Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều - Tuần 10
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều - Tuần 10 sẽ giúp học sinh ôn tập và củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Tiếng Việt, tuần 10. Mời tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CD)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 Tuần 10 - Cánh diều Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
“Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào.
Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười:
- Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu
giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không?
- Có ạ! - Cả lớp đồng thanh đáp.
- Nào! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé! - Cô giáo nói tiếp.
Cả lớp im lặng lắng nghe. Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên vì các em không nghe
thấy mẩu giấy nói gì cả. Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói. Cô giáo cười:
- Tốt lắm! Em nghe thấy mẩu giấy nói gì nào?
- Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ!
Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng: “Thưa cô, đúng đấy ạ! Đúng đấy ạ!”
Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi, em mới nói:
- Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”
Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá.” (Mẩu giấy vụn)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Điều gì đã xảy ra trong lớp học?
A. Một số bạn học sinh nói chuyện riêng trong lớp
B. Cô giáo đang say sưa giảng bài
C. Ai đó đã vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào
Câu 2. Cô giáo đã làm gì khi nhìn thấy mẩu giấy trước cửa?
A. Cô giáo yêu cầu học sinh lắng nghe và cho biết mẩu giấy đang nói gì.
B. Cô giáo yêu cầu một bạn học sinh nhặt giấy lên.
C. Cô giáo đã nhặt mẩu giấy lên.
Câu 3. Bạn trai đầu tiên đã trả lời cô thế nào?
A. Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ!
B. Em sẽ nhặt mẩu giấy lên.
C. Bạn Lan là người vứt mẩu giấy ra lớp.
Câu 4. Bạn gái sau đó đã làm gì? A. Nhặt mẩu giấy lên
B. Đồng ý với bạn trai
C. Nhặt mẩu giấy lên và trả lời cô giáo rằng mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”
Câu 5. Bài học rút ra qua câu chuyện trên?
A. Câu chuyện khuyên chúng ta phải thật thà.
B. Câu chuyện khuyên chúng ta phải chăm chỉ.
C. Câu chuyện khuyên chúng ta nên giữ gìn trường lớp sạch, đẹp. III. Luyện tập Câu 1. Viết câu: - Học một biết mười.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Câu 2. Dấu hỏi hay dấu ngã? - ngoan ngoan - sợi chi - lôi lầm - vui ve
Câu 3. Đặt câu theo mẫu: a. Làm gì? b. Thế nào?
Câu 4. Kể về một ngày đi học của em. Đáp án
Câu 1. Điều gì đã xảy ra trong lớp học?
C. Ai đó đã vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào
Câu 2. Cô giáo đã làm gì khi nhìn thấy mẩu giấy trước cửa?
A. Cô giáo yêu cầu học sinh lắng nghe và cho biết mẩu giấy đang nói gì.
Câu 3. Bạn trai đầu tiên đã trả lời cô thế nào?
A. Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ!
Câu 4. Bạn gái sau đó đã làm gì?
C. Nhặt mẩu giấy lên và trả lời cô giáo rằng mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”
Câu 5. Bài học rút ra qua câu chuyện trên?
C. Câu chuyện khuyên chúng ta nên giữ gìn trường lớp sạch, đẹp. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Dấu hỏi hay dấu ngã? - ngoan ngoãn - sợi chỉ - lỗi lầm - vui vẻ
Câu 3. Đặt câu theo mẫu:
a. Ông ngoại đang gói bánh chưng.
b. Chú cún của em rất thông minh và ngoan ngoãn. Câu 4. Mẫu 1
Buổi sáng thứ hai, em thức dậy thật sớm. Em đánh răng rửa mặt rồi ăn sáng. Sau
đó, em chuẩn bị sách vở. Bảy giờ, mẹ đã đưa em đến trường. Sáng nay, lớp em sẽ
học các tiết Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm, Thể dục và Tiếng Anh. Buổi trưa,
em ăn cơm và nghỉ ngơi ở trường. Buổi chiều, chúng em lại tiếp tục học bài. Năm
giờ ba mươi phút chiều sẽ kết thúc buổi học. Một ngày đi học của em thật thú vị. Mẫu 2
Sáng thứ hai, em thức dậy vào lúc sáu giờ ba mươi phút. Em sẽ đánh răng rửa mặt
rồi ăn sáng. Tiếp đó, em sẽ chuẩn bị sách vở. Đến bảy giờ, em sẽ đạp xe đến
trường. Khoảng mười lăm phút, em đã đến nơi. Buổi sáng, lớp em sẽ có các tiết
học gồm Toán, Thể dục, Đạo đức và Tập đọc. Đến mười một giờ trưa, chúng em sẽ
được nghỉ để ăn trưa và ngủ trưa. Buổi chiều các lớp sẽ học từ mười bốn giờ. Em
sẽ được học môn Tiếng Anh, Âm nhạc và Toán. Năm giờ chiều, chúng em được
tan học. Em đạp xe về nhà cùng với các bạn. Một ngày đi học trôi qua thật là ý nghĩa. Đề 2
1. Có một cậu bé sắp vào lớp 1 nhưng chưa thích đi học. Mẹ cậu bèn dẫn cậu đến trường.
2. Hai mẹ con theo cô hiệu trưởng đi thăm trường. Họ đi ngang qua sân chơi, rồi
đến dãy phòng học lớp 1. Có lớp đang đọc đồng thanh một bài thơ. Có lớp đang học toán. Cậu bé hỏi:
- Ngày nào cũng chỉ tập đọc, làm toán thôi ạ?
Mẹ cậu không bằng lòng:
- Đây là trường học. Con đến trường để học mà. Nhưng cô giáo bảo:
- Ở trường, em còn được học các môn khác nữa.
3. Cô dẫn cậu bé đến phòng thực hành. Ở đó, có bạn đang nặn đồ chơi bằng đất sét,
có bạn hí húi vẽ tranh. Một bạn gái đang lắp ráp nhà. Ở phòng khác, các bạn đang học hát.
4. Đi một vòng, cô giáo hỏi cậu bé có muốn đi học không. Cậu vui vẻ gật đầu.
Người mẹ ngạc nhiên, nói:
- Cô như có phép mầu ấy ạ. Cô giáo cười:
- Có gì đâu! Các cháu thấy học vui thì thích học ngay thôi mà.
(Theo sách 168 câu chuyện hay nhất)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Thầy cậu bé chưa thích đi học, người mẹ đã làm gì?
A. Dẫn cậu đến trường, đi thăm quan trường
B. Kể cho cậu bé nghe những điều thú vị của trường học
C. Động viên cậu bé đi học
Câu 2. Sau khi đi thăm các lớp học đọc, học toán, cậu bé nói gì?
A. Con rất thích đi học!
B. Ngày nào cũng chỉ tập đọc, làm toán thôi ạ?
C. Con không đi học đâu!
Câu 3. Cô hiệu trưởng đã làm gì để thuyết phục cậu bé đi học?
A. Nói với cậu bé ở trường còn được học các môn khác nữa
B. Dẫn cậu bé đến phòng thực hành: có bạn đang nặn đồ chơi bằng đất sét, có bạn
hí húi vẽ tranh, có bạn học hát C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Cuối cùng, cậu bé có muốn đi học hay không? A. Có B. Không III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Bài hát tới trường (Trích) Bố mẹ đi làm Ta đi học nhé Áo quần sạch sẽ Bầu trời trong xanh Giữ gìn bàn chân Đừng quên đôi dép. Giữ gương mặt đẹp Nhớ đừng giận nhau. Câu 2. Điền:
1. Từ chỉ hoạt động học tập
2. Từ chỉ đồ dùng học tập
3. Từ chỉ công việc của thầy cô
Câu 3. (*) Các từ sau dùng để chỉ gì? a. ăn, uống, ngủ, nghỉ b. yêu, ghét, quý, mến c. tốt, xấu, hiền, dữ d. mèo, gấu, hổ, lợn
Câu 4. Viết 4 - 5 câu kể về một ngày đi học của em.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Thầy cậu bé chưa thích đi học, người mẹ đã làm gì?
A. Dẫn cậu đến trường, đi thăm quan trường
Câu 2. Sau khi đi thăm các lớp học đọc, học toán, cậu bé nói gì?
B. Ngày nào cũng chỉ tập đọc, làm toán thôi ạ?
Câu 3. Cô hiệu trưởng đã làm gì để thuyết phục cậu bé đi học? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Cuối cùng, cậu bé có muốn đi học hay không? A. Có III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2. Điền:
1. Từ chỉ hoạt động học tập
đọc sách, viết bài, nghe giảng,....
2. Từ chỉ đồ dùng học tập
sách vở, thước kẻ, bút chì,...
3. Từ chỉ công việc của thầy cô
giảng bài, chấm bài, soạn bài,...
Câu 3. (*) Các từ sau dùng để chỉ gì?
a. hoạt động, trạng thái b. tình cảm c. tính cách d. con vật Câu 4. Gợi ý:
Sáng thứ hai, em thức dậy vào lúc sáu giờ ba mươi phút. Em sẽ đánh răng rửa mặt
rồi ăn sáng. Tiếp đó, em sẽ chuẩn bị sách vở. Đến bảy giờ, em sẽ đạp xe đến
trường. Khoảng mười lăm phút, em đã đến nơi. Buổi sáng, lớp em sẽ có các tiết
học gồm Toán, Thể dục, Đạo đức và Tập đọc. Đến mười một giờ trưa, chúng em sẽ
được nghỉ để ăn trưa và ngủ trưa. Buổi chiều các lớp sẽ học từ mười bốn giờ. Em
sẽ được học môn Tiếng Anh, Âm nhạc và Toán. Năm giờ chiều, chúng em được
tan học. Em đạp xe về nhà cùng với các bạn. Một ngày đi học trôi qua thật là ý nghĩa.