Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều - Tuần 14
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều - Tuần 14 sẽ giúp học sinh ôn tập và củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Tiếng Việt, tuần 14. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.a
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CD)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 Tuần 14 - Cánh diều Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi
lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt
một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được.
Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vây, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì! Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các
con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. (Câu chuyện bó đũa)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Câu chuyện có mấy nhân vật? A. 4 B. 5 C. 6
Câu 2. Khi thấy các con không yêu thương nhau, người cha đã làm gì?
A. Ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn
B. Gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo: “Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền” C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Người cha đã bẻ bó đũa bằng cách nào? A. Bẻ cả bó đũa
B. Cởi bó đũa ra và bẻ từng chiếc C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Người cha muốn khuyên nhủ các con điều gì?
A. Các con phải yêu thương, đoàn kết
B. Các con phải trung thực
C. Các con phải biết chia sẻ III. Luyện tập Câu 1. Viết:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước ở trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Câu 2. Đặt câu với các từ: biết ơn, gia đình.
Câu 3. Điền ch hay tr? - …ích chòe - …ung thành - con …ai - …ờ đợi - con …ó
Câu 4. Kể một việc bố mẹ đã làm để chăm sóc em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Câu chuyện có mấy nhân vật? B. 5
Câu 2. Khi thấy các con không yêu thương nhau, người cha đã làm gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Người cha đã bẻ bó đũa bằng cách nào?
B. Cởi bó đũa ra và bẻ từng chiếc
Câu 4. Người cha muốn khuyên nhủ các con điều gì?
A. Các con phải yêu thương, đoàn kết III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
⚫ Tôi cảm thấy rất biết ơn mẹ.
⚫ Gia đình của em có năm thành viên.
Câu 3. Điền ch hay tr? - chích chòe - trung thành - con trai - chờ đợi - con chó Câu 4. Mẫu 1
Trong gia đình, mẹ là người yêu thương em nhất. Khi con nhỏ, sức khỏe của em
không tốt. Em rất hay bị ốm. Những lúc đó, mẹ lại chăm sóc cho em. Mẹ nấu cháo
cho em, giúp em uống thuốc. Suốt đêm, mẹ thức trông em ngủ. Em hiểu rằng mẹ
luôn dành tình yêu thương cho em. Em cũng yêu thương, kính trọng mẹ rất nhiều. Mẫu 2
Bố là người luôn yêu thương và quan tâm em. Nếu mẹ chăm lo cho em từ cái ăn,
giấc ngủ. Thì bố lại dạy dỗ em những bài học quý giá về cuộc sống. Nhờ bố, em
biết làm nhiều bài toán khó, vẽ được những bức tranh đẹp. Thỉnh thoảng, vào cuối
tuần, bố lại đưa em và mẹ đi chơi. Em rất yêu thương bố của mình. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
“Tặng bạn một nụ cười
Là niềm vui nho nhỏ
Tặng bạn một chút gió
Là hương thơm đầu mùa
Tặng bạn một cơn mưa
Lúa trên đồng tắm mát
Tặng bạn một câu hát
Xuân về rộn tiếng chim
Tặng bạn một nỗi niềm
Là bao nhiêu mơ ước
Mong quê hương đất nước
Mãi thắm tươi đẹp giàu.”
(Tặng bạn, Nguyễn Lãm Thắng)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Cụm từ “tặng bạn” được nhắc lại mấy lần trong bài? A. 6 B. 7 C. 8
Câu 2. Ở khổ 1, bạn nhỏ đã tặng bạn cái gì? A. một nụ cười B. một chú gió C. Cả 2 đáp án trên Câu 3. Đâu là từ láy? A. nho nhỏ B. nụ cười C. thắm tươi
Câu 4. Ở khổ cuối, bạn nhỏ mong muốn điều gì?
A. Quê hương mãi thắm tươi giàu đẹp
B. Quê hương ngày càng hiện đại, phát triển
C. Quê hương ngày càng rộng lớn III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Cháy nhà hàng xóm
Trong làng nọ có nhà bị cháy. Cả làng đổ ra, kẻ thùng, người chậu, ai nấy ra sức
tìm cách dập đám cháy. Riêng có một người nhà ở ngay bên cạnh vẫn trùm chăn,
bình chân như vại, nghĩ :
- Cháy nhà hàng xóm, chẳng việc gì mình phải bận tâm.
Nào ngờ, lửa mỗi lúc một to, gió thổi mạnh làm tàn lửa bay tứ tung, bén sang mái
nhà ông ta. Lúc bấy giờ người kia mới chồm dậy, cuống cuồng tìm cách dập lửa.
Nhưng không kịp nữa rồi. Nhà cửa, của cải của ông ta đã bị ngọn lửa thiêu sạch. Câu 2. Nối: Lan say sưa giảng bài. Mẹ đang cấy lúa. Bác nông dân nấu ăn ở trong bếp. Cô giáo không học bài về nhà. Đáp án:
Câu 3. Tìm từ ghép, từ láy trong đoạn thơ:
Ông bước lên thềm
Trong lòng sung sướng
Quẳng gậy, cúi xuống Quên cả đớn đau Ôm cháu xoa đầu:
“Hoan hô thằng bé! Bé thế mà khoẻ
Vì nó thương ông.” (Trích Thương ông)
Câu 4. (*) Viết một đoạn văn tả em gái, trong đó có sử dụng câu văn so sánh.
(*) Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Cụm từ “tặng bạn” được nhắc lại mấy lần trong bài? A. 6
Câu 2. Ở khổ 1, bạn nhỏ đã tặng bạn cái gì? C. Cả 2 đáp án trên Câu 3. Đâu là từ láy? A. nho nhỏ
Câu 4. Ở khổ cuối, bạn nhỏ mong muốn điều gì?
A. Quê hương mãi thắm tươi giàu đẹp III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2. Nối: Lan không học bài về nhà. Mẹ nấu ăn ở trong bếp. Bác nông dân đang cấy lúa Cô giáo say sưa giảng bài.
Câu 3. Từ láy: sung sướng, đớn đau, hoan hô Câu 4. (*) Gợi ý:
“Làm anh thật khó
Phải đâu chuyện đùa Với em gái bé
Phải “người lớn” cơ...”
Thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình của tôi là bé Nga. Năm nay, bé đã được
hai tuổi. Bé có dáng người nhỏ nhắn. Khuôn mặt tròn trịa. Làn da mịn màng, trắng
trẻo. Đôi mắt to tròn như hạt nhãn. Hai cái má phúng phính. Đôi môi hồng nhỏ xíu.
Bé rất hiếu động. Tôi rất yêu thương em gái của mình.