạm vi về không gian......................................................................6
1.3.2. Phạm vi nội dung..............................................................................6
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................6
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................6
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin.......................................................6
1.4.2. Phương pháp phân tích ma trận SWOT............................................6
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TRONG NƯỚC VÀ
QUỐC TẾ......................................................................................................................8
2.1. Tổng quan về thị trường du lịch quốc tế..................................................8
2.1.1. Thực trạng ngành du lịch thế giới từ trong 3 năm đại dịch Covid-19.
...............................................................................................................................8
2.2. Tổng quan về thị trường du lịch trong nước...........................................11
2.2.1. Thực trạng ngành du lịch trong nước..............................................11
2.2.2. Triển vọng ngành du lịch Việt Nam năm 2023................................13
PHẦN 3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TRAVELLING VÀ SẢN
PHẨM DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH......................................................................15
3.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Travelling.......................................15
3.2. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................16
3.2.1. Tầm nhìn và sứ mệnh......................................................................16
3.2.2. Thành tựu đạt được.........................................................................16
3.3. Quy mô công ty TNHH Travelling.........................................................17
3.3.1. Các lĩnh vực kinh doanh.................................................................17
3.3.2. Các đơn vị trực thuộc.....................................................................17 lOMoARcPSD| 37054152
3.4. Nguồn nhân lực.....................................................................................18
3.5. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Travelling.......................................18
3.5.1. Bộ máy quản lý cấp công ty............................................................18
3.5.2. Bộ máy quản lý cấp cơ sở...............................................................19
3.5.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban....................................19
3.6. Giới thiệu chung về các tour du lịch và tour du lịch lữ hành nội địa của
Công ty TNHH Travelling........................................................................................19
3.6.1. Các tour hoạt động.........................................................................19
PHẦN 4. PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG MÔI TRƯỜNG
MARKETING ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO CÁC TOUR DU LỊCH NỘI
ĐỊA CỦA CÔNG TY....................................................................................................22
4.1. Môi trường vĩ mô...................................................................................22
4.1.1. Môi trường kinh tế:.........................................................................22
4.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật:....................................................22
4.1.3. Môi trường văn hóa – xã hội:.........................................................23
4.1.4. Môi trường kỹ thuật – công nghệ:...................................................23
4.1.5. Môi trường tự nhiên........................................................................24
4.1.6. Nhân khẩu.......................................................................................24
4.2. Môi trường vi mô...................................................................................25
4.2.1. Nội bộ công ty TNHH Travelling....................................................25
4.2.2. Ma trận SWOT................................................................................27
PHẦN 5. KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY TNHH DU LỊCH LỮ
HÀNH TRAVELLING QUÝ 3 NĂM 2023 TẠI VIỆT NAM...........................................29
5.1. Xu hướng thị trường..............................................................................29
5.2. Mục tiêu marketing cho công ty TNHH du lịch lữ hành Travelling quý 3
năm 2023.................................................................................................................29
5.2.1. Mục tiêu dài hạn.............................................................................29
5.2.2. Mục tiêu ngắn hạn..........................................................................29
5.3. Phân tích chiến lược STDP cho các tour du lịch nội địa của công ty
Travelling quý 3 năm 2023......................................................................................30
5.3.1. Phân đoạn thị trường......................................................................30
5.3.2. Thị trường mục tiêu........................................................................32
5.3.3. Sự khác biệt....................................................................................33 lOMoARcPSD| 37054152
5.3.4. Định vị sản phẩm trên thị trường....................................................34
5.4. Phân tích các chính sách marketing mix cho các tour du lịch nội địa của công
ty Travelling quý 3 năm 2023..........................................................................35
5.4.1. Chính sách sản phẩm ( Product )....................................................35
5.4.2. Chính sách về giá (Price)...............................................................38
5.4.3. Chính sách phân phối (Place).........................................................39
5.4.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp (Promotion)......................................40
5.4.5. Chính sách về con người (People)..................................................42
5.4.6. Chính sách về bằng chứng hữu hình (Physical Evidence)..............43
5.4.7. Ngân sách dự kiến..........................................................................44
5.4.8. Mô hình tổ chức hoạt động marketing............................................46
5.4.9. Kế hoạch thực thi............................................................................47
5.4.10. Kế hoạch kiểm soát và giám sát thực thi kế hoạch........................50
PHẦN 6. KẾT LUẬN........................................................................................52
PHẦN 7. DANH MỤC THAM KHẢO..............................................................53 lOMoARcPSD| 37054152 DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 nguồn Internet.......................................................................................11
Hình 2: Biểu phục hồi du lịch theo khu vực......................................................11
Hình 3: Lượng khách quốc tế đến theo khu vực và thế giới năm 2023.............12
Hình 4: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2023................................14
Hình 5: Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc về du lịch năm 2023..............15
Hình 6: Logo công ty TNHH Travelling............................................................17
Hình 7: Bộ máy quản lý cấp công ty.................................................................20
Hình 8: Bộ máy quản lý cấp cơ sở....................................................................21
Hình 9: Bảng giá tour du lịch nội địa..............................................................23
Hình 10: Tháp dân số Việt Nam 2023. Nguồn: internet....................................27
Hình 11: Chương trình “Áo ấm cho em”..........................................................38
Hình 12: Tour “Hà Nội – Lào Cai- Sapa – Yên Tử - Hạ Long – Chùa Bái Đính
– Tràng An”( 6 ngày)...................................................................................................39
Hình 13: Sơ đồ tổ chức hoạt động marketing. Nguồn: internet........................47 lOMoARcPSD| 37054152 DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Các đơn vị trực thuộc công ty Travelling.............................................20
Bảng 2: Ma trận SWOT....................................................................................30
Bảng 3: Bảng chân dung khách hàng mục tiêu cho quý 4 năm 2023. Nguồn: tự
nghiên cứu...................................................................................................................34
Bảng 4: Bảng so sánh sự khác biệt về giá của Travelling so với các đối thủ35
Bảng 5: Chi phí marketing. Nguồn: tự nghiên cứu..........................................46
Bảng 6: Phương án tổng quan. Nguồn: tự nghiên cứu.....................................48
Bảng 7: Kế hoạch kiểm soát và giám sát. Nguồn: tự nghiên cứu......................53 lOMoARcPSD| 37054152
PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội, thu nhập của người dân
không ngừng tăng lên kéo theo nhu cầu hưởng thụ cuộc sống của con người cũng thay
đổi, người dân hiện nay có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn để mở rộng kiến thức, tăng
thêm sự hiểu biết về xã hội, thế giới xung quanh, đồng thời cũng để tìm kiếm thời gian
thư giãn, xả stress sau những tháng ngày học tập, làm việc vất vả.
Chính vì vậy, kinh doanh du lịch thế nào để có hiệu quả hiện nay là một vấn đề
đang được các công ty du lịch quan tâm đáng kể. Để làm được điều này, trước hết phải
hiểu rõ rằng việc kinh doanh du lịch là một loại hình kinh doanh dịch vụ khác với kinh
doanh hàng hóa, đối với hàng hóa trước khi mua khách hàng có thể nhìn, sờ, cảm nhận
được chất lượng của nó thông qua chất liệu, màu sắc,… chúng ta có thể ước lượng
được giá tiền tương ứng và quyết định nên mua hay không mua, do đó có thể hạn chế
rủi ro. Còn dịch vụ thì khác, do quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời nên
người mua không thể nào biết trước được chất lượng dịch vụ mãi đến khi họ tiêu dùng
dịch vụ. Do đó, họ không có cơ sở để đánh giá chất lượng trước khi mua nên việc mua
dịch vụ có tính rủi ro cao hơn hàng hóa. Cũng chính vì vậy mà dịch vụ khó bán hơn
hàng hóa, khách hàng thường ngần ngại khi mua dịch vụ, họ cân nhắc rất cẩn thận
trước khi mua. Vậy chúng ta làm thế nào để kính thích nhu cầu của họ? làm thế nào để
lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh về phía mình? Không có gì khác hơn là
chúng ta làm cho khách hàng thấy dịch vụ của chúng ta là có chất lượng, là tốt hơn so
với đối thủ cạnh tranh.
Để làm được những điều đó thì chúng ta phải lập kế hoạch marketing nhằm
nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, những phàn nàn của khách cũng như những
mong đợi của họ để chúng ta có kế hoạch hành động như: cải tiến, nâng cao chất
lượng dịch vụ phù hợp, có chiến lược phân phối, chiêu thị hợp lý để kính cầu, tăng
hình ảnh dịch vụ trong tâm trí của khách hàng hiện tại và tiềm năng. Đó chính là lý do
để em chọn đề tài “Lập kế hoạch marketing cho Công ty Du lịch Travelling” để
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp, nhằm xác định những điểm mạnh và điểm yếu
của công ty cũng các cơ hội và đe dọa của môi trường kinh doanh, những đối thủ cạnh
tranh và những đòi hỏi của thị trường, để từ đó có những kế hoạch marketing phù hợp.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU lOMoARcPSD| 37054152
1.2.1. Mục tiêu chung
Lập kế hoạch Marketing cho Công ty du lịch tư nhân Travelling thông qua việc
xây dựng ma trận SWOT, và lập các chiến lược về giá, sản phẩm, phân phối, chiêu thị, con người.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể -
Phân tích tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty du lịch tư nhân Travelling. -
Phân tích các yếu tố bên ngoài, thị trường, khách hàng ảnh hưởng tới
tình hình hoạt động của công ty. -
Xác định điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và đe dọa của Công Ty du lịch tư nhân Travelling. -
Từ 3 mục tiêu cụ thể trên làm cơ sở để Lập kế hoạch marketing cho
Công Ty du lịch tư nhân Travelling.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi về không gian -
Bản kế hoạch này được thực hiện tại Công ty du lịch tư nhân Travelling. -
Thông tin phục vụ cho phân tích, đánh giá tình hình hoàn thành kế
hoạch được lấy từ phòng Kế hoạch nghiệp vụ và Trung tâm Điều hành của Công ty
du lịch tư nhân Travelling.
1.3.2. Phạm vi nội dung
Trong nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào phân tích nội tại và các yếu tố bên
ngoài ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của công ty, từ đó lập bản kế hoạch
Marketing nhằm khắc phục những khó khăn và phát triển trong quý 3 năm 2023.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty Travelling.
- Thị trường du lịch trong nước.
- Nội tại doanh nghiệp và khách hàng.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
Kế hoạch chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp để tổng hợp, phân tích, đánh giá,
những số liệu thứ cấp được thu thập từ: - Sở Du lịch Hà Nội. lOMoARcPSD| 37054152
- Công ty du lịch tư nhân Travelling.
- Các giáo trình chuyên ngành.
- Các tạp chí, sách báo chuyên ngành.
- Tổng cục du lịch Việt Nam.
- Các trang web về du lịch.
1.4.2. Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Phân tích SWOT là đưa các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu ảnh
hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của dịch vụ trong mối quan hệ tương tác lẫn
nhau, sau đó phân tích xác định vị trí chiến lược của dịch vụ.
Bảng 2: MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses) Cơ hội (Opportunities)
Chiến lược kết hợp SO
Chiến lược kết hợp WO Nguy cơ (Threats)
Chiến lược kết hợp ST
Chiến lược kết hợp WT Trong đó: - Chiến lược SO:
Sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ
hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí
mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng
và biến cố của môi trường bên ngoài. Thông thường thì tổ chức sẽ theo đuổi chiến
lược WO, ST, hay WT để tổ chức có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến
lược SO. Khi doanh nghiệp có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm
cho chúng trở thành những điểm mạnh. Khi một tổ chức phải đối đầu với những
mối đe dọa quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội. - Chiến lược WO:
Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng
những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng
doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này. - Chiến lược ST:
Là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm
đi ảnh hưởng của những mối đe dọa của bên ngoài. Điều này không có nghĩa là một
tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe dọa từ bên ngoài. lOMoARcPSD| 37054152 - Chiến lược WT:
Là các chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và
tránh khỏi những mối đe doạ của môi trường bên ngoài. Một tổ chức đối đầu với vô
số mối đe dọa bên ngoài và những điểm yếu bên trong có thể khiến cho nó lâm vào
hoàn cảnh không an toàn chút nào. Trong thực tế, một tổ chức như vậy phải đấu
tranh để tồn tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ.
Lập một ma trận SWOT phải trải qua những bước sau: 1.
Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức. 2.
Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức. 3.
Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức. 4.
Liệt kê các đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức. 5.
Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của
chiến lược SO vào ô thích hợp. 6.
Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của
chiến lược WO vào ô thích hợp. 7.
Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả
của chiến lược WT vào ô thích hợp. 8.
Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của
chiến lược WT vào ô thích hợp.
3 KẾT CẤU CỦA BÀI LÀM
Chương 1: Lời mở đầu
Chương 2: Tổng quan về thị trường du lịch trong nước và quốc tế
Chương 3: Giới thiệu chung về công ty TNHH Travelling
Chương 4: Phân tích yếu tố ảnh hưởng trong môi trường marketing đến hoạt động
marketing các tour du lịch nội địa của công ty TNHH Travelling
Chương 5: Kế hoạch marketing cho các tour du lịch nội địa của công ty TNHH Travelling lOMoARcPSD| 37054152
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
2.1. Tổng quan về thị trường du lịch quốc tế.
2.1.1. Thực trạng ngành du lịch thế giới từ trong 3 năm đại dịch Covid-19.
Sau hơn 2 năm gần như đóng băng hoàn toàn vì ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-
19, ngành du lịch toàn cầu đã có những dấu hiệu khởi sắc, hứa hẹn nhiều triển vọng
tích cực trong năm 2022. Nhiều quốc gia, khu vực đang dần chuyển sang "sống
chung" an toàn với Covid-19, chuỗi liên kết du lịch lữ hành quốc tế cũng được tái thiết
mạnh mẽ, mở ra triển vọng phục hồi tích cực cho ngành "công nghiệp không khói"
của nhiều nước trên thế giới.
Năm 2020, ngành du lịch toàn cầu đã phải chịu cú sốc lớn khi đại dịch Covid19
bùng phát khiến các chính phủ phải triển khai các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi
lại kéo dài nhằm kiềm soát dịch bệnh. Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới
(UNWTO), năm 2020 là năm tồi tệ nhất từng được ghi nhận với ngành du lịch toàn
cầu khi lượng khách quốc tế giảm tới 73%. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là
Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Đại Dương, Bắc Phi và Nam Á.
Hình 1 nguồn Internet
Tới nửa sau năm 2021, báo cáo của UNWTO cho thấy, ngành du lịch toàn cầu
trong năm 2021 hầu như không có sự cải thiện so với năm 2020, tất cả các chỉ số đều
thấp hơn nhiều so với năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch diễn ra.
Theo UNWTO, mặc dù tổng thu nhập trực tiếp của ngành du lịch toàn cầu năm
2021 đã tăng 19% so với năm 2020, lên mức 1.900 tỷ USD nhờ việc du khách có xu
hướng chi tiêu nhiều hơn và lưu trú lâu hơn, nhưng con số khiêm tốn này cũng chỉ
bằng khoảng 50% so với năm 2019 (khoảng 3.500 tỷ USD). lOMoARcPSD| 37054152
Lượng khách đi du lịch toàn cầu năm 2021 tăng 4% so với năm 2020 (415 triệu
so với 400 triệu). Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế ở qua đêm vẫn thấp hơn
72% so với năm 2019 - thời điểm trước đại dịch
Hình 2: Biểu phục hồi du lịch theo khu vực
Bước sang đầu năm 2022, ngành du lịch thế giới lại tiếp tục chịu thêm một cú
sốc nữa từ căng thẳng Nga- Ukraine. Tình hình xung đột này có thể cản trở sự phục
hồi của ngành du lịch vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Hơn 30 quốc gia đã
ngừng các đường bay tới Nga và Nga cũng phản ứng tương tự. Cuộc xung đột cũng
khiến các chuyến bay đường dài nối khu vực châu Âu và Đông Á phải di chuyển
đường vòng; điều này khiến thời gian bay lâu hơn và tốn kém chi phí hơn. Các chuyên
gia trong lĩnh vực du lịch đã cảnh báo việc đóng cửa không phận sẽ có tác động sâu
rộng trong dài hạn đối với du lịch quốc tế. Trong năm 2020, Nga và Ukraine chiếm
khoảng 3% mức chi tiêu cho hoạt động du lịch quốc tế và đóng góp 14 tỷ USD vào
doanh thu du lịch toàn cầu, nhưng những đóng góp này sẽ biến mất nếu xung đột tiếp tục kéo dài.
Triển vọng tích cực của du lịch toàn cầu
Theo số liệu của UNWTO, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu trong
tháng đầu tiên của năm 2022 đã tăng 130% so với tháng 01/2021, tăng thêm 18 triệu
lượt khách, tương đương với số lượng tăng của cả năm 2021. Tuy nhiên, lượng khách
quốc tế trên toàn cầu trong tháng 01/2022 vẫn thấp hơn 67% so với mức trước đại
dịch. Tất cả các khu vực đều có sự phục hồi đáng kể vào tháng 01/2022, trong đó châu
Âu (+199%) và châu Mỹ (+97%) tiếp tục có sự phục hồi mạnh nhất với lượng khách
quốc tế đến bằng khoảng một nửa so với trước đại dịch. Trung Đông và châu Phi cũng
có mức tăng lượng khách quốc tế lần lượt là +89% và +51% so với tháng 01/2021.
Trong khi châu Á và Thái Bình Dương ghi nhận mức tăng 44% so với cùng kỳ năm
trước nhưng do một số điểm đến vẫn đóng cửa đối với các chuyến du lịch không thiết
yếu, dẫn đến lượng khách quốc tế giảm nhiều nhất so với cùng kỳ năm 2019 (-93%). lOMoARcPSD| 37054152
Hình 3: Lượng khách quốc tế đến theo khu vực và thế giới năm 2023
Từ đầu tháng 3/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã dỡ bỏ lệnh cấm du lịch, cho
phép du khách đến từ các quốc gia ngoài khối nhập cảnh với điều kiện đã tiêm hai mũi
vắc xin ngừa Covid-19 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt. Các quy định đã
áp dụng với công dân thuộc EU cũng có hiệu lực với tất cả công dân ngoài khối. Tuy
nhiên, mỗi nước sẽ có thêm điều kiện khác nhau khi đón khách. Bên cạnh đó, việc
nhiều nước EU đã gỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng dịch cũng tạo tâm lý thoải mái
cho du khách trải nghiệm các điểm đến lí tưởng tại "lục địa già". Các chuyên gia đánh
giá, sự cộng hưởng của quyết định mở cửa đón khách ngoài EU cùng nhu cầu du lịch
nội khối, sẽ giúp ngành công nghiệp không khói của khu vực này có thể bật dậy nhanh chóng.
Trong khi đó, hoạt động du lịch lữ hành tại nhiều nước Trung Đông cũng đã
ghi nhận những kết quả phục hồi tích cực từ cuối năm 2021. Nhất là tại các quốc gia
sớm tái mở cửa biên giới trong đại dịch như Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả rập
Thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ… Theo Bộ trưởng Du lịch và Cổ vật Ai Cập Khaled El-
Enani, số đêm khách du lịch lưu trú ở Ai Cập trong quý IV/2021 đã gần bằng cùng kỳ
năm 2019. Đầu năm nay, chính phủ Ai Cập đã đưa ra nhiều giải pháp đa dạng hóa các
nguồn du lịch, để thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là vào thời điểm
trước tháng Ramadan và Lễ Phục sinh. Bên cạnh các thị trường truyền thống, nước
này đang đẩy mạnh thu hút khách du lịch châu Âu và các nước khối Ả rập.
Tại Đông Nam Á, hầu hết các quốc gia trong khu vực này đang thúc đẩy mở
cửa du lịch, tạo điều kiện cho du khách đã tiêm đủ liều vắc xin ngừa Covid-19 có thể
nhập cảnh thuận tiện như trước đại dịch. Các yêu cầu về xét nghiệm trước khi khởi
hành, cách ly sau khi nhập cảnh, đang dần được bãi bỏ tại nhiều nước Đông Nam Á.
Theo ghi nhận, lượng khách quốc tế đến du lịch tại khu vực này đang tăng lên đáng
kể. Tại Philippines, chỉ gần một tháng sau khi mở cửa biên giới, nước này đã thu hút
47,7 nghìn khách du lịch, trong đó 45% người Philippines sống ở nước ngoài và 55% lOMoARcPSD| 37054152
là du khách quốc tế, phần lớn đến từ Mỹ, Canada, Anh, Hàn Quốc, Australia… Còn
theo dữ liệu của Traveloka, một nền tảng trực tuyến về du lịch cho thấy, nhu cầu du
lịch ở Singapore tăng vọt ngay sau khi Chính phủ nước này thông báo chương trình
khung du lịch cho người tiêm chủng được áp dụng từ 1/4, với lượng tìm kiếm chung
tăng 152% và lượng tìm phòng tăng trung bình là 227%.
Dù những trở ngại đối với ngành du lịch toàn cầu vẫn còn chồng chất, nhưng
chính những nỗ lực thích ứng trong thời gian gần đây của các nước đã mang tới những
tín hiệu lạc quan, được kỳ vọng sẽ góp phần làm “tan băng,” giúp khôi phục nền kinh
tế thế giới trước những tác động to lớn của đại dịch Covid-19 và những “cơn gió ngược” khác./.
2.2. Tổng quan về thị trường du lịch trong nước.
2.2.1. Thực trạng ngành du lịch trong nước.
Thời gian gần đây, ngành du lịch Việt Nam liên tiếp đón nhận những tín hiệu
tích cực. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quý I/2023 trong khi tăng trưởng tổng
sản phẩm trong nước (GDP) có sự giảm tốc, chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ năm trước;
trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng nhẹ 2,52% (đóng góp 8,85%
vào mức tăng trưởng chung); khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0,4% (làm
giảm 4,76% GDP); tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 11,9%... thì khu vực dịch vụ tăng
6,79%, cao hơn gấp đôi so với mức tăng trưởng GDP nền kinh tế, đóng góp tới
95,91% vào tăng trưởng chung.
Trong bức tranh sáng của khu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.505,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với quý I/2022 và
thậm chí còn cao hơn mức 1.188 nghìn tỷ đồng của quý I/2019, thời điểm chưa bùng
phát dịch Covid-19. Trong đó, doanh thu du lịch lữ hành tăng 119,8%; doanh thu
dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 28,4%, vận chuyển hành khách tăng 28,8%, khách quốc
tế đến nước ta tăng gấp 29,7 lần.
Theo Tổng cục Du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ba tháng đầu năm
2023 ước đạt gần 2,7 triệu lượt khách, tăng gần 30 lần so cùng kỳ năm 2022 và đã
đạt một phần ba mục tiêu cả năm 2023 là 8 triệu lượt khách. lOMoARcPSD| 37054152
Hình 4: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2023
Trước đó, năm 2022, tổng số khách du lịch nội địa ước đạt hơn 101,3 triệu lượt,
vượt xa mục tiêu 60 triệu lượt đặt ra từ đầu năm và cũng cao hơn cả con số kỷ lục 85
triệu lượt của năm 2019. Tổng thu du lịch năm 2022 ước đạt 495 nghìn tỷ đồng. Du
lịch Việt Nam đã nhận được 16 giải thưởng du lịch tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế
giới năm 2022 - khu vực châu Á và châu Đại Dương.
Ngành du lịch đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước. Vừa
qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hai hội nghị quan trọng là Hội
nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam (tháng 12/2022) và Hội nghị
toàn quốc về du lịch với chủ đề “Đẩy nhanh phục hồi - Tăng tốc phát triển” vào ngày
15/3/2023 - đúng một năm sau ngày Việt Nam mở cửa trở lại toàn bộ hoạt động du lịch.
Nhiều ý kiến đóng góp xây dựng du lịch đã được người đứng đầu Chính phủ ghi nhận
với những chỉ đạo quyết liệt để phát triển ngành du lịch trong tương lai. lOMoARcPSD| 37054152
Hình 5: Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc về du lịch năm 2023
Chính phủ đã ban hành một số chính sách miễn giảm thuế phí cho doanh
nghiệp và người dân, hỗ trợ những đối tượng chịu tác động bởi đại dịch. Sau ngày
15/3/2022, ngành du lịch đã tập trung tái khởi động các hoạt động sôi nổi theo hai
chương trình “Live fully in Vietnam” hướng tới thị trường khách quốc tế và “Du lịch
an toàn, Trải nghiệm trọn vẹn” hướng tới thị trường khách nội địa. Đáng chú ý, Việt
Nam đã tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế ITB Berlin với quy mô lớn nhất từ trước
đến nay, thể hiện nỗ lực và cam kết hội nhập với sự phục hồi của thị trường du lịch toàn cầu.
2.2.2. Triển vọng ngành du lịch Việt Nam năm 2023.
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành du lịch sẽ mạnh mẽ hơn;
xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số sẽ thúc đẩy
đổi mới sáng tạo trong hoạt động du lịch. Ngành Du lịch được kỳ vọng sẽ có những
bước phát triển đột phá, đồng đều giữa các vùng miền, địa phương.
Năm 2023, ngành Du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu phấn đấu đón 110 triệu
lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa
khoảng 102 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch khoảng 650 nghìn tỷ đồng.
Ngành du lịch sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như triển khai công bố
“Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”
sau khi được Chính phủ phê duyệt; triển khai Chiến lược marketing du lịch Việt Nam
đến năm 2030, Đề án “Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch
thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Đề án phát triển du
lịch cộng đồng Việt Nam sau khi các văn bản này được phê duyệt. Hoàn thành việc
tham mưu, trình cấp có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch sau khi tổ chức lại mô hình Tổng cục Du lịch. lOMoARcPSD| 37054152
Bên cạnh đó, chuẩn bị tốt cho Hội nghị toàn quốc về du lịch, dự kiến tổ chức
vào Quý 1/2023; Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ
Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Hội nghị chuyên sâu
về đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam.
Trong công tác xúc tiến quảng bá, ngành du lịch sẽ tham gia các sự kiện du lịch
quốc tế như Diễn đàn Du lịch ASEAN ATF 2023 tại Indonesia; Hội chợ du lịch ITB
tại Berlin - Đức; Hội chợ du lịch WTM tại London, Vương quốc Anh; Tổ chức truyền
thông Du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình CNN và một số kênh truyền thông quốc
tế lớn. Phối hợp với Hiệp hội du lịch Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, các địa
phương, doanh nghiệp tiếp tục tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại
các thị trường trọng điểm: ASEAN, Đông Bắc Á, Úc, châu Âu, Bắc Mỹ. Phối hợp với
tỉnh Bình Thuận tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2023 tại Bình Thuận với chủ đề:
“Bình Thuận - Hội tụ xanh”... lOMoARcPSD| 37054152
PHẦN 3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TRAVELLING VÀ SẢN
PHẨM DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH
3.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Travelling
1.1 Tên và thông tin công ty
Tên công ty: Công ty TNHH du lịch Travelling, tên tiếng anh là Travelling Limited Lliability Company.
Người ĐDPL: Nguyễn Thanh Vũ
Năm thành lập: 2015
Vốn điều lệ công ty: 25.000.000.000 đồng
Tài khoản nội tệ: 8990151469999 mở tại ngân hàng Ngoại Thương – Tp. Hà Nội
Mã số thuế: 1800140923
Trụ sở chính: Tầng 4, Golden Palm, số 21 Lê Văn Lương, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 0710.3824 221 – 821 854 Fax: 0710.3810 956
Email: travellingLLC@hn.com.vn
Website: www.travellingLLC.com.vn
www.travellingLLC.vn Logo:
Hình 6: Logo công ty TNHH Travelling
3.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Travelling được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2015.
Đến ngày 14/09/2015 theo quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội,
Công ty TNHH Du lịch Travelling được thành lập, bao gồm nhiều đơn vị thành viên.
Travelling được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong những
doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực du lịch do những đóng góp tích cực trong sự
nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước với nhiều mô hình dịch vụ như: lưu trú, nhà lOMoARcPSD| 37054152
hàng, lữ hành, vui chơi giải trí, thương mại, xuất nhập khẩu, vận chuyển, đào tạo
nghiệp vụ du lịch & khách sạn...
Trong những năm qua, Travelling đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, và
hiện đang quản lý 8 công ty dịch vụ lữ hành, 3 khách sạn, 1 nhà hàng với đầy đủ tiện nghi.
Với phương châm "Thương hiệu - Chất lượng - Hiệu quả - Hội nhập",
Travelling sẽ chú trọng vào việc tăng cường hiệu quả kinh doanh, cải tiến chất lượng
dịch vụ, phát triển vốn đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển sản phẩm mới
mang nét đặc trưng văn hóa truyền thống, tăng cường công tác tuyên truyền - quảng
bá - tiếp thị đến các thị trường mục tiêu và tiềm năng.
Là thành viên chính thức của các tổ chức du lịch thế giới như PATA, ASTA,
JATA, USTOA, đồng thời với mối quan hệ hợp tác với hơn 200 công ty dịch vụ lữ
hành quốc tế của 30 quốc gia, Saigontourist sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát triển thị
trường, đặc biệt là thị trường mục tiêu quốc tế như: Nhật, Trung Quốc, Đài Loan,
Singapore, Pháp, Đức, Anh, Canada, Mỹ... thông qua việc quảng cáo các sản phẩm
mới về lưu trú, nhà hàng, lữ hành. Để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, Travelling sẽ
tích cực phát triển các chi nhánh ở khu vực Đông Nam Á.
Với tiềm lực vững mạnh và tầm nhìn vào tương lai của ngành du lịch Việt
Nam, Travelling tiếp tục phấn đấu mở rộng thị trường và hướng Việt Nam ngang tầm với du lịch Châu Á.
3.2.1. Tầm nhìn và sứ mệnh
Sứ mệnh: " Travelling - Dịch vụ du lịch, như nhà điều hành tour du lịch hàng
đầu một Nam Việt của được cam kết để tạo ra các giá trị tốt nhất với dịch vụ du lịch
của nó cho các khách hàng, đối tác của mình và đảm bảo phát triển bền vững và hài
hòa lợi ích của nhân viên của mình và cộng đồng xã hội".
Tầm nhìn: "Dịch vụ Lữ hành Travelling tập trung vào kinh doanh đa dạng về
thị trường, khách hàng và dịch vụ du lịch và sản phẩm trong tất cả các lĩnh vực du lịch
trong nước, ngoài nước và trong nước với mục tiêu trở thành một trong những công ty
du lịch hàng đầu trong khu vực"
3.2.2. Thành tựu đạt được
Travelling đã xây dựng một mạng lưới cơ sở kinh doanh, một đội ngũ nhân
viên chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn phục vụ khách trong và ngoài nước.
Thị trường của Công ty được mở rộng đi các nước châu Á, châu Âu và trong
nước tổ chức du lịch cho khách khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam.
Và hiện là thành viên chính thức của các hiệp hội PATA (Hiệp hội Du lịch Lữ
hành Châu Á – Thái Bình Dương), JATA (Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản), VITA (Hiệp
hội Du lịch Việt Nam), VCCI (Phòng thương mại – công nghiệp Việt Nam). lOMoARcPSD| 37054152
Với cách làm đó, năm 2005, Travelling đã vinh dự đón nhận danh hiệu “Dịch
vụ lữ hành được hài lòng nhất” do báo Hà Nội Tiếp Thị tổ chức lấy ý kiến của người tiêu dùng trong nước.
3.3. Quy mô công ty TNHH Travelling
Công ty Travelling hiện nay đang có 1 trụ sở chính tại Hà Nội và 4 chi nhánh
trên toàn quốc ở các thành phố lớn như: Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nha
Trang, Đà Nẵng, 3 khách sạn trong đó 1 khách sạn có 45 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao,
còn 2 khách sạn kia đều là những khách sạn mini có 16 phòng, chủ yếu phục vụ khách
du lịch trong nước, công ty còn có 1 nhà hàng phục vụ các món ăn dân tộc và nước ngoài.
Công ty TNHH Travelling tổ chức cơ cấu doanh nghiệp theo hình thức: Công
ty TNHH 1 thành viên.
3.3.1. Các lĩnh vực kinh doanh
• Dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế.
• Khách sạn và khu du lịch. • Nhà hàng.
• Vận chuyển khách du lịch đường bộ, đường thủy.
• Xuất nhập khẩu, thương mại, bách hóa.
• Đại lý vé máy bay, tàu hỏa, tàu cao tốc. Dịch vụ hướng dẫn, phiên dịch.
3.3.2. Các đơn vị trực thuộc Tên đơn vị Địa chỉ
Trụ sở điều hành Tầầng 4, Golden Palm, sốố 21 Lê Văn Lương, Q. Thanh Xuần, Hà N iộ Chi nhánh Tp. Hồ Chí
123 Trần Phú, P.4, Q.5, TP.HCM Minh Chi nhánh Cần Thơ
18-20 Hai Bà Trưng, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ Chi nhánh Nha Trang
VCN Phước Hải, số 02, Đường Tố Hữu, Phường
Phước Hải, Nha Trang, Khánh Hòa Chi nhánh Đà Nẵng
Đường Ngô Quyền, Phường An Hải Bắc, Sơn Trà, Đà Nẵng
Khách sạn quốc tế 3 sao Hà 27 Hàng Bè Hoàn Kiếm, Hà Nội Nội Imperial
Khách sạn Golden Sea Đà Số 242 Đường Võ Nguyên Giáp, Quận Sơn Trà, Thành Nẵng phố Đà Nẵng
Khách sạn Petro Vũng Tàu 63 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Vũng Tàu Nhà Hàng Golden Lotus
số 32 đường Phan Chu Trinh, phường Bãi Cháy, thành Hạ Long phố Hạ Long
Bảng 1: Các đơn vị trực thuộc công ty Travelling lOMoARcPSD| 37054152
3.4. Nguồn nhân lực
Công ty TNHH Travelling tự hào với đội ngũ nhân viên có trình độ hiểu biết
cao, nhiều kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành du lịch, sẽ mang đến cho khách
hàng sự hài lòng nhất với các dịch vụ hoàn hảo nhất. Đội ngũ nhân viên hiện nay của
Công ty có 2075 người trong đó trình độ Đại học và trên Đại học có 800 người, Trung
cấp có 684 người, Sơ cấp 415 người, lao động phổ thông có 176 người. Đội ngũ
hướng dẫn viên 200 người giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hoá
phong cảnh Việt Nam và thế giới, có thể sử dụng tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật.
Để tạo thế mạnh cho Công ty TNHH Travelling trên bước đường hội nhập cam
go và đầy cạnh tranh, bắt đầu từ năm 2015, Công ty đặc biệt chú trọng đến việc đào
tạo đội ngũ nhân viên về nghiệp vụ lẫn ngoại ngữ.
3.5. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Travelling
3.5.1. Bộ máy quản lý cấp công ty
Hình 7: Bộ máy quản lý cấp công ty lOMoARcPSD| 37054152
3.5.2. Bộ máy quản lý cấp cơ sở
Hình 8: Bộ máy quản lý cấp cơ sở
3.5.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Chức năng nhiệm vụ của phòng ban theo cơ cấu tổ chức sau đây: •
Ban Tổng Giám đốc: Gồm 1 Tổng Giám đốc. Có chức năng điều hành,
quản lý hoạt động của bộ phận nghiệp vụ và các tổ chức kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo
toàn bộ các hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh của công ty. •
Phòng Tổ Chức Hành Chính : Là phòng chức năng tham mưu về công
tác tổ chức cán bộ và quản lý hành chánh, phòng cơ cấu 1 trưởng phòng và biên chế
có 2 chuyên viên và 5 nhân viên y tế, lái xe, bảo vệ, tạp vụ. •
Phòng Kế hoạch nghiệp vụ: Là phòng chức năng tham mưu tổng hợp
về công tác Kế hoạch Đầu tư, phát triển thị trường. Cơ cấu gồm 1 trưởng phòng và 6
chuyên viên phụ trách công tác đầu tư và công tác thị trường, thống kê, kỹ thuật mạng trang Web. •
Phòng Tài chính-Kế toán: là phòng chức năng tham mưu cho Ban
Tổng giám đốc về công tác quản lý tài chính - kế toán trong đơn vị, chịu trách nhiệm
trước Tổng giám đốc về các vấn đề có liên quan đến công tác tài chính-kế toán, quyết
toán tài chính, thuế và tình hình thực hiện chế độ quản lý tài chính của Công ty và các chi nhánh trực thuộc
3.6. Giới thiệu chung về các tour du lịch và tour du lịch lữ hành nội địa của Công ty TNHH Travelling
3.6.1. Các tour hoạt động Du lịch quốc tế:
Một trong những thế mạnh hàng đầu của Công ty TNHH Dịch vụ Lữ hành
Travelling là mảng du lịch quốc tế với hệ thống quan hệ đối tác mở rộng trên toàn thế
giới. Ngay từ ngày đầu thành lập, du khách khắp nơi trên thế giới đã tin tưởng lựa lOMoARcPSD| 37054152
chọn thương hiệu Travelling với những chương trình trọn gói trải dài khắp đất nước
và loại hình đa dạng. Sản phẩm nổi bật Travelling giới thiệu đến với bạn bè, du khách
quốc tế dựa trên lợi thế cạnh tranh danh lam thắng cảnh, sức mạnh và chiều sâu văn
hóa Việt, thông qua các loại hình: du lịch thuần túy,du lịch khám phá, tìm hiểu văn
hóa – xã hội, du lịch thám hiểm, du lịch ẩm thực, du lịch sinh thái Du lịch MICE
(Meeting, Incentive, Conference and Event):
Du lịch MICE của Travelling là lựa chọn hàng đầu của các công ty, doanh
nghiệp, xí nghiệp, trường học…. bởi khả năng đáp ứng dịch vụ cao và được triển khai
hiệu quả cả trong và ngoài nước. Hiện Công ty khai thác chuyên nghiệp các chương
trình MICE trọn gói (kết hợp tham quan với tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện,
chương trình team-building nâng cao tinh thần tập thể, tinh thần đoàn kết cho nhân
viên công ty, hoạt động xã hội, ngoại khóa, chương trình du lịch khen thưởng
incentive) và các dịch vụ riêng lẻ (phòng họp, phòng ở tại các khách sạn 4-5 sao,
phương tiện vận chuyển, chương trình tham quan trước và sau hội nghị, hội thảo).
Du lịch nước ngoài
Với hệ thống đối tác uy tín tại nước ngoài đồng thời luôn bám sát nhu cầu của
khách hàng, Côngty liên tục giới thiệu nhiều loại hình du lịch nước ngoài trọn gói đa
dạng, phù hợp theo mùa, theo thị hiếu, thu nhập và lứa tuổi của du khách: du lịch
thuần túy, du lịch kết hợp khảo sát dịch vụ, thị trường,ngành nghề, du học, tham dự
hội chợ, hội thảo, khám chữa bệnh, thăm thân nhân, du lịch khám phá văn hóa – lịch
sử, du lịch dành riêng cho người cao tuổi, du lịch báo hiếu v.v…Du lịch nội địa
Travelling đã sớm xây dựng hệ thống chương trình tham quan đa dạng và dịch vụ chất
lượng đảm bảo nhất dành cho du khách Việt Nam và Việt kiều với những điểm đến
trải dài khắp mọi miền đất nước.
Dịch vụ du lịch cao cấp – Premium Travel
Với thế mạnh và kinh nghiệm trong việc tổ chức những chương trình đặc biệt
phục vụ các lãnh đạo quốc gia, tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài cũng như các
chương trình tour VIP dành cho đối tượng khách hàng có thu nhập cao, từ tháng
6/2017, Travelling đã tiên phong phát triển thương hiệu nhánh PREMIUM TRAVEL
dành cho dòng sản phẩm du lịch cao cấp trong và ngoài nước.Các sản phẩm và dịch
vụ du lịch Premium Travel được thiết kế nhằm đáp ứng một cách tốt nhấtnhững yêu
cầu đặc biệt về chuyến đi du lịch, công tác trong và ngoài nước. Điểm khác biệt ở các
tournày chính là dịch vụ cao cấp, chọn lọc, riêng biệt, phù hợp với phong cách, nhu
cầu và quỹ thời gian của khách. Premium Travel đem lại cho khách cơ hội trở thành
chủ sở hữu thẻ Premium Travel với chức năng thanh toán quốc tế, ưu đãi nhiều dịch
vụ cao cấp trong và ngoài nước.
Du lịch tiết kiệm – “Mọi người đều có thể du lịch”
Từ tháng 9/2019, Saigontourist chính thức triển khai dòng sản phẩm mới: Du
lịch tiết kiệm với phương châm “Mọi người đều có thể du lịch” bên cạnh dòng sản
phẩm tour truyền thống và dòng tour cao cấp Premium Travel. Đây là bước phát triển lOMoARcPSD| 37054152
tiếp theo của chiến lược phát triển đa dạng dòng sản phẩm, dịch vụ và triết lý kinh
doanh “triển khai dịch vụ đem lại nhiều lợi ích cho cả cộng đồng” của Travelling.
Hình 9: Bảng giá tour du lịch nội địa
PHẦN 4. PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG MÔI TRƯỜNG
MARKETING ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO CÁC TOUR DU LỊCH
NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY.
4.1. Môi trường vĩ mô
Là tất cả các lực lượng nằm ngoài tổ chức doanh nghiệp du lịch. Mặc dù không
có liên quan trực tiếp và rõ ràng đến doanh nghiệp nhưng lại có ảnh hưởng rất mạnh
mẽ. Bao gồm các yếu tố: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, kỹ thuật – công nghệ, tự nhiên.
4.1.1. Môi trường kinh tế:
Là nội dung quan trọng trong phân tích môi trường vĩ mô. Sức mua (cầu du
lịch) phụ thuộc và chịu sự quyết định của thu nhập và giá cả. Vì vậy các nội dung như:
tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, phân phối thu nhập, cán cân thanh toán, tỷ lệ lạm
phát, trượt giá, hệ thống ngân hàng, lãi suất, tiết kiệm và tiêu dùng, thuế, thu nhập, sở
hữu Nhà nước và tư nhân, các thành phần kinh tế, lao động, đầu tư nước ngoài, thời
vụ, lao động bán thời gian, tỷ giá, các vần đề phát sinh tiền tệ đều có ảnh hưởng tới
cầu du lịch. Travelling đang thu hút các dòng khách trong và ngoài nước, trong đó có
dòngkhách quốc tế trung lưu, khách du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo (Mice) ngày
càng đông. Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2020, Công ty Dịch vụ lữ hành Travelling
đạt doanh thu sáu tháng đầu năm 2020 đạt 5.320 tỷ đồng, tăng 17,8% so cùng kỳ.
Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách
thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước
biến động về kinh tế, doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của lOMoARcPSD| 37054152
từng yếu tố về thị trường du lịch, về nguồn khách… để đưa ra các giải pháp, các chính
sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né
tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Việt Nam đang phục
hồi của nền kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam đang
phát triển mạnh, làngành được đầu tư mũi nhọn.
4.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật:
Là nội dung không thể xem nhẹ khi phân tích môi trường vĩ mô. Bao gồm:
luật pháp, các chính sách và cơ chế Nhà nước đối với ngành kinh doanh. Bất cứ sự
thay đổi về chính sách hay chế độ của Nhà nước đều có ảnh hưởng lớn đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Ngành du lịch là một trong các ngành
rất nhạy cảm với các sự kiện như: ổn định chính trị, thể chế chính trị và tập trung
quyền lực, quan hệ quốc tế, đường lối đối ngoại, các chính sách xã hội của Nhà nước,
hệ thống luật pháp điều chỉnh, các hoạt động kinh doanh (doanh nghiệp, luật đầu tư,
luật bảo vệ người tiêu dùng, luật môi trường..), văn bản quy phạm pháp luật du lịch,
đường lối phát triển du lịch của trung ương và địa phương, luật bảo vệ sức khỏe, an
toàn vệ sinh thực phẩm, chống tệ nạn xã hội, quan hệ quốc tế. Mỗi yếu tố trong thể
chế, chính sách này hoặc là nâng cao hàngrào hoặc hạ thấp hàng rào vào thị trường du
lịch và ra thị trường du lịch
4.1.3. Môi trường văn hóa – xã hội:
Là cơ sở để tạo ra sản phẩm du lịch và tìm hiểu hành vi tiêu dùng của khách du
lịch. Phân tích các chuẩn mực và giá trị văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc, học vấn
và ảnh hưởng của giao lưu văn hóa đến tiêu dùng du lịch. Môi trường văn hóa – xã hội
hình thành nên thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cư, từ đó hình thành nên thói
quen cư xử của khách hàng trên thị trường. Văn hóa quy định cách thức mà doanh
nghiệp có thể dùng để giao tiếp với bên ngoài. Văn hóa ảnh hưởng đến việc hình
thành và phát triển nền văn hóa bên trong của doanh nghiệp.
Lối sống con người ngày càng được nâng cao, đòi hỏi con người tích cực làm
việc. Qua đó, họ cần có thời gian để thư giãn (giảm stress) bằng cách đi du lịch. Do
giới trẻ ngày càng năng động, thích khám phá, thích thể hiện cá tính của mình nên sự
quan tâm hàng đầu của họ là những sự phiêu lưu mạo hiểm để khám phá thế giới bên
ngoài. Văn hóa tạo thành nền móng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững. Các
sản phẩm du lịch, các hoạt độngcủa Travelling luôn được thực hiện trên cơ sở “vì
cộng đồng”, thân thiện với môi trường thiên nhiên, phù hợp với môi trường văn hóa,
kinh tế – xã hội, tạo nên mối quan hệ tích cực với cộng đồng và luôn nhận được sự
ủng hộ của cộng đồng đối với hoạt động phát triển của Công ty. Hoạt động từ thiện xã
hội chăm lo cộng đồng là một trong những đặc trưng của văn hóa Travelling.
4.1.4. Môi trường kỹ thuật – công nghệ:
Công ty TNHH Du lịch Travelling là một trong những đơn vị đi đầu về ứng
dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh và tiếp thị. Website
Travelling ngày càng phát huy được thế mạnh của mình trong việc đẩy mạnh kinh lOMoARcPSD| 37054152
doanh, giao dịch qua mạng internet, tham gia vào hệ thống đặt phòng toàn cầu Hotel
Bank và các mạng bán phòng quốc tế khác để tăng lượng khách truy cập, chào bán các
sản phẩm, dịch vụ của Travelling; cung cấp thông tin, tham gia kết nối với
cityweb,traveltoVietNam.com, … Hệ thống phần mềm quản lý ngày càng hoàn thiện
hơn đáp ứng với sự phát triển ngày càng cao trong kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả trong
công tác quản lý các giao dịch với khách hàng, tính toán xử lý thông tin.. Ảnh hưởng
của môi trường này đến doanh nghiệp du lịch chủ yếu thông qua hệ thống cơ sở vật
chất như là các phương tiện di chuyển, hệ thống âm thanh, phương thức liên lạc,...
Điều này giúp cho Travelling phát triển loại hình du lịch mạo hiểm một cách có chất
lượng đảm bảo an toàn tuyệt đốicao hơn, sản phẩm dịch vụ được cải thiện hơn.
4.1.5. Môi trường tự nhiên
Phân tích môi trường tự nhiên bao gồm phân tích: vị trí, địa hình, thờitiết, khí
hậu, mùa vụ, động thực vật, nguồn nước, sự khan hiếm một số nguyên liệu,tăng giá
năng lượng, sự gia tăng ô nhiễm môi trường. Thực tế cho thấy sự ô nhiễm không khí
và môi trường xung quanh đã đến mức báo động. Với nhiều cách khác nhau doanh
nghiệp nên chủ động tìm cách giữ cho môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, đảm bảo
vệ inh an toàn cho con người trong doanh nghiệp hoạt động tích cực đem lại hiệu quả
cao.Việc phân tích này không những chỉ ra những hấp dẫn của tài nguyên du lịch đối
với khách mà còn làm rõ sự thuận lợi hay khó khăn về các yếu tố đầu vào đối với các
doanh nghiệp du lịch. Nhìn chung các yếu tố môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến
doanh nghiệp trên các mặt: -
Tạo ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp. -
Tác động đến dung lượng và cơ cấu thị trường hàng tiêu dùng. -
Tác động đến việc làm và thu nhập của các tầng lớp dân cư, do đó
ảnh hưởng đến sức mua và khả năng tiêu thụ hàng hóa.
Trong môi trường như vậy, thì chiến lược kinh doanh dịch vụ du lịch mạo hiểm
củacông ty “Travelling” hết sức thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động du lịch
nhằm khai thác tốt các điều kiện và lợi thế của môi trường tự nhiên. Trên cơ sở đảm
bảo sự duy trì, tái tạo, đặc biệt góp phần phát triển các yếu tố cạnh tranh của môi trường tư nhiên. 4.1.6. Nhân khẩu 4.1.6.1. Dân số
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, dân số hiện tại của Việt Nam là
99.444.101 người. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân
số các nước và vùng lãnh thổ. Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,7 tuổi. Qua đây, có
thể thấy rằng Việt Nam là một thị trường vô cùng tiềm năng và nhu cầu lựa chọn các
tour du lịch nội địa sẽ tăng cao. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm tại các thành phố lớn
thường cao hơn do mức thu nhập và mức sống cao hơn. lOMoARcPSD| 37054152 4.1.6.2. Độ tuổi
Theo Net Pyramids Net 2023, dân số chính của Việt Nam nằm trong độ tuổi từ
15-44. Đây chính là lợi thế của Travelling bởi tập khách hàng mục tiêu và tiềm năng
mà Travelling muốn hướng đến là thế hệ Y và Z.
Hình 10: Tháp dân số Việt Nam 2023. Nguồn: internet 4.1.6.3. Giới tính
Tỉ lệ giới tính là hầu như cân bằng, với khoảng 50,7% nam và 49,3% nữ. Hiện
nay, cả nam và nữ đều có nhu cầu về du lịch, tận hưởng để giải tỏa căng thẳng và thư giãn đầu óc.
➡ Cơ hội của The Travelling: Với xu hướng đi du lịch để trải nghiệm hiện
nay thì đây là cơ hội để mở rộng tập khách hàng mục tiêu, đề ra các chiến lược
phù hợp với đối tượng khách hàng ở mọi lứa tuổi và giới tính. 4.2. Môi trường vi mô
4.2.1. Nội bộ công ty TNHH Travelling.
4.2.1.1. Thực trạng nguồn tài chính
Vốn Tổng Công Ty: 603.835.000.000 đồng
Saigontourist luôn bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Thường xuyên kiểm tra
việc sửdụng vốn, tài sản, quỹ đầu tư phát triển, tình hình công nợ, kiểm tra việc chấp
hành các chế độ, thủ tục XDCB, chế độ tiền lương và nộp ngân sách…, chấp hành tốt
các chế độ kế toán, tài chánh theo quy định của Nhà nước.
4.2.1.2. Thực trạng nguồn nhân sự
Nguồn nhân lực là tài sản vô giá của doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực du
lịch.“Công ty TNHH Du lịch Lữ hành Travelling” với đội ngũ lao động trên 16.000
người; với hơn 400 nhân viên chính thức, hầu hết có trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
ngoại ngữ, yêu nghề, tận tâm với công việc, giàu kinh nghiệm, bản lĩnh, Công ty
TNHH Du lịch Lữ hành Travelling là công ty lữ hành duy nhất tại Việt Nam kinh
doanh hiệu quả hầu hết các dịch vụ trong các lĩnh vực du lịch quốc tế, du lịch nước lOMoARcPSD| 37054152
ngoài và du lịch trong nước. Trân trọng với từng anh chị cán bộ nhân viên cũng chính
truyền thống văn hóa Travelling. Công ty luôn chú trọng triển khai công tác đào tạo,
tái đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, thái độ tận tâm phục vụ khách hàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tinh thần
đồng đội, tinh thần trách nhiệm. Đồng thời, xây dựng không gian làm việc đoàn kết,
thân thiện để từng cá nhân xem tập thể như mái nhà thứ hai của mình, một lòng bảo vệ
và phát triển thương hiệu Lữ hành. Thông qua đó, mức thu nhập của từng cá nhân
không ngừng được cải thiện.
Đối với doanh nghiệp lữ hành thì lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng
trong bất kỳ quá trình sản xuất kinh doanh nào nó quyết định hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Bởi chính con người là chủ thể tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hàng chục năm nay, thương hiệu
Travelling không chỉ trở nên quen thuộc với người thành phố mà còn là một trong
những địa chỉ tin cậy của khách du lịch trong vàngoài nước. Ðiều gì tạo nên sự khác
biệt giữa Travelling và các doanh nghiệp du lịchtrong nước? Chính là công nghệ quản
lý, gồm nguồn nhân lực và quy trình quản lý khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế mang
dấu ấn Travelling. Toàn bộ các giám đốc các công ty du lịch, lữ hành, nhà hàng khách
sạn đều có trình độ đại học, giữ cương vị quản lý có trìnhđộ sau đại học và ở tuổi 40
trở lên. Nhờ tích cực đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực quản lý cùng với việc có
hệ thốngtuyển sinh vào Trường trung cấp du lịch khách sạn thuộc hệ thống, giúp Tổng
công ty có trong taynguồn nhân lực đa dạng, phục vụ nhu cầu phát triển du lịch trên
địa bàn thành phố và các tỉnh.
4.2.1.3. Đối thủ cạnh tranh
Luôn là những người đồng hành cùng doanh nghiệp và cũng là những người
đưa doanh nghiệp đến với khó khăn bất cứ lúc nào. Hoạt động du lịch vốn bị cạnh
tranh khá gay gắt bởi nhiều đối thủ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Travelling vẫn đạt
được mứctăng trưởng cao dù rằng không phải phần lớn doanh thu là từ lĩnh vực du
lịch và khách sạn. Các doanh nghiệp du lịch cạnh tranh nhau về sản phẩm du lích, chất
lượng như thế nào? Chương trình tour hấp dẫn hay không? Giá cả như thế nào để có
thể thu hút sự quan tâm của khách hàng? Và các chương trình khuyến mãi, hậu mãi
của doanh nghiệp dành cho khách hàng hấp dẫn đến mức độ nào? Mục tiêu của
Travelling trong quá trình cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ thể hiện ở hai điểm:
thứ nhất, phải thắng trên sân nhà; thứ hai, thương hiệu Travelling xuất hiện và được
khẳng định tại các nước trong khu vực vàthế giới trên nền tảng công nghệ Việt Nam, công nghệ Travelling.
4.2.1.4. Sức ép từ phía các nhà cung cấp
Là các tổ chức, cá nhân được xã hội cho phép cung cấp các nguồn lực cần thiết
cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh tạo ra sản phẩm và dịch vụ du lịch. Tất cả
những người tham gia vào việc cung cấp nguồn lực trong du lịch và ngoài du lịch (bao
gồm cả các hãng nghiên cứu quảng cáo, nhà in, cơ sở giáo dục và đào tạo, tư vấn độc
lập) đều được coi là nhà cung ứng của doanh nghiệp du lịch. Việc phân tích này phải lOMoARcPSD| 37054152
chỉ ra được số lượng, chất lượng, tầm quan trọng của các nhà cung ứng (số lượng,
năng lực, mạnh, yếu,mối quan hệ) với doanh nghiệp. Việc phân tích các nhà cung ứng
phải thiết thực và có liên hệ chặt chẽ với từng loại doanh nghiệp du lịch. 4.2.2. Ma trận SWOT
Căn cứ vào những phân tích về môi trường vĩ mô, vi mô và môi trường nội bộ,
Công ty đã sử dụng phương pháp ma trận SWOT để đánh giá các điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức đối với công ty từ đó là cơ sỡ để quyết định lựa chọn các
chiến lược phát triển phù hợp:
Opportuinities 1. Là 3. Các sản phẩm du lượng nguồn nhân lực)
người tiên phong mở rộng lịch luôn được cải tiến và Weaknesses 1. Cuộc
thị trường, nên có nhiều đổi mới.
khủng hoảng kinh tế toàn
kinh nghiệm và có thương 4.
Điều kiện tự nhiên: cầu do đại dịch Covid-19. hiệu mạnh. thiên nhiên ban tặng cho 2. Gía cả dịch vụ của
2.Tiên phong ứng dụng VN rất nhiều ưu đãi. VN vẫn còn cao mà chất
côngnghệ thông tin, tạo sự 5.
Chính sách của nhà lượng lại không tương
tiện lợi nhất cho khách nước khuyến khích phát xứng. hàng. triển ngành du lịch. 3. Hệ thống cơ sở hạ
3. Đội ngũ nhân viên đông Chiến lược SO: Sử tầngphát triển chậm.
đảo và luôn được đào tạo dụngcác điểm mạnh để 4. Các DN kinh
bài bản. 4. Mạng lưới hoạt tận dụng cơ hội bên doanh du lịch của VN động rộng khắp.
ngoài 1. Sử dụng các
thuộc loại nhỏ, năng lực 5.
Có nhiều loại hình điểm mạnh S1, S4, S5,
quản lý thấp, khả năng
dịchvụ đáp ứng nhu cầu S6, S7 để tận dụng các cơ cạnh tranh quốc tế yếu. khách hàng. hội O1. O2, O3, O4, O5.
Chiến lược WO: Khắc 6. Thường
xuyên (Chiến lược phát triển thị cónhiềuchương
phục điểm yếu để nắm
trường) 2. Sử dụng các
trình khuyến mại điểm mạnh S2, S5, S7 để
bắt cơ hội và tận dụng
đặcbiệt. 7. Đẩy mạnh mối tận dụng cơ hội O1, O2,
cơ hội để hạn chế điểm
liên kết Strengths 1. Kinh O3, O5 (Chiến lược phát yếu. 1.Hạn chế điểm yếu
tế trong nước phát triển ổn triển sản phẩm mới) 3. Sử W1, W2 để tận dụng các
định và thu nhập của người cơ hội O1, O2. (Chiến dân ngày càng tăng.
dụng điểm mạnh S3 để tận dụng cơ hội O5 lược nâng cao năng lực 2. Tiềm năng ngành kinh doanh của DN du lịch trong nước còn
(Chiến lược phát triển lớn.
năng lực quản lý và chất
giữa công ty, hàng không và khu nghỉ dưỡng.
Threats Chiến lược ST: sử dụng Chiến lược WT: Tối 1. Giải quyết
khiếu nại các điểm mạnh để thiểu hoá các điểm yếu còn chậm. hạnchế và né
tránh các để tránh khỏi mối đe 2. Chưa có chiến lược mối đe doạ từ môi doạ.
tiếp cận khách hàng mục trường bên ngoài. 1. Tối thiểu hóa điểm yếu tiêu phù
hợp. 1. Tận dụng điểm mạnh W3 để tránh đe dọa T1, 3. Đối với du lịch nước lOMoARcPSD| 37054152 S1, S2, S3, S5, S7 để
T5. (Chiến lược phát triển ngoài: chưa hình thành
vượt qua đe dọa T2, T4, thị trường) mạng lưới du lịch tại T5 (Chiến lược
khác biệt nướcsở tại một cách hiệu hóa sản phẩm) quả.
Bảng 2: Ma trận SWOT
PHẦN 5. KẾ HOẠCH MARKETING CHO CÔNG TY TNHH DU LỊCH LỮ
HÀNH TRAVELLING QUÝ 3 NĂM 2023 TẠI VIỆT NAM
5.1. Xu hướng thị trường -
Sự tăng trưởng của thị trường du lịch sau đại dịch Covid-19 kéo dài suốt 3 năm -
Sự gia tăng của xu hướng du lịch xuyên Việt -
Giới trẻ có xu hướng đi du lịch tận hưởng ngày càng nhiều. -
Sự phát triển của các tour du lịch độc đấo tại Việt Nam
5.2. Mục tiêu marketing cho công ty TNHH du lịch lữ hành Travelling quý 3 năm 2023.
5.2.1. Mục tiêu dài hạn -
Chiếm 20% thị phần của thị trường du lịch Việt Nam trong vòng 3 năm. -
Tăng tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng của Travelling lên 25% hàng
năm trong 5 năm tiếp theo. -
Tăng doanh thu từ kênh bán hàng trực tuyến của Travelling lên 30% trong vòng 3 năm. -
Xây dựng hình ảnh thương hiệu Travelling với những giá trị đặc trưng
giúp tăng cảm hứng và sự tin tưởng của khách hàng. -
Đa dạng hóa sản phẩm của Travelling bằng cách thêm các tour mới vào
danh mục, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng doanh số bán hàng.
5.2.2. Mục tiêu ngắn hạn -
Tăng doanh số bán hàng của sản phẩm Travelling tăng 20% so với quý
trước đó trong cùng năm. -
Tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng từ truy cập trang web của Travelling lên đến5%. -
Tăng độ nhận thức của tour Travelling trong các trang mạng xã hội bằng
cách tăng số lượng tương tác đến 30%. -
Tăng doanh thu từ kênh bán hàng trực tiếp của Travelling lên 15%. -
Nâng cao trải nghiệm khách hàng khi sử dụng sản phẩm Travelling bằng
cáchtăng độ hài lòng của khách hàng lên 90%.
5.3. Phân tích chiến lược STDP cho các tour du lịch nội địa của công ty
Travelling quý 3 năm 2023 lOMoARcPSD| 37054152
5.3.1. Phân đoạn thị trường
5.3.1.1. Theo địa lý vùng miền
Dựa vào mật độ dân số và khả năng tài chính phân chia thành 2 đoạn thị
trường: thành thị và nông thôn.
1. Các thành phố lớn và đồng bằng, những nơi đang phát triển như Hà Nội, Tp
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Tại các thành phố lớn và các tỉnh thành đang phát triển, khách hàng có nhu cầu
du lịch vào các dịp lễ và các tháng hè. Với sự phát triển của mạng lưới công nghệ, họ
am hiểu nguồn thông tin về các tour du lịch và có thể đặt vé dễ dàng hơn thông qua
mạng lưới internet. Đồng thời thu nhập của khách hàng thành thị ngày càng tăng nên
nhu cầu về hưởng thị của họ cũng tăng lên đáng kể. Chính vì vậy mà 60% người tại
nơi đây đã và đang muốn đi du lịch theo tour, chiếm 20% là dân thành thị. Qua đó có
thể thấy tiềm năng của thị trường nơi đây là cực kì lớn.
2. Các địa bàn tỉnh núi, vùng sâu, vùng xa và các tỉnh lẻ.
Hiện nay, ở những vùng nông, vùng núi khá ít người có nhu cầu về du lịch do
nguồn thu nhập còn hạn hẹp, Bên cạnh đó, công nghệ chưa được phát triển toàn diện
nên việc tiếp cận thông tin cũng thấp hơn. Tuy nhiên, vì Travelling đang phát triển
những tour du lịch tiết kiệm nhằm đánh vào thị trường những người có thu nhập từ
kém đến trung bình nên khách hàng ở các tỉnh lẻ cũng như các khách hàng là các hiệp
hội với quy mô làng, xã, tổ dân phố trên toàn quốc cũng có khả năng chi trả và sử
dụng dịch vụ của Travelling.
=> Travelling đã tập trung phát triển tại các thành phố lớn bởi thu nhập của
người dân cao, nên nhu cầu về du lịch và hưởng thụ của họ cũng cao hơn. Hơn nữa,
khả năng tiếp cận các thông tin về các thông tin cũng dễ dàng hơn thông qua rất nhiều
hình thức phong phú khác nhau.
5.3.1.2. Theo nhân khẩu học 1. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp tự do có mức thu nhập nhóm A Class (15-150 triệu VND trở
lên): đây là nhóm đối tượng có thu nhập ổn định, chất lượng cuộc sống tốt, có mong
muốn tìm hiểu và khám phá những địa điểm mới lạ, thích thăm quan danh lam thắng
cảnh, mua sắm, mở mang kiến thức. 2. Giới tính
Mọi giới tính: Hiện nay cả nam và nữ đều có nhu cầu về du lịch, tận hưởng.
Tuy nhiên, nam và nữ có sự khác biệt nhất định về nhu cầu tâm lý khi đi du lịch, vì
vậy các tour du lịch của Travelling luôn có những định hướng cụ thể về địa điểm, chất
lượng khách sạn, nhà hàng để làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng qua đó nắm bắt
được âm lý khách du lịch một cách hiệu quả. 3. Độ tuổi
Khách hàng là trẻ em, thiếu niên: lOMoARcPSD| 37054152
Theo Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em và nhiều điều ước, thỏa
thuận quốc tế khác liên quan đến trẻ em mà Việt Nam đã ký kết, tham gia đều quy
định độ tuổi trẻ em là dưới 18 tuổi. Đây là nhóm đối tượng có tính tình hiếu động, hay
nghịch ngợm, mải chơi, hay quên lời dặn, hay vi phạm quy định, họ hay tò mò, hiếu
kì,, bướng bỉnh nên dễ xảy ra tai nạn và hay bắt chước người lớn và bạn bè.
Khách hàng là vị trẻ thành viên:
Khách hàng ở độ tuổi này ưu thích sự mới mẻ, độc đáo, bắt kịp xu hướng. Họ
có tâm lý phấn khích, tò mò, ưa thích những hoạt động nhanh nhẹn, kích thích. Đối
tượng khách hàng này chuộng mô hình homstay, village nhiều phong cách, mê check-
in thích trải nghiệm, ưa khám phá.
Đặc biệt, nhóm tuổi này có sự nhạy bén với mạng xã hội, họ bị ảnh hưởng từ
các review và đánh giá từ người nổi tiếng.
Khách hàng là trung niên:
Khách ở độ tuổi này đã có cuộc sống, công việc và tài chính ổn định. Họ bắt
đầu có nhu cầu hơn trong việc tận hưởng cuộc sống và quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần.
Họ cũng có thể là những người cần đi du lịch để giải tỏa áp lực từ công việc, họ
hướng đến sự tiện nghi, mới lạ và bắt kịp xu thế thịnh hành.
4. Thành phần kinh tế, mức sống
Đối tượng mục tiêu được chia thành 3 nhóm: •
Nhóm A (trên 20 triệu VND): Mức thu nhập cao, họ ưu tiên lựa chọn
những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, có thương hiệu và uy tín. •
Nhóm B (8 – 20 triệu VND): Mức thu nhập tương đối tốt, người tiêu
dùng có xu hướng chọn những sản phảm dịch vụ chất lượng tốt nhưng mức giả cả vừa phải. •
Nhóm C (nhỏ hơn 5 triệu VND): Đây là nhóm với mức trung bình.
Nhóm đối tượng này vẫn sử dụng các sản phẩm dịch vụ du lịch nhưng không chi trả quá nhiều cho chúng.
5.3.1.3. Theo yếu tố tâm lý
1. Tính cách và thái độ
Họ muốn được trải nghiệm cuộc sống ở những vùng đất mới, muốn được khám phá vẻ
đẹp của đất nước, tiếp thu thêm những kiến thức về văn hóa, ẩm thực, con người ở
những nơi họ sẽ đặt chân đến, để điểm thêm màu sắc cho cuộc sống của họ. Chính vì
vậy họ sẽ lựa chọn những tour du lịch nội địa của Travelling. 2. Lối sống
Những đối tượng khách hàng có lối sống thoải mái, đặt sức khỏe tinh thần lên
hàng đầu, họ thường có xu hướng tìm đến những chuyển du lịch xem như cách giải lOMoARcPSD| 37054152
tỏa áp lực cuộc sống, họ sẵn sàng chi trả một số tiền lớn dể đổi lại những trải nghiệm
mới lạ và sự thoải mái về mặt tinh thần.
Hiện nay, mọi người ngày càng quan tâm đến việc cải thiện chất lượng cuộc
sống, họ quan tâm nhiều đến chất lượng dịch vụ, chế độ chăm sóc khách hàng, thái độ
phục vụ và giá trị thiết thực.
5.3.1.4. Theo hành vi của khách hàng (theo dộng cơ)
1. Lợi ích tìm kiếm
Họ tìm kiếm những công ty uy tín, chất lượng và dẫn đầu trong ngành du lịch.
2.Mức độ trung thành
Du lịch là một trong những hoạt động không thể thiếu trong một năm làm việc
vất vả, đây là lúc để khách hàng thư giãn đầu óc và giải tỏa căng thẳng. Hơn nữa, khi
khách hàng được đi đến những vùng đất mới, họ sẽ thêm trân trọng và yêu quê hương,
từ đó sẽ cảm thấy chuyến đi có giá trị thiết thực và trung thành với công ty. 3. Lý do sử dụng
Do tính chất công việc phải đi công tác nhiều: hiện nay có những công việc
đặc thù phải đi công tác rất nhiều, khách hàng nhân cơ hội đi công tác sẽ đi nghỉ
dưỡng để tận hưởng du lịch
Do muốn đi khám phá trải nghiệm: với giới trẻ hiện nay, nhu cầu đi để trải
nghiệm ngày càng tăng cao, điều này sẽ thúc đẩy khách hàng chọn những tour du lịch nội địa.
5.3.2. Thị trường mục tiêu
5.3.2.1. Theo tiêu thức địa lý
Tệp khách hàng của Travelling chủ yếu nhắm tới thị trường trong nước ở các
khu thành thị dân cư đông đúc có mức sống và nhu cầu cao.
Tương lai, Travelling muốn mở rộng thị trường ở các tỉnh lẻ trên toàn quốc.
5.3.2.2. Theo tiêu thức nhân khẩu học
Dựa trên sự phân khúc khách hàng và đặc điểm khách hàng đã phân tích,
Travelling lựa chọn thị trường mục tiêu cho quý 3 năm 2023 là tập trung khai thác thị
trường khách hàng trẻ và trung niên tìm kiếm những dịch vụ du lịch vừa túi tiền, họ đã
hoặc chưa có kinh nghiệm đi du lịch.
Đặc điểm khách hàng Phân khúc Độ tuổi 25-40 Thu nhập 8-20 triệu
Xu hướng tính dục Cả nam và nữ Nghề nghiệp Nghề nghiệp tự do Đặc điểm
- Đây là nhóm khách hàng có mức sống và thu nhập trung bình lOMoARcPSD| 37054152 -
Họ quan tâm tới du lịch và kinh doanh nên thường
xuyên đi công tác ca hoặc đi du lịch, nghỉ dưỡng - Họ là
những người ưa trải nghiệm, thích khám phá bản thân và
khám phá những vùng đất mới, muốn tìm hiểu về bản sắc
cũng như con người về nơi mình sẽ đặt chân đến -
Họ ưu tiên chất lượng cuộc sống và đời sống tinh
thầncủa mình nên họ tìm đến du lịch như một cách giải
tỏa áp lực căng thẳng. Nhu cầu
- Đây là nhóm khách hàng tìm kiếm những tour du lịch
mới lạ,, độc đáo. Không chỉ là du lịch nghỉ dưỡng mà còn
là những trải nghiệm mới lạ. -
Họ muốn tìm về thiên nhiên như một cách tìm về
với bản ngã và chữa lành tâm hồn -
Giá thành hợp lý, chất lượng trung bình, thái độ phục vụ nhiệt tình.
Bảng 3: Bảng chân dung khách hàng mục tiêu cho quý 4 năm 2023.
Nguồn: tự nghiên cứu
5.3.3. Sự khác biệt
5.3.3.1. Cơ sở tạo sự khác biệt 1. Đa
dạng tour du lịch trong nước:
Hiện có hơn 1.000 tour du lịch trong nước mở bán tại website
www.travelling.com.vn và các văn phòng, chi nhánh trên toàn quốc. Hàng năm,
Travelling tung ra rất nhiều chương trình mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
du khách. Bên cạnh đó, công ty còn thường xuyên khảo sát, kiểm tra chất lượng dịch
vụ của hệ thống đối tác. Dù tour siêu tiết kiệm hay tour cao cấp đều phải đạt chất
lượng tốt nhất, đó chính là tiêu chí Travelling luôn hướng đến.
2. Luôn có mức giá ổn định nhất, tốt nhất kể cả trong những tháng du lịch cao điểm:
Bất kể ngày thường hay mùa lễ Tết, Travelling luôn có mức giá tốt nhất với
chất lượng dịch vụ không đổi. Do có tần suất khởi hành thường xuyên, lượng khách
hàng lớn và ổn định nên công ty nhận được giá cạnh tranh so với các đơn vị khác. Bên
cạnh đó, Travelling ký hợp đồng với các đối tác nhà hàng, khách sạn, hãng hàng
không… nên dù rơi vào mùa cao điểm vẫn bảo đảm giá tốt, chất lượng đảm bảo.
3. Có nhiều chương trình hấp dẫn dành cho khách hàng.
Với hàng triệu khách hàng thân thiết, công ty tiên phong triển khai các gói ưu
đãi, gia tăng tối đa quyền lợi dành cho khách hàng với chương giảm giá tại hệ thống
liên kết Win Together. Travelling cũng là đơn vị đầu tiên kết hợp cùng các tổ chức tài
chính - ngân hàng hỗ trợ du khách thông qua các chương trình “Hoàn tiền khi mua
tour”, “Mua tour trả góp lãi suất 0%”, thẻ đồng thương hiệu… Ngoài ra, nhiều chương
trình khuyến mại “khủng” lên đến 10 tỷ đồng triển khai trong năm với cơ cấu giải lOMoARcPSD| 37054152
thưởng hấp dẫn cũng tạo dấu ấn khác biệt của Travelling so với các công ty khác trên thị trường.
5.3.3.2. Nhận xét đánh giá sự khác biệt
Travelling đã tạo ra sự khác biệt hóa đáng kể trong tâm trí khách hàng và trên
thị trường du lịch nói chung. Với giá thành hợp lý, phải chăng, chất lượng dịch vụ
hàng đầu, các tour du lịch của Travelling luôn mang đến cho khách hàng những trải
nghiệm tốt nhất, giá trị nhất và ngày đang càng được công nhận từ khách hàng mới
cũng như khách hàng thân thiết.
5.3.4. Định vị sản phẩm trên thị trường
5.3.4.1. Định vị bằng giá cả
So sánh giá của các tour Hà Nội đi các tỉnh Miền Bắc với các đối thủ cạnh tranh.
Bảng 4: Bảng so sánh sự khác biệt về giá của Travelling so với các đối thủ
Với mức giá là 4.970.000 cho tour Tam Cốc Mùa Lúa Chín: Hà Nội – Làng
Sen Tây Hồ - Cố Đô Hoa Lư – Tam Cốc Yên Tử - Hạ Long – Động Thiên Cung trong
4 ngày 3 đêm, ở khách sạn 3 sao. Như vậy, các tour của Travelling không chỉ có giá
cả phải chăng mà chất lượng cũng rất tốt nên sẽ rất tiềm năng thu hút mọi đối tượng mục tiêu.
5.3.4.2. Định vị theo giá trị
Travelling đã trở thành công ty du lịch lữ hành đa quốc gia đầu tiên của Việt
Nam, lọt vào top 10 công ty du lịch hàng đầu của khu vực châu Á.
Trong định hướng phát triển kinh doanh đến năm 2030, Travelling tập trung
xây dựng hệ sinh thái đa dạng với 3 lĩnh vực lớn: lữ hành; vận tải - hàng không;
thương mại - dịch vụ. Và từng bước trở thành tập đoàn đầu tư kinh doanh đa ngành đủ
sức, đủ tầm để bước vào sân chơi khu vực. Ở bất cứ lĩnh vực nào, tập đoàn cũng
chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu hướng người tiêu dùng. lOMoARcPSD| 37054152
Hiện nay, định vị theo giá trị thường được chia vào 4 loại tương đương giữa giá trị và giá bán:
1. Giá trị cao hơn nên giá cao hơn:
Travelling tạo ra những tour du lịch đa dạng, phong phú hơn, tốt hơn về dịch vụ
và chất lượng so với những gì mà đối thủ cạnh tranh đang cung cấp nên giá bán phải đắt hơn.
2. Giá trị cao hơn, nhưng giá tương đương:
So với tour cùng phân khúc của đối thủ, Travelling sản phẩm mang lại giá trị
cao về chất lượng, dịch vụ,...nhưng giá lại bằng với giá của đối thủ.
3. Giá trị cao hơn, nhưng giá thấp hơn:
Sản phẩm Travelling mang lại giá trị cao hơn sản phẩm của đối thủ, nhưng giá
lại thấp hơn. Đây là cách thức định vị “gây hấn” và thách thức trực diện.
4. Giá trị tương đương, nhưng giá thấp hơn:
Sản phẩm Travelling mang lại giá trị tương đương sản phẩm của đối thủ, nhưng giá lại thấp hơn.
Chiến lược Marketing của Travelling ở đây là sự kết hợp giữa giá trị tốt đẹp mà
công ty muốn mang đến cho khách hàng và chất lượng dịch vụ luôn phải tốt nhất.
Trong mỗi hình ảnh các sản phẩm của Travelling luôn hướng đến sự tận tâm, tử tế, đó
cũng là kim chỉ nam xuyên suốt.
5.3.4.3. Định vị bằng hành vi của khách hàng.
Đây là chiêu thức kinh điển hướng tới một nhóm người cụ thể, ở đây,
Travelling hướng tới nhóm khách hàng ưa trải nghiệm, thích khám phá những vùng đất mới.
Hơn nữa, việc thấu hiểu tâm lý và nhu cầu người Việt mà chỉ sau vài năm ra
mắt các sản phẩm dịch vụ của Travelling đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
5.4. Phân tích các chính sách marketing mix cho các tour du lịch nội địa của công
ty Travelling quý 3 năm 2023.
5.4.1. Chính sách sản phẩm ( Product )
Đối với một công ty, sản phẩm chính là yếu tố sống còn. Công ty nào có sản
phẩm càng đa dạng và đặc thù thì sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn. Sản phẩm du lịch
chính là thứ dùng để làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Do vậy, ngay từ ngày đầu
thành lập Travelling rất coi trọng việc hoạch định được chiến lược sản phẩm với nhiều
gói tour du lịch khác nhau được nghiên cứu kĩ từ nhiều yếu tố khác nhau như thị
trường mục tiêu, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng…
Travelling luôn đặc biệt chú trọng đến chất lượng tốt nhất trong mỗi sản phẩm
của mình. Chính điều đó đã tạo nên thương hiệu và cũng là yếu tố thu hút khách hàng.
Các chính sách mà Travelling luôn hướng tới trong chiến lược sản phẩm của mình đó là: lOMoARcPSD| 37054152
5.4.1.1. Thâm nhập thị trường
Đây là chiến lược thay đổi chất lượng của sản phẩm, tăng cường quảng bá, đem
lại dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Với chiến lược marketing của Travelling đó là
chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp luôn được đặt lên hàng đầu. Travelling luôn tự
tin chinh phục các mục tiêu kinh doanh bởi sự khác biệt bằng hóa: sự chuyên nghiệp,
những giá trị thăng hoa, và những giá trị tăng thêm.
5.4.1.2. Sự chuyên nghiệp
Khách hàng tiếp cận được nhanh với Travelling bằng mọi phương tiện truyền
thông và nền tảng như từ website đến việc tư vấn trực tiếp qua hotline để đăng ký tour
tại các phòng giao dịch...
5.4.1.3. Những giá trị cốt lõi.
Travelling luôn muốn mang lại cảm giác hạnh phúc cho bạn khi được cười,
được khóc, được sẻ chia và đóng góp cho những vùng đất - nơi bạn đến. Chuyến đi
của bạn sẽ trở nên ý nghĩa, không chỉ là khám phá một vùng đất mới mà còn là những
trải nghiệm rất khó quên trong chuyến đi.
5.4.1.4. Những giá trị tăng thêm
Khi hành trình Travelling của bạn kết thúc là lúc được nhận rất nhiều giá trị
quyền lợi hấp dẫn từ Travelling. Có cơ hội giảm giá từ các gói kích cầu du lịch từ
công ty và hệ thống đối tác vàng, ngoài ra còn được hưởng các quyền lợi giảm giá hấp
dẫn lên đến 50% tại hệ thống đối tác thuộc nhiều ngành hàng, dịch vụ như nhà hàng,
khách sạn, spa. thẩm mỹ, sức khỏe, giáo dục...
5.4.1.5. Từ những sản phẩm thực tế của công ty.
Nắm bắt được điểm mạnh điểm yếu của ngành du lịch việt nam hiện nay cùng
xu hướng của khách hàng. Trong chiến lược marketing của Travelling, công ty đã cho
ra đời nhiều tour du lịch mang trách nhiệm với cộng đồng và môi trường. Đây cũng là
triết lý kinh doanh mới mà Travelling đang hướng tới. Ở tour này Travelling vẫn chú
trọng hướng đến 3 thuộc tính trên. Travelling đã tung ra các tour du lịch mang các chủ
đề như: “Áo ấm cho em”, “Vì một môi trường sạch”. “Mang lại ánh sáng cho người
mù nghèo” Với chính sách quảng bá luôn luôn cải tiến chất lượng dịch vụ. Travelling
luôn khẳng định được vị trí hàng đầu về du lịch tại thị trường du lịch Việt Nam. lOMoARcPSD| 37054152
Hình 11: Chương trình “Áo ấm cho em”
5.4.1.6. Phát triển thị trường
Đây là chiến lược không thay đổi sản phẩm hiện tại nhưng nhảy sang thị trường
khác để mở rộng thị trường. Tiêu biểu cho chính sách này đó là sự ra đời của dịch vụ
Travelpon.com. Đây là mạng bán dịch vụ trực tuyến cung cấp mọi sản phẩm và dịch
vụ về du lịch. ăn uống, làm đẹp, mua sắm hướng đến khách hàng ở phân khúc thấp
hơn dành cho những bạn trẻ hoặc nhóm gia đình muốn trải nghiệm xu hướng Free and Easy.
5.4.1.7. Phát triển thị trường mới
Đây là chiến lược marketing của Travelling dựa trên khách hàng hiện tại để
tung ra sản phẩm mới đề tăng sự thỏa mãn. Tour hướng đến cộng đồng và trách nhiệm
là một sản phẩm mới mà Travelling phát động trong năm 2013. Bên cạnh đó. công ty
còn đưa ra những tour “độc” cho mùa nghỉ lễ dài nghỉ trong tháng 4, tháng được xem
là “tháng vàng” của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. Một trong những tour nổi
bật là tuyến “Hà Nội – Lào Cai- Sapa – Yên Tử - Hạ Long – Chùa Bái Đính – Tràng An”( 6 ngày) lOMoARcPSD| 37054152
Hình 12: Tour “Hà Nội – Lào Cai- Sapa – Yên Tử - Hạ Long – Chùa Bái Đính – Tràng An”( 6 ngày)
5.4.1.8. Đa dạng hóa
Chiến lược này công ty hoạt động trong lĩnh vực khác không liên quan đến lĩnh
vực hiện tại. Ngoài kinh doanh lĩnh vực kinh doanh lữ hành là chính, Travelling còn
kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh vé máy bay, bán vé tàu
hỏa hay thu đổi ngoại tệ, tư vấn du học và xuất khẩu lao động... Tóm lại. để khẳng
định vị thế của mình trong nước và khu vực. Và đạt được mục tiêu mà công ty đề ra
thì chiến lược sản phẩm luôn được công ty quan tâm và luôn đổi mới cho phù hợp và đúng đắn.
5.4.2. Chính sách về giá (Price)
Kế hoạch Marketing cho quý 3 năm 2023 sẽ sử dụng các chiến lược giá điển
hình để đạt được các mục tiêu và đảm bảo các yếu tố tác động xung quanh.
5.4.2.1. Chiến lược giá thâm nhập thị trường (Segmentation pricing)
Với chiến lược này, công ty đã định giá dịch vụ của mình tương đối thấp so với
một vài công ty khác. Với mục tiêu thu hút được một lượng khách hàng đủ lớn, giữ
được thị phần lớn. Công ty đã đưa ra các sản phẩm với giá trọn gói, thay vì thực hiện
bán các loại dịch vụ riêng lẻ thì Travelling kết hợp các loại hình dịch vụ khác nhau
thành một gói tour đi san sẻ chi phí cho nhau, tiết kiệm chi phí hơn khi khách hàng
mua từng dịch vụ riêng lẻ. Ngoài ra, các ngày lễ công ty vẫn giữ nguyên giá tour thậm
chí giảm giá tour ở mức chấp nhận được. Điều này đã tạo niềm tin và ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. lOMoARcPSD| 37054152
5.4.2.2. Định giá rẻ, giá tiết kiệm (Economy Pricing)
Đây là chính sách giá mà Travelling chú trọng gần đây bán sản phẩm với mức
giá phải gọi là “ siêu rẻ” đề đánh vào thị trường thấp hơn. Vì vậy rất nhiều khách hàng
dành cho Vietravel những ấn tượng tốt đẹp.
5.4.2.3. Định giá tâm lý (Psychology Pricing)
Theo tâm lý chung rất nhiều khách hàng thường lấy giá cả đề đo lường chất
lượng sản phẩm. Khi sử dụng chính sách này, công ty xem xét yếu tố tâm lý của giá cả
chứ không đơn thuần về kinh tế. Sản phẩm du lịch rất khó xác định chất lượng ngay từ
lúc đầu tiên nên người mua thường xác định chất lượng căn cứ vào giá bán. Nhiều
tour chênh lệch giá không nhiều nhưng có khách hàng lại lựa chọn tour thấp hơn vì
cho rằng nó quá đắt cũng không có khác biệt gì nhiều giữa chúng, có người lại chọn
giá cao hơn với tâm lý “ tiền nào của nấy”, thêm ít tiền nhưng mình được hưởng dịch vụ tốt hơn.
5.4.2.4. Định giá dựa trên đối thủ (Competition-based Pricing)
Khi xây dựng chính sách giá, nhiều công ty thực hiện căn cứ vào tình trạng, vị
thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Hiện tại Travelling đang là công ty dẫn đầu
thị trường nên ít chịu tác động mạnh từ giá của các đối thủ cạnh tranh, không chạy đua
cuộc chiến về giá với các đối thủ trên thị trường quá nhiều. Hơn nữa sản phẩm, dịch
vụ của công ty rất đa dạng với các mức giá khác nhau để phù hợp cho nhiều phân
khúc thị trường khác nhau, vì thế công ty có thể điều khiển chiến lược giá của mình
tác động ngược trở lại gây áp lực về giá cho các đối thủ trên thị trường. Tuy vậy. công
ty cũng phải nắm được giá của đối thủ cạnh tranh, coi đó là điểm chuẩn đề định giá
sản phẩm, dịch vụ của mình. Với phương châm luôn hướng đến khách hàng,
Travelling đã đưa ra những chính sách giá hợp lý làm thỏa mãn khách hàng ở mức tốt
nhất. Travelling đã lấy chất lượng của dịch vụ để cam kết cho mức giá của mình và
khách hàng hoàn toàn tin tưởng với giá của công ty đưa ra là xác đáng, cũng rất tương
thích với những gì họ được phục vụ khi mua dịch vụ của công ty.
5.4.3. Chính sách phân phối (Place)
Có 2 hình thức bán sản phẩm. Đó là hình thức bán trực tiếp tại công ty và
khách hàng liên hệ qua mạng internet.
5.4.3.1. Phân phối thông qua các công ty du lịch đã liên doanh:
Khách sạn quốc tế 3 sao Hà Nội Imperial, Khách sạn Golden Sea Đà Nẵng,
Khách sạn Petro Vũng Tàu, Nhà Hàng Golden Lotus Hạ Long … Thông qua các công
ty lớn thường tổ chức hội thảo hội nghị mà khách sạn đã liên kết và sẽ liên kết trong
tương lai nhằm mục đích quảng bá rông rãi đến khách hàng. Để đạt được mối liên kết
này thì khách sạn nên có chính sách giảm giá kèm theo tùy thuộc vào tình hình và vị
thế của các công ty liên doanh. Đồng thời phân phối thông qua website của công ty,
các trang website nhà hàng, khách sạn. lOMoARcPSD| 37054152
5.4.3.2. Phân phối sản phẩm qua các công ty liên kết
Với những chuyến du lịch trong nước mà phương tiện vận chuyển là tàu hỏa,
công ty còn phân phối sản phẩm qua các công ty liên kết: Công ty Vận tải Hành khách
Đường sắt Sài Gòn tại thành phố Cần Thơ. Với các ga đến như: Biên Hòa, Mườn
Mán, Tháp Chàm, Nha Trang, Tuy Hòa, Diêu Trì, Quãng Ngãi, Tam Kỳ, Đà
Nẵng, Lăng Cô, Huế, Đông Hà, Đồng Hới, Đồng Lê, Hương Phố, Yên Trung, Vinh,
Chợ Si, Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Ninh Bình, Nam Định, Phũ Lý, Hà Nội.Và các hãng
hàng không như: Vietnam Airlines, Việt Jet, Pacific Airlines.
5.4.3.3. Phân phối qua các kênh online
Việc đầu tư, mở rộng hoạt động của các hci nhánh và văn phòng mới nằm trong
chiến lược tăng cường phát triển hệ thống điều hành – kinh doanh và tăng cường khai
thác thị trường khách tại chỗ, qua đó tiếp tục mở rộng thị phần và đa dạng hóa các loại
hình sản phẩm - dịch vụ lữ hành của Travelling.Trong 4 tháng đầu năm 2023, Công ty
TNHH Một Thành Viên Dịch vụ Lữ hành Travelling đạt tổng doanh thu trên 200 tỷ
đồng (tăng gần 20%) và phục vụ hơn 240.000 lượt du khách trong và ngoài nước.
Cùng với việc mở rộng hệ thống các chi nhánh, văn phòng để thuận tiện cho
việc giao tiếp với khách hàng, Travelling còn đầu tư mở rộng các hình thức khác
nhanh hơn, tiện lợi hơn cho khách hàng như đặt vé online thông qua hệ thống website
của công ty ( dulichtietkiem.com, dulichhe.com, travelling.com,…)., đặt vé qua điện
thoại, giao vé tận nơi,….Do đặt tính riêng biệt của ngành công nghiệp du lịch, các nhà
bán lẻ các tour du lịch trọn gói yêu cầu phải có những kiến thức chuyên ngành về
thông tin du lịch. Vì vậy, chọn lọc phân phối phù hợp đóng vai trò quan trọng cho sự
thành công của Travelling. Ngày nay, do phát triển công nghệ, các nhà khai thác du
lịch sử dụng chiến thuật khác nhau để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Do đó,
Travelling sử dụng chiến lược để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng phân khúc khách
hàng. Cụ thể, nó sẽ phân phối các tour du lịch trọn gói qua ba kênh khác nhau:
Ba kênh phân phối chủ yếu của Travelling là:
Kênh 1 : Travelling thành lập hệ thống các chi nhánh để bán vé trực tiếp cho khách hàng.
Kênh 2 : Travelling gửi vé cho các đại lý du lịch và các đại lý sẽ bán lại cho
khách hàng để hưởng hoa hồng.
Kênh 3: Thông qua hệ thống website của công ty là dulichhe.com, khách hàng
có thể dễ dàng lựa chọn cho mình 1 tour du lịch thích hợp và mua trực tiếp bằng hình
thức chuyển khoản hay giao vé tận nhà.
5.4.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
5.4.4.1. Insight khách hàng mục tiêu
Để xác định được Insight khách hàng mục tiêu, Travelling cần phân tích và xác
lập được các yếu tố sau: •
Đối tượng mục tiêu: mọi ngành nghề lOMoARcPSD| 37054152 •
Độ tuổi: từ 25 - 40 tuổi và có thu nhập ổn định. •
Giới tính: Nữ, nam •
Vị trí địa lý: thành thị •
Nhu cầu: khách hàng muốn được đi du lịch, tận hưởng với mức chi phí hợp lý. •
Sở thích: Yêu thích khám phá những vùng đất mới, muốn được tìm hiểu
về bản sắc, con người những nơi mình đã đi qua. •
Hành vi: khách hàng thường đi công tác xa hoặc đi du lịch, nghĩ dưỡng •
Động lực: khách hàng muốn được giải tỏa căng thằng, mệt mỏi của
công việc và cuộc sống. Muốn khám phá những tour du lịch mới lạ, độc đáo. •
Cản trở: thu nhập đang còn hạn hẹp và bị chi phối bởi các nhu cầu khác
trong cuộc sống. Đồng thời các tour du lịch ở Việt Nam hiện nay giá cả không đi đôi với chất lượng.
➡ Insight: “Tôi mong muốn được đi đến những vùng đất mình chưa từng
đặt chân tới, với tôi du lịch không chỉ là nghỉ dưỡng mà còn là mở mang kiến
thức. Tôi muốn sống hòa nhập với thiên nhiên và con người ở nơi khác để tìm lại
bản thân mình sau cuộc sống vội vã, tấp nập của thành thị xô bồ” Slogan:
5.4.4.2. Chính sách xúc tiễn hỗn hợp
5.4.4.3. Kết hợp các công cụ truyền thông:
Travelling cần tiếp tục mở rộng và sử dụng kênh Social media marketing (tiếp
thị qua mạng xã hội) và tận dụng Influencer Marketing. Doanh nghiệp nên bỏ ra nhiều
hơn để nhận lại lợi nhuận về lâu dài, chấp nhận hy sinh: đầu tư nhiều hơn vào các
trang mạng xã hội, hợp tác thêm nhiều KOL phủ sóng nhiều nhất có thể; đầu tư tạo
thêm nhiều chương trình thu hút công chúng đồng thời khiến cho công chúng hiểu thêm về doanh nghiệp.
5.4.4.4. Kết hợp các chương trình khuyến mãi
Khuyến mãi là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch marketing của
các thương hiệu. Các chiến dịch khuyến mãi cho các ngày lễ như ngày Tết, 30/4-1/5,
nghỉ hè… với nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau như khuyến mãi lên đến 25%.
5.4.4.5. Bán hàng cá nhân
Công ty nên chiêu mộ và tuyển chọn nhân viên phù hợp với công việc và có
đầy đủ các kỹ năng giúp mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng. Hơn hết, công ty
nên có sự khen thưởng và phạt hợp lý để khuyến khích và thúc đẩy động lực của họ.
5.4.4.6. Quan hệ công chúng
Xây dựng, củng cố mối quan hệ tốt với các tổ chức và quần chúng bằng việc
tuyên truyền tốt và truyền thông tốt về một công ty du lịch thương hiệu và chất lượng,
đồng thời giúp khách hàng thực hiện được trách nhiệm với bản thân.
5.4.5. Chính sách về con người (People) lOMoARcPSD| 37054152
5.4.5.1. Chính sách nhân sự của công ty
Triết lý kinh doanh của công ty là “LUÔN HƯỚNG ĐẾN KINH DOANH,
KHÁCH HÀNG, CỘNG ĐỒNG VÀ NHÂN VIÊN”. Do đó, mọi kế hoạch, hành động
hướng đến kinh doanh, khách hàngnhằm mang lại hiệu quả kinh doanh của Công ty,
từ đó sẽ có điều kiện tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân viên. Tạo
điều kiện làm việc thuận lợi nhất về vật chất và tinh thần để tăng động lực làm việc
tích cực của nhân viên, phục vụ một cách tốt nhất cho khách hàng và cho mục tiêu pháttriển của Công ty.
Travelling hiện tại đã liên kết với cơ sở đào tạo đó là Trường Cao Đẳng Du
Lịch Hà Nội. Từ đó, công ty dễ dàng tuyển chọn ra nguồn nhân sự giỏi, có năng lực.
Sự hợp tác tuyển dụng lao động giữa Travelling và Tập đoàn Costa Crociere S.p.A đã
và đang góp phần mang lại những cơ hội làm việc tốt cho lao động Việt Nam. Bên
cạnh mức thu nhập hấp dẫn và ổn định, người lao động Việt Nam còn được làm việc
trực tiếp trong môi trường đào tạo nghề quốc tế chuyên nghiệp của châu Âu, giúp tích
luỹ nhiều kinh nghiệm tốt cho những công việc sau này.
5.4.5.2. Chính sách đào tạo
Cùng với việc phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo, Travelling còn tạo mọi
điều kiện giúp mỗi cá nhân phát triển nghề nghiệp đồng thời xây dựng một lực lượng
nhân viên chuyên nghiệp cho mình. Chương trình đào tạo của Travelling giúp nhân
viên có kỹ năng chuyên môn cao, quy trình nghiệp vụ thống nhất trên toàn hệ thống,
để dù khách hàng giao tiếp với bất cứ trung tâm nào cũng đều nhận được một phong
cách Travelling duy nhất, đó là sự chuyên nghiệp, nhanh chóng và vì lợi ích của khách hàng.
Ở Travelling, các chương trình học tập đều xuất phát từ nhu cầu cụ thể.
Travelling khuyến khích nhân viên chủ động trong học tập và phát triển nghề nghiệp
của bản thân. Phòng Phát triển Nguồn nhân lực và Trung tâm Đào tạo đóng vai trò hỗ
trợ và hướng dẫn việc học tập và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên.
4.5.3 Chính sách khen thưởng
Chế độ khen thưởng cho nhân viên của Travelling gắn liền với kết quả hoạt
động kinh doanh và chất lượng dịch vụ của mỗi nhân viên thực hiện cho khách hàng.
Travelling có các chế độ cơ bản như sau: một năm, nhân viên được hưởng tối thiểu 13
tháng lương. Ngoài ra nhân viên còn được hưởng thêmlương, thưởng cho các đơn vị,
cá nhân tiêu biểu trong năm, thưởng sáng kiến, thưởng trong các dịp lễ tết của quốc
gia và kỷ niệm thành lập Công ty. Tất cả nhân viên chính thức của
Travelling đều được hưởng các trợ cấp xã hội phù hợp với Luật Lao động
5.4.5.3. Chính sách về quy trình (Process)
Với kinh nghiệm trên 20 năm trong lĩnh vực tổ chức các tour du lịch,
Travelling có các chương trình tour vô cùng chuyên nghiệp và hiện đại. Cụ thể như sau : lOMoARcPSD| 37054152
1. Sau khi khách hàng tiếp nhận thôngtin từ Travelling thông qua các kênh phân
phối, các chiêu thị hay bất kì một phương tiện nào đó,khách hàng sẽ chọn cho
mình tour du lịch thích hợp.
2. Tiếp đến, khách hàng sẽ thanh toán để có được vé du lịch. Travelling sẽ tiếp
nhận thông tin khách hàng, trực tiếp liên hệ với khách hàng, sắp xếp, lên kế
hoạch, sau đó hướng dẫn viên du lịch sẽ cung cấp cho khách hàng những thông
tin chi tiết của tour du lịch.
3. Cuối cùng, khách hàng tận hưởng cuộc hành trình và trực tiếp cung cấp phản
hồi đển với hướng dẫn viên du lịch hoặc quản lý.
5.4.6. Chính sách về bằng chứng hữu hình (Physical Evidence)
5.4.6.1. Hệ thống chi nhanh và văn phòng
Travelling có hệ thống văn phòng chính và các chi nhánh, thuận tiện cho việc
trao đổi thông tin giữa nhân viên và kháchhàng. Thông tin về tour được đăng tải rõ
ràng trên website chuyên đề du lịch theo mùa của công ty; banner và các catalog
trongvăn phòng; sự hướng dẫn, tư vấn của nhân viên.
5.4.6.2. Phương tiện di chuyển
Phương tiện di chuyển an toàn, chất lượng cao được cung cấp bởi các hãng xe
như Mercedes,Toyota, Huyndai ; các hãng máy bay trong nước. Trong chuyến đi
khách hàng còn được tặng nón, áo thun, áo mưa (tùy theo diều kiện thời tiết). Lưu trú
với khách sạn từ 2 tới 4 sao, phòng nghỉ thỏa mái và đầy đủ tiện nghi; nhà hàng, thực
phẩm vệ sinh và đặc thù theo từng điểm đến.
Tour Hà Nội – Sapa – Lào Cai:
Thông tin tour : Trên website dulichtietkiem.com, tư vấn của nhân viên:
chương trình tour và điểm đến theo timeline; bảng báo giá dịch vụ, báo giá theo loại
khách sạn; thông tin hướng dẫn về trẻ em, hành lý, giấy tờ, điều khoản hủy vé...
Phương tiện vận chuyển: Xe khách điều hòa nhiệt độ, tivi, âm thanh, đèn đọc
sách, nước suối, khăn lạnh, ghế ngồi rộng rãi thỏa mái.
Lưu trú: Tiêu chuẩn 2 khách/phòng, tùy chọn phòng đơn hoặc đôi, hệ thống
khách sạn theo giá vé từ 2 đến 4 sao như
Khách sạn quốc tế 3 sao Hà Nội Imperial: - Máy lạnh - Hệ thống thông gió
- Máy nuớc nóng sử dụng năng luợng mặt trời. - Truyền hình cáp - Điện thoại quốc tế -Hệ thống wifi -Tủ lạnh mini
- Đèn bàn làm việc, đọc sách lOMoARcPSD| 37054152
Khách sạn 4 sao Yasaka – Sapa: - Két riêng
- Truy cập internet (ADSL và WiFi) - Trà / cà phê - Truyền hình cáp - Mini bar - Điện thoại quốc tế - Phòng tắm tiện nghi
Khách sạn 4 sao Ngọc Lan –Lào Cai:
- Truyền hình cáp/vệ tinh
- Điện thoại quốc tế-Wifi-Lò sưởi - Mini-bar
- Remote điều chỉnh đèn - Két an toàn
- Dịch vụ phòng 24/24 giờ- Phòng tắm hiện đại.
Thực phẩm : Khách có thể chọn ăn theo tour hoặc ăn ngoài. Ăn theo tour sẽ
được phục vụ tại nhà hàng khách sạn lưu trú.
Tại Hà Nội : các món hải sản
Sapa: Ẩm thực Dân Tộc : Rượu cần, thịt rừng, cafe và trà Bảo Lộc
5.4.7. Ngân sách dự kiến
5.4.7.1. Nguồn ngân sách
Ngân sách marketing là nguồn ngân sách quan trọng cần có để nhãn hàng thu
hút sự quan tâm, mang thương hiệu tiếp cận với khách hàng. Với mục tiêu tăng doanh
số doanh thu, tăng thị phần trong thị trường du lịch, nâng cao trải nghiệm khách hàng,
ở quý 3/2023 Travelling sẽ triển khai kế hoạch marketing gồm: •
Chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết. •
Mở rộng chi nhánh và văn phòng • Chi phí marketing
Vậy nên ở quý 3/2023 Travelling dự kiến chi phí sẽ chiếm khoảng 15% doanh thu.
5.4.7.2. Phân bổ ngân sách
Chi phí Marketing = doanh số bán hàng x % chạy marketing
Doanh thu dự trù: 20.000.000.000 đồng/ tháng
Vậy tổng quý 3/2023: 60.000.000.000 đồng lOMoARcPSD| 37054152 Hoạt động Cụ thể Ngân sách (VNĐ) Kênh offline Tham gia sự kiện 200.000.000
Quảng cáo ngoài trời 150.000.000 SMS
marketing 50.000.000 Kênh website 150.000.000 Kênh báo chí 200.000.000 Kênh Mạng Xã Hội 100.000.000 Kênh quảng cáo Quảng cáo facebook 400.000.000 Quảng cáo google 400.000.000 Booking KOL 200.000.000 Email marketing 50.000.000
Bảng 5: Chi phí marketing. Nguồn: tự nghiên cứu
5.4.8. Mô hình tổ chức hoạt động marketing
5.4.8.1. Sơ đồ tổ chức hoạt động marketing
Hình 13: Sơ đồ tổ chức hoạt động marketing. Nguồn: internet
5.4.8.2. Mô tả cơ cấu tổ chức
Bộ phận marketing của Travelling sẽ bao gồm các nhóm nhỏ như nghiên cứu
và phân tích thị trường, truyền thông, kế hoạch,... do các trưởng nhóm điều hành. Mỗi
nhóm gồm có các nhân viên với những chuyên môn tương ứng.
Sau khi nhận bàn giao công việc từ trưởng phòng marketing, trưởng nhóm sẽ
phân công chúng cho thành viên dựa vào chuyên môn của họ.
Trong từng dự án, các nhân viên có thể trao đổi về nội dung công việc với nhau.
5.4.8.3. Lý do lựa chọn mô hình
Mô hình trên sử dụng cả tính hợp tác và quyền lực chuyên môn.
Việc duy trì hình thức phân quyền giúp cơ cấu phòng marketing được nhất
quán, làm việc có tính kỷ luật rõ ràng, vận hành nhanh chóng. Kết hợp với đó là cơ lOMoARcPSD| 37054152
cấu “phẳng” trong các đội nhóm nhỏ trong bộ phận, cùng phối hợp với nhau làm việc
để đạt hiệu quả cao nhất, linh động nhất. •
Việc phân chia có cấp quản lý giúp công việc được chọn lọc từ trên xuống
dưới, đảm bảo tính nhất quán. Mọi nhân viên được đưa ra đề xuất, ý
tưởng cũng như đóng góp vào quyết định chung. •
Có tính minh bạch, và phối hợp làm việc, truyền đạt thông tin giữa các thành viên. •
Thuận lợi chính của cấu trúc ma trận đó là nó tạo điều kiện thuận lợi cho
sự điều phối một loạt các dự án phức tạp và độc lập trong khi vẫn duy trì
tính kinh tế nhờ việc nhóm gộp các chuyên gia chức năng lại với nhau
5.4.9. Kế hoạch thực thi
5.4.9.1. Đề xuất phương án tổng quan
Giai Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 đoạn ( Recognize) ( Engage) ( Amplify) Thời gian 15 ngày 1 tháng 17 ngày 1 tháng (1/7-15/7) (16/7-31/8) (1/9 – 30/9 )
Mục Đặt vấn đề, tạo Lan tỏa thông Nhấn mạnh và
đích tranh luận, dẫn dắt đối
điệp “Cuộc đời là nâng tầm giá trị mà tượng
mục tiêu bước đầu những chuyến đi” Travelling muốn đem tới gần hơn với thông Giới thiệu các lại cho khách hàng. điệp truyền thông. tour du lịch trong nổi Tạo động lực
bật trong năm 2023. thúc đẩy từ quan tâm,
yêu thích sang trung thành cho khách.
Công Quảng cáo (Facebook Quảng cáo Quảng cáo cụ hỗ Ads) (Facebook Ads,)
(Facebook Ads) trợ Facebook, Website. PR (KOLs) • Facebook, , Website • PR PR (KOLs, Các công cụ Báo Chí)
• Các công cụ tìm kiếm tìm kiếm (SEO, (SEO SEM) Kênh hiển thị, SEM) web banner lOMoARcPSD| 37054152 KPI Đối với nền tảng
Tỉ lệ thảo luận, 1000 bài dự thi mạng xã
hội Facebook thái độ của khách Hơn 1 triệu
+Tỉ lệ thảo luận tăng. hàng đối với chiến reach, 100,000 +Tỉ lệ click vào trang.
dịch và với chương engagement trên
facebook và trình khuyến mãi. • Lượng truy cập instagram. website đến từ Thu hút truyền Facebook thông với 100 đầu tin trên các kênh báo, kênh thông tin uy tín. • CR = 7.5 - 9%
Bảng 6: Phương án
tổng quan. Nguồn: tự nghiên cứu
5.4.9.2. Kế hoạch thực thi cụ thể Thời Thời gian 10/7 Đăng tải gian video lên 1 tháng các nền 15
17 ngày Giai đoạn 1: RECOGNIZE tảng mạng ngày Time Nội dung line xã hội về (1/7 – trải 15/7) 1/7
Giới thiệu về địa điểm du nghiệm du
lịch Tam Cốc nhằm gợi mở cho lịch Ninh
khách về chiến dịch sắp tới Bình, Hạ Long. 5/7
Đăng tải các bài post trên trang
fanpage của Travelling gợi mở
12/7 Các ưu đãi cho
thông điệp truyền tải. khách hàng thân thiết của 8/7
Seeding Gợi mở các content mở Travelling
topic tranh luận, chia sẻ của công
chúng về vấn đề “Bạn nghĩ sao về 15/7 Các bài post
một tour du lịch đậm mùi lúa PR các tour du lịch
chín?”, topic chia sẻ trải nghiệm du nổi bật trng quý 3 lịch của bản thân. năm 2023. Gia i lOMoARcPSD| 37054152 đNội dung line Trang Fanpage chính o thức của Travelling 16/7 ạ
Thông báo và giới thiệu về
n cuộc thi (giải thưởng, đối tác …) 2 Kênh truyền thông Trang Fanpage chính : thức của Travelling E N
Trang Fanpage chính thức của Travelling Trang Fanpage chính G thức của Travelling A G
Trang Fanpage chính thức của Travelling E Kênh truyền thông T i
Tại các group/hội/nhóm cộng đồng về du lịch m Trang Fanpage chính e thức của Travelling lOMoARcPSD| 37054152 lOMoARcPSD| 37054152 25/9
Đăng bài thông báo kết thúc nhận Trang Fanpage chính
quỹ từ thiện và công bố số tiền thức của Travelling nhận được. 30/9
Đăng bài về chuyến đi từ thiện ở Trang Fanpage chính
vùng núi cao Tây Bắc thức của Travelling
5.4.10. Kế hoạch kiểm soát và giám sát thực thi kế hoạch Nội dung Chỉ số Phương pháp Nguồn thông tin Tần suất Đo lường Follower Tối ưu hóa Bài đăng Hàng hiệu
quả growth rate: tỷ lệ chiến dịch M fanpage. ngày/tuần truyền tăng trưởng số
Báo cáo chỉ thông lượng người theo bằng cách sử số từ bộ phận dõi fanpage. dụng các truyền thông.
Reach: Số phương pháp Google
lượng người dùng thử nghiệm Analytics: Theo khác nhau. A/B, tối ưu hóa dõi traffic, organic • Tỷ lệ người
công cụ tìm keywords, từ khóa dùng tương tác:
kiếm, tối ưu liên quan, CTR, share, save, like,.. hóa email… CPM, ... • Lượt chuyển Mailchimp đổi, lượt truy cập
reports: phân tích, website, lượt click
đánh giá dữ liệu vào liên kết, số lượt Email. mua hàng.
Giám sát Hiệu quả của Thiết lập Báo cáo của Hàng quý hoạt đội ngũ kinh
doanh. hệ thống giám quản lý tại các động cải
sát, đào tạo điểm phân phối tiến điểm Tốc độ bán vé. nhân viên ở các bán hàng. bán Tỉ lệ chuyển điểm đại lý Hệ thống đổi.. Travelling, bán phần mềm quản lý Doanh số trung
lẻ khác, … bán hàng. bình tại mỗi điểm bán Báo cáo doanh thu. • Thống kê. lOMoARcPSD| 37054152
Thăm dò Sự phàn nàn và Xây dựng Khảo sát Hàng thái độ hài lòng của
khách hệ thống khiếu khách hàng. tháng khách hàng. nại, góp ý và Các cuộc hàng
phiếu thăm dò phỏng vấn nhỏ. • Tỉ lệ khách hàng ủng hộ so với ý kiến khách chê bai. hàng. Thu thập ý kiến. Lượng khách Phỏng vấn hàng mới đạt được. thăm dò định Hệ thống thu kỳ khách hàng. nhận ý kiến và Lượng khách hàng mất đi. phản hồi. Tài sản khách hàng. Suất sinh lợi của khách hàng. Lợi nhuận tính trên khách hàng. Thị phần Số lượng điểm Thị phần có Báo cáo, Hàng bán.
thể biểu thị bằng thống kê thị phần, năm doanh thu. nhận biết vị thế Doanh số trung bình tại mỗi điểm của doanh nghiệp so với đối thủ bán cạnh tranh. Phân tích thông tin, dữ liệu thị trường
Bảng 7: Kế hoạch kiểm soát và giám sát. Nguồn: tự nghiên cứu
PHẦN 6. KẾT LUẬN
Em đã thực hiện nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng bằng cách thu thập thông tin
thứ cấp từ các nguồn uy tín. Đã đánh giá tình hình cạnh tranh trên thị trường du lịch
lữ hành đặc biệt là thị trường lữ hành nội địa và xác định rằng Travelling đang đối
mặt với nhiều thách thức từ các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, em đã đề xuất một kế hoạch mở rộng thị phần
cho dịch vụ du lịch lữ hành nội địa nhằm tăng cường sức cạnh tranh và duy trì vị thế
của sản phẩm trên thị trường. Kế hoạch bao gồm các hoạt động sau: -
Tăng cường chiến lược marketing: Đề xuất tăng cường chiến lược
marketing bằng cách tập trung vào quảng cáo và khuyến mãi hấp dẫn để thu hút sự lOMoARcPSD| 37054152
chú ý của khách hàng. Đồng thời, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp so với các đối thủ
cạnh tranh bằng cách tạo chiến dịch truyền thông chiến dịch “Cuộc đời là những chuyến đi”. -
Phát triển sản phẩm: Đề xuất phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến
sản phẩm hiện có để tạo sự mới mẻ và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sản phẩm mới
có thể được tạo ra bằng cách thêm các thành phần dinh dưỡng mới hoặc kết hợp với
các loại thực phẩm khác để tăng tính đa dạng. -
Tăng cường phân phối: Nhóm đề xuất tăng cường phân phối sản phẩm
đến các chi nhánh công ty, đại lý du lịch để đảm bảo rằng sản phẩm được dễ dàng tiếp cận và mua vé. -
Tăng cường sự hiện diện trên mạng xã hội: Đề xuất tăng cường sự
hiện diện trên mạng xã hội bằng cách tạo nội dung đa dạng, tương tác với khách hàng
và tạo ra các chương trình khuyến mãi trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Em hy vọng rằng kế hoạch mở rộng thị phần này sẽ giúp Travelling cạnh tranh
tốt hơn và mở rộng vị thế trên thị trường.
PHẦN 7. DANH MỤC THAM KHẢO 1.
Thách thức du lịch Việt Nam 2023: https://ehou.vn/co-hoi-va-
thachthuc-cua-nganh-du-lich-viet-nam-2023 2. Vietravel:
https://oriagency.vn/chien-luoc-marketing-cua-vietravel 3.
Tình hình du lịch trên thế giới:
https://nhandan.vn/unwto-du-lich-the-gioi-se phuc-hoi-manh-me-trong-nam- 2023-post736569.html 4.
Tâm lý hành vi tiêu dùng của khách du lịch:
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-bach-khoa-dai-hoc-
da-nang/ly-thuyet-thong-tin/tam-ly-khach-du-lich-hanh-vi-tieu-dung-cua-khach- dulich/43435860 5.
Định vị thương hiệu Vietravel:
https://www.studocu.com/vn/document/truong-cao-dang-vien-dong/quan-tri-
chatluong/qua-trinh-dinh-vi-thuong-hieu-cua-viettravel/20771615 6.
Phân tích chiến lược marketing dịch vụ của saigontourist:
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-tai-chinh-
marketing/quan-tri-dich-vu-du-lich-lu-hanh/phan-tich-chien-luoc-marketing-dichvu- cua-saigontourist/20211556