Bài tập chủ đề 11 | Bài giảng KHTN 6 | Cánh diều

Bài giảng điện tử môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều bao gồm đầy đủ các bài giảng của 11 chủ đề, được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với nhiều hiệu ứng đẹp mắt. Qua đó, giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án điện tử cho cả năm học 2022 - 2023.

1
NHÓM V1.1 KHTN
BÀI TP CH ĐỀ 11
Môn hc: KHTN - Lp: 6
Thi gian thc hin: 02 tiết
I. Mc tiêu
1. Kiến thc:
Ôn tp, h thng hóa các kiến thc thuc ch đề 11 v: hiện tượng mc và ln ca Mt
Tri; các hình dng nhìn thy ca Mặt Trăng; hệ Mt Tri và Ngân Hà.
2. Năng lc:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực t ch và t hc: thu thp, x lí thông tin, s dụng được các kiến thc vt lí
đã có để thc hin các nhim v hc tp.
- Năng lực giao tiếp và hp tác: hoạt động nhóm, tho lun nhóm trong thiết lập sơ đ
tư duy của ch đề 11.
- Năng lực gii quyết vấn đề sáng tạo: GQVĐ trong s dụng đồ duy để thc
hin các nhim v hc tp mang tính vn dng.
2.2. Năng lực khoa hc t nhiên
- Vn dng các kiến thc ca ch đề 11 để gii thích mt s hiện tượng thc tế liên
quan.
- V được hình minh họa đường truyn của ánh sáng đ giải thích được hiện tượng nhìn
thy các hành tinh khác.
3. Phm cht:
Thông qua thc hin bài hc s tạo điều kiện để hc sinh:
- Chăm học, chu khó tìm tòi tài liu và thc hin các nhim v cá nhân.
- Có trách nhim trong hot đng nhóm, ch động nhn và thc hin nhim v nhóm.
- Trung thc, cn thn trong thu thp thông tin, x lí kết qu và rút ra nhn xét.
II. Thiết b dy hc và hc liu
- Phiếu hc tp.
- Tranh nh v bài tp liên quan trên power point.
III. Tiến trình dy hc
1. Hot đng 1: H thng kiến thc ch đ 11
a) Mc tiêu: H thng hóa các kiến thc thuc ch đề 11.
b) Ni dung:
- Hc sinh tr li nhanh mt s câu hi trc nghim v bài cũ:
1. Hàng ngày, Mt Tri mc lên phía nào?
A. Phía Bc
B. Phía Nam
C. Phía Đông
D. Phía Tây.
2. Hàng ngày, ta thy Mt Tri xut hin và chuyển động qua bu tri. Vì sao ?
2
A. Mt Trời quay xung quanh Trái Đt mt ln mi ngày.
B. Trái Đất quay xung quanh Mt Tri mt ln mi ngày.
C. Trái Đất t quay quanh mình mt ln mi ngày.
D. Mt Tri t quay quanh mình mt ln mi ngày.
3. Vật nào sau đây là nguồn sáng ?
A. Mt Tri
B. Trái Đất
C. Mt Trăng
D. Sao chi
4. Mặt Trăng là v tinh ca thiên th nào ?
A. Mt Tri
B. Trái Đất.
C. Ha tinh
D. Thiên Vương tinh.
5. Hình dng nhìn thy ca Mặt Trăng thay đổi theo ngày, vì sao ?
A. Vì kích thước ca Mt Trăng thay đổi theo ngày.
B. Vì kích thưc vùng ca Mặt Trăng được Mt Tri chiếu sáng thay đổi mi ngày.
C. Vì Trái Đt thy Mt Trăng nhng góc nhìn khác nhau vào các ngày khác nhau.
D. Vì Trái Đt liên tc quay xung quanh Mt Tri.
6. Tính từ Mặt Trời ra, thứ tự đúng của tám hành tinh từ gần đến xa Mặt Trời nhất trong
hệ Mặt Trời là
A. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Thổ tinh, Mộc tinh, Hải Vương tinh, Thiên
Vương tinh.
B. Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Kinh tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh, Hải
Vương tinh.
C. Hỏa tinh, Thiên ơng tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh, Kim
tinh, Thủy tinh.
D. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải
Vương tinh.
7. Ngân Hà là
A. Thiên hà trong đó có cha h Mt Tri.
B. mt tp hp nhiều Thiên hà trong vũ tr.
C. tên gi khác ca h Mt Tri.
D. dải sáng trong vũ tr.
8. Sp xếp nhng mc sau theo th t kích thước t nh nhất đến ln nht: Mt Tri,
H Mt Tri, Trái Đt, Mt Trăng, Vũ tr, Ngân Hà.
A. Vũ tr, Ngân Hà, H Mt Tri, Mt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng.
B. Vũ tr, H Mt Tri, Ngân Hà, Mt Trời, Trái Đt, Mặt Trăng.
C. Mặt Trăng, Trái Đt, Mt Tri, H Mt Tri, Ngân Hà, Vũ tr.
D. Mặt Trăng, Mặt Tri, Trái Đt, Ngân Hà, H Mt Trời, Vũ trụ.
- T các câu tr lời đã có, HS hoạt động nhóm đểy dựng sơ đồ tư duy cho kiến thc
ca ch đề “Chuyển động nhìn thy ca Mt Tri, Mặt Trăng. Hệ Mt Trời và Ngân Hà”.
3
Gi ý: ch đề gm hai ni dung chính:
+ Mô t và gii thích chuyển động nhìn thy ca Mt Tri mi ngày và hình dng nhìn
thy ca Mt Trăng mi ngày.
+ Nêu sơ lược v H Mt Tri và Ngân Hà.
c) Sn phm:
- HS tr li đưc các câu hi trc nghim:
1. C 2. C 3. A 4.B
5. C 6. D 7.A 8.C
- HS thiết lập được sơ đồ tư duy về ch đề 11:
Gm 2 ni dung chính:
1.
+ Mt Tri là ngun sáng, Trái Đất và Mặt Trăng ch là vt ht sáng.
+ Hàng ngày, Mt Tri mc đằng Đông, lặn đằng Tây vì Trái Đất t quay quanh mình
t Tây sang Đông.
+ Ta nhìn thy hình dng ca Mặt Trăng thay đổi liên tc trong mt tháng âm lch
khi quay quanh Trái Đt, ta thy Mặt Trăng ở nhng góc nhìn khác nhau mi ngày.
2.
+ H Mt Tri bao gm Mt Tri, tám hành tinh, các tiu hành tinh và sao chi.
+ Ngân Hà là thiên hà cha rt nhiều ngôi sao, trong đó có Mặt Tri.
d) T chc thc hin:
- Giao nhim v hc tp:
+ GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân tr li 8 câu hi trong 4 phút.
+ GV yêu cu HS hoạt động nhóm ln trong 10 phút, y dng đ duy cho chủ
đề 11 trên cơ sở gi ý các kiến thc chính ca ch đề.
- Thc hin: HS hoạt đng nhân vi 8 câu hi ; m tòi tài liu, tho luận đi đến
thng nht trong nhóm v sơ đồ tư duy cho ch đề.
- Báo cáo, tho lun:
+ Sau 4 phút hoạt động nhân. GV phát b phiếu màu các đáp án cho mỗi HS( mi
màu ng với 1 đáp án. Ví dụ: màu dương với đáp án A; màu xanh lá với đáp án B, màu vàng
với đáp án C màu đ với đáp án D) để HS báo cáo kết qu 8 câu hi. Vi mi câu hi,
YCHS giơ phiếu đáp án. Gv gọi mt HS bt gii thích v đáp án ca mình. Các HS còn
li nêu ý kiến khác nếu có. T đó thống nhất đáp án đúng của 8 câu hi bài cũ trưc lp.
+ Sau hoạt động nhóm, GV yêu cu các nhóm báo cáo kết qu hot động ca nhóm
mình. Các đại din các nhóm còn li cho ý kiến. C lp thng nht chọn sơ đồ duy đúng,
đủ, logic, hiu qu.
- GV: nhn xét v kết qu hoạt động ca các nhóm chun hóa kiến thc thuc ch
đề.
2. Hot đng 2: Luyn tp
a) Mc tiêu:
- Cng c, h thng, luyn tp kiến thc v chuyển đng ca Mt Trời, thay đổi hình
dng nhìn thy ca Mặt Trăng; Hệ Mt Tri, Ngân Hà trong gii quyết các nhim v hc tp
và gii thích mt s hiện tượng liên quan trong đi sng và khoa hc.
4
b) Ni dung:
HS tr li các câu hi trong SGK trang 197,198.
c) Sn phm:
Câu tr li có th:
- Câu hỏi trong sơ đ:
+ Sao là ngun phát sáng, các hành tinh không phát sáng mà ch là vt ht sáng.
+ Hàng ngày ta thy Mt Tri mc phía Đông, lặn phía Tây vì Trái Đất t quay quanh
trc ca mình theo chiu t y sang Đông.
- Bài tp:
1. a. Mt Tri.
b. Mộc tinh, Trái Đt.
c. Mt Tri.
d. Mặt Trăng.
2. Điểm C.
Vì theo chiu quay của Trái Đất, đim vào vùng bóng ti đầu tiên là điểm C.
3. Dùng đường thng dấu mũi tên ch ng chiếu t Mt Trời, đến Ha tinh ri
truyền đến vùng là bui ti trên Trái Đt.
Chú ý: vì cường độ ánh sáng t Hỏa tinh đến Trái Đt yếu hơn so vi t Mt Trời đến
Trái Đt nên ta ch thy Hỏa tinh vào ban đêm.
d) T chc thc hin:
- Chuyn giao nhim v:
GV chia lp thành 4 nhóm HS.
+ Phn câu hỏi trong sơ đồ: HS nhóm tp trung cùng tr li trong 2 phút.
+ Phn bài tp: s dụng phương pháp khăn trải bàn để nhóm đồng thi gii quyết 3 câu
trong 4 phút.
+ Sau đó, mỗi nhóm thc hin tho lun, báo cáo kết qu trong nhóm.
- Báo cáo, tho lun: Sau khi HS đã hoạt động nhóm xong, GV yêu cu mi nhóm ch
tr li 1 câu hi trong tng 5 câu hi. Các nhóm khác lng nghe, nhn xét, b sung.
- GV: nhn xét và chun hóa kiến thc
GV cht li các kiến thc chính thuc ch đềy.
3. Hot đng 3: Vn dng
a) Mc tiêu: Vn dng kiến thc đã học vào tìm hiu cách tính lch âm, lịch dương,
tìm hiu và gii thích v hiện tượng Nht thc, Nguyt thc trong t nhiên.
b) Ni dung: Hs tr li các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Khong thi gian mỗi ngày đêm, mỗi tháng âm lch, mỗi năm dương lch trên
Trái Đt là bao lâu? Em hãy cho biết nhng khong thời gian đó th hiện điều gì?
Câu 2. Nht thc là gì ? Xy ra khi nào ?
Câu 3. Nguyt thc là gì ? Xy ra khi nào ?
c) Sn phm: Câu tr li có th có:
Câu 1.
- Mỗi ngày đêm dài 24h. Đây là thời gian đ Trái Đt t quay quanh trc ca mình hết
1 vòng.
5
- Mi tháng âm lch dài khoảng 29,5 ngày. Đây thời gian trung nh để Mặt Trăng
quay xung quanh Trái Đất hết mt vòng.
- Mỗi năm dương lịch dài 365,25 ngày. Đây là thời gian để Trái Đất quay xung quanh
Mt Tri hết mt vòng.
Câu 2.
Nht thc hiện tượng Mặt Trăng ngăn không cho ánh sáng từ Mt Tri truyền đến
Trái Đất, làm cho trên Trái Đất đang ban ngày cũng không nhìn thy mt phn hoc
toàn b Mt Tri.
Xy ra khi Mt Tri, Mặt Trăng Trái Đt nm trên 1 đường thng và Mặt Trăng nằm
gia, là vt cn.
Câu 3.
Nguyt thc hiện tượng Trái Đất ngăn không cho ánh sáng t Mt Tri truyền đến
Mt Trăng.
Xy ra khi Mt Tri, Mt Trăng Trái Đất nm trên 1 đường thẳng và Trái Đất nm
gia, là vt cn.
d) T chc thc hin: Giao cho hc sinh thc hin các câu trong hi này ngoài gi
hc trên lp và np bài làm vào tiết sau.
| 1/5

Preview text:

NHÓM V1.1 – KHTN
BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 11 Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức:
Ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức thuộc chủ đề 11 về: hiện tượng mọc và lặn của Mặt
Trời; các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng; hệ Mặt Trời và Ngân Hà. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: thu thập, xử lí thông tin, sử dụng được các kiến thức vật lí
đã có để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm, thảo luận nhóm trong thiết lập sơ đồ tư duy của chủ đề 11.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong sử dụng sơ đồ tư duy để thực
hiện các nhiệm vụ học tập mang tính vận dụng.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Vận dụng các kiến thức của chủ đề 11 để giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan.
- Vẽ được hình minh họa đường truyền của ánh sáng để giải thích được hiện tượng nhìn thấy các hành tinh khác. 3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ nhóm.
- Trung thực, cẩn thận trong thu thập thông tin, xử lí kết quả và rút ra nhận xét.
II. Thiết bị dạy học và học liệu - Phiếu học tập.
- Tranh ảnh về bài tập liên quan trên power point.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức chủ đề 11
a) Mục tiêu: Hệ thống hóa các kiến thức thuộc chủ đề 11. b) Nội dung:
- Học sinh trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm về bài cũ:
1. Hàng ngày, Mặt Trời mọc lên ở phía nào? A. Phía Bắc B. Phía Nam C. Phía Đông D. Phía Tây.
2. Hàng ngày, ta thấy Mặt Trời xuất hiện và chuyển động qua bầu trời. Vì sao ? 1
A. Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất một lần mỗi ngày.
B. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời một lần mỗi ngày.
C. Trái Đất tự quay quanh mình một lần mỗi ngày.
D. Mặt Trời tự quay quanh mình một lần mỗi ngày.
3. Vật nào sau đây là nguồn sáng ? A. Mặt Trời B. Trái Đất C. Mặt Trăng D. Sao chổi
4. Mặt Trăng là vệ tinh của thiên thể nào ? A. Mặt Trời B. Trái Đất. C. Hỏa tinh D. Thiên Vương tinh.
5. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi theo ngày, vì sao ?
A. Vì kích thước của Mặt Trăng thay đổi theo ngày.
B. Vì kích thước vùng của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng thay đổi mỗi ngày.
C. Vì Trái Đất thấy Mặt Trăng ở những góc nhìn khác nhau vào các ngày khác nhau.
D. Vì Trái Đất liên tục quay xung quanh Mặt Trời.
6. Tính từ Mặt Trời ra, thứ tự đúng của tám hành tinh từ gần đến xa Mặt Trời nhất trong hệ Mặt Trời là
A. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Thổ tinh, Mộc tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh.
B. Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Kinh tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
C. Hỏa tinh, Thiên Vương tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh, Kim tinh, Thủy tinh.
D. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh. 7. Ngân Hà là
A. Thiên hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời.
B. một tập hợp nhiều Thiên hà trong vũ trụ.
C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời.
D. dải sáng trong vũ trụ.
8. Sắp xếp những mục sau theo thứ tự kích thước từ nhỏ nhất đến lớn nhất: Mặt Trời,
Hệ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng, Vũ trụ, Ngân Hà.
A. Vũ trụ, Ngân Hà, Hệ Mặt Trời, Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng.
B. Vũ trụ, Hệ Mặt Trời, Ngân Hà, Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng.
C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời, Hệ Mặt Trời, Ngân Hà, Vũ trụ.
D. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất, Ngân Hà, Hệ Mặt Trời, Vũ trụ.
- Từ các câu trả lời đã có, HS hoạt động nhóm để xây dựng sơ đồ tư duy cho kiến thức
của chủ đề “Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng. Hệ Mặt Trời và Ngân Hà”. 2
Gợi ý: chủ đề gồm hai nội dung chính:
+ Mô tả và giải thích chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời mỗi ngày và hình dạng nhìn
thấy của Mặt Trăng mỗi ngày.
+ Nêu sơ lược về Hệ Mặt Trời và Ngân Hà. c) Sản phẩm:
- HS trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm: 1. C 2. C 3. A 4.B 5. C 6. D 7.A 8.C
- HS thiết lập được sơ đồ tư duy về chủ đề 11: Gồm 2 nội dung chính: 1.
+ Mặt Trời là nguồn sáng, Trái Đất và Mặt Trăng chỉ là vật hắt sáng.
+ Hàng ngày, Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây vì Trái Đất tự quay quanh mình từ Tây sang Đông.
+ Ta nhìn thấy hình dạng của Mặt Trăng thay đổi liên tục trong một tháng âm lịch vì
khi quay quanh Trái Đất, ta thấy Mặt Trăng ở những góc nhìn khác nhau mỗi ngày. 2.
+ Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời, tám hành tinh, các tiểu hành tinh và sao chổi.
+ Ngân Hà là thiên hà chứa rất nhiều ngôi sao, trong đó có Mặt Trời.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân trả lời 8 câu hỏi trong 4 phút.
+ GV yêu cầu HS hoạt động nhóm lớn trong 10 phút, xây dựng sơ đồ tư duy cho chủ
đề 11 trên cơ sở gợi ý các kiến thức chính của chủ đề.
- Thực hiện: HS hoạt động cá nhân với 8 câu hỏi ; tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến
thống nhất trong nhóm về sơ đồ tư duy cho chủ đề.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Sau 4 phút hoạt động cá nhân. GV phát bộ phiếu màu các đáp án cho mỗi HS( mỗi
màu ứng với 1 đáp án. Ví dụ: màu dương với đáp án A; màu xanh lá với đáp án B, màu vàng
với đáp án C và màu đỏ với đáp án D) để HS báo cáo kết quả 8 câu hỏi. Với mỗi câu hỏi,
YCHS giơ phiếu đáp án. Gv gọi một HS bất kì giải thích về đáp án của mình. Các HS còn
lại nêu ý kiến khác nếu có. Từ đó thống nhất đáp án đúng của 8 câu hỏi bài cũ trước lớp.
+ Sau hoạt động nhóm, GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm
mình. Các đại diện các nhóm còn lại cho ý kiến. Cả lớp thống nhất chọn sơ đồ tư duy đúng, đủ, logic, hiệu quả.
- GV: nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm và chuẩn hóa kiến thức thuộc chủ đề.
2. Hoạt động 2: Luyện tập a) Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống, luyện tập kiến thức về chuyển động của Mặt Trời, thay đổi hình
dạng nhìn thấy của Mặt Trăng; Hệ Mặt Trời, Ngân Hà trong giải quyết các nhiệm vụ học tập
và giải thích một số hiện tượng liên quan trong đời sống và khoa học. 3 b) Nội dung:
HS trả lời các câu hỏi trong SGK trang 197,198. c) Sản phẩm: Câu trả lời có thể: - Câu hỏi trong sơ đồ:
+ Sao là nguồn phát sáng, các hành tinh không phát sáng mà chỉ là vật hắt sáng.
+ Hàng ngày ta thấy Mặt Trời mọc phía Đông, lặn phía Tây vì Trái Đất tự quay quanh
trục của mình theo chiều từ Tây sang Đông. - Bài tập: 1. a. Mặt Trời. b. Mộc tinh, Trái Đất. c. Mặt Trời. d. Mặt Trăng. 2. Điểm C.
Vì theo chiều quay của Trái Đất, điểm vào vùng bóng tối đầu tiên là điểm C.
3. Dùng đường thẳng có dấu mũi tên chỉ hướng chiếu từ Mặt Trời, đến Hỏa tinh rồi
truyền đến vùng là buổi tối trên Trái Đất.
Chú ý: vì cường độ ánh sáng từ Hỏa tinh đến Trái Đất yếu hơn so với từ Mặt Trời đến
Trái Đất nên ta chỉ thấy Hỏa tinh vào ban đêm.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 4 nhóm HS.
+ Phần câu hỏi trong sơ đồ: HS nhóm tập trung cùng trả lời trong 2 phút.
+ Phần bài tập: sử dụng phương pháp khăn trải bàn để nhóm đồng thời giải quyết 3 câu trong 4 phút.
+ Sau đó, mỗi nhóm thực hiện thảo luận, báo cáo kết quả trong nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: Sau khi HS đã hoạt động nhóm xong, GV yêu cầu mỗi nhóm chỉ
trả lời 1 câu hỏi trong tổng 5 câu hỏi. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV: nhận xét và chuẩn hóa kiến thức
GV chốt lại các kiến thức chính thuộc chủ đề này.
3. Hoạt động 3: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào tìm hiểu cách tính lịch âm, lịch dương,
tìm hiểu và giải thích về hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực trong tự nhiên.
b) Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Khoảng thời gian mỗi ngày đêm, mỗi tháng âm lịch, mỗi năm dương lịch trên
Trái Đất là bao lâu? Em hãy cho biết những khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?
Câu 2. Nhật thực là gì ? Xảy ra khi nào ?
Câu 3. Nguyệt thực là gì ? Xảy ra khi nào ?
c) Sản phẩm: Câu trả lời có thể có: Câu 1.
- Mỗi ngày đêm dài 24h. Đây là thời gian để Trái Đất tự quay quanh trục của mình hết 1 vòng. 4
- Mỗi tháng âm lịch dài khoảng 29,5 ngày. Đây là thời gian trung bình để Mặt Trăng
quay xung quanh Trái Đất hết một vòng.
- Mỗi năm dương lịch dài 365,25 ngày. Đây là thời gian để Trái Đất quay xung quanh
Mặt Trời hết một vòng. Câu 2.
Nhật thực là hiện tượng Mặt Trăng ngăn không cho ánh sáng từ Mặt Trời truyền đến
Trái Đất, làm cho trên Trái Đất dù đang là ban ngày cũng không nhìn thấy một phần hoặc toàn bộ Mặt Trời.
Xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên 1 đường thẳng và Mặt Trăng nằm ở giữa, là vật cản. Câu 3.
Nguyệt thực là hiện tượng Trái Đất ngăn không cho ánh sáng từ Mặt Trời truyền đến Mặt Trăng.
Xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên 1 đường thẳng và Trái Đất nằm ở giữa, là vật cản.
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện các câu trong hỏi này ngoài giờ
học trên lớp và nộp bài làm vào tiết sau. 5