Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều - Tuần 16
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều - Tuần 16 sẽ giúp học sinh ôn tập và củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Tiếng Việt, tuần 16. Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều - Tuần 16
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CD)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 Tuần 16 - Cánh diều Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
“Có chiếc lá vàng nhảy múa
Theo tiếng nhạc gió lao xao
Mèo ta meo meo bên cửa
Có phải mèo hát không nào?
Hình như mèo còn múa nữa
Hai tay giơ lên cao nè
Rồi lại huơ huơ trước ngực
Tay mèo cũng dẻo lắm nghe!
Đúng rồi, hôm qua đến lớp
Cô tập bài hát: “Chú mèo”
Nên giờ mèo ta ôn lại
Thuộc rồi, mèo cứ meo meo…”
(Mèo hát, Nguyễn Lãm Thắng)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Chú mèo đang làm gì? A. Hát B. Múa C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Từ “lao xao” thuộc từ loại gì? A. Từ láy B. Từ ghép C. Từ đơn Câu 3. Đâu là câu hỏi?
A. Mèo ta meo meo bên cửa
B. Có phải mèo hát không nào?
C. Tay mèo cũng dẻo lắm nghe!
Câu 4. Em có cảm nhận gì về chú mèo trong bài thơ? III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Sao không về Vàng ơi? (Trích) Sao không về hả chó? Nghe bom thằng Mỹ nổ Mày bỏ chạy đi đâu? Tao chờ mày đã lâu Cơm phần mày để cửa Sao không về hả chó? Tao nhớ mày lắm đó Vàng ơi là Vàng ơi!
Câu 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
a. Chị gái của tôi là một … (ca sĩ/sáng tác).
b. Con trâu đang …(cày/cấy) ruộng.
c. Đàn gà chạy … (lon ton/ríu rít) trong vườn.
d. Bức tranh được vẽ bằng gam màu … (lạnh/chói chang). Câu 3. a. Điền l hoặc n? - cao …ớn - …ước sôi - …ồi cơm - …o lắng b. Điền ai hoặc ay? - tàu b… - chiếc t… - s… trái - mê s…
Câu 4. (*) Viết một đoạn văn tả một loại quả mà em thích, trong đó có sử dụng 1
câu văn so sánh, 1 câu văn theo mẫu Ở đâu?
(*) Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Chú mèo đang làm gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Từ “lao xao” thuộc từ loại gì? A. Từ láy Câu 3. Đâu là câu hỏi?
B. Có phải mèo hát không nào?
Câu 4. Mèo con có tính cách hồn nhiên, đáng yêu. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
a. Chị gái của tôi là một ca sĩ.
b. Con trâu đang cày ruộng.
c. Đàn gà chạy lon ton trong vườn.
d. Bức tranh được vẽ bằng gam màu lạnh. Câu 3. a. Điền l hoặc n? - cao lớn - nước sôi - nồi cơm - lo lắng b. Điền ai hoặc ay? - tàu bay - chiếc tai - sai trái - mê say Câu 4. (*) Gợi ý:
Nhà bác em có trồng một cây bưởi trong vườn. Một quả bưởi có thể nặng từ hai
đến ba ki-lô-gam. Quả có hình tròn giống như quả bóng. Lớp vỏ bên ngoài có màu
xanh lá cây, khi chín có quả sẽ chuyển sang màu vàng. Bên trong quả bưởi là lớp
cùi bưởi màu trắng. Cuối cùng là những múi bưởi. Múi bưởi khá to, nhiều tép bưởi
và mọng nước. Mỗi múi lại có khoảng một đến hai hạt bưởi. Quả bưởi khi ăn có vị
rất ngọt và thanh mát. Mẹ em nói rằng đây là loại quả không thể thiếu trong mâm
ngũ quả của ngày Tết. Em rất thích ăn quả bưởi.
⚫ Câu văn so sánh: Quả có hình tròn giống như quả bóng.
⚫ Câu văn theo mẫu ở đâu: Nhà bác em có trồng một cây bưởi trong vườn. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
1. Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa đến, họ
gặt lúa và chất thành hai đống bằng nhau, để cả ở ngoài đồng.
2. Đêm hôm ấy, người em nghĩ: “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa
của mình cũng bằng của anh ấy thì thật không công bằng”. Nghĩ vậy, người em ra
đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
3. Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ: “Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần
của chúng ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng”. Thế rồi anh ra
đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.
4. Sáng hôm sau, hai anh em cùng ra đồng. Họ rất đỗi ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau.
Cho đến một đêm, hai anh em cùng ra đồng, rình xem vì sao lại có sự kì lạ đó. Họ
bắt gặp nhau, mỗi người đang ôm trong tay những bó lúa định bỏ thêm cho người
kia. Cả hai xúc động, ôm chầm lấy nhau. (Hai anh em)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật trong truyện gồm có những ai?
Câu 2. Người em đã nghĩ và làm gì?
Câu 3. Người anh đã bàn với vợ và làm gì?
Câu 4. Bài học rút ra từ câu chuyện? III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Làm anh (Trích) Làm anh khó đấy Phải đâu chuyện đùa Với em gái bé
Phải “người lớn” cơ. Khi em bé khóc Anh phải dỗ dành Nếu em bé ngã Anh nâng dịu dàng
Câu 2. Đặt câu với các từ: hoàn thuận, rơm rớm
Câu 3. Điền iên hay in? - máy … - l… lạc - ăn x… - v… kẹo - k… cường - lòng t… - cá v… ch… - đơn x…
Câu 4. Viết đoạn văn kể về em bé (hoặc anh chị của em). Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật trong truyện gồm có: người anh, người em
Câu 2. Người em đã nghĩ và làm gì?
⚫ Người em nghĩ: Anh của mình cũng phải nuôi vợ con. Nếu chia phần lúa của
mình bằng phần của anh thì thật không công bằng.
⚫ Người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
Câu 3. Người anh đã bàn với vợ và làm gì?
⚫ Người anh nghĩ : Em ta phải sống một mình vất vả. Nếu phần của ta bằng phần
của chú ấy thì thật không công bằng.
⚫ Người anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.
Câu 4. Bài học rút ra từ câu chuyện?
Anh/chị em cần biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
- Anh Hai và tôi sống rất hòa thuận.
- Bé Hoài Anh đã rơm rớm nước mắt.
Câu 3. Điền iên hay in? - máy in - liên lạc - ăn xin - viên kẹo - kiên cường - lòng tin - cá viên chiên - đơn xin Câu 4. Mẫu 1
Bé Gạo là em trai của em. Tên của bé là Quang Hải. Năm nay, bé ba tuổi. Thân
hình mũm mĩm. Mít là một đứa trẻ hiếu động. Bé rất thích chơi đá bóng. Cuối tuần,
em thường ở nhà chơi với Gạo. Em rất yêu em trai của mình. Mẫu 2
Anh trai của em tên là Nguyễn Tuấn Anh. Năm nay, anh mười tám tuổi. Dáng
người của anh cao ráo. Làn da ngăm đen trông khỏe khoắn. Vầng trán rộng thể
hiện sự cương nghị. Mái tóc đen cắt ngắn gọn gàng. Nụ cười tươi tắn, rạng rỡ. Anh
rất hiền lành, lại chăm chỉ. Thành tích học tập của anh rất tốt. Em rất tự hào về anh trai của mình.